KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG và làm VIỆC NHÓM

3 1.4K 11
KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG và làm VIỆC NHÓM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG VÀ LÀM VIỆC NHÓM Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa tổ và nhóm làm việc Câu 2: Cho biết sự cần thiết, lợi ích, củng như hạn chế khi làm việc theo nhóm. Những đặc điểm của nhóm làm việc hiệu quả? A. Cần thiết khi làm việc theo nhóm Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, Tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Không ai có thể cáng đáng hết mọi việc: các dự án khổng lồ, phức tạp và khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết.  Các nhà khoa học cho biết, học sinh học nhanh nhất từ việc cùng nhau hoàn thành bài tập hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân B. Lợi ích khi làm việc theo nhóm Năng lực – mỗi thành viên phải có kỹ năng nào đó mà nhóm cần. Mục tiêu chung rõ ràng và có định mức về hiệu suất hoạt động, phù hợp với mục tiêu của tổ chức Hết mình vì mục tiêu chung Mọi thành viên đều đóng góp và đều hưởng lợi Môi trường khuyến khích C. Hạn chế khi làm việc theo nhóm Vài thành viên trong nhóm có ưu thế hơn tác động đến tính khách quan trong các quyết định của đội Những thành viên tích cực làm việc nhiều hơn những thành viên khác Những thành viên giỏi có đủ khả năng để ra quyết định độc lập không cần đến các thành viên khác trong nhóm Ra quyết định trong nhóm có thể tốn nhiều thời gian hơn so với cá nhân ra quyết định Sự khác biệt về kinh nghiệm, chuyên môn, văn hóa, có thể gây trở ngại cho đội làm việc hiệu quả Năng lực: nhóm phải tập trung toàn bộ năng lực, kiến thức, kinh nghiệm và bí quyết chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc. Mục tiêu chung: Mọi người trong nhóm bạn có thể phác họa mục tiêu của nhóm một cách đơn giản và rõ ràng không? Việc truyền đạt mục tiêu của mọi người có thống nhất với nhau không? Định mức hiệu suất: là kết quả công việc theo tuần tự thời gian. Hết mình vì mục tiêu chung: Có sự khác biệt lớn giữa sự hiểu biết và thái độ tận tâm. Sự hiểu biết đảm bảo rằng mọi người nắm vững định hướng công việc; còn thái độ tận tâm là một phẩm chất thuộc về bản năng, thôi thúc mọi người làm việc và tiếp tục công việc kể cả khi gặp trở ngại, khó khăn. Mọi thành viên đều đóng góp: Hình tượng Đội Chèo thuyền. Môi trường: Khi xây dựng nhóm trong một cty cần quan tâm: Sự hỗ trợ của cấp trên; Cơ cấu không nặng về thứ bậc; Cơ chế khen thưởng phù hợp; kinh nghiệm làm việc theo nhóm. Câu 3: Cho biết bảy kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả? 7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ dùng trong nghiên cứu mức độ “ăn rơ” của các thành viên trong nhóm 1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. 2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ. 3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. 5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau. 6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau. 7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Câu 4: Liệt kê 3 phẩm chất cần có của người lãnh đạo nhóm? 1. Là người nhìn xa, trông rộng: Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền. 2. Là người giải quyết vấn đề: Nhận biết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức, doanh nghiệp. Sẵn sàng đối mặt với tư cách là người lãnh đạo, áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết. 3. Là người xây dựng tập thể: Mang người khác lại với nhau để tạo nên một tập thể và giúp họ phát huy hết tài năng và cá tính của mình. Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn. 4. Là một nhà quản lý giỏi: Là lãnh đạo giỏi phải là người biết quản lý thời gian (sắp xếp và phân bố thời gian), quản lý con người, quản lý cảm xúc (khả năng kìm nén sự cáu giận), quản lý sự căng thẳng (giảm sự căng thẳng do áp lực công việc). 5. Là một người truyền đạt: lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết cách huấn luyện người khác tốt. 6. Là một người kiên định: Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, tập thể mà mình là người đứng đầu. 7. Là một người có lương tâm: Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo sư, đạo cha mẹ…Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân loại. Câu 5: Khi lựa chọn thành viên tham gia nhóm người lãnh đạo chú trọng đấn 3 tiêu chí cơ bản nào ? Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định Kỹ năng giao tiếp cá nhân Kỹ năng làm việc nhóm (thái độ) Vì thái những người biết kìm hãm cái tôi cá nhân, sẵn sàng thực hiện vai trò của họ, sẵn sàng là một thành viên của nhóm. Bạn có thể tuyển những người thong minh và sang tạo nhưng họ lai không nhận thấy mình phải làm việc như một thành viên của nhóm Câu 6: Cho biết bảy bước để giải quyết vấn đề ? Có 7 bước để giải quyết vấn đề như sau Xác định vần đề: bạn sẽ không giải quyết được gì nếu không hiểu rõ vấn đề. Cần tìm ra khó khăn chính chứ không phải các khó khăn bên lề. Hãy đặt 5 câu hỏi tại sao. Đến câu thứ 5 thì bạn phải tìm ra nguyên nhân chính là gì. Thu thập thông tin: Xem xét kĩ vấn đề và khám phá ra những nguyên nhân tiềm ẩn làm nảy sinh vấn đề. Đưa ra hành động: Mỗi khó khăn thường có rất nhiều cách giải quyết. Hãy nghĩ ra càng nhiều càng tốt. Ít nhất cũng sẽ có 2 cách: phù hợp hoặc không phù hợp. Nếu làm cùng một nhóm, một tập thể, bạn sẽ dễ dàng tìm ra phương án tối ưu nhất. Phân tích và so sánh các giải pháp: sắp xếp chúng theo mức độ giảm dần tính hiệu quả. Một số cách có thể giải quyềt vần đề nhưng một số sẽ gây thêm rắc rối mới. Quyết định: chọn giải pháp tối ưu nhất, vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí Lên kế hoạch: sử dụng các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch Thực hiện: dựa trên kế hoạch đã lập, chi tiết hoá thành hành động Câu 7: câu hỏi tình huống về giải quyết vấn đề phát sinh trong làm việc nhóm? Phương thức ngắn nhất để giải quyết vấn đề là QUAN SÁT - ĐỊNH HƯỚNG - QUYẾT ĐỊNH - HÀNH ĐỘNG. Tuy nhiên, có bao nhiêu vấn đề thật sự khó khăn mà bạn phải theo phương pháp này? Có những việc nhìn vào là giải quyết được ngay, không cần cách thức phức tạp. Có những chuyện nó tự giải quyết, bạn quên nó đi và khi bạn trở lại thì mọi việc đã ổn thoả. Ngược lại, có những vấn đề phức tạp đến mức phương thức trên lại trở nên quá đơn giản. Như vậy, khả năng giải quyết vấn đề là một quá trình rèn luyện chứ nó không tự có. Chìa khoá giải đáp những vấn đề mới lạ là sự hiểu biết thấu đáo về lĩnh vực đó. Tóm lại, cách giải quyết vấn đề luôn có giới hạn. Cách tốt nhất là bạn nên suy nghĩ và nghiên cứu kỹ để có những hiểu biết sâu sắc. Chỉ cần thay đổi một chút về mục đích, hay yêu cầu công việc là giải pháp được chọn đã khác nhau. Câu 8: Định nghĩa của sự cần thiết đối thoại Một tình huống được hình thành: - dựa trên những hành động liên tiếp chủ yếu bằng lời nói giữa hai cá nhân, - nhờ vào tiếp xúc trực tiếp, - và với một mục tiêu đã được ít nhất là một trong hai người đề xướng từ trước ¬ đó là đối thoại. Đó là cách hữu hiệu để luân chuyển thông tin và giải quyết vấn đề mọi lúc mọi nơi. Không có sự trao đổi trực tiếp và có hệ thống thì sẽ nhanh chóng đi đến chỗ bế tắc. Giúp giải quyết nhu cầu của con người, bộc lộ những vấn đề của bản thân. Câu 9: Cho biết hình thức kiểu bắt bóng? cho vì dụ? Câu 10: Hãy trình bày các phương pháp để thuyết trình hiệu quả trước đám đông . KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG VÀ LÀM VIỆC NHÓM Câu 1: Cho biết sự khác nhau giữa tổ và nhóm làm việc Câu 2: Cho biết sự cần thiết, lợi ích, củng như hạn chế khi làm việc theo nhóm. Những. chọn thành viên tham gia nhóm người lãnh đạo chú trọng đấn 3 tiêu chí cơ bản nào ? Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định Kỹ năng giao tiếp cá nhân Kỹ năng làm việc nhóm (thái độ) Vì thái. dựng nhóm trong một cty cần quan tâm: Sự hỗ trợ của cấp trên; Cơ cấu không nặng về thứ bậc; Cơ chế khen thưởng phù hợp; kinh nghiệm làm việc theo nhóm. Câu 3: Cho biết bảy kỹ năng làm việc nhóm

Ngày đăng: 26/06/2015, 21:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan