252922

107 305 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
252922

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

g BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ     MÔN LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỀ TÀI BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN LỊCH SỬ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG. (PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX) LỊCH SỬ LỚP 10 - BAN CƠ BẢN Khóa: 2005-2009 GVHD: TH.S. NHỮ THỊ PHƢƠNG LAN SVTH: ĐOÀN THỊ HẰNG LỚP: IVB Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2009 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -1- cac Lời cảm ơn Lời đầu tiên cho đề tài của mình em xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố, mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng em, tạo điều kiện để em được học tập như ngày hôm nay. Em cũng xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, những người đã truyền thụ cho em những tri thức lịch sử quý báu, đã dìu dắt chúng em suốt những năm đại học. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.S Nhữ Thị Phương Lan. Người đã tận tình chỉ bảo em từ những bước đi đầu tiên của đề tài, từ việc chọn đề tài nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo đến việc khai thác tài liệu và lập đề cương chi tiết. Em xin kính chúc cô và gia đình sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Để hoàn thành đề tài này em còn nhận được sự giúp đỡ của P.GS. TS. Ngô Minh Oanh, các cán bộ của thư viện Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, thư viện Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, các thầy cô cùng các em học sinh Trường trung học thực hành ĐHSP, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Du, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT dân lập Hồng Đức, THPT Merie Curie, THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm, cùng với sự đóng góp ý kiến chân thành của bạn bè. Xin gửi lại đây lời cảm ơn chân thành nhất! Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Hằng Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -2- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -3- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -4- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 7 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 V. BỐ CỤC ĐỀ TÀI . 10 NỘI DUNG . 11 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ. . 11 I. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP . 11 I. 1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 11 I. 2. Vai trò, ý nghĩa kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 12 I. 3. Nội dung kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử 14 II. HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN . 15 II. 1. Khái niệm . 15 II. 1.1. Trắc nghiệm (Test) . 15 II. 1.2. Trắc nghiệm khách quan (Objective test) . 16 II. 2. Sự khác biệt giữa trắc nghiệm khách quan với tự luận 16 II. 2.1. Một số tƣơng đồng và khác biệt giữa trắc nghiệm luận đề (tự luận) và trắc nghiệm khách quan (trắc nghiệm). 17 II. 2.2. Những ƣu – nhƣợc điểm của trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 18 II. 3. Các hình thức câu trắc nghiệm khách quan . 19 II. 3. 1. Dạng thứ nhất: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn . 19 II. 3. 2. Dạng thứ 2: Câu trắc nghiệm đúng – sai . 20 II. 3. 3. Dạng thứ 3: Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn 21 II. 3. 4. Dạng thứ 4: Câu trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi (câu hỏi trắc nghiệm tƣơng thích) 22 II. 3. 5. Dạng thứ 5: Câu trắc nghiệm điền khuyết 23 III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM . 24 III. 1. Quy hoạch một bài trắc nghiệm . 24 III. 1.1. Xác định mục đích trắc nghiệm 24 III. 1.2. Phân tích nội dung bài học 25 III. 1.3. Lập dàn bài trắc nghiệm 26 III. 2. Phân tích bài trắc nghiệm, câu trắc nghiệm. 26 III. 2.1. Ý nghĩa của việc phân tích câu trắc nghiệm 26 III. 2.2. Độ khó của bài trắc nghiệm 27 III. 2.3. Độ khó của câu trắc nghiệm 27 III. 2.4. Độ phân cách của câu trắc nghiệm 28 III. 2.5. Phân tích đáp án 29 III. 2.6. Phân tích mồi nhử . 29 CHƢƠNG II: TÌNH HÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY. . 30 I. BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG 30 II. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -5- TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY. 33 II.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông 33 II.2. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay . 34 II.3. Thống kê kết quả kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay. . 39 II. 4. Đề xuất một số giải pháp 40 CHƢƠNG III: BIÊN SOẠN CÂU TRẮC NGHIỆM CHO PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX. . 46 I. LÝ DO CHỌN PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX. 46 II. VẬN DỤNG QUY HOẠCH CÂU TRẮC NGHIỆM VÀO BÀI HỌC CỤ THỂ 47 II. 1. Xác định mục tiêu bài học 47 II. 2. Phân tích nội dung bài học. 47 II. 2.1. Ghi lại những nội dung chính cần kiểm tra . 47 II. 2.2. Chuyển hóa những nội dung cần kiểm tra thành những câu trắc nghiệm. . 49 II. 3. Lập dàn bài trắc nghiệm cho bài học 51 III. BIÊN SỌA HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM CHO CÁC BÀI HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 51 IV. THỰC NGHIỆM Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG . 83 IV. 1. Cách bố trí lớp thực nghiệm 83 IV. 2. Thời gian thực nghiệm 83 IV. 3. Lớp đối chứng 83 IV. 4. Lớp thực nghiệm . 84 V. KẾT LUẬN 84 V. 1. Kết quả thực nghiệm 84 V. 2. Phân tích câu trắc nghiệm, bài trắc nghiệm. . 85 KẾT LUẬN . 88 PHỤ LỤC . 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -6- MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kể từ khi Đảng và nhà nƣớc thực hiện công cuộc đổi mới(1986), đến nay đã đƣợc hơn 20 năm trôi qua. Công cuộc đổi mới đã đạt nhiều thành tựu và những thành tựu ấy thể hiện rõ trên tất cả các phƣơng diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … Những thành tựu đó chứng tỏ đƣờng lối đúng đắn và sáng suốt của Đảng và nhà nƣớc. Thời gian qua cùng với quá trình Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế nhƣ : APEC, WTO, … hoà cùng bạn bè thế giới, Việt Nam đang từng bƣớc thực hiện điều mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong muốn: dân tộc ta “sánh ngang cùng cƣờng quốc năm châu”. Trong quá trình hội nhập để phát triển kinh tế đất nƣớc, Việt Nam đã không ngừng đổi mới. Những con ngƣời năng động, hiểu biết, nắm vững khoa học kỹ thuật đƣợc đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội. Mặc dù hội nhập song chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa văn hoá của dân tộc. Chúng ta “hội nhập” mà không “hoà tan”. Để quá trình hội nhập đạt nhiều thành công thì ngành giáo dục cần đƣợc quan tâm. Điều này đã đƣợc Đảng và nhà nƣớc xác định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chỉ có xây dựng và phát triển một nền giáo dục hiện đại mới có thể đào tạo những con ngƣời Việt Nam hiện đại và năng động. Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, giáo dục thế giới nói chung và giáo dục nƣớc ta nói riêng luôn đòi hỏi đổi mới và cải cách không ngừng để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Một trong những trọng tâm của làn sóng cải cách giáo dục là hình thành phẩm chất, năng lực của thế hệ trẻ và ngƣời lao động và ý thức, trách nhiệm tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo, tính thích ứng nhanh, phát huy cá tính lẫn bản sắc của ngƣời học. Ở nƣớc ta, cải cách giáo dục là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhà nƣớc và các ban nghành. Bởi lẽ: chất lƣợng giáo dục thực tế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, còn nhiều mất cân đối trong giáo dục, xuất hiện xu hƣớng không lành mạnh trong giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục còn nghèo nàn và lạc hậu so với nhu cầu đào tạo. Ngay tại hội nghị lần thứ 6 của BCH TW Đảng khoá IX, ông Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh: “… Chất lƣợng giáo dục vẫn là vấn đề day dứt nhất”. Quả thực muốn nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong giáo dục thì một trong những việc cần làm là phải coi trọng khâu đánh giá vì đánh giá có vai trò quan trọng nhƣ nội dung. Đánh giá là một trong 4 thành tố của quá trình dạy học. Thực tế, trong những năm gần đây giáo dục Việt Nam không ngừng đổi mới. Một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách giáo dục phổ thông là đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh. Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian qua ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực xây dựng lại chƣơng trình theo hƣớng cập nhật và giảm tải, áp dụng phƣơng pháp giáo dục chủ động với phƣơng châm lấy ngƣời học làm trung tâm và biên soạn sách giáo khoa tài liệu giảng dạy để đảm bảo chuyển tải đƣợc nội dung và thực hiện đƣợc những phƣơng pháp mới. Những nỗ lực này đã phổ biến phƣơng châm và mục tiêu của cải cách giáo dục đến hầu hết các giáo viên, đem lại những thành công bƣớc đầu trong việc xây dựng một đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm sử dụng phƣơng pháp mới một cách thành thạo. Tại một số trƣờng có điều kiện giảng dạy và học tập tốt, ngày càng có nhiều học sinh chứng tỏ năng lực, khả năng tự học, làm việc độc lập Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -7- và tƣ duy sáng tạo ở mức khá cao. Điều này cho thấy công cuộc cải cách giáo dục hiện nay là thực sự cần thiết và đang phát triển đúng hƣớng. Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu đã nêu có thể thấy hiệu quả cải cách giáo dục trong thời gian qua còn khá hạn chế. Phƣơng pháp giáo dục chủ động đã đƣợc đƣa vào áp dụng nhƣng đa số giáo viên hiện nay vẫn chỉ sử dụng phƣơng pháp “ Thầy đọc trò ghi”. Kết quả thực tế của việc giáo dục giảm tải chƣơng trình hình nhƣ không đáng kể và hai điểm nóng nổi bật của giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua là sức ép thi cử và bệnh thành tích trầm trọng với tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống cho đến nay vẫn chƣa hề có dấu hiệu giảm sút. Một điều đáng lƣu ý là trong khi mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp giáo dục đã và đang đƣợc thay đổi trong quá trình cải cách thì việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lại hầu nhƣ không hề thay đổi. Những phƣơng pháp kiểm tra truyền thống vẫn áp dụng trong nền giáo dục Việt Nam - kiểm tra tự luận. Mặc dù kiểm tra trắc nghiệm đã đƣợc áp dụng ở một số môn học, trong những kì thi nhƣ: thi giữa kì, thi cuối kì và cả thi tốt nghiêp, thi tuyển sinh cao đẳng và đại học (ngoại ngữ). Cụ thể trong năm học 2005-2006, Bộ giáo dục quyết định tổ chức thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2007-2008, các môn: ngoại ngữ, vật lý, hoá học, đã đƣa câu hỏi trắc nghiệm vào trong đề thi. Song việc áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá chƣa phổ biến. Thực tế hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang thực hiện chƣơng trình chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, thì việc kiểm tra và đánh giá nghiêm túc thành quả học tập của học sinh càng đƣợc chú ý hơn hết. Kiểm tra trắc nghiệm là một hình thức đã đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣng ở Việt Nam thì việc áp dụng kiểm tra trắc nghiệm vào việc kiểm tra đánh giá còn là vấn đề nóng bỏng đã và đang đƣợc nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm. Bản thân là một giáo viên tƣơng lai sẽ trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử. Tôi thấy đặc thù của môn lịch sử là không thể tái diễn lại sự kiện lịch sử đã qua. Môn học với khối lƣợng kiến thức tƣơng đối nhiều. Chƣơng trình lịch sử phổ thông bao gồm cả phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, từ cổ đại đến hiện đại, với nhiều sự kiện, nhiều chuỗi kiến thức, lại yêu cầu học sinh vừa nhớ kiến thức, vừa biết vận dụng kiến thức liên hệ thực tế. Hơn nữa, với nội dung chƣơng trình quá dài trong khi số tiết dành cho bộ môn sử lại quá ít (1,5 tiết/tuần đối với lớp 10 và lớp 12, 1 tiết/tuần đối với lớp 11). Vị trí môn lịch sử ở trƣờng phổ thông chƣa đƣợc đánh giá đúng mức, môn sử chỉ là môn học phụ ít đƣợc xã hội và ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm. Học sinh không hứng thú với việc học tập lịch sử, thậm chí còn có cảm giác sợ môn này, kỳ thi đến các em chỉ học vẹt, học để nhớ kiến thức, để làm đƣợc bài và không bị điểm kém là đƣợc. Trong các kỳ thi tốt nghiệp, đặc biệt thi tuyển sinh đại học, kết quả thi môn sử đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhƣ: môn sử thƣờng bị coi là môn phụ, học sinh không có hứng thú với việc học sử, phƣơng pháp giảng dạy còn khô khan, nội dung chƣơng trình còn nặng nề … Các đề thi môn lịch sử trong những năm qua còn nặng về nhớ sự kiện. Thực tế nhƣ trên, bản thân tôi nghĩ nên thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá trong các kì thi, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, nhƣng cũng thực hiện nghiêm túc “không quay cóp trong thi cử”. Nhƣ vậy thì với việc áp dụng những hình thức kiểm tra truyền thống kiểu câu hỏi tự luận, yêu cầu học sinh nhớ sự kiện thì không thể tránh khỏi quay cóp trong thi cử. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -8- Hiện nay trong dạy học môn lịch sử ở một số trƣờng phổ thông đã và đang áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong các kì thi nhƣ: kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, …. Theo tôi việc áp dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong dạy học lịch sử cần đƣợc các giáo viên bộ môn quan tâm và áp dụng nhiều hơn. Nhƣng muốn áp dụng thành công thì yêu cầu hàng đầu là phải có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Thực tế trong môn lịch sử chƣa có. Chọn nghiên cứu đề tài “Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông”, tôi mong muốn tìm hiểu thêm về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, cũng nhƣ xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan sẽ giúp tôi đánh giá thành quả học tập của học sinh một cách khách quan trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông sau này. Là một giáo viên tƣơng lai, đƣợc học tập những phƣơng pháp mới trong giảng đƣờng đại học, tôi muốn sau này sẽ áp dụng tốt những phƣơng pháp mới đã đƣợc học vào thực tiễn. Những hiểu biết của bản thân về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, cũng nhƣ thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử còn nhiều hạn chế. Vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô và bạn bè đóng góp để bài nghiên cứu của tôi hoàn thiện hơn. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này, bên cạnh việc tìm hiểu đôi nét về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan nhƣ: + Thế nào là kiểm tra trắc nghiệm khách quan? + Sự khác biệt giữa trắc nghiệm khách quan vơi tự luận. + Các hình thức câu hỏi trắc nghiệm thông dụng. + Quy hoạch một bài trắc nghiệm. Phần chính của đề tài đi vào giải quyết các vấn đề ở chƣơng II và chƣơng III, đó là: + Tìm hiểu tình hình kiểm tra và đánh giá trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay. + Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan cho phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. Những câu trắc nghiệm đó sẽ đƣợc khảo sát ở học sinh phổ thông, lấy kết quả làm bài của các em và phân tích câu trắc nghiệm, phân tích bài trắc nghiệm. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá thành quả học tập là hình thức đã có từ lâu trong các nền giáo dục trên thế giới. Khoa trắc nghiệm tâm lý và giáo dục đã có lịch sử phát triển hơn một thế kỷ ở các nƣớc tiên tiến trên thế giới, nhƣng nó còn quá xa lạ đối với các thầy giáo Việt Nam ở mọi cấp học. Ở các trƣờng đại học nƣớc ngoài, môn trắc nghiệm giáo dục đã đƣợc sinh viên làm quen ngay khi còn ở trên giảng đƣờng đại học. Còn ở Việt Nam thì từ cuối năm 1969, trắc nghiệm thành quả học tập mới đƣợc giảng dạy lần đầu tiên ở lớp cao học giáo dục và tiến sĩ giáo dục tai Trƣờng Đại học Sƣ phạm Sài Gòn. Đây là môn học đầu tiên chính thức giảng dạy cho các thầy giáo tại các trƣờng Sƣ phạm ở nƣớc ta. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -9- Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là hình thức kiểm tra khá mới mẻ trong hoạt động kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh. Mặc dù ở các nƣớc trên thế giới đã áp dụng đã lâu, song đối với Việt Nam thì hình thức này mới chỉ đƣợc áp dụng trong những năm gần nay. Vì vậy việc tìm hiểu về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong đánh giá thành quả học tập của học sinh chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Ở Việt Nam, TS. Dƣơng Thiệu Tống là ngƣời nghiên cứu khá sâu về hình thức trắc nghiệm khách quan. Tiến sĩ là ngƣời giảng dạy bộ môn này cho các lớp cao học giáo dục và tiến sĩ giáo dục tại Việt Nam. TS. Dƣơng Thiệu Tống đã viết hai công trình về trắc nghiệm và đo lƣờng thành quả học tập. Đó là: + Trắc nghiệm và đo lƣờng thành quả học tập (phƣơng pháp thực hành) + Trắc nghiệm tiêu chí (phƣơng pháp thực hành) Trong công trình “Trắc nghiệm và đo lƣờng thành quả học tập” (Phƣơng pháp thực hành), Trƣờng Đại học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1995, tác giả đã trình bày khá chi tiết về hình thức trắc nghiệm khách quan. Từ khái niệm trắc nghiệm, sự khác biệt của trắc nghiệm và tự luận, các hình thức câu hỏi trắc nghiệm thƣờng dùng, đến việc phân tích câu trắc nghiệm và các bƣớc quy hoạch một bài trắc nghiệm. Về lý thuyết tác giả trình bày khá chi tiết nhƣng việc áp dụng nó vào việc soạn thảo các câu trắc nghiệm thì chỉ đƣợc áp dụng ở môn Anh văn và môn Toán, còn các môn thuộc Khoa học xã hội nhƣ Văn, Sử, Địa thì chƣa đƣợc áp dụng soạn thảo. Thông qua việc tìm hiểu lý thuyết về hình thức trắc nghiệm khách quan và tham khảo các bài mẫu trắc nghiệm, tôi vận dụng vào soạn thảo câu trắc nghiệm cho một bài học lịch sử. Đối với công trình “Trắc nghiệm tiêu chí” (phƣơng pháp thực hành), nhà xuất bản giáo dục -1998. Trong công trình này tác giả trình bày khá chi tiết về trắc nghiệm tiêu chí nhƣ: Thế nào là trắc nghiệm tiêu chí?, những vấn đề đặt ra đối với trắc nghiệm tiêu chí ?, cách phân tích câu trắc nghiệm tiêu chí ? Ngoài những công trình của TS. Dƣơng Thiệu Tống, còn một số công trình nghiên cứu về hình thức trắc nghiệm khách quan nhƣ: Kỷ yếu hội thảo khoa học của Trƣờng Đại học sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh - Viện nghiên cứu giáo dục - xuất bản 2006. Trong công trình có trình bày một số đề tài nghiên cứu về hình thức trắc nghiệm khách quan nhƣ: + TS. Ngô Thị Minh với bài “ Vài suy nghĩ về thi trắc nghiệm”, trong bài viết của mình tác giả đã trình bày những mặt mạnh và hạn chế của hình thức trắc nghiệm khách quan. Từ đó đề xuất về việc ra đề thi trắc nghiệm. Đó là nên kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm trong bài thi của học sinh: trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan. + TS. Nguyễn Thị Kim Anh với bài “Trắc nghiệm khách quan - một hình thức đánh giá sớm đƣợc áp dụng”. Thông qua việc trình bày những hiểu biết của mình về hình thức trắc nghiệm khách quan nhƣ các hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan thƣờng dùng (gồm cả ví dụ minh họa). Sau đó tác giả đã nêu nên những ƣu điểm của trắc nghiệm khách quan so với tự luận. + TS. Nguyễn Mạnh Cƣờng và NCV Nguyễn Thanh Phong với bài “Giới thiệu hệ thống TQB hỗ trợ xây dựng, quản lý, sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan”. Có thể nói đây là bài báo cáo khá chi tiết về việc ứng dụng tin học trong việc soạn thảo và quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Tham khảo bài báo cáo này

Ngày đăng: 10/04/2013, 17:03

Hình ảnh liên quan

BÀI 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN (X-XV)  - 252922

17.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN (X-XV) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Câu 33: Tình hình nƣớc ta sau khi vua Quang Trung qua đời? - 252922

u.

33: Tình hình nƣớc ta sau khi vua Quang Trung qua đời? Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng điểm của học sinh lớp 10B5- Trường THPT Merie Curie nhƣ sau: Điểm  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9  10  - 252922

ng.

điểm của học sinh lớp 10B5- Trường THPT Merie Curie nhƣ sau: Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Xem tại trang 87 của tài liệu.
BÀI 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN (X-XV)  - 252922

17.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN (X-XV) Xem tại trang 103 của tài liệu.
BÀI 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII - 252922

24.

TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII Xem tại trang 104 của tài liệu.
BÀI 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN  - 252922

26.

TÌNH HÌNH XÃ HỘI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN Xem tại trang 105 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng