Anh (chị) hãy trình bày nguyên lý của mối liên hệ phổ biến. Từ đó rút ra ý nghĩa và sự vận dụng nguyên lý này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam

15 80.8K 134
Anh (chị) hãy trình bày nguyên lý của mối liên hệ phổ biến. Từ đó rút ra ý nghĩa và sự vận dụng nguyên lý này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày nguyên lý của mối liên hệ phổ biến. Từ đó rút ra ý nghĩa và sự vận dụng nguyên lý này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trả lời: Khái niệm mối liên hệ: Dùng để chỉ sự tác động ràng buộc qui định và chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Tính chất của mối liên hệ: + Thế giới khách quan: Thế giới vật chất tồn tại khách quan nên các mối liên hệ của nó cũng tồn tại khách quan tức là không phụ thuộc vào ý thức của con người. + Tính phổ biến: Mỗi sự vật hiện tượng có vô vàng các mối liên hệ, chúng có vị trí, vai trò khác nhau. Ngay trong các yếu tố của sự vật hiện tượng cũng có vô vàng các mối liên hệ khác nhau. + Tính đa dạng phong phú: sự vật này có mối liên hệ này, sự vật khác có mối liên hệ khác, trong thời gian khác nhau, không gian khác nhau là các liên hệ khác nhau. Ý nghĩa phương pháp luận: + Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải quán triệt quan điểm toàn diện, tức là khi xem xét các sự vật hiện tượng phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện tượng đó càng cho chúng ta sự đánh giá, càng chính xác và đầy đủ sự vật hiện tượng chống lại quan điểm siêu hình phiến diện một chiều. + Tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể. Khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt nó trong những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để có đánh giá đúng về sự vật hiện tượng. Chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trải, coi mọi mối quan hệ là như nhau. Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam: + Đảng ta đưa ra những đổi mới trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng…) chứ không ở một lĩnh vực nào. Như Đại hội VII của Đảng nêu kinh nghiệm bước đầu đổi mới “Một là phải giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới, hai là đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi hình thức và cách làm phù hợp”. Thực tiễn cho thấy đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội. Trên từng lĩnh vực nội dung đổi mới bao gồm nhiều mặt đổi mới cơ chế, chính sách tổ chức, cán bộ, phong cách và lề lối làm việc. + Đổi mới toàn diện trên tất cả lĩnh vực, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm như xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường để tạo ra động lực nhằm phát huy, kiến trúc nền kinh tế trong nhân dân, khai thác vốn đầu tư và trình độ cũng như vốn của nước ngoài, nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, tạo ra rất nhiều thuận lợi cho kinh tế VN ngày càng đi lên hội nhập toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Đó là sự vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào sự nghiệp cách mạng VN đặc biệt là vận dụng nguyên lý của mối liên hệ phổ biến. Câu 2: Anh (chị) hãy giải thích, Trong khi nói về thực tiễn Lê Nin viết “Quan điểm về đời sống và thực tiễn phải là thứ nhất cơ bản lý luận của nhận thức”. Phân tích và rút ra ý nghĩa sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay. Trả lời: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm tạo ra tự nhiên và xã hội. 3 hình thức của hoạt động thực tiễn: - Sản xuất của cải vật chất. - Hoạt động cải tạo xã hội. - Hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó: Hoạt động sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định nhất. Phân tích quan điểm của Lê Nin: “Quan điểm về đời sống và thực tiễn phải là thứ nhất cơ bản lý luận của nhận thức”. + Thực tiễn là cơ sở động lực cảu nhận thức: Trong quá trình con người tiến hành hoạt động thực tiễn thì cũng là lúc con người tiến hành hoạt động nhận thức. Nhận thức luôn được thực hiện trên những nền tảng của thực tiễn. + Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức phát triển. Chính trong quá trình con người tiến hành hoạt động thực tiễn thì tự những hoạt động này đặt ra cho con người những yêu cầu nhiệm vụ phải giải quyết. Khi giải quyết được những yêu cầu đó thì nhận thức của con người được tăng lên một bước, sự hiểu biết của con người rộng hơn, sâu hơn. + Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý trong quá trình nhận thức có khi con người phạm phải sai lầm. Vì vậy muốn biết con người nhận thức đúng hay sai thì phải đem nhận thức vào kiểm nghiệm trong thực tiễn.  Do đó quan niệm của Lê Nin là hoàn toàn đúng đắn. - Ý nghĩa phương pháp luận: + Xuất phát từ thực tiễn tôn trọng quy luật khách quan. + Chống cái chủ quan duy ý chí. + Thực tiễn luôn luôn vận động phát triển không ngừng nhận thức, lí luận muốn không lạc hậu phải thường xuyên tổng kết bổ sung. + Mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn của Lê Nin được HCM vận dụng: “Lý luận không có thực tiễn là lý luận suôn, thực tiễn mà ko có lý luận là thực tiễn mù quáng”. - Vận dụng của Đảng ta trong quá trình xây dụng CNXH hiện nay: Thời kỳ bao cấp chúng ta chủ quan duy ý chí, khủng hoảng kinh tế, tiêu cực xảy ra. Đến năm 1986 (Đại hội VI), Đảng ta nhận ra hạn chế sai lầm tôn trọng quy luật khách quan đề ra đường lối đổi mới trên mọi lĩnh vực, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Sau đổi mới chúng ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tại Đại hội XI, Đảng ta khẳng định chấm dứt tình trạng khủng hoảng, phát triển nhanh và bền vững đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để phát triển kinh tế, Đảng ta phải ổn định chính trị, “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, ổn định chính trị là nhiệm vụ then chốt”. Phát triển đất nước toàn diện, mọi mặt để thực hiện thành công con đường CNXH. Câu 3: Tại sao nói: “Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB”. Trả lời: a. Khái niệm giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Bản chất của chủ nghĩa tư bản chính là quan hệ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê dưới hình thức giá trị thặng dư. b. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tư bản: Quy luật giá trị thặng dư vạch rõ mục đích và phương tiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư ngày càng nhiều càng tốt. Phương tiện để đạt mục đích là cải tiến, phát triển khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động. c. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: - Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động quá giới hạn lao động cần thiết khi các điều kiện khác không thay đổi. - Giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. d. Tác động quy luật giá trị thặng dư đối với xã hội tư bản : Quy luật giá trị thặng dư có tác động mạnh mẽ trong xã hội tư bản, Một mặt nó thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất, năng suất lao động xã hội, xã hội hóa sản xuất tạo ra nhiều hàng hóa đa dạng, phong phú… mặt khác, nó làm cho mâu thuẩn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt, mâu thuẩn giữa tính chất xã hội cảu sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng tăng. Câu 4: Tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ đối ngoại. Nêu các nguyên tắc đối ngoại của Đảng? Theo anh (chị) nguyên tắc nào là quan trọng nhất. Vì sao? Trả lời: Thành tựu: Chúng ta đã tích cực mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt với các nước, khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác nhiểu mặt với Trung Quốc. Tăng cường quan hệ hữu nghị đoàn kết, đặc biệt với Lào, Campuchia. Phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước trong khu vực và đã trở thành thành viên chính thức của Liên hiệp quốc, Asean, Asem, Apec, WTO. Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước công nghiệp phát triển, bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Hiện nay VN đã có quan hệ ngoại giao hơn 172 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, mở rộng và tăng cường hữu nghị truyền thống với các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới, đã có quan hệ thương mại với trên 220 nước. Các công ty đa quốc gia ở các nước và vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư trực tiếp vào VN. * Những khó khăn, thách thức: Trên TG chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo đang diễn ra ở nhiều nơi, hoạt động khung bố diễ ra phức tạp và có chiều hướng lan rộng. Tranh chấp biên giới và lãnh thổ diễn ra nhiều nơi liên quan đến những vấn đề lịch sử tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu khí. Cạnh tranh thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường… giữa các nước ngày càng gay gắt. Các nước tư bản phát triển lợi dụng ưu thế về tiềm lực kinh tế và công nghệ thu lợi lớn trong quá trình toàn cầu hóa và gây sức ép với các nước kém phát triển, trong đó có VN. Cơ sở hạ tầng của nước ta còn kém, thủ tục hành chính còn rườm rà, thường xuyên bị các nước trên thế giới chống phá giá, con người VN chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt. * Bài học trong công tác đối ngoại: Là phải phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường đi đôi với tăng cường đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thường xuyên đổi mới tư duy đối ngoại Bài học về công tác lý luận nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình. Bài học về công tác cán bộ. Các nguyên tắc của công tác đối ngoại: - Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực. - Giải quyết tranh chấp bất đồng thông qua thương lượng hòa bình. - Tôn trọng, bình đẳng cùng có lợi. Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc đầu tiên là quan trọng nhất. Vì: Các dân tộc, quốc gia trên thế giới đều nêu cao ý thức độc lập dân chủ, tự lực, tự cường đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài để bảo vệ chủ quyền và nền văn hóa dân tộc. Việc giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường bảo vệ lãnh thổ và tôn trọng lãnh thổ, không đe dọa dùng vũ lực các nước khác có ý nghĩa to lớn và rất quan trọng, nó thể hiện tình đoàn kết quan hệ hữu nghị, không xâm phạm biên giới của nhau, Nếu tranh chấp về lãnh thổ thì có thể dẫn đến 2 nước căn thẳng, các vấn để về an ninh, kinh tế và các vấn đề khác diễn ra theo. Tinh thần tự lực tự cường chính là bản sắc dân tộc, nó gắn liền với phát triển chính trị, kinh tế văn hóa. Không có độc lập tự chủ của dân tộc thì không thể có chính sách đối ngoại độc lập. Câu 5: Anh (chị) hiểu như thế nào về kinh tế thò trường đònh hướng xã hội chủ nghóa? (3 điểm) Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, trong đó các quan hệ kinh tế đều được lượng hóa bằng tiền tệ, các đối tượng của sản xuất đều là đối tượng mua và bán, các doanh nghiệp đều có mục đích tự nhiên là tìm kiếm lợi ích cho chính mình theo sự dẫn dắt của những tín hiệu thị trường. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một hình thức tổ chức kinh tế vừa dựa trên các quy luật của thị trường vừa dựa trên các ngun tắc và bản chất của CNXH. Có thể nói rằng: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường, vừa mang tính đặc thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường khơng phủ nhận các quy luật kinh tế thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường ở nước ta với các nước khác. [...]... tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ Cuối năm 1913 Người rời Mỹ sang Anh, tại đây Người đã chứng kiến phong trào đấu tranh giành độc lập của công nhân Aigiơlen và gia nhập Công đoàn thủy thủ và cùng với giai cấp Công nhân Anh xuống đường biểu tình, đấu tranh, đình công, vv… Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh trở về Pháp, tại đây Người đã tìm hiểu, nghiên cứu về lý tưởng cao quý của đại Cách mạng Pháp “tự... cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa MÁC-LÊNIN đã giúp Hồ Chí minh hấp thu và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc và tư tưởng văn hoá nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình Do đó, Chủ nghĩa Mác –Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất Tư tưởng... quan, yêu đời, truyền thống đó có cội nguồn từ niềm tin và sức mạnh của bản thân, tin vào sự tất thắng của lẻ phải và chân lý, có thể nói rằng trong suốt cuộc đời của Hồ Chí Minh chính Người là hiện thân của truyền thống cao quý đó - Dân tộc ta là 1 dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và trong chiến đấu, là một dân tộc ham học hỏi, không ngừng mở rộng để đón nhận tinh hoa văn hoá... mục tiêu, chí hướng Những phẩm chất cao quý đó của người cha (đặc biệt với chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị xã hội), đã có tác động ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này a.Tư tưởng văn hoá truyền thống Việt Nam: - Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước - Tình thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân... loại: - Tư tưởng văn hoá phương đông: (Nho giáo và Phật giáo) + Nho giáo: bên cạnh việc phê phán bác bỏ những yếu tố duy tâm lạc hậu của Nho giáo (tư tưởng đẳng cấp coi khinh lao động chân tay, khinh và coi thường phụ nữ) Thì Người rất trân trọng những mặt tích cực của Nho giáo như là triết lý hành động tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị Triết lý nhân sinh đó là tu thân... cao lao động chống lười biếng, vv…Ngoài Nho giáo và Phật giáo ra chúng ta vẫn thấy ở Hồ Chí Minh trong các bài viết, nói của Người thể hiện tư tưởng của Lão tử, Mạc tử, vv và đặc biệt khi trở thành người cộng sản Hồ Chí Minh vẫn tìm đến và nghiên cứu chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn - Tư tưởng phương tây: Ngay từ khi còn học ở trường Tiểu học Đông Ba và trường Quốc học Huế thì Hồ Chí Minh đã làm... Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng Anh (chị) tâm đắc nhất nội dung nào? Vì sao? Liên hệ bản thân anh, chị về việc học tập và làm theo nội dung tâm đắc đó như thế nào? (4 điểm) Trả lời: a Trung với nước, hiếu với dân: Hai chữ “Trung, hiếu” là những tư tưởng đạo đức cơ bản truyền thống của con người VN theo tư tưởng nho giáo phương đông Nó phản ánh mối quan hệ. .. là anh em” Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước dân chủ, không muốn gây thù oán với ai Đoàn kết các Đảng anh em và các nước anh em trên cơ sở CN Mác – Lê Nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình Nội dung khiến em tâm đắc là là nội dung thứ ba “lòng yêu thương con người”: Vì: Bác đã nói “Người làm cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm mới đi làm cách mạng” Thiết nghĩ, trong công cuộc. .. hiếm có đó đã giúp HCM tiếp nhận chọn lọc, chuyển hoá và phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình NGUỒN GỐC CÓ TÍNH BƯỚC NGOẶT: CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN Chủ nghĩa Mác – Lê Nin là bước ngoặt cơ bản trong quá trình tìm đường cứu nước và quá trình phát triển tư tưởng HCM: Chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giác ngộ dân tộc đã phát triển và kết hợp... kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt Nam Người đã chỉ rõ: “Chúng ta đã thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng… chúng ta giành thắng lợi đó trước hết là nhờ vũ khí không gì thay đổi được là chủ nghĩa Mác – Lê Nin” Điểu đó chứng minh vai trò và ý nghĩa quyết định của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng HCM . điền. Về cơ cấu xã hội: giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa, giai cấp công nhân và tư sản Việt Nam ra đời. Từ khi tri u đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp thì giai cấp địa chủ phong. Nho giáo như là tri t lý hành động tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị. Tri t lý nhân sinh đó là tu thân dưỡng tính, đề cao văn hoá lễ giáo, đề cao truyền thống. trạng khủng hoảng, phát tri n nhanh và bền vững đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để phát tri n kinh tế, Đảng ta phải ổn định chính trị, “Phát tri n kinh tế là nhiệm

Ngày đăng: 26/06/2015, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan