Tính thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu

6 3.5K 46
Tính thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: Tính thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu

Mục lục a.dặt vấn đề b.giải quyết vấn đề I.Tính không thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu 1.Căn cứ vào nguồn 2.căn cứ vào nội dung các chế định pháp luật II.nguyên nhân dẫn tới tình không thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu c.Kết luận A.đặt vấn đề Trong một thời gian dài, nhà nước phong kiến thiếu một hệ thống pháp luật có hiệu lực thống nhất trong phạm vi toàn quốc, hầu như mỗi lãnh địa, mỗi địa phương đều có pháp luật riêng của mình và những quy định có tính chất đia phương . Nhiều khi có hiệu lực thực tế cao hơn những quy định pháp luạt của trung ương . Vì thế, tình trạng “ phép vua thua lệ làng”, tình trạng thiếu những quy định pháp luật thống nhất giữa các địa phương khá phổ biến trong các nhà nước phong kiến Tây Âu. Thực trạng này được Votage phản ánh khá sinh động trong các tác phẩm của ông là: “ Nếu anh du ngoại trên đất Pháp, thì mỗi ần anh thay ngựa là mỗi lần luật lệ thay đổi”. B.giải quyết vấn đề I. Tính thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu 1. Căn cứ vào nguồn a. Mỗi thời kỳ sử dụng những nguồn luật khác nhau Khi chế độ phong kiến mới được hình thành, luật pháp được áp dụng hầu như chỉ là tập quán pháp. Ví dụ: Trước khi Clovit ban hành luật Xa liêng bằng văn bản, mọi tội phạm của người Frang đều được xét xử trong đại hội nhân dân hay hội đồng xét xử của công xã Mác cơ (các công xã nông thôn). Trong khi xét xử, nếu không tìm ra được chứng cứ phạm pháp, thì dùng phương pháp “thần thánh phán tài”. Phương pháp này được thực hiện bằng hai cách. Một là, bị cáo và toàn thể gia đình phải thề độc, vì con người thời bấy giờ cho rằng thần thánh không bao giờ cho bị cáo thề sai. Hoặc là, bị cáo phải cầm một miếng sắt nung đỏ, hay nhúng tay vào nước sôi. Vết thương được buộc lại. Ít lâu sau, nếu vết thương khỏi thì bị cáo vô tội, và ngược lại. Từ đầu thế kỷ VI, bắt đầu có các bộ luật thành văn, như: luật Xalich, luật Vidigit, luật Xăc xông,…những luật này được biên soạn rất đơn giản hầu như chỉ quy định việc nộp phạt các loại tội. Thực chất, những luật này chỉ là những tâp quán của các tộc người trước đây giờ được văn tự hóa, nhuwg đã ít nhiều phản ánh được những quan hệ kinh tế, xã hội buổi ban đầu của chế độ phong kiến. Chẳng hạn, theo luật Xa lích của người Frang, số tiền phạt khi giết một người lính của nhà vua gấp ba lần số tienf phạt giết một người dân thường, giết một người La Mã tự do thì số tiền phạt chỉ bằng một phần ba số tiền phạt giết một người Frang, giết một nô lệ thì số tiền lại càng ít, chỉ bằng tiền phạt ăn cắp một con bò. Thế kỷ IX, khi trạng thái phân quyền cát cứ được xác lập thì ở mỗi lãnh địa sẽ áp dụng luật của lãnh chúa. Vì mục đích của bản thân mình mà mỗi lãnh chúa lại đặt ra những luật lệ đối với lãnh địa của mình. Bắt đầu từ thế kỷ XV, chế độ quân chủ chuyên chế được xác lập trở lại. Luật pháp của nhà vua lại có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ. b.tùy từng vùng, từng quốc gia thì sử dụng những nguồn khác nhau Ở miền Bắc nước Pháp, yếu tố kinh tế hàng hóa kém phát triển, nên ở đây chủ yếu sử dụng tập quán pháp của bộ luật Xa lích. Người ta coi miền Bắc nước Pháp là quê hương của tập quán pháp hay pháp luật thành văn. Ở miền Nam nước Pháp, yếu tố kinh tế hàng hóa phát triển hơn miền Bắc, nên luật La Mã có ảnh hưởng sâu rộng và luật thành văn cũng sớm phát triển so với miền Bắc. Do nền kinh tế hàng hóa phát triển các hoạt động trao đổi diễn ra nên chế định hợp đồng trong luật La Mã được sử dụng nhiều. Trong các thành phố tự tri, chính quyền thành phố đưa ra luật lệ của mình để điều chỉnh những quan hệ trog thành phố. 2. Các chế định pháp luật a. Mỗi thời kỳ thì nội dung chế định không thống nhất Chế định hôn nhân và gia đình: Trong thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, chủ yếu sử dụng tập quán pháp, bộ luật Xa lích nghiêm cấm tục cướp vợ hoặc mua bán vợ. Đồng thời luật quy định, số tiền mua vợ được người chồng thay bằng quà cưới, sau đó trở thành tài sản chung của gia đình. Phụ nữ đi lấy chồng được mang theo của hồi môn. Theo phong tục, để giư lại toàn bộ tài sản cho dòng họ, người phụ nữ góa thường phải lấy anh hoặc em trai chồng (chưa có vợ). Bộ luật Xa lích cũng quy định người phụ nữ góa có thể đi lấy người khác, nhưng với hai điều kiện: phỉa được gia đình chồng cũ ưng thuận và người chồng mới phải nộp cho gia đình người chồng cũ một khoản tiền nhất định. Về sau, luật hôn nhân và gia đình càng chịu ảnh hưởng của thế lực nhà thờ và luật lệ Thiên Chúa giáo. Luật lệ tôn giáo và luật pháp nhà nước đều không thừa nhận việc li hôn. Người phụ nữ thường bị mất năng lực quản lý về tài sản. Chế định quyền sở hữu: Ban đầu của chế độ phong kiến, quyền sở hữu ruộng đất ở công xã (công xã láng giềng chứ không còn là công xã thị tộc) thuộc về công xã. Theo bộ luật Xa lích, ruộng đất được đem chia cho các thành viên của công xã và được cha truyền con nối. Điều 59 quy định, khi một thành viên công xã chết ruộng đất chỉ có thể được truyền lại cho con trai, còn con gái không có quyền thừa kế ruộng đất. Nếu người chết không có con trai thì ruộng đất phải trả lại cho công xã. Đến thời vua Sin pê rích(561-584), nhà vua ban hành lệnh mà trong đó quy định: nếu người chết không có con trai, thì ruộng đất được truyền cho con gái, không phải trả lai cho công xã nữa. Theo luật Xa lích, chế độ tư hữu về động sản đã xuất hiện. Trên danh nghĩa, toàn thể lãnh thổ của vương quốc được xem như tài sản của nhà vua,và các vua tiến hành việc phân phong ruộng đất cho các thần thuộc (lãnh chúa) của mình. Trong thời kỳ phân quyền cát cứ: quyền sở hữu thực chất thuộc về các lãnh chúa; luật lệ của các lãnh chúa có những đặc điểm chi tiết khác nhau, nhưng đều thực hiện nguyên tắc “không đất nào là không có chủ” Thời kỳ nhà nước quân chủ chuyên chế được xác lập trở lại:quyền sở hữu lại trở về tay nhà vua. b. Từng quốc gia, từng vùng lãng thổ lại có nội dung các chế đinh khác nhau Ở mỗi lãnh địa có những chế định khác nhau,những quy định về lĩnh canh ruộng đất cùng các nghĩa vụ địa tô, lao dịch…của nông nô đối với lãnh chúa. Do lãnh chúa đặt ra tùy vào điều kiện lãnh địa của mình nhằm mục đích bóc lột được nông nô càng nhiều càng tốt. II. Nguyên nhân dẫn tới tính không thống thất của pháp luật phong kiến Tay Âu Do nguồn luật rất phức tạp và phong phú: Tập quán pháp là một trong những nguồn quan trọng nhất của pháp luật.Nó bắt nguồn từ nhiều phong tục tập quán của các bộ tộc người Giemanh. Những tập quán pháp chủ yếu được tập hợp trong bộ luật Xa lích (vào khoảng cuối thế kỷ V đầu thế kỷ VI). Nguồn thứ hai cũng rất quan trọng là ngững quy định dẫn chiếu từ luật La Mã cổ đại. Vậy tại sao luật La Mã của thời kỳ chiếm hữu nô lệ lại được viện dẫn trong thời kỳ phong kiến ? Thứ nhất là do luật pháp thành văn của chế độ phong kiến Tây Âu ra đời chậm, tập quán pháp không bao trùm hết các quan hẹ xã hội phổ biến. Thứ hai là do, luật La Mã điều chỉnh rất rộng và cụ thể các quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ dân sự, kĩ thuật lập pháp lại rõ ràng, chuẩn xác. Nguồn thứ ba:là luật pháp của triều đình; bao gồm chiếu chỉ,mệnh lệnh của nhà vua, các án lệ và quyết định của tào án nhà vua. Đặc biệt,luật lệ của giáo hội Thiên chúa cũng là một nguồn luật. Luật lệ nhà thờ không chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội về tôn giáo, mà còn điều chỉnh các quan hệ khác trong xã hội. Bản thân các nguồn luật không thống nhất. Ví dụ:luật cảu giáo hội mau thuẫn với luật của nhà vua. Xuất phát từ hình thức nhà nước :trạng thái phân quyền cát cứ,mỗi lãnh địa một luật lệ riêng. Do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng, giữa các quốc gia Sự lũng đoạn của giáo hội và nhà thờ khiến cho tôn giáo trở thành một thế lực độc lập với nhà vua có pháp luật và có tòa án riêng. Khác với phương Đông :nhất là nhà nước Trung Quốc: vương quyền luôn gắn với thần quyền Tộc giemanh chinh phục đế quốc La Mã đang trong thời kỳ tan rã của chế độ thị tộc nguyên thủy chưa có nhà nước, pháp luật cho nên không có một hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ. Việc áp dụng các tạp quán pháp tạo nên tính tản mạn, cục bộ, địa phương không thống nhất áp dụng trên toàn quốc gia. C. kết luận Như vậy, do ra đời và tồn tại gắn liền với quan hệ xã hội phong kiến cùng với tình trạng phân quyền cất cứ nên pháp luật phong kiến thiếu tính thống nhất do cùng lúc tồn tại pháp luật lãnh chúa cùng pháp luật nhà vua. Vì những mục đích riêng mà mỗi lãnh chúa lại có những quy định riêng cho phù hợp với điều kiện ở mỗi lãnh địa của mìn. Điều đó làm cho pháp luật của triều đình bị hạn chế khả năng tác động đến các địa phương. Mặt khác, nhiều khi pháp luât là sự tập hợp các tập quán ở các địa phương nên pháp luậttính cục bộ, được hình thành một cách tự phát, chậm chạp lại có tính bảo thủ, rất khó thay đổi nên hiệu quả tác dụng thấp. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,nxb.CAND, HN, 2005 2. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật 3. Hưỡng dẫn ôn tập . không thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu c.Kết luận A.đặt vấn đề Trong một thời gian dài, nhà nước phong kiến thiếu một hệ thống pháp luật. hội phong kiến cùng với tình trạng phân quyền cất cứ nên pháp luật phong kiến thiếu tính thống nhất do cùng lúc tồn tại pháp luật lãnh chúa cùng pháp luật

Ngày đăng: 10/04/2013, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan