Vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hôm nay

8 364 1
Vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hôm nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hôm nay Nguyễn Thị Mai Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Triết học; Mã số: 60 22 03 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Văn Thịnh Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Triết học; Đạo đức; Đạo đức truyền thống dân tọc Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời với những giá trị truyền thống tốt đẹp, đặc biệt là các giá trị đạo đức truyền thống mang đậm tính nhân văn cao cả, đặc trưng cho cốt lõi văn hóa, tinh thần dân tộc. Xã hội càng phát triển, con người càng cần phải hiểu sâu sắc hơn những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Càng hướng tới sự văn minh và hiện đại, xã hội càng phải chú trọng đảm bảo những gía trị đạo đức, văn hóa đạo đức trong phát triển. Nếu không biết kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc thì xã hội sẽ không thể phát triển bền vững, cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng không thể bình yên, hạnh phúc. Là lực lượng nắm giữ vận mệnh đất nước trong tương lai, hơn ai hết, thế hệ thanh niên Việt Nam càng cần phải được kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, tiếp thu di sản quý báu mà ông cha để lại, tiếp tục giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho nó trường tồn cùng lịch sử. Thực tế cho thấy, ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên cũng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn vong và phát triển của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên. Khi đánh giá về thanh niên Hồ Chí Minh khẳng định: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của thanh niên Đảng ta khẳng định: “Sự nghiệp của đất nước ta thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định. Tương lai của dân tộc Việt Nam, sự phát triển của đất nước tuỳ thuộc vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên” [71, tr7]. Chính vì vậy việc giáo dục, đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên là một việc làm thường xuyên và cần thiết. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã và đang mang lại những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với những thành tựu đó đã tạo điều kiện cho thanh niên học tập, giao lưu với các nước, đặc biệt là các nước có nền khoa học - công nghệ tiên tiến. Từ đó giúp cho thanh niên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu, có cơ hội tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Ngoài ra, chính sự năng động của cơ chế thị trường đã tôi luyện cho thanh niên có được bản lĩnh đáng quý: nhạy bén, quyết đoán, thích khám phá cái mới, vươn lên để tự khẳng định mình. Thế nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được đã nảy sinh những hạn chế nhất định do cơ chế thị trường mang lại, đó là sự xuất hiện đến mức báo động các hiện tượng phản đạo đức, phi nhân tính trong đời sống xã hội. Chính lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thói ích kỷ, buông thả, phai mờ lý tưởng, bất chấp đạo lý… đang từng ngày, từng giờ làm xói mòn, băng hoại những nét đẹp văn hoá, đặc biệt là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Trước những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, công nghiệp hóa và toàn cầu hóa hiện nay đã đặt ra hàng loạt vấn đề đối với thanh niên là làm thế nào để thanh niên trong tương lai đủ sức đáp ứng yêu cầu của đất nước đặt ra? Làm thế nào để họ có thể tự định hướng đúng, hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay? Làm thế nào để những ảnh hưởng tiêu cực không làm suy giảm nguồn lực trẻ ? Do vậy, việc xây dựng đạo đức cho thanh niên càng cần thiết phải chú trọng kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, chuẩn bị đầy đủ hành trang từ truyền thống, nhằm tạo nền tảng, bệ đỡ tinh thần cho họ vững bước vào đời. Có như vậy, sự phát triển nhân cách, đạo đức của thanh niên mới tránh được những hụt hẫng, lệch lạc, những xung đột có tính thế hệ và giá trị. Mặc dù Đảng ta có nhiều quan điểm, chủ trương nhằm kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung, cho thanh niên nói riêng, thế nhưng việc cụ thể hoá các quan điểm, đường lối ấy của Đảng ở một số nơi làm chưa tốt. Ba Vì là một huyện bán sơn địa, nằm phía Tây Bắc cuả thủ đô Hà Nội. Với số dân là hơn 265.000 người (2009), trong đó thanh niên chiếm tương đối lớn với khoảng 81000 người (2009). Đây là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Ba vì nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù các chủ thể giáo dục đã có nhiều cố gắng trong quá trình giáo dục các giá trị đạo đức cho thanh niên, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho hiệu quả giáo dục chưa cao, thậm chí ở một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức Đoàn còn xem nhẹ hoặc chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Điều đó đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải nhận thức đúng đắn, sự cần thiết và tìm ra những giải pháp thích hợp để phát huy tốt các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên cả nước nói chung và thanh niên huyện Ba Vì hiện nay nói riêng. Vì vậy, Tôi chọn đề tài “Vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay”làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề giá trị đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức nói chung, cho thanh niên nói riêng đã được Đảng ta và nhiều nhà khoa học bàn đến. Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) Đảng ta đã đề cập đến vấn đề kế thừa giá trị văn hoá truyền thống dân tộc để xây dựng nền văn hoá Việt Nam với nội dung “dân tộc - khoa học - đại chúng”; Nghị quyết Trung ương 5 Ban chấphành trung ương khoá VIII (1998) với nội dung: “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Công trình của Trần Văn Giầu: giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980. Trong công trình này, tác giả đề cập đến cơ sở hình thành, nội dung và những biểu hiện của giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, trong đó chủ yếu là những giá trị đạo đức.Đề tài KX – 07 – 02 mang tên: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam, do Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang chủ trì, đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của các giá trị truyền thống Việt Nam, phân tích nội dung cấu thành của truyền thống Việt Nam, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của di sản truyền thống đồng thời đưa ra những khuyến nghị về phương hướng và giải pháp giáo dục, phát huy các giá trị truyền thống để giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Khi đất nước chuyển nền kinh tế từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến đổi và định hướng giá trị trong nền kinh tế thị trường. Theo hướng nghiên cứu này, có các công trình tiêu biểu đáng chú ý là chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.07 “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội”, gồm 19 đề tài, trong đó có đề tài mang mã số KX.07.04 của các tác gỉa: Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang nghiên cứu về: Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị; Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết: Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường Công trình nghiên cứu “Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp” (Nxb Văn hóa - thông tin và viện văn hóa, 2007) của các tác giả Lê Quí Đức và Hoàng Chí Bảo đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về văn hóa đạo đức, trên cơ sở đó, phân tích sâu sắc thực trạng văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay trên nhiều bình diện, đặc biệt là những biến đổi trong các gía trị chuẩn mực văn hóa đạo đức. Các ông khẳng định: “Ngày nay hệ giá trị đạo đức dân tộc đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội mà chủ yếu là việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc mở cửa hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống tất yếu cũng biến đổi theo xu hướng tích cực và tiêu cực, tạo nên những màn sáng, tối của đời sống tinh thần, đạo đức hiện nay”. [63, tr85] Tìm ra nguyên nhân của thực trạng văn hóa đạo đức hiện nay, các tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản, có tính khả thi cao nhằm xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay. Vấn đề về xây dựng đạo đức nói chung và xây dựng đạo đức cho thanh niên hiện nay cũng có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu. Tác giả Trịnh Duy Huy trong cuốn “xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Nxb Chính trị Quốc Gia, 2009) cho rằng: “đạo đức mới ở Việt Nam là một hình thức đặc thù của đạo đức cộng sản, tính đặc thù của nó được qui định bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam, truyền thống đạo đức dân tộc và dấu ấn Hồ Chí Minh [25, tr.69]. Đó là luận án tiến sỹ triết học của Võ Văn Thắng với đề tài “kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”. Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005, trên cơ sở phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong quá trình kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay, đã nhận định: “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để xây dựng lối sống mới là một quá trình phấn đấu công phu, bền bỉ và khó khăn, đòi hỏi phải được tiến hành một cách thường xuyên, kiên trì và thận trọng” [65, tr.134]. Một số chuyên khảo tiêu biểu đi sâu nghiên cứu nhằm xác định các giá trị đạo đức truyền thống làm cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn hoá đặc biệt là đời sống văn hoá và con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đó là: luận án tiến sỹ triết học của Trần Sỹ Phán với đề tài “Giáo dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999; “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Quế (luận văn thạc sỹ, 2000); “Giá trị đạo đức và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội” của Mai Xuân Lợi, (tạp chí Triết học số 3, 2001); “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay”của Doãn Thị Chín (luận văn thạc sỹ, 2004). Bên cạnh các đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, những luận án, luận văn còn có nhiều bài báo tập trung tìm hiểu vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện hiện nay, chẳng hạn, Lê Thị Tuyết Ba, “vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường” (Tạp chí triết học, số 5, 2002); Trần Sỹ Phán, “Vai trò của giáo dục đạo đức đối với việc hình thành và phát triển nhân cách trong giai đoạn hiện nay” (Tạp chí giáo dục lý luận, số 1, 1999). Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập và luận giải đến nhiều bình diện khác nhau của đời sống đạo đức xã hội. Trong đó, những vấn đề về vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, xây dựng đạo đức, đặc biệt là xây dựng đạo đức cho thanh niên nhận được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong việc giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức cho thanh niên nói riêng là vấn đề đang có biến đổi phức tạp, vì thế cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Do sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ba Vì tươi đẹp và vì chưa từng có một đề tài nào nghiên cứu về vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì, nên Tôi chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ của mình. Những kết quả nghiên cứu trong một số công trình trên đây là nguồn tư liệu quý giá để tác giả tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì những năm vừa qua, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Phân tích rõ nội dung giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. - Làm rõ sự cần thiết và nội dung xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay. - Phân tích vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì về mặt lý luận và thực tiễn những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và vai trò của nó trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống là vấn đề phong phú, phứ ctạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu từ nhiều góc độ, nhiều nhân tố tác động và nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ đề cập đến một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc như: truyền thống yêu nước, truyền thống cần cù lao động, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái và vai trò của nó trong việc xây dựng đạo đứcchothanh niên huyện Ba Vì hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận của luận văn Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về đạo đức và đạo đức thanh niên. Ngoài ra luận văn còn tham khảo, kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp giữa phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Phân tích và làm rõ thực trạng thực hiện vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay. - Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 6 tiết References 1. Lê Thị Tuyết Ba (1999), “Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Triết họcsố 1, trang 9-11. 2. Lương Gia Ban (2011), “Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” , Tạp chí Triết học số 2, trang 16-19. 4. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (2003), “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (1). 5. Vũ Đảm (2003), “Từ tư tưởng Hồ Chí Minh xác định lý tưởng của thanh niên hiện nay”, Tạp chí Thanh niên, (13). 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1995), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. .Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị Trung ương bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1997),Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 16. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VIII, Nxb Thanh niên. 17. Phạm Văn Đồng (1998), Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 18. Lê Quí Đức - Hoàng Chí Bảo (2007), văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội 19. Trần Văn Giầu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Trần Văn Giầu (1998), Hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam, tạp chí triết học số 16, tr 10-11 21. Nguyễn Thị Thanh Hà (2007), Giáo dục đạo đức truyền thống của việc xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Triết học (2004), Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 23. Mai Xuân Hợi, Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội, Tạp chí triết học số 9năm 2006. 24. Trịnh Duy Huy (2006) “Đạo đức mới- đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau”, Tạp chí Triết học số 1, trang 43-47. 25. Trịnh Duy Hưng (2009), xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Huyên (1998),“Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, Tạp chí Triết học số 4, trang 8-11. 27. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá”, Tạp chí Triết học số 12, trang 33-34. 28. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học số 2 trang 63-66. 29. Huyện Đoàn Ba Vì (2010), Báo cáo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên. 30. Huyện Đoàn Ba Vì (2011), Báo cáo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên. 31. Huyện Đoàn Ba Vì (2012), Báo cáo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên. 32. Huyện Đoàn Ba Vì (2013), Báo cáo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên. 33. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Vũ Khiêu (1975), Lao động - nguồn vô tận của mọi giá trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 35. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Nguyễn Thế Kiệt (1996), “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, tr.9-11. 37. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2001), ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. La Quốc Kiệt (chủ biên) (2002), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Lương Quỳnh Khuê (1992), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, Tạp chí Triết học, số 4, trang 26-29. 40. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập 1, chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, đề tài KX. 07-02, Hà Nội. 41. Thanh Lê (2004), Giáo dục lối sống nếp sống mới, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. 42. V.I Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 43. V.I Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 44. Nguyễn Văn Lý (2001), Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 45. Nguyễn Ngọc Long (2001), “Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo quản lý”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4) 46. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên)(2001), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. C Mác- Ph.Ăngghen – V.Lênin (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội. 48. C.Mác- Ph. Ăngghen (1995), Biện chứng của tự nhiên,Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. C Mác- Ph.Ăngghen (1993), Hệ tư tưởng Đức, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. C.Mác- Ph.Ăngghen (1995), Luận cương về Phoiơbắc,Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. C.Mác- Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Đỗ Mười (1996), Lý tưởng của thanh niên trong thời kỳ mới, Nxb Thanh niên. 60. Trần Quang Nhiếp(2003), "Lênin với thanh niên - cơ sở tư tưởng đổi mới công tác giáo dục thanh niên",Tạp chí Cộng sản, (26). 61. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XX (2005 - 2010). 62. Phan Đình Nghiệp (2002), Giáo dục lý tưởng cho thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên. 63. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 64. Nguyễn Văn Phúc (2006), “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 11 trang 3-8. 65. Nguyễn Văn Phúc (2007), “Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới”, Tạp chí Triết học số 3, trang 3-7. 66. Hoàng Kim Quế (2002), “Vấn đề kết hợp quản lý xã hội b”ng pháp luật với giáo dục và nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 12, trang 28-31. 67. Hồ Sĩ Quý (1999), Tìm hiểu về văn hóa và văn minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Mai Thị Quý (2007), “Tác động của toàn cầu hoá đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Triết học số 5 trang 20-25 69. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng chính trị cách mạng đối với cán bộ, công chức, Đảng viên, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2006), Nxb Lao động, xã hội, Hà Nội. 70. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng chính trị cách mạng đối với cán bộ, công chức, Đảng viên, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2006), Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội. 71. Tổng quan tình hình thanh niên công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (2003), Nxb Thanh niên. 72. Đào Thị Tùng (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng”, Thông tin công tác Trường chính trị, (2), tr.1-9. 73. Nguyễn Dình Tường (2006), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá”, Tạp chí Triết học (5), tr.28-32. 74. Phạm Ngọc Thạch (đồng tác giả) (1998), Lịch sử triết học (chủ biên: Nguyễn Hữu Vui), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 75. Võ Văn Thắng (2006), “Nhân ái- một giá trị văn hoá truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (7), tr.39-43. 76. Hữu Thọ (1997), “Thanh niên với việc rèn luyện lý tưởng cách mạng”, Báo Nhân dân 77. Thái Thanh Thuỷ (2006), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ và giáo dục thế hệ trẻ”, Thông tin công tác Trường chính trị số 1 trang 6-9. 78. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma tuý, mại dâm (2010), Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động phòng chống AIDS, ma tuý, mại dâm 2010 - 2011. 79. Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì,Báo cáo đại biểu mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Ba Vì lần thư XII, nhiệm kỳ (2014- 2019) 80. Huỳnh Khái Vinh- Nguyễn Thanh Tuấn (1997), Bàn về khoan dung trong văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. . truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên cả nước nói chung và thanh niên huyện Ba Vì hiện nay nói riêng. Vì vậy, Tôi chọn đề tài Vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay. - Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên. dung giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. - Làm rõ sự cần thiết và nội dung xây dựng đạo đức cho thanh niên huyện Ba Vì hiện nay. - Phân tích vai trò giá trị đạo đức truyền thống dân

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan