Trình bày các lý do dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư ở Việt Nam, giải pháp

22 558 1
Trình bày các lý do dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư ở Việt Nam, giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP NHÓM Đề bài: Trình bày các lý do dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư ở Việt Nam, giải pháp. THÀNH VIÊN NHÓM 8 STT Họ và tên Mã học viên Lớp 1 PHÙNG THỊ HUỆ CH23 0290 CH 2 NGUYỄN TRÍ HUY CH230188 CH 3 NGUYỄN NGỌC THÚY CH230200 CH Hà Nội, tháng 06 năm 2015 2 Phần I: CÁC DẠNG THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ Tổng vốn đầu tư cho xã hội gồm có vốn đầu tư của Nhà nước, hiện nay chiếm tới gần 50%, còn lại là vốn ngoài Nhà nước và nguồn vốn nước ngoài. Mà thất thoát và lãng phí (TTLP) đang là một căn bệnh chỉ phổ biến trong đầu tư công của Nhà nước, một điều dễ hiểu là tư nhân đầu tư rất có hiệu quả vì chính sự tồn tại và phát triển của chính họ. Thất thoát và lãng phí có thể xảy ra trong tất cả các khâu của dự án đầu tư, và trong bước quy hoạch ngay từ ban đầu. 1.1. TTLP trong quy hoạch Quy hoạch là hoạch định trước những việc cần làm và đặt ra những mục tiêu cần đạt đến trong dài hạn. Trong đầu tư, quy hoạch là sự sắp xếp, bố trí hợp lý giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất xã hội phải phân công lại lao động xã hội hợp lý trên các vùng lãnh thổ đất nước. Quy hoạch không phải là phép cộng cơ học của những kế hoạch ngắn hạn, chất lượng quy hoạch gắn với tầm nhìn hoạch định chính sách kinh tế - xã hội và gắn với các dự báo. Nghiên cứu về quy hoạch và kế hoạch không những là một trong những căn cứ phát hiện cơ hội đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của dự án đầu tư. Về nguyên tắc, trong hoạt động đầu tư, công tác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập dự án. Quy hoạch sai sẽ dẫn đến những chủ trương đầu tư sai lầm, gây hệ lụy lâu dài về sau. Hay nhiều dự án khi ra quyết định về đầu tư đã thoát ly quy hoạch nên thiếu chính xác. Có những dự án trong quá trình triển khai thực hiện phải di dời gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả thấp. 1.2. TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại của hai giai đoạn sau, đặc biệt trong giai đoạn vận hành kết quả của dự án vì đầu tư đúng hướng thì mới hiệu quả. Giai đoạn này sẽ xác định chủ trương đầu tư, đưa ra báo cáo 3 kinh tế kĩ thuật để thuyết phục chủ đầu tư ra quyết định đầu tư, cơ quan quản lí Nhà nước cấp giấy phép đầu tư, và các ngân hàng cho vay vốn. Các nguyên nhân dẫn tới giảm chất lượng chuẩn bị dự án vừa có tính chất chủ quan bắt nguồn từ chính các chủ thể tham gia trong hoạt động xây dựng ở giai đoạn này gồm chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và vừa có tính chất khách quan phát sinh từ các bất cập trong quy trình quản lý đầu tư xây dựng, trong các định mức kinh tế - kỹ thuật và trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn.  Khâu lập dự án Trước một hoạt động đầu tư, chúng ta cần chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ, chính xác nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Việc chuẩn bị đó được thực hiện thông qua quá trình lập dự án đầu tư. Việc lập dự án đầu tư đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư vì nó là tập hợp các hoạt động xem xét chuẩn bị, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế kĩ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý Trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư. Quá trình lập dự án đầu tư được coi là quá trình phát triển vì nó là việc hình thành ý tưởng nhằm biến ý tưởng đó thành hiện thực. Dự án đầu tư tốt nhất sẽ đem lại kết quả tốt khi thực hiện và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên trong quá trình lập dự án đầu tư vẫn còn tồn tại một số thực trạng dẫn đến TTLP. Nghiên cứu cơ hội đầu tư nếu sai ngay từ lúc đầu mà vẫn tiếp tục tiến hành nghiên cứu tiếp sẽ gây lãng phí một chi phí lớn cho việc phải tiến hành nghiên cứu tiền khả thi và khả thi sau này rồi mới phát hiện ra tính không khả thi. Đây là hiện tượng phổ biến khi mà xác định chủ trương đầu tư lúc đầu chỉ là theo “phong trào”, theo ý muốn chủ quan, chạy theo thành tích. Trong lập dự án còn có một quyết định quan trọng đó là: “chọn địa điểm đầu tư”. Chọn địa điểm đầu tư mà sai, không đáp ứng được các yêu cầu như: Gần nguồn nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu,… thì sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư cả trước mắt và lâu dài. Mỗi lần di chuyển địa điểm nhà máy không chỉ tốn kém chi 4 phí về mặt vật chất, chi phí bảo quản, chi phí chạy thử, mà còn phải chi phí lớn cho công tác chuẩn bị mặt bằng…Xác định quy mô dự án không chính xác, không phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của địa điểm xây dựng dự án sẽ gây thất thoát, lãng phí như: dự án hoạt động không hết công suất, chi phí cho sản phẩm cao, càng hoạt động càng lỗ, thậm chí có dây chuyền thiết bị không phát huy hiệu quả do đầu tư không đồng bộ…Trong các dự án xây dựng một số công trình phục vụ cho giao thông cũng đã có một số dự án do chọn sai vị trí xây dựng mà nó đã không phát huy được hiệu quả thực sự của nó, gây lãng phí rất nhiều. Hoặc chẳng hạn, đối với các dự án có thể gây ô nhiễm môi trường (sản xuất phân bón hay thuốc trừ sâu…) khi chọn địa điểm nếu đặt ở gần khu dân cư đông đúc, đến lúc đưa dự án vào hoạt động mới phát hiện và xử lý ô nhiễm thì quá tốn kém, đưa chi phí đầu tư vượt quá dự kiến ban đầu có khi rất lớn, gây lãng phí rất nhiều tiền của. Trong công tác khảo sát và thiết kế: Lập phương án đầu tư không chính xác dẫn tới thừa vốn gây căng thẳng giả tạo khi sắp xếp bố trí kế hoạch vốn chung cho toàn ngành, toàn quốc. Việc thừa vốn ở dự án này đôi khi không thể chuyển sang dự án khác nên nhiều chủ đầu tư phải tìm cách sử dụng cho hết vốn, công trình sinh ra chắp vá, tốn kém. Do bước khảo sát, thiết kế trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư không tốt làm phát sinh khối lượng, phát sinh chi phí tư vấn giám sát, quản lý trong giai đoạn thi công. Vì dự án đã thực hiện nên phải bám lấy phương án đang tiến hành do vậy phải bổ sung vốn đầu tư để xử lý khối lượng phát sinh. Việc nghiên cứu các khía cạnh tổ chức quản lí và nhân sự cho dự án không tốt sẽ gây lãng phí trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Thường thì trong những năm hoạt động đầu tiên do phải điều chỉnh máy, do công nhân chưa thạo việc,… nên công suất thực tế còn đạt thấp (50-75% công suất thiết kế) nếu tuyển dụng không hợp lí, quá nhiều sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực và chi phí cho trả lương công nhân, còn nếu tuyển quá ít sẽ gây lãng phí máy móc, dự án hoạt động không hiệu quả.  Khâu thẩm định và phê duyệt dự án 5 Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định của đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập tách biệt với quá trình lập dự án. Hoạt động đầu tư có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định dự án. Thực tế vẫn lọt lưới nhiều dự án lớn không có hiệu quả gây nên tình trạng lãng phí trong xây dựng cơ bản. Liên đới trách nhiệm trong vấn đề này là của cả người quyết định đầu tư. 1.3. TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư 90-98% vốn đầu tư được chia ra và huy động trong suốt giai đoạn thực hiện đầu tư. Lượng vốn của dự án tập trung chủ yếu ở giai đoạn này cộng với thời hạn thực hiện đầu tư kéo dài, do đó nếu buông lỏng công tác quản lí thì thất thoát lãng phí trong giai đoạn này sẽ lớn nhất đối với một dự án đầu tư.  Trong giải phóng mặt bằng (GPMB) Để có thể thực hiện được các dự án đầu tư xây dựng thì trước hết cần phải có mặt bằng để thi công do đó giải phóng mặt bằng là một trong những công việc trọng tâm và hết sức quan trọng. Nhưng nó mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của; ngày nay công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác GPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác nhau thì công tác GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau do vai trò và giá trị của đất đai là khác nhau. GPMB chậm chễ gây thiệt hại to lớn cho nhà thầu về mặt tiền của và thời gian, ứ đọng vốn, bên cạnh đó còn phải chi trả lãi suất cho những khoản vốn vay, phát sinh nhiều chi phí khác. Thất thoát trong công tác giải phóng mặt bằng xuất phát từ những nguyên nhân như cơ quan, cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng cắt xén tiền đền bù, đền bù không thỏa đáng cho người dân; khai khống số hộ đươc đền bù và chi phí đền bù như diện tích, 6 giá đền bù,… hoặc móc ngoặc với các hộ được đền bù đòi nâng giá đền bù để bòn rút tiền của nhà nước, tham ô, tham nhũng từ các dự án. Lãng phí trong công tác giải phóng mặt bằng xuất phát từ những bất cập trong quản lí, sự không thỏa thuận được giữa người dân và đơn vị làm công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ, không bàn giao mặt bằng đúng thời hạn, phải bồi thường nhà thầu, gây lãng phí trong xây dựng.  Trong đấu thầu Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của đôi bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thât thoát lãng phí xảy ra do chất lượng công tác thiết kế, lập, thẩm định, phê duyệt dự toán (giá gói thầu) chưa tốt làm giá gói thầu tăng vượt giá trị thực tế như: - Về hồ sơ thiết kế: Tính toán xác định khối lượng giữa các hạng mục không chính xác làm tăng giá ở một số gói thầu. - Về lập hồ sơ mời thầu: do mời hạng mục công việc quá tổng hợp như không phân các loại đất, đá theo từng cấp riêng biệt dẫn đến trong quá trình thi công không quản lý và nghiệm thu khối lượng theo thực tế. - Về công tác lập dự toán: nhiều gói thầu do vô tình hoặc cố ý các nhà tư vấn áp dụng định mức, đơn giá, giá vật liệu không phù hợp làm tăng giá gói thầu lên nhiều so với giá trị thật làm thất thoát vốn đầu tư. - Về công tác đánh giá hồ sơ dự thầu: do những sai sót của tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, của chủ đầu tư đã bỏ qua những lỗi tiên quyết (đối với nhà thầu được trúng thầu) mà theo quy định nếu nhà thầu nào không đạt bị loại ngay khi đánh giá sơ tuyển. Công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành. Hạ giá thầu thấp không có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫn làm được, chứng tỏ khâu lập thiết kế dự toán không đúng; hiện tượng thông thầu, tiêu cực, tham nhũng để chọn nhà thầu sai dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. 7  Trong khâu khảo sát, thiết kế Thất thoát lãng phí trong khảo sát thiết kế một phần xuất phát từ chất lượng của công tác khảo sát: khảo sát sơ sài, không đúng quy chuẩn; ngoài ra còn do sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế không đúng các quy phạm, quy chuẩn của nhà nước dẫn đến tình trạng thiết kế sai, công trình không đảm bảo chất lượng, không phát huy được hiệu quả, chi phí xử lý tốn kém, thậm chí không thể sử dụng. Do thiết kế không tính toán chính xác và không kiểm tra tính toán một cách cụ thể nên người thiết kế đã đưa ra các yêu cầu vật liệu cao hơn mức an toàn cần thiết, trường hợp phổ biến nhất là bê tông, cốt thép gây lãng phí lớn.  Khâu thi công và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đầu tư. Trong quá trình thi công có thể xảy ra hiện tượng bớt xén nguyên vật liêu, trao đổi lấy vật liệu chất lượng thấp hơn, hay làm sai thiết kế gây thất thoát lớn. Công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, của tư vấn giám sát không chặt chẽ, thậm chí mang tính hình thức đã không phát hiện ra các sai xót, hay nhiều khi thông đồng với nhau chuộc lợi cá nhân làm giảm sút chất lượng dự án nghiệm trọng.  Nghiệm thu và thanh quyết toán công trình Lập và quản lý dự toán của dự án thực chất là quản lý giá trong hoạt động đầu tư, đây là khâu không chỉ gây thất thoát lãng phí về vốn đầu tư mà còn là khâu nhạy cảm gây ra sơ hở dẫn đến phát sinh tiêu cực trong hoạt động đầu tư, vì nó bao gồm các việc tính toán khối lượng từng loại công việc, vật tư theo thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công làm cơ sở cho việc lập tổng dự toán, dự toán công trình, áp dụng giá chủng loại vật tư, thiết bị đã đươc cơ quan chức năng thông báo theo thực tế tại thời điểm tính toán, nghiệm thu thanh toán, sử dụng những định mức kinh tế- kỹ thuật của nhà nước ban hành cho từng loại dự án đầu tư theo quy phạm và quy chuẩn. Thất thoát lãng phí trong khâu này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Công tác nghiệm thu chưa tuân thủ đúng quy trình dẫn đến nhiều sai sót, công trình không đạt chất 8 lượng yêu cầu. Lập quyết toán sai so với thực tế thi công do tính toán nhầm lẫn; quên loại trừ những khối lượng phải trừ ra; tính thừa thành phần công việc; tính sai chênh lệch giá vật tư thực tế thị trường so với giá vật tư quyết toán công trình Có sai sót này là do trình độ của người lập quyêt toán còn yếu kém hoặc thái độ làm việc không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm. Hiện tượng quyết toán khống để trục lợi như là không làm vẫn khai, khai sai chủng loại vật tư, cố tình tính toán sai, không áp dụng đúng đơn giá. 1.4. TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Đây là giai đoạn cuối của một dự án đầu tư, nó cũng có một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công của dự án vừa thực hiện. Việc bố trí triển khai các kế hoạch để đưa dự án vào khai thác, sử dụng cũng là khâu mà dễ gây ra lãng phí và thất thoát. Cụ thể với từng dự án có quy mô khác nhau mà áp dụng chi phí vận hành khác nhau, tuy nhiên trên thực tế có nhiều dự án đã sử dụng lượng chi phí vận hành quá lớn vượt quá mức cần thiết so với giá trị thực của nó, hoặc là các kế hoạch áp dụng không hợp với các dụ án và không khả thi nên đã dẫn tới tình trạng dự án đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế cũng như xã hội mong muốn, thậm chí hoàn toàn không có hiệu quả… Bên cạnh đó còn do cán bộ không đủ năng lực quản lý vận hành, thiếu trách nhiệm, buông lỏng giám sát, vi phạm pháp luật, hành vi trục lợi cho bản thân khiến cho dự án hoạt động không hiệu quả. Đây là một lãng phí to lớn sau khi đã hoàn thành dự án. PHẦN 2: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ 2.1. Con người Công tác cán bộ là cốt lõi để giải quyết mọi vấn đề. Trong hoạt động đầu tư có nhiều chức danh cán bộ như: khảo sát, tư vấn, thiết kế, soát, kiểm tra, giám sát, thẩm định, kiểm định, phản biện, quản lý doanh nghiệp tư vấn, người có thẩm quyền quyết định phê chuẩn, quản lý dự án, quản lý thi công,… Mỗi chức danh nhiều khi không có các nhân nào chịu trách nhiệm chính, cá nhân nào liên đới trách nhiệm, vậy nên đã xảy ra tình trạng “rất nhiều người có quyền, song rất ít người chịu trách nhiệm cụ thể” tồn tại 9 trong quản lý điều hành và triển khai dự án nên thất thoát dễ dàng xảy ra. Vậy nguyên nhân là do đâu?  Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý con người yếu kém Phẩm chất đạo đức là yếu tố cơ bản đầu tiên của người cán bộ. Cán bộ có giỏi nhưng phẩm chất kém cũng không mang đến hiệu quả trong công tác. Đó là sự sa sút, biến chất về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, công nhân, viên chức, lợi dụng cương vị được giao cố ý làm trái, thông đồng, móc ngoặc với nhau để làm ăn phi pháp trong đầu tư XDCB, coi việc nhận dự án công trình XDCB như một cơ hội làm ăn để tăng thu nhập, làm giàu bất chính và thăng tiến, làm giảm hiệu lực của các nguyên tắc pháp lý, phá vỡ các quy trình quy phạm trong ĐTXD, gây nên những hậu quả đáng tiếc. Điển hình nhất là vụ PMU18 ở Bộ GTVT. Hiện nay, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, TTLP không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài. Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số TTLP. Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư XDCB còn diễn ra ở nhiều dự án.  Trình độ chuyên môn thấp Ngoài việc một số chủ thể tham gia quá trình triển khai các dự án cố ý vi phạm các quy định quản lý dự án thì ở nhiều trường hợp khác, năng lực hạn chế, trình độ chuyên môn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp của các chủ thể cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng, giá thành của dự án. Tại Hội thảo toàn quốc về nguồn nhân lực ngành xây dựng mới đây đã thống nhất nhận định: nguồn nhân lực trong XDCB vừa thiếu vừa yếu ở tất cả các khâu, các chủ thể tham gia quản lý triển khai (chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, đến nhà thầu xây lắp). Thực tế này cũng đã được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận trong quá trình làm việc với các bộ, ngành địa phương. Báo cáo của Đoàn giám sát cho biết: Một số Ban quản lý dự án không có kỹ sư xây dựng; 10 Việc phân cấp mạnh cho huyện, xã trong XDCB tỏ ra vượt quá khả năng chuyên môn của cán bộ thuộc các cấp này 2.2. Cơ chế chính sách  Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh Hệ thống văn bản pháp luật từ qui hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán chưa đầy đủ, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh. Mặc dù nước ta đã có Pháp lệnh, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng vẫn chưa có cơ chế phòng ngừa, đấu tranh một cách cụ thể, đồng bộ, thống nhất chặt chẽ. Những nội dung pháp luật chưa thật sự tuyên truyền sâu rộng đến với dân, chưa thấm nhuần vào nhận thức, hành động của mọi người; chưa có chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời những người vi phạm. Việc thực hiện cải cách hành chính vừa chậm vừa lúng túng, chưa tạo ra tác động tích cực cho phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.  Cơ chế quản lý, thanh tra giám sát không hiệu quả Tổ chức bộ máy quản lý điều hành các dự án đầu tư còn nhiều yếu kém, nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc. Vẫn còn tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp sâu vào công việc của đơn vị kinh doanh. Cơ chế quản lý nhiều khi chưa được xác lập rõ ràng, minh bạch. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã tiến hành và đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu chống quan liêu, lãng phí, chưa phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ giữa những cơ quan, tổ chức cùng ngăn chặn, chống lãng phí. Chưa thật sự huy động đông đảo nhân dân tham gia chống lãng phí. Chưa có cơ chế bảo vệ những người phát hiện, lên án các hành vi lãng phí. Trong bộ máy nhà nước, ở không ít nơi chưa thiết lập chế độ kiểm tra, giám sát quyền lực một cách chặt chẽ, cụ thể. Chính sách tài chính vẫn còn biểu hiện cơ chế "xin - cho". Việc thực hành dân chủ còn nhiều hạn chế, do độc đoán chuyên quyền dẫn đến những quyết định không chuẩn xác, làm lãng phí tiền của, thời gian, công sức, làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân. [...]... đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đómà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm Đây là đặc điểm rất riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư và rất dễ dẫn đến thất thoát lãng phí  Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư bị thất thoát... động đầu tư phát triển thường rất lớn có thể dẫn đến TTLP Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Như vậy, nếu không có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm rất dễ gây ra TTLP Với nguồn vốn đầu tư lớn... án đầu tư có thất thoát và lãng phí để thu hồi tiền bị thất thoát; để răn đe từ đó ngăn chặn sự phát triển của tình trạng lãng phí, thất thoát hiện nay; để chứng minh bằng hành động quyết tâm chống thất thoát, lãng phí của Chính phủ 4 Các giải pháp hạn chế TTLP do đặc điểm của đầu tư phát triển 4.1 Bố trí vốn hợp lý 21 Để khắc phục tình trạng bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải (hàng năm tổng số dự án do. .. thất thoát do ảnh hưởng của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Các thành quả của hoạt động ĐTPT mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác Do đó việc chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nếu sai lầm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng Đối tư ng đầu tư và quy mô đầu tư không... thống pháp luật: Tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật đầu tư, gắn pháp luật với - thực tế của hoạt động đầu tư Phải có văn bản hướng dẫn luật cụ thể, ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến hoạt động đầu tư; giám sát việc ban - hành các văn bản quy phạm pháp. .. sơ hở trong quản lý có thể dẫn đến lãng phí, thất thoát từ đó có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc tránh - xảy ra lãng phí, thất thoát Cần chấn chỉnh lại phong trào đua nhau thi công xây dựng, lãng phí tiền ngân sách, cơ chế bao cấp vẫn còn tồn tại 3.2.5 Phát huy tính dân chủ trong quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong công cuộc chống thất thoát và lãng phí. .. gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số TTLP Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư XDCB còn diễn ra ở nhiều dự án Ngoài việc một số chủ thể tham gia quá trình triển khai các dự án cố ý vi phạm các quy định quản lý dự án thì ở nhiều trường hợp khác, năng lực hạn chế, trình độ chuyên... 3.2 Giải pháp từ cơ chế chính sách của Nhà nước 3.2.1 Phân cấp quản lý và định rõ trách nhiệm Công tác quản lý là một trong những yếu tố quyết định trong hoạt động đầu tư Tuy nhiên trên thực tế, các cấp quản lý còn chồng chéo, chưa phân định rõ ràng trách nhiệm ràng buộc dẫn đến tình trạng “ quyền thì nhiều, mà trách nhiệm thì ít”, hậu quả là tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trình đầu tư. Để... công trình Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… Trong quá trình đầu tư, quản lý quá trình vận hành kết quả đầu tư không tốt, không nhanh chóng đưa thành quả đầu tư vào sử dụng đã làm cho công trình không hoạt động tối đa được công suất, chậm thu hồi vốn và dẫn đến các hao mòn vô hình Ngoài... nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, giảm khả năng TTLP cần tiến hành phân kì đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, từ đó có thể sớm đưa vào sử dụng các hạng mục đó, tránh lãng phí 4.3 Giảm rủi ro trong đầu tư Các yếu tố làm thất thoát lãng phí khác còn là các điều kiện tự nhiên, xã hội bất lợi làm giảm hiệu quả của dự án Do đó công tác dự báo rất . đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư và rất dễ dẫn đến thất thoát lãng phí.  Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư bị thất thoát do. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP NHÓM Đề bài: Trình bày các lý do dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư ở Việt Nam, giải pháp. THÀNH VIÊN NHÓM 8 STT Họ và tên Mã học viên Lớp 1. là quản lý giá trong hoạt động đầu tư, đây là khâu không chỉ gây thất thoát lãng phí về vốn đầu tư mà còn là khâu nhạy cảm gây ra sơ hở dẫn đến phát sinh tiêu cực trong hoạt động đầu tư, vì

Ngày đăng: 29/06/2015, 10:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I: CÁC DẠNG THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ

  • 1.1. TTLP trong quy hoạch

  • 1.2. TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

  • 1.3. TTLP trong giai đoạn thực hiện đầu tư

  • 1.4. TTLP trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư

  • 3.2. Giải pháp từ cơ chế chính sách của Nhà nước

  • 3.2.5. Phát huy tính dân chủ trong quần chúng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong công cuộc chống thất thoát và lãng phí.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan