luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016

87 846 2
luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU 1.2.3 Phân loại chiến lược kinh doanh .30 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1.2.3 Phân loại chiến lược kinh doanh .30 ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển mạnh, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt thì sự đứng vững và khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường là một điều cực kỳ khó khăn Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh Theo quy luật này, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì phải không ngừng nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm Có như vậy, doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng đồng thời chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm Theo đánh giá của WHO, năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Dược Việt Nam ở cấp độ 2,5-3 trong thang phân loại 1- 4 Việt Nam ra nhập WTO đặt ra cho doanh nghiệp dược những cơ hội và thách thức Doanh nghiệp dược thuận tiện trong việc tiếp cận các đối tác kinh doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ Đồng thời doanh nghiệp dược cũng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính, công nghệ tốt, cạnh tranh quyết liệt ở khu vực dịch vụ trong đó có dịch vụ phân phối Doanh nghiệp lớn thôn tính mua lại, chèn ép lấy mất nhân viên Công ty cổ phần Dược phẩm - Thiết bị y tế Hà Nội được chuyển đổi từ Công ty nhà nước theo chủ trương cổ phần hoá của Chính phủ, cũng không 1 nằm ngoài quỹ đạo đó Là một doanh nghiệp với chức năng phân phối là chủ yếu, Công ty đã và đang gặp phải những thách thức to lớn trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt Với mong muốn đóng góp một phần vào xây dưng công ty ngày một vững mạnh, chúng tôi tiến hành đề tài: Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016 Đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu sau: 1 Phân tích một số yếu tố về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội 2 Đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất một số chiến lược kinh doanh của công ty CPDP TBYT Hà Nội giai đoạn 2011-2016 2 PHẦN 1 TỔNG QUAN 1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân Theo K Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.” Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương gia, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành các 3 điệu kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất Canh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí để tăng năng suất lao động, năng cao chất lượng hàng hoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng doanh lợi Canh tranh đạt đỉnh cao trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa mà mục đích duy Cạnh tranh nhất là lợi nhuận và trở thành quy luật vận động của kinh tế tư bản chủ nghĩa Cạnh tranh trong chế độ tư hữu dẫn tới tình trạng sản xuất với kĩ thuật hiện đại thắng thế, sản xuất với kĩ thuật lạc hậu bị loại trừ, do vậy người sản xuất nhỏ sử dụng kĩ thuật lạc hậu bị loại trừ, do vậy người sản xuất nhỏ sử dụng kĩ thuật lạc hậu bị phá sản hàng loạt Cạnh tranh đã dẫn tới độc quyền nên ở nhiều nước có luật chống độc quyền Các hình thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, các phương pháp và quy mô cạnh tranh ngày cang mở rộng trên phạm vi quốc tế Cạnh tranh cũng tồn tại trong nền kinh tế thị trường ở các nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước khuyến khích sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và cộng nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, trên cơ sở đó, tăng lợi nhuận cho người sản xuất, kinh doanh giỏi, đồng thời có lợi cho người tiêu dùng và toàn xã hội, nhưng chỉ thừa nhận sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, chống những hoạt động phạm pháp đẻ ra những hệ quả tiêu cực trong xã hội Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D Nordhaus trong cuốn kính tế học ( xuất bản lần thứ 12 ) cho Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trương Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo( Perfect Competition) 4 Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S.Fischer và R Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viêt Một cạnh tranh hoàn hảo là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua Cùng quan điểm như trên, R.S Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả Các tác giả trong cuốn “Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc dự án VIE/97/016 thì cho: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt dược một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: “Cạnh tranh là ganh đua hơn thua” Ở phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ thì Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tồn sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian 5 Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên, tác giả rút ra các điểm hội tụ chung sau đây: - Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh - Để canh tranh phải có các điều kiện kiên quyết sau: + Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tưng tự có cùng mục địch phục vụ một loại nhu cấu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mục là giành giật được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình + Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của pháp luật và thống kê kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua với người mục, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua + Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoản thời gian không cố định hoặc ngắn hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước) 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hoá nói riêng, trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế 6 Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dụng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trị trệ và kém phát triển Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu người tiêu dung Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ Ngoài mặt tích cực, canh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hoá mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dựng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hoá giầu nghèo, tổn hại môi trường sinh thai Trong xã hội, mỗi con người xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội 7 1.1.3 Các loại hình cạnh tranh Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên Cạnh tranh giữa những người bán: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phấn của mình cho đối thủ mạnh hơn - Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tròng cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Kết quả của cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển Cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trong quá trình này có sự phân bố vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả hình là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quận - Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường, trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường Các sản phẩm bán ra đều được người mua là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh 8 * Chiến lược marketing Thúc đẩy các hoạt động marketing để tăng thị phần dược phẩm và mở rộng thị trường ra các khu vực, mở rộng các hình thức quảng bá nhằm năng cao thương hiệu:Tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức các hội nghị thiệu sản phẩm mời, tài trợ các hội nghị chuyên ngành… * Chiến lược con người Cải thiện chế độ tiền lương, thưởng, tăng 20% thu nhập cho người lao động vào năm 2012 Sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động hiện có tại công ty Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học, Xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, nhân viên Duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 71 PHẦN 4 BÀN LUẬN 4.1 BÀN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY HAPHARCO Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Công ty có danh mục sản phẩm tương đối nhiều,trong đó chủ yếu là thuốc chữa bênh chiếm khoảng 65 % doanh thu, vật tư tiêu hao số lượng mặt hàng nhiều sau thuốc nhưng doanh thu lại nhỏ nhất 10% Các mặt hàng của công ty chủ yếu là sản phẩm của những hãng có uy tin trên thê giới cùng với hệ thống kho của công ty đạt tiêu chuẩn GSP, ISO, GDP nên chất lượng sản phẩm tốt và được đảm bảo đến kho bãi của khách hàng Công ty nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm nên có chính sách giá phù hợp để tăng năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường Công ty có hệ thống phân phối rộng rãi đáp ứng mọi đối tượng khách hàng.Tuy nhiên hoạt động xúc tiến thương mại chưa thực sự đem lại hiệu quả cao Do đó trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc quảng bá hình ảnh của mình góp phần tạo được uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Năng lực tài chính của doanh nghiệp * Khả nang thanh toán Hệ số thanh toán hiện hành tương đối ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào Công ty nên nâng cao chỉ tiêu này lên gần 1 để tránh tình trạng doanh nghiệp bị giải thể Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 qua các năm Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn 72 Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn Tuy nhiên ở đây xuất hiện mâu thuẫn Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại * Cơ cấu nguồn vốn Hệ số nợ tổng tài sản của công ty khá cao, giảm dần qua các năm 2007 -2010 Hệ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp Hệ số nợ vốn chủ sở hữu của công ty cao,mặc dù giảm dần qua các năm 2007- 2010 nhưng năm 2008 lại tăng Hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty không thay đổi nhiều qua các năm.Qua hệ số này chẳng những đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó mà cho phép thấy được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp * Hiệu quả hoạt động sản xuất Thu nhập bình quân /tháng của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, phản ánh mức thu nhập của người lao động ngày càng tốt hơn, đời sống được cải thiện Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tương đối ổn định qua các năm, nhưng trong năm 2009 thấp hơn các năm do chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cấu 73 Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty khá cao năm 2010 là 2,40% có nghĩa 100 đồng tài sản thì tạo ra được 2,4 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Các chỉ tiêu Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại là tốt, phản ánh hiệu quả sử dụng các tài sản nói chung và tài sản cố định nói riêng của doanh nghiệp là tốt Đánh giá về năng lực cạnh tranh tuyệt đối Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty đạt 2,8 ở mức trung bình khá Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài Trong số 11 chỉ tiêu đánh giá , có 7 tiêu chí đạt mức khá là: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực, Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, Nguồn lực tài chính, Thị phần Có 4 chỉ tiêu đạt mức trung bình khá là Khuyếch trương và thương hiệu, Năng lực lãnh đạo và quản lý, Lợi ích nhân viên, Lợi nhuận Không có chỉ tiêu đạt loại tốt và loại trung bình Năng lực nhân lực Qua phân tích, cán bộ quản lý của công ty đều có trình độ đại học (79%) và trên đại học (31%), đây thể hiện giá trị cốt lõi lớn của công ty trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo uy tín cho khách hàng và nhà cung cấp Tuy nhiên độ tuổi trung bình (46,8) ảnh hưởng đến tính nhậy bén trong quản lý và điều hành doanh nghiệp Hapharco có đội ngũ lãnh đạo có trình độ và giàu kinh nghiệm, có khả năng quản lý tốt Nhưng việc xác định tầm nhìn, sư mệnh, hoạch định chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh chưa cao Nguồn lao động có trình độ cao, số lượng ổn định qua các năm Trình độ người lao động đại học chiếm 50%, trình độ trung cấp 49% , không có cán 74 bộ chưa qua đào tạo Trình độ của người lao động luôn được nâng cao thông qua các lớp đào tạo chuyên môn ngắn hạn , tập huấn chuyên đề Công ty cũng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa đào tạo dài hạn, đào tạo đại học và sau đại học Đây là một định hướng phát triển đúng đắn để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty Độ tuổi trung bình tương đối lớn, một số trường hợp tuổi cao, năng lực và hiệu quả làm việc thấp nhưng do tồn tại của việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên rất khó xử lý và bố trí các trường hợp này Chinh sách thu hút nguồn nhân lực, do công ty đúng trên địa bàn thành phó lớn tập trung nhiều các hãng dược phẩm nước ngoài có chế độ chính sách đãi ngộ tương đối tốt nhưng công ty cũng có những chính sách thu hút được một số nhân viên có trình độ Lượng cán bộ công ty thu hút qua các năm cao hơn nhiêu so với các doanh nghiệp tư nhân Khách hàng Khách hàng của Hapharco tương đối nhiều và đa dạng nhưng doanh thu của công ty chủ yếu nằm ỏ bệnh viện có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thông qua hình thức đấu thầu Đây là kênh phân phối rất hiệu quả nhưng nó có những yêu cầu buộc doanh nghiệp phải làm tốt dịch vụ, chính sách khách hàng Việc công ty xác định đây là khách hàng mục tiêu và tiềm năng là phù , hợp Các khách hàng nay mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty đồng thời có xu hướng ngày một phát triển do lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một tăng Đối với các khách hàng mua sắm thanh toán ngay, công ty có chính sách khuyến mại phù hợp đển tăng doanh thu Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty còn thiếu nhân lực, bố trí chưa đây đủ, do đó việc chăm sóc khách hàng chưa thường xuyên và chưa có 75 chính sách rõ ràng Việc cập nhật các nhu cầu, các thông tin, thị hiếu của khách hàng vẫn đang thiếu sót, chưa thực sự thân thiện Nhà cung cấp Nhà cung cấp cho Hapharco rất đa dạng nhưng tập chung chủ yếu vào những hãng dược phẩm lớn có uy tín trên thế giới Do công ty có các chính sách như ưu tiên chỉ phân phối những hàng chính hãng hạn chế phân phối những hàng cùng chủng loại để giữ các mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp hiện có Xu thế nhà cung cấp kết nối trực tiếp với khách hàng trên địa bàn, các hãng dược phẩm đã thành lập những công ty con tại Việt Nam nhưng chưa có khả năng phân phối trực tiếp chỉ được nhập khẩu trực tiếp Hiện nay Hapharco đã ký kết hợp đồng với một số nhà sản xuất nước ngoài thay thế những nhà sản xuất thành lập công ty con đảm bảo sự đa dạng về hàng hóa, tăng tính cạnh tranh cho công ty Đối thủ cạnh tranh Hà Nội là thủ đô của cả nước tập trung đông dân cư, nhu cầu chăm sóc sức khỏe lún không chỉ phục vụ nhân dân tại thủ đô mà cả các tỉnh miền Bắc nằm Đây là thị trường lớn thứ 2 trong cả nước về nhu cầu sử dụng thuốc, một thị trường lớn đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp dược phẩm chọn làm địa chỉ để khởi nghiệp và phát triển Xét về sản phẩm, đối với các đối thủ cạch tranh đúng trên địa bàn, sản phẩm chủ yếu hàng có nguồn gốc xuất xứ Ấn độ, Trung Quốc chất lượng thấp, giá cả không được đảm bảo ổn định Điều này nó làm giảm tính cạnh tranh của đổi thủ, tăng tính cạnh tranh cho công ty Hầu hết các đối thủ cạnh tranh sử dụng chiến lược Marketing “đen“, nhằm thu lợi nhuận cao từ những sản phẩm chất lượng thấp, hồ sơ dự thầu không có ủy quyền của nhà sản xuất.Đây thực sự là một sự cạnh tranh thiếu công bằng và không bình đẳng giữa các doanh nghiệp 76 Đối với các công ty dược phẩm trong nước cũng phân phối hàng của hãng dược phẩm nước ngoài lớn thường có những nhóm sản phẩm khác với nhóm sản phẩm mà Hapharo đang phân phối nên có rất sự cạnh tranh với nhau 4.2 BÀN VỀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY * Điểm mạnh mà công ty cần phát huy: Sản phảm chất lượng tốt , đa dạng, ổn định, có tính cạnh tranh cao Có hệ thống kênh phân phối rộng khắp, giá cả hợp lý và canh tranh Công ty có bề dày kinh nghiệm, có mối quan hệ tốt với khách hàng Đội ngũ lao động đạt chất lượng, nền tài chính lành mạnh * Điểm yếu công ty cần đẩy lùi :Năng lực quản lý và điều hành chưa thực sự tốt, nhân lực tại một số phòng ban chưa tương xứng, đội ngũ các bộ có độ tuổi cao Nguồn vốn của công ty nhỏ,phân bổ chưa hợp lý Nhiều thị trường còn chưa khai thác * Cơ hơi cần tận dụng : Nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng ngày càng tăng, Các qui định của pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động Việc hợp tác với nhà cung cấp ngày càng rẽ ràng hơn * Thách thức cần phải vượt qua :Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, rào cản ra nhập ngành lớn, biến động tỷ giá, lam phát cao ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN Kết luận về năng lực cạnh tranh của công ty Hapharo Hapharco là một doanh nghiệp chuyên về phân phối dược phẩm và trang thiết bị y tế lớn trên địa bàn Hà Nội và khu vực phía Bắc * Về năng lực cạnh tranh của sản phẩm Công ty kinh doanh nhiều nhóm hàng bao gồm thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất và trang thiết bị máy Trong đó thuốc là mặt hàng chủ lực của công ty chiếm khoảng 65% doanh số toàn công ty tiếp đến trang thiết bị máy và hóa chất, cuối cùng vật tư tiêu hao 10% Hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm: Công ty chủ yếu phân phối trên dịa bàn Hà Nội, một số tỉnh trong cả nước Doanh số thông qua đấu thầu lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty Hoạt động xúc tiến thương mại: Công ty đã kết hợp giữ hình thức kích thích tiêu thụ, bán hàng cá nhân, quan hệ công chăng, quảng cao nhưng hiệu quả chưa cao * Năng lực tài chính * Năng lực nhân lực Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ đại học và trên đại học, có kinh nghiệm, công tác trong ngành y tế lâu năm tuy nhiên độ tuổi trung bìnhcao ảnh hưởng tới tính nhạy bén trong quản lý và điều hành doanh nghiệp Lao động đều được qua đào tạo số lượng lao động đại học 50%, trung học 49% Số lượng lao động ổn đinh qua các năm Thu hút nguồn nhân lực khó khăn, các chính sác khuyến khích và đãi ngộ đối với lao động có tây nghề và trình độ chưa cao nên thu hút cán bộ chưa nhiều 78 * Nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh Khách hàng của Hapharco trương đối nhiều, công ty đã lựa chọn khách hàng mục tiêu là các bệnh viện lớn có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước là phù hợp Nhà cung cấp hàng hóa cho công ty đa dạng, và tập chung chủ yếu vào một số hãng dược phẩm lớn Xu hướng nhà cung cấp sẽ kết nỗi trực tiếp với khách hàng, hơn nữa các nhà cung cấp cũng cạnh tranh nhau về nhà cung cấp, đây là một đe dọa lớn cho các công ty trong thời gian tới Kết quả đành giá năng lực cạnh tranh tổng quát của Hapharco là 2,8 trong thang điểm 4 , đạt mức trung bình Kết luận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đe dọa của công ty: - Điểm mạnh: Thị phần lớn trong tỉnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, quan hệ tốt và có uy tín với khách hàng Sản phẩm có chất lượng tốt, phân phối rộng khắp, giá cả hợp lý và cạnh tranh Đội ngũ có chất lượng - Điểm yếu: Nguồn vốn nhỏ, năng lực quản lý và điều hành chưa tốt, hoạt động xúc tiên thương mại chưa đạt hiệu quả cao - Cơ hội: Thị trường tiêu thụ lớn, hấp dẫn Tiếp cận với các nhà sản xuất, nhà phân phối mới - Thách thức: Cạnh tranh giữa các công ty ngày một gay gắt Đề xuất một số ý kiến: Căn cứ vào tình hình thực tế, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện các chiến lược đã đề xuất của Hapharco từ 2011 – 2016 * Chiến lược sản phẩm: Chú trọng những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, các sản phẩm chủ đạo Duy trì và phát triển các sản phẩm chủ chốt 79 Mở rộng liên danh, liên kết, mở rộng các mặt hàng thuốc, hóa chất Tiền hành các hoạt động xúc tiến thương mại hợp lý, thường xuyên, đảm bảo chăm sóc khách hàng kịp thời * Nguồn tài chính: Phân bổ lại nguồn vốn hợp lý, chú trọng vào đầu tư những lĩnh vực có khả năng sinh lời cao Có các biện pháp hợp lý để giải quyết hàng tồn kho và các khoản nợ Công ty tăng nguồn vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu để thu hút nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển của công ty * Quản lý nguồn nhân lực: Duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001, GSP, GDP Xây dựng hệ thông nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hợp lý, tăng cường thu hút nguồn nhân có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai Có những chính sách như: đảm bảo công ăn việc làm ổn đinh, xây dựng chế độ tiền lương thưởng phù hợp với năng lực từng người đảm bảo công bằng * Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty: Xây dựng thương hiệu Hapharco trở thành hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh phân phối dược phẩm và thiết bị y tế tại Việt Nam, bảo hộ nhãn hiệu công ty “Hapharco” 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2007), Giáo trình Kinh tế Dược, Đại học Dược Hà Nội 2 Công ty cổ phần chứng khoán MHB(2010), Báo tổng kết công tác dược năm 2010, định hướng công tỏc năm 2011” 3 Cơng ty CP Dược phẩm Thiết bị y tế Hà Nội (2007), Sổ tay thương hiệu 4 Cục Quản lý Dược Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2000 – 2010 5 Cục Quản lý Dược Việt Nam (2006), Ngành Dược Việt Nam cơ hội và thỏch thức trước thềm hội nhập WTO - Hội nghị chuyân đề 6 Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao Động – Xã Hội 7 PGS.TS Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống Kê 8 Michael E.Porter (2009), Competitive Strategy (Chiến lược cạnh tranh), Dich giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB Trẻ 9 Lê Công Hoa, Lê Chí Công(2006), Đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp bằng ma trận, Tập chí Cộng sản số 11 10 Michael E Porter (2008)Competitive Advantage (Lợi thế cạnh tranh), Dịch giả Nguyễn Phúc Hồng , NXB trẻ 11 Micheal E Porter (2008), The Competitive Advantage of Nations( Lợi thế cạnh tranh Quốc gia), Dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB trẻ 12.Ma thị Hiền(2006), Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn Trapharco, Luận văn thạc sĩ dược học 13 Học viện tài chính(2002), Giáo trình phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà nội 14 Nguyễn Năng Phúc, Nguyễn Văn Công, Trần Quý Liên(2001), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 15 Nguyễn Thành Đô, Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội 16 Garryd Smith, Dannyr Arnold & Bobyr Bizzel (2000), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê, Ha Nội 17 Đào Duy Hùn (2007), Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội 18 Lương Gia Cường (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhà xuất bản Giao thông vận tải” 19 TS Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP HCM Tiếng Anh 20 WHO(2008), Medical equipment and pharmaceutical industries or major economic forces, The World Health Report 2008 ... góp phần vào x? ?y dưng công ty ng? ?y vững mạnh, chúng tơi tiến hành đề tài: Phân tích lực cạnh tranh công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng x? ?y dựng chiến lược kinh doanh giai. .. đoạn 2011-2016 Đề tài thực với mục tiêu sau: Phân tích số y? ??u tố lực cạnh tranh Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội Đánh giá lực cạnh tranh đề xuất số chiến lược kinh doanh công ty. .. doanh nghiệp dược nói riêng việc giải tranh chấp thương mại quốc tế 1.4 ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM - THIẾT BỊ Y TẾ HÀ NỘI 1.4.1 Lịch sử hình thành phát triển: Cụng ty Cổ phần Dược phẩm

Ngày đăng: 28/06/2015, 08:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.3. Phân loại chiến lược kinh doanh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan