tiểu luận quản trị marketing Sự lựa chọn của người tiêu dùng hàng ngày chợ hay siêu thị

35 534 0
tiểu luận quản trị marketing Sự lựa chọn của người tiêu dùng hàng ngày chợ hay siêu thị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ ĐỀ TÀI NHÓM 1: 1. NGUYỄN THANH DUY ĐT 1 2. HOÀNG THỊ HẠNH ĐT 1 3. TRẦN NGỌC MAI ĐT 1 4. NGUYỄN THỊ GIANG ĐT 1 5. CAO TIẾN QUANG ĐT 2 6. TRẦN NHƯ THANH ĐT 2 7. NGUYỄN PHƯƠNG DUNG ĐT 2 8. TRẦN THIỆN THÔNG ĐT 2 Email: myphuoctay_duy@yahoo.com THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11 NĂM 2008 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? MỤC LỤC PHỤ LỤC. 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ 4 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 5 PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 6 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7 2.1. Khái niệm chợ 7 2.2 Khái niệm Siêu thị 7 2.3 Đôi nét về thị trường Việt Nam 8 2.4. Hàng hóa là gì? 8 2.5. Khái niệm người tiêu dùng 9 2.6 Định nghĩa thu nhập 9 2.7 Định nghĩa chi tiêu 10 PHẦN 3: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀI KẾT QUẢ 11 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chợ hay siêu thị của người tiêu dùng 11 3.2 Phân tích dữ liệu và trình bài kết quả nghiên cứu 12 3.2.1 Mô tả dữ liệu 12 3.2.2 Phần hồi quy 22 PHẦN 4: KẾT LUẬN 24 4.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 24 4.2 Hạn chế của đề tài 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 PHỤ LỤC 26 DT 1-NHÓM 1 2 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN: Thành phố HỒ CHÍ MINH ngày……tháng ……năm 2008 DT 1-NHÓM 1 3 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1: Biểu đồ về sự lựa chọn của người tiêu dùng về hình thức mua hàng tiêu dùng hàng ngày. Biểu đồ 2: Biểu đồ về các nhân tố ảnh hưởng bởi các nhân tố khiến người tiêu dùng lựa chọn hình thức mua hàng tiêu dùng Biểu đồ 3: Biểu đồ đánh giá của người tiêu dùng về mức độ vệ sinh ở chợ Đồ thị về sự lựa chọn của người tiêu dùng và các nhân tố tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. DT 1-NHÓM 1 4 Người tiêu dùng Chợ Siêu thị Thói quen Hàng hóaSự thuận tiện s Giá vệ sinh Điểm yếuĐiểm mạnh Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có khoảng 9.000 chợ các loại, trong đó 75% là chợ nông thôn, 25% là chợ thành thị và mới có 30/64 tỉnh thành có siêu thị. Vì thế kênh phân phối hàng hóa qua siêu thị mới chỉ chiếm khoảng 10% doanh thu bán lẻ của cả nước. Tuy nhiên, người tiêu dùng đang ngày càng có thói quen đi mua sắm ở siêu thị, dự báo kênh phân phối này sẽ chiếm từ 30-40% thị phần vào năm 2010 và 60 % vào năm 2020. Theo số liệu của vietbao.vn: 25% người tiêu dùng TP HCM khi được hỏi cho biết thường xuyên mua hàng tại siêu thị, 30% lại chọn đồ trong hệ thống cửa hàng chuyên doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ đến chợ chỉ vỏn vẹn 8%. Ngày nay chợ và siêu thị là hai kênh phân phối các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày đến cho người tiêu dùng. Chợ là hình thức có từ lâu đời, hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu sở thích của người dân cũng tăng lên, để đáp ứng nhu cầu đó siêu thị cũng đã có mặt ở Việt Nam. Liệu người tiêu dùng có quay lưng lại với chợ hay không? Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Sự lựa chọn của người tiêu dùng về các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày : Chợ hay Siêu Thị ?” để xem xét người tiêu dùng sẽ chọn hình thức nào để cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cho chính mình. Để thực hiện đề tài nhóm đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 200 mẫu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các mẫu được điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi. Để xứ lý và phân tích số liệu đã thu thập được nhóm dùng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính. Qua kết quả phân tích ta thấy được người tiêu dùng vẫn lựa chọn chợ nhiều hơn siêu thị bởi một số nhân tố. Trên cơ sở nghiên cứu của nhóm về hai hình thức trên cho biết được những điều còn yếu kém cần phải cải thiện, trên cơ sở đó nhóm đề ra một số cách thức để cải thiện những điểm yếu của hai bên để hai hình thức này đảm bảo cung cấp những gì tốt nhất cho người tiêu dùng và đáp ứng theo đúng nhu cầu phát triển của xã hội. DT 1-NHÓM 1 5 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI. Sức khỏe tốt, cuộc sống đầy đủ là điều mà bất cứ một ai cũng cần đến chính vì thế mà bữa ăn trong gia đình sẽ là điều quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân từng người trong gia đình. Để có được bữa ăn tốt nhất trong gia đình thì người tiêu dùng (người nội trợ) phải đắn đo lựa chọn những gì tốt nhất, tiết kiệm nhất cho chính mình và gia đình mình. Họ đắn đo giữa hai sự lựa chọn đi Chợ hay đi Siêu Thị để mua các mặt hàng tiêu dùng cho gia đình của chính mình . Vậy “Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị ?” nơi nào sẽ chiến thắng trong nhận thức của người tiêu dùng và tại sao ? nhân tố nào đã tác động đến quyết định của người tiêu dùng khi mà họ đã chọn như thế. Chính vì sự đắn đo như trên mà nhóm đã thực hiện đề tài “Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị?” để giải quyết vấn đề đi Chợ hay đi Siêu thị mỗi người có nhiều lựa chọn khác nhau nên chúng tôi giả định rằng: Người tiêu dùng thích đi mua hàng tiêu dùng ở siêu thị hơn là chợ. Nhóm mong rằng sau khi thực hiện đề tài sẽ giải thích được tại sao người tiêu dùng lại lựa chọn một trong hai hình thức trên và cho nó là tốt nhất cho chính mình và gia đình trong cuộc sống hàng ngày. Qua đề tài cũng cho biết đươc những đánh giá của người tiêu dùng về chợ và siêu thị những mặt yếu kém của hai hình thức này và mong rằng nó có thể cung cấp thông tin cần thiết để giúp cho hai kênh phân phối hàng hóa đó có thể cải thiệt những mặt yếu của mình và phát huy những mặt mạnh đem lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng và cũng như là chính họ. Đề tài có kết cấu như sau:  Phần 1: Giới thiệu đề tài.  Phân 2: Cơ sở lý thuyết.  Phần 3: Phân tích số liệu và trình bài kết quả.  Phần 4: Kết luận. Tài liệu tham khảo Phụ lục. PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. DT 1-NHÓM 1 6 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? 2.1. Khái niệm Chợ: Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi hàng hóa dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại. Chợ có thể gồm nhiều khu vực riêng biệt, mỗi khu vực lại có những dãy gồm nhiều gian hàng khác nhau Đến nay, chợ vẫn là kênh phân phối thực phẩm quan trọng nhất ở thành phố, với 87% người tiêu dùng đi chợ hàng ngày. Trong điều kiện vật giá đua nhau leo thang như hiện nay, ưu điểm của chợ thể hiện rất rõ. Giá hầu hết các mặt hàng bán ở chợ đều mềm hơn ở các trung tâm bán lẻ, mẫu mã đa dạng và người mua không phải chịu thuế GTGT (http://vi.wikipedia .org/wiki/ Ch%E1% BB%A3) 2.2 Khái niệm Siêu thị: Siêu thị là dạng cửa hàng tự phục vụ. Hàng hóa ở đây rất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so với trong chợ hay cửa hàng tạp phẩm. Loại hình này gọi chung là siêu thị truyền thống vì ngày nay, từ "siêu thị" còn được chỉ những nơi chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng, một chủng loại hàng nào đó mà thôi. Ví dụ: siêu thị máy tính, siêu thị điện thoại di động, siêu thị trái cây, siêu thị điện máy thậm chí còn có siêu thị việc làm nữa. Đề tài chỉ nghiên cứu về siêu thị cung cấp các hàng hóa tiêu dùng mà người nội trợ cần mua hàng ngày: Co-op mart, maximart,…. Siêu thị có đặc điểm là nơi mua sắm thoáng mát sạch sẽ và tiện lợi. Đôi nét về siêu thị: tính đến tháng 5/2008, không kể các hệ thống do nước ngoài đầu tư như Metro, Big C; tại Việt Nam hiện có hơn 10 hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước làm chủ, đang “ăn nên làm ra” với tốc độ tăng trưởng 30-45% năm, có mạng lưới từ 5 đến 30 điểm kinh doanh như Co-op mart, Citimart, Bài Thơ Mart, Hapro, Vinatexmart, Fivimart… 2.3 Đôi nét về thị trường Việt Nam: Năm 2008 này là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên vị trí thị trường hấp dẫn nhất thế giới, tính từ khi A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI năm 2001 – đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi – dựa trên 25 yếu tố khác nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ. Ba yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7% (các năm qua), áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa lớn, và Việt Nam có 65% dân số là người tiêu dùng trẻ. Năm 2007, Việt Nam chỉ DT 1-NHÓM 1 7 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? xếp thứ 4, năm nay có sự thay đổi là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại. Năm 2007 doanh thu bán lẻ cả nước đạt trên 45 tỉ USD. Nếu tính tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% như các năm qua, dự kiến doanh thu bán lẻ năm nay sẽ đạt trên 54 tỉ USD. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như đón các cơ hội kinh doanh, mục tiêu phát triển thương mại trong nước, theo đề án của Bộ Công thương, là nâng tỉ trọng mức bán lẻ hàng hóa qua loại hình thương mại hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, của hàng tiện ích…) đạt hơn 20% vào năm 2010 và 60% vào năm 2020. Và theo đó, các siêu thị đang được các nhà kinh doanh đầu tư xây mới, các địa phương trải thảm đỏ đón vào… Gần như tất cả các tỉnh thành đều đang có các dự án đầu tư cho siêu thị, trung tâm thương mại. Năm 2005, theo thống kê của Bộ Công thương, cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gần 1.000 của hàng tiện ích hoạt động tại 30/64 tỉnh thành. Đến tháng 4/2008 này, con số đã tăng gấp đôi, và dự kiến đến 2010 sẽ có khoảng 700-750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại qui mô lớn và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích. 2.4. Hàng hóa là gì? Khái niệm hàng hóa có thể hiểu theo hai nghĩa. - Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là những vật hữu hình, tồn tại trong không gian ba chiều, có khối lượng, có thể tích, hình dáng cụ thể, quan trọng hơn cả là hàng hóa này có giá trị, có thể trao đổi mua bán được. Như vậy, cái xe đạp bày ở siêu thị là hàng hóa, còn sao Hỏa không phải là hàng hóa. - Theo nghĩa rộng, hàng hóa là bất cứ dạng vật chất nào có thể trao đổi buôn bán được. Khái niệm hiện tại về hàng hóa : Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động, v.v. được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên. Theo phép biện chứng duy vật lịch sử của Marx thì phạm trù hàng hóa có thể chỉ là đặc điểm riêng của chủ nghĩa tư bảng mà thôi. ( http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng_h%C3%B3a ) Ở đây đề tài chỉ tìm hiểu về các loại hàng hoá là các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày mà người nội trợ mua hàng ngày để tiêu dùng cho gia đình. 2.5. Khái niệm người tiêu dùng: DT 1-NHÓM 1 8 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? Người tiêu dùng là những người sử dụng những hàng hóa đã được sản xuất ra và những dịch vụ hay nói chính xác hơn là người có nhu cầu về một sản phẩm cụ thể nào đó. Ở đây người tiêu dùng là người nội trợ trong gia đình hay chính xác hơn là người thường xuyên đi mua thực phẩm cho gia đình để chế biến phục vụ cho cuộc sống hàng ngày,và những hàng hoá thiết yếu khác. 2.6 Định nghĩa thu nhập:  Thu nhập bao gồm tất cả các khoảng tiền bỏ túi, bất kể nó đến từ nguồn nào, có hợp pháp hay không, miễn là thường xuyên, liên tục có thể biết trước (một cách tương đối). Thu nhập bao gồm các khoản: • Lương • Thưởng • Doanh thu • Thu nhập từ quỹ phúc lợi xã hội • Thu nhập từ nguồn kinh tế gia đình • Các thu nhập khác.  Thu nhập không bao gồm các khoản thu nhập bất thường (không biết trước) như: trúng xổ số, cá độ các loại, nhận hối lộ vãng lai, thừa kế… Mỗi người có thu nhập không giống nhau, thu nhập của một cá nhân phụ thuộc vào cung cầu về lao động của cá nhân đó, lao động này còn phụ thuộc vào khả năng tự nhiên, vốn nhân lực… 2.7 Định nghĩa chi tiêu:  Chi tiêu là việc dùng tiền vào mục đích nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể phân làm 4 loại chi tiêu: • Chi tiêu cho tiêu dùng • Chi tiêu cho đầu tư • Chi tiêu cho chính phủ: xây dựng cơ sở, truờng học • Xuất khẩu ròng. Ở đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ xét đến chi tiêu cho tiêu dùng hàng ngày bao gồm mua thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Không tính đến các khoản chi tiêu khác như: thuê nhà, điện nước… chỉ có thể nói là chỉ tính tiền chợ đối với từng hộ gia đình. PHẦN 3: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chợ hay siêu thị của người tiêu dùng: + Thu nhập của người tiêu dùng (VNĐ/tháng) DT 1-NHÓM 1 9 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? + Mức chi tiêu cho tiêu dùng hàng tháng (VNĐ/tháng) + Giá cả hàng hóa đơn vị (VNĐ/sản phẩm) giá cả nhân tố hàng đầu tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, giá rẻ sẽ làm họ mua nhiều hơn và cảm thấy thỏa mãn cao hơn với số tiền mà họ bỏ ra. + Không gian vệ sinh (chỉ tiêu đánh giá về vệ sinh, …) ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm và nơi mua sản phẩm đối với người tiêu dùng, và người tiêu dùng có quan tâm đến vệ sinh nơi mà họ mua hàng hóa và họ có biết rằng ảnh hưởng của các nhân tố đó hay không + Chất lượng. Chất lượng hàng hóa bán mà người tiêu dùng mua họ đánh giá ra sao có hoàng toàn tốt hay không. + Chương trình khuyến mãi (số lần khuyến mãi bình quân trong quý) đây là chỉ số dành cho việc bán hàng hóa ở siêu thị. + Sự đa dạng của hàng hóa. + Sự thuận tiện + Thói quen + Phong cách phục vụ. Sau khi nhóm tiến hành điều tra 200 mẫu thu lại được 187 mẫu điều tra sau khi chọn lọc loại bỏ những mẫu không đạt yêu cầu thì còn lại 150 mẫu đúng. Sau khi thu thập số liệu nhóm đã tiến hành sử lý số liệu theo quy trình như sau: DT 1-NHÓM 1 10 Kết luận chung Số liệu đã thu thập Phần mềm SPSS Kết quả thống kê Kết quả hồi quy [...]... tài “ sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày chợ và siêu thị ?” chúng tôi đưa ra kết luận rằng người tiêu dùng tại thành phố HỒ CHí MINH lựa chọn hình thức mua sắm hàng ngày ở chợ là chính, và người tiêu dùng bị tác động bởi các nhân tố giá cả vì giá cả ở chợ rẽ hơn ở siêu thị, khi đi mua như thế thì số lượng hàng hoá nhiều cũng là điều kiện để làm cho người tiêu dùng. .. thì việc lựa chọn nơi mua hàng tiêu dùng ở siêu thị chịu tác động mạnh của thu nhập Kết luận chung : Qua dữ liệu thu thập, thống kê mô tả và mô hình hồi quy ta kết luận rằng người tiêu dùng lựa chọn hình thức chợ để mua hàng tiêu dùng hàng ngày nhiều hơn là siêu thị Do đó ta bác bỏ giả thiết người tiêu dùng thích đi mua hàng tiêu dùng ở siêu thị nhiều hơn chợ PHẦN 4: KẾT LUẬN 4.1 Ý nghĩa của việc... của người tiêu dùng đối với siêu thị cao hơn đối với chợ, điều này có thể trả lời đuợc phần nào câu hỏi số 7 là sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ hiện nay nhiều hơn là siêu thị Bên cạnh đó, nếu nhìn một cách tổng thể thì số điểm trung bình của các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ và siêu thị là gần tương đương nhau Điều này có thể giải thích phần nào vể sự lựa. .. Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? Từ 2 bảng thống kê câu 12 và câu 17 về các mặt hàng ở siêu thị và chợ đáp ứng như thế nào nhu cấu người tiêu dùng Các mặt hàng ở siêu thị và chợ đáp ứng 60- 80% nhu cầu người tiêu dùng (siêu thị đáp ứng 33,3%, chợ đáp ứng 34,7%) Điều này cho thấy các mặt hàng ở chợ và siêu thị đều phong phú đa dạng... sự thuận tiện” và “thói quen” được người tiêu dùng chú ý nhiều nhất khi chọn nơi mua sắm là chợ còn đối với siêu thị thì người tiêu dùng chú ý ở mức thấp hơn Các yếu tố còn lại là sự đa dạng về hàng hóa”, “giá cả”, “vệ sinh”, và “phong cách phục vụ” được người tiêu dùng chú ý nhiều hơn khi chọn nơi mua sắm là siêu thị Các yếu tố trên phản ánh rằng, sự đòi hỏi về tiêu chuẩn lựa chọn nơi mua sắm của. .. gốc các mặt hàng ở chợ và siêu thị Ở siêu thị người tiêu dùng tin tưởng ở mức khá chiếm tỷ lệ cao nhất (61,3%), cao hơn nhiều so với chợ (chiếm 35.3%) Mức độ hoàn toàn tin tưởng DT 1-NHÓM 1 20 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? đối với nguồn gốc của hàng hóa thì ở chợ chỉ chiếm 7%, đây là tỷ lệ rất thấp, trong khi ở siêu thị tỷ lệ... chiếm 23,3% Ngừoi tiêu dùng tin tưởng vào nguồn gốc các mặt hàng ở chợ chỉ ở mức trung bình (chiếm 57,3%) Từ những phép so sánh đơn giản trên, chúng ta thấy được người tiêu dùng không tin tưởng lắm vào nguồn gốc các mặt hàng ở chợ, họ đánh giá cao hơn nguồn gốc các mặt hàng ở siêu thị Biểu đồ so sánh Nhận xét: Từ biểu đồ ta thấy mức độ tin tưởng của người tiêu dùng đối với siêu thị cao hơn chợ 3.2.2 Phần... mặt hàng mà những người bán ở chợ làm cho người tiêu dùng chưa thật hoàn toàn tin tưởng Từ những điểm yếu kém trên thì chúng tôi nhận thấy rằng: - Đối với siêu thị thì cần tạo nên sự phổ biến và giá cả hợp lý hơn cho người tiêu dùng có thể lựa chọn một cách hợp lý để phát huy vai trò của mình - Đối với chợ thì cần phải cải thiện ý thức của người bán về vệ sinh phong cách phục vụ, và cần các cở quan quản. .. hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? 10 Mỗi lần đi mua hàng tiêu dùng hàng ngày Anh (Chị) thường mất bao nhiêu thời gian cho mỗi lần đi? a 30 phút b 1h c 1h 30 d 2h 11 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định của Anh (Chị) khi lựa chọn nơi mua hàng tiêu dùng: Sự thuận tiện Thói quen Sự đa dạng hàng hóa Vệ sinh Giá cả Phong cách phục vụ Đối với siêu thị: 12 Các mặt hàng ở siêu thị đáp... bảng thống kê mô tả trên ta thấy được các nhân tố yếu kém của chợ mà người tiêu dùng rất cần đựơc giải quyết để đem lại sự an tâm cho ngưòi tiêu dùng cũng như giảm đi những ấn tượng không tốt của người tiêu dùng về các mặt hàng bán ở chợ DT 1-NHÓM 1 17 Sự lựa chọn của người tiêu dùng về những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày: Chợ hay Siêu Thị? Câu 12 Frequency Valid Percent Cumulative Percent . nhân tố khiến người tiêu dùng lựa chọn hình thức mua hàng tiêu dùng Biểu đồ 3: Biểu đồ đánh giá của người tiêu dùng về mức độ vệ sinh ở chợ Đồ thị về sự lựa chọn của người tiêu dùng và các nhân. bình của các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ và siêu thị là gần tương đương nhau. Điều này có thể giải thích phần nào vể sự lựa chọn cả chợ và siêu thị của người. sắm của người tiêu dùng đối với siêu thị cao hơn đối với chợ, điều này có thể trả lời đuợc phần nào câu hỏi số 7 là sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với chợ hiện nay nhiều hơn là siêu thị.

Ngày đăng: 27/06/2015, 07:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan