Vai trò của đội ngũ giảng viên trong đào tạo nguồn nhân lực các trường Cao đẳng Thành Phố Việt Trì hiện nay

10 304 0
Vai trò của đội ngũ giảng viên trong đào tạo nguồn nhân lực các trường Cao đẳng Thành Phố Việt Trì hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vai trò của đội ngũ giảng viên trong đào tạo nguồn nhân lực các trường Cao đẳng Thành Phố Việt Trì hiện nay Nguyễn Thị Thúy Ngân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số 60 22 85 Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Văn Oánh Năm bảo vệ: 2013 Keywords. Chủ nghĩa xã hội khoa học; Đội ngũ giảng viên; Nguồn nhân lực. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, đầu tư cho nguồn lực con người thông qua hoạt động giáo dục - đào tạo được xem là một trong những hướng đầu tư có hiệu quả và quyết định tới khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đây là cội nguồn cho những bước đột phá, tạo nên những bước tiến trong tương lai. Để có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khi nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, với nhiều thuận lợi, khó khăn và thách thức phải vượt qua. Để đạt tới sự phát triển nhanh và bền vững của toàn xã hội chúng ta cũng cần có những chiến lược đầu tư phát triển NNL và giáo dục - đào tạo là một hướng đi cần thiết. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã khẳng định: phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, lấy việc phát triển nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tiếp đó Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “phát huy nhân tố con người và tăng cường nguồn lực con người để từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Đến Đại hội X Đảng lại nhấn mạnh: “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức”. Có thể nói, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, đầu tư cho con người là tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển, là đảm bảo cho sự phồn thịnh, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thực tiễn cho thấy giáo dục - đào tạo có vai trò đặc biệt quan trong trong việc phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục - đào tạo trong hệ thống trường học là con đường ngắn nhất, hệ thống và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho người học một cách cơ bản, có hệ thống và hiệu quả nhất. Hệ thống giáo dục ở nước ta hiện nay có nhiều cấp học, ngành học được xây dựng một cách có hệ thống, chặt chẽ và mang tính phát triển. Trong hệ thống giáo dục đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo, là lực lượng giúp cho người học xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, trang bị cho người học không chỉ là tri thức và phương pháp tư duy khoa học mà còn trang bị cho người học khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Chính vì vậy, vai trò của đội ngũ giáo viên rất quan trọng nó không chỉ có vai trò ở hiện tại mà nó còn được phát huy trong tương lai. Nhận định về vai trò của đội ngũ nhà giáo Đảng ta cũng khẳng định “giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Giáo dục đào tạo Cao đẳng nằm trong cấu trúc chung của hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân. Giáo dục đào tạo Cao đẳng, Đại học là khâu trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào quá trình CNH, HĐH đất nước. Ở cấp học này, đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo học sinh - sinh viên thành nguồn nhân lực có tri thức, có năng lực và phẩm chất, có đủ điều kiện để tiếp cận với các ngành nghề cụ thể hoặc có thể tiếp tục học tập nghiên cứu ở cấp học cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống các trường Cao đẳng “đội ngũ giáo viên vừa thiếu lại vừa thừa, một bộ phận nhỏ giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo, một số thiếu năng lực giảng dạy và tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó là sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm xói mòn phẩm chất của một số giáo viên gây ảnh hưởng xấu đến uy tín người thầy trong xã hội”. Chính điều này đã làm hạn chế việc thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ giáo viên, và điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trong giáo dục hiện nay đó là: nhiều học sinh - sinh viên lệch lạc về kiến thức, thiếu sự hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội, và một bộ phận không nhỏ học sinh - sinh viên suy thoái về đạo đức, lối sống. Phần lớn học sinh - sinh viên sau khi ra trường thiếu khẳ năng tự tìm kiếm việc làm, chưa vững vàng trước những biến đổi phức tạp của cuộc sống. Có thể nói chất lượng đào tạo của cấp học này chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu của cuộc sống đặt ra. Nghị quyết số 29 - NQ/TW “về đổi mới căn bẳn, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa throng điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tê” đã nhận định những hạn chế. Xuất phát từ nhu cầu về nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng của cả nước nói chung và của Tỉnh Phú Thọ nói riêng. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng Thành phố Việt Trì Tỉnh Phú Thọ ngày càng cao. Đội ngũ giảng viên cần phải làm tốt hơn nữa vai trò của mình trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phụ vụ cho sự phát triển của Tỉnh và cho cả nước. Để làm được như vậy đội ngũ giảng viên cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thê: Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người học; không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Từ thực tế đó tác giả chọn “Vai trò của đội ngũ giảng viên trong đào tạo nguồn nhân lực các trường Cao đẳng Thành phố Việt Trì hiện nay”. Làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành CNXHKH. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo và vai trò của đội ngũ giảng viên đối với việc phát triển nguồn nhân lực. Vì thế vấn đề giáo dục - đào tạo và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên được rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới. * Những công trình nghiên cứu đã xuất bản thành sách: “Con người Việt Nam, mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội” do GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên với nhiều vấn đề được phân tích trong đó có các vấn đề về phát triển giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong đó vấn đề phát hiện, tuyển chọn, giáo dục và đãi ngộ nhân tài được đặc biệt quan tâm. “Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia” của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2002). Những nội dung ở Công trình này là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến lĩnh vực chiến lược phát triển giáo dục. Công trình nghiên cứu trên đã đề cập, phân tích tính tất yếu phải tiến hành đổi mới giáo dục trên cơ sở khảo sát thực trạng nền giáo dục nước ta trong những năm qua. Qua đó phát hiện những vấn đề đặt ra nhìn từ góc độ mâu thuẫn, đồng thời dự báo xu hướng phát triển, nêu ra những quan điểm chỉ đạo của Đảng, phương hướng và giải pháp chung để nâng cao chất lượng giáo duc - đào tạo đáp ứng yêu cầu của đất nước ở thế kỷ XXI. Bàn về giáo dục Đại học, Cao đẳng trong những năm gần đây có những nghiên cứu: “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt nam”, TS Đỗ Minh Cương và GS.TS Nguyễn Thị Doan - chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2001). Ở đây hai tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm thực trạng và yêu cầu của xã hội đối với chất lượng nguồn nhân lực trong giáo dục Đại học, Cao đẳng ở nước ta. Từ đó các tác giả đã khẳng định cần thực hiện đồng bộ những giải pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực ở cả cơ cấu và chất lượng. “Trí thức giáo dục Đại học Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” của tác giả Nguyễn Văn Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, (2002). Cuốn sách tập trung nghiên cứu nội dung xây dựng đội ngũ giáo viên ở các trường Đại học. Tác giả đã luận giải về quá trình hình thành phát triển cũng như đặc điểm, vai trò, cơ cấu của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu của giáo dục Đại học trong thời kỳ CNH, HĐH. Không dừng lại ở đó, tác giả còn bước đầu đưa ra giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ tri thức này. * Những công trình dưới dạng luận án: Luận án PTS triết học của tác giả Phan Thanh Khôi (1992): “Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay”, Hà nội. Luận án đã đi sâu luận giải những chính sách xã hội với tư cách là động lực không chỉ về mặt vật chất mà cả mặt tinh thần để đội ngũ trí thức lao động sáng tạo ở nước ta có thể phát huy hơn nữa khả năng, tính tích cực và chủ động nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn đất nước. Luận án Tiến sĩ triết học của Phạm Văn Thanh (2001): “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác-Lênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay”, luận án chủ yếu bàn về đội ngũ giáo viên Mác-Lênin và vai trò của họ trong các trường Đại học ở nước ta hiện nay. Luận án Tiến sĩ triết học của Phan Văn Sơn (2000): “Cơ cấu và chất lượng trí thức giáo dục đại học ở nước ta hiện nay” Luận văn Thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Phương Linh (1999): “Vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong các trường Đại học và Cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay” Các đề tài này cũng đã đề cập đến những mặt, những khía cạnh khác nhau của tri thức nước ta với nghĩa là lực lượng giữ vai trò quyết định tới chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ngoài các công trình, đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án còn có khá nhiều các bài viết của các nhà khoa học đã được công bố trên báo, tạp chí trực tiếp bàn về đội ngũ giảng viên ở các trường Đại học Cao đẳng như: “Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đại học” của Nguyễn Đình Trí đăng trên báo Nhân dân, (2000). “Giảng viên với việc nâng cao chất lượng bài giảng” của Phạm Đình Đạt, Tạp chí Khoa học chính trị, (2001), số 6. “Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên Đại học hướng tới nền kinh tế tri thức” của Nguyễn Văn Duệ, Tạp chí Phát triển giáo dục, (2003), số 4. “Đội ngũ giảng viên và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học” của Võ Xuân Đàn, Tạp chí Hoạt động khoa học,(2004), số 2. “Chuẩn hóa nghề nghiệp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”của Trần Văn Dũng, Tạp chí Khoa học giáo dục (2011), số 69. “Một số ý kiến về quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học” của Đào Trọng Thi, Tạp chí Khoa học giáo dục (2011), số 66. Với những nội dung nghiên cứu của các công trình trên đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ giảng viên Đại học Cao đẳng. Các tác giả cũng đã khảo sát thực trạng cơ cấu chất lượng, đề xuất những phương hướng, giải pháp để xây dựng đội ngũ giảng viên, phát triển cơ cấu, chất lượng, nâng cao phẩm chất đạo đức, phát huy vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên khảo, hệ thống, trực tiếp bàn về nâng cao vai trò của đội ngũ giảng viên tại các trường Cao đẳng trên địa bàn cụ thể trong đó có Thành phố Việt Trì thuộc Tỉnh Phú Thọ. Do đó, trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu khoa học đi trước và đứng ở góc độ chuyên ngành CNXHKH, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của đội ngũ giảng viên trong đào tạo nguôn nhân lực các trường Cao đẳng thành phố Việt Trì hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ không trùng lặp với các luận văn, luận án đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò thực trạng của đội ngũ giảng viên trong việc đào tạo nguồn nhân lực các trường Cao đẳng thuộc Thành phố Việt Trì hiện nay, luận văn đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ giảng viên trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các trường Cao đẳng thuộc Thành phố Việt Trì. * Nhiệm vụ: Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Luận văn tập trung làm rõ những khái niệm, phân tích vai trò của đội ngũ giảng viên với tư cách là chủ thể quan trọng của quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các trường Cao đẳng. - Đánh giá thực trạng vai trò của đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng thuộc Thành phố Việt Trì hiện nay. - Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ giảng viên tại các trường Cao đẳng thuộc Thành phố Việt Trì hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Vai trò đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng thành phố Việt Trì trong quá trình giáo duc đào tạo nguồn nhân lực. * Phạm vi: Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy tại các trường Cao đẳng thuộc thành phố Việt Trì trong những năm gần đây. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của đội ngũ giảng viên trong quá trình giáo dục đào tạo học sinh, sinh viên Cao đẳng thành nguồn nhân lực có chất lượng. * Cơ sở thực tiễn: Luận văn nghiên cứu toàn bộ hoạt động của đội ngũ giảng viên tại các trường Cao đẳng thuộc thành phố Việt Trì hiện nay (từ 2008 đến 2012). * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, logic và lịch sử, thống kê điều tra xã hội học, gắn lý luận và thực tiễn chính trị - xã hội của vấn đề. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn xác định rõ quan hệ giữa đội ngũ giảng viên với nguồn lực học sinh, sinh viên Cao đẳng trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Luận văn đã làm rõ thực trạng của đội ngũ giảng viên tại các trường Cao đẳng thuộc thành phố Việt Trì hiện nay. Luận văn đã đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của đội ngũ giảng viên trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo tại các trường Cao đẳng thuộc thành phố Việt Trì trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa của luận văn - Về lý luận: Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy. - Về thực tiễn: Những kết quả đạt được của luận văn có thể là cơ sở thực tiễn để các trường tham khảo nhằm phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết: Chương 1: Đào tạo nguồn nhân lực và vai trò của đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng Thành phố Việt Trì trong đào tạo nguồn nhân lực. Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò đội ngũ giảng viên trong đào tạo nguồn nhân lực trong các trường cao đẳng Thành phố Việt Trì. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Anh (1999) “Đội ngũ trí thức trẻ trong các trường Đại học, Cao đẳng”, Báo Nhân dân (24/4), tr 4 2. Vũ Anh (1999), “Giáo dục Đại học thế kỷ XXI: tầm nhìn và hành động”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (4), tr 13-15. 3. Hoàng Chí Bảo (1993), “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học (1), tr .13-17. 4. Hoàng Chí Bảo (2001), “Toàn cầu hóa kinh tế và những tác động, ảnh hưởng của nó đối với giáo dục đào tạo ở nước ta”, Viện Khoa học Chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 5. Đặng Quốc Bảo (2003), “Kinh tế học giáo dục”, Tài liệu giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Khải Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), “Ngành giáo dục - đào tạo thực hiện nghị quyết trung ương hai khóa 8 và nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX”, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2005), “Niên giám thống kê Lao động Thương binh và xã hội năm 2004”, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 9. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Phạm Văn Diễn (2005), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của trường đại học bách khoa Hà nội”, Tạp chí Giáo dục (110), tr. 42-43. 11. Nguyễn Thị Doan (1999), “Giáo dục đại học chuẩn bị hành trang để hội nhập và phát triển trong thế kỷ XXI”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (2), tr. 17-18. 12. Nguyễn Văn Duệ (1997), “Đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học- thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Kinh tế và phát triển (17), tr. 57-60. 13. Phạm Đình Đạt (2001), “Giảng viên với việc nâng cao chất lượng bài giảng”, Tạp chí Khoa học chính trị (6), tr. 29-32. 14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1987), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6”, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7”, Nxb Sự thật, Hà Nội. 16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), “Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), “Văn kiện Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương khóa VII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), “Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, ban chấp hành trung ương khóa VIII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), “Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, ban chấp hành trung ương khóa VIII”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện hội nghị lần thứ sáu, ban chấp hành trung ương khóa IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Phạm Văn Đồng (1999), “Vấn đề giáo dục - đào tạo”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Trần Khánh Đức (2011), “Một số vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên đại học trong xã hội hiện đại”, Tạp chí Giáo dục (260), tr. 20-21. 28. Trần Thanh Giang (2006), “Xây dựng đội ngũ Giảng viên lý luận chính trị các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn Hà nội hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 29. Phạm Minh Hạc (1996) (chủ biên), “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Phạm Minh Hạc (1999), “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Phạm Minh Hạc (2001), “Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đặng Thị Thu Huyền (2011), “Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo”, Tạp chí Giáo dục (255), tr. 3-5. 33. Nguyễn Thị Giáng Hương (2011), “Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành giáo dục Việt Nam - một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Giáo dục (270), tr. 1-3. 34. Đoàn Văn Khái (2005), “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 35. Bùi Thị Ngọc Lan (2001), “Vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học chính trị (5), tr. 26-30. 36. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 38. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. C. Mác, Ph. Ăng ghen (1994), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. C. Mác, Ph. Ăng ghen (1996), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. C. Mác, Ph. Ăng ghen (1994), Toàn tập, Tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, Tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 43. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Xem lai 44. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, Tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội. 45. Hồ Chí Minh (1980), Toàn tập, Tập 9, Nxb Sự thật, Hà Nội. 46. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Hồ Chí Minh (1999), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (1995), Về xây dựng con người mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề học tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (1999), Về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Lê Thanh Nghị (2006), “Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 53. Như Nguyễn (2000), “Hội nghị Quốc tế và tuyên bố thế giới của Unesco về giáo dục đại học”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (10), tr. 36-38. 54. Phạm Công Nhất (2007), “Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Nguyễn Lê Ninh (1996), “Vai trò của người thầy trong chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (12), tr. 8. 56. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), “Dạy học hướng vào phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên”, Tạp chí Giáo dục (151), tr. 13-15. 57. Phạm Phụ (2000), “Vài ý kiến về giảng dạy ở đại học”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (3), tr. 26-28. 58. Huỳnh Phước (1996), “Vai trò của giáo dục đại học trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (10), tr. 19-20 và 23. 59. Trần Hồng Quân (1996), “Kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 1996 - 2000 và định hướng đến 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Báo cáo tại lớp Nghiên cứu nghị quyết đại hội VIII. 60. Nguyễn Văn Sơn (2002), “Tri thức giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Phạm Văn Thanh (1999), “Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (10), tr. 22-27. 62. Lâm Quang Thiệp (2000), “Dạy - học ở đại học và vai trò của nhà giáo đại học trong thời đại thông tin”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (5), tr. 11-14. 63. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình nguồn nhân lực, Nxb Lao động – Xã hội, Hà nội. 64. Thủ tướng Chính phủ (2005), “Nghị quyết đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020”, Hà Nội. 65. Trần Quốc Toản và Đặng Bá Lãm (2010), “Tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế đối với giáo dục”, Tạp chí Giáo dục (246), tr.1-5. 66. Nguyễn Đình Trí (2000), “Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học”, Báo Nhân dân (21), tr. 4. 67. Hoàng Thái Triển (2001), “Giáo dục với việc phát huy nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (2), tr. 14-15. 68. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 69. Vũ Duy Yên (2004), “Đổi mới giáo dục trước hết phải đổi mới những người làm giáo dục”, Tạp chí Khoa học (10), tr. 22-24. . cao đẳng Thành phố Việt Trì trong đào tạo nguồn nhân lực. Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò đội ngũ giảng viên trong đào tạo nguồn nhân lực trong các trường cao đẳng Thành phố. tượng: Vai trò đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng thành phố Việt Trì trong quá trình giáo duc đào tạo nguồn nhân lực. * Phạm vi: Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy tại các trường Cao đẳng. trạng của đội ngũ giảng viên trong việc đào tạo nguồn nhân lực các trường Cao đẳng thuộc Thành phố Việt Trì hiện nay, luận văn đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ giảng viên

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan