quản trị tri thức bài hc

16 196 0
quản trị tri thức  bài hc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Việt Nam, đối với nhiều người, khái niệm quản trị tri thức (knowledge management) dường như còn khá mới mẻ, thậm chí hơi mơ hồ, cho dù trên thế giới ngành này ra đời đã được 15 năm. Xã hội đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Tri thức ngày càng trở nên quan trọng trong sự thành công củamỗi doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế. Không có tri thức, doanh nghiệp khó có thể đạt đến sự thành công trên con đường phát triển của thời đại. Tri thức tài sản của công ty nếu không được nhìn nhận và quản lý tốt sẽ vô tình thất thoát, tạo những khoảng trống phát triển thiếu bền vững không dễ gì lấp đầy. Quản trị tri thức đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Quản trị tri thức đang dần chiếm được tầm quan trọng to lớn đối với kinh doanh hiện đại. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn trên toàn cầu như hiện nay, có thể nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến những vấn đề lớn như duy trì sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí hay giữ chân người tài…, còn vấn đề quản trị tri thức thì để lại sau. Tuy nhiên, chưa chắc đó là một quyết định khôn ngoan nhất, bởi vì công tác quản trị tri thức có thể hỗ trợ ban lãnh đạo giải quyết những vấn đề nêu trên, thậm chí còn hơn thế nữa.

Lời mở đầu Ở Việt Nam, đối với nhiều người, khái niệm quản trị tri thức (knowledge management) dường như còn khá mới mẻ, thậm chí hơi mơ hồ, cho dù trên thế giới ngành này ra đời đã được 15 năm. Xã hội đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Tri thức ngày càng trở nên quan trọng trong sự thành công củamỗi doanh nghiệp, mỗi nền kinh tế. Không có tri thức, doanh nghiệp khó có thể đạt đến sự thành công trên con đường phát triển của thời đại. Tri thức - tài sản của công ty nếu không được nhìn nhận và quản lý tốt sẽ vô tình thất thoát, tạo những khoảng trống phát triển thiếu bền vững không dễ gì lấp đầy. Quản trị tri thức đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Quản trị tri thức đang dần chiếm được tầm quan trọng to lớn đối với kinh doanh hiện đại. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn trên toàn cầu như hiện nay, có thể nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến những vấn đề lớn như duy trì sản xuất - kinh doanh, cắt giảm chi phí hay giữ chân người tài…, còn vấn đề quản trị tri thức thì để lại sau. Tuy nhiên, chưa chắc đó là một quyết định khôn ngoan nhất, bởi vì công tác quản trị tri thức có thể hỗ trợ ban lãnh đạo giải quyết những vấn đề nêu trên, thậm chí còn hơn thế nữa. Ông Nguyễn Trường Sơn hiện là chuyên viên nghiên cứu và phân tích, Trung tâm Tri thức kinh doanh (CBK) tại Công ty Ernst&Young Việt Nam. Ông Sơn tốt nghiệp Đại học Hóa công nghệ Praha và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Ông có 6 năm kinh nghiệm làm việc tại Ernst&Young Việt Nam và trước đó là 10 năm kinh nghiệm làm việc tại một công ty luật quốc tế. Chẳng hạn như khi công ty gặp phải nạn chảy máu chất xám, chuyên gia giỏi ra đi mang theo bao kinh nghiệm hay bí quyết nghề nghiệp…, công việc kinh doanh chung sẽ bị gián đoạn hay ít nhất cũng bị ảnh hưởng cho đến khi tìm được người tương xứng thay thế. Tuy nhiên, tình huống trên có thể tránh được nếu công ty thực hiện tốt công tác quản trị tri thức, đó là thu thập, lưu giữ, chia sẻ và sử dụng thông tin, kiến thức và bí quyết nghề nghiệp không chỉ ở cấp độ từng cá nhân mà ở cấp độ toàn doanh nghiệp. Để tri thức của mỗi cá nhân biến thành tài sản tri thức của doanh nghiệp, để mọi người có thể cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung, đòi hỏi phải có một cơ chế, quá trình kiến tạo, lưu giữ, chia sẻ, và phát triển trong mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài: “Vai trò của quản trị tri thức trong doanh nghiệp. Minh họa bằng ví dụ thực tế tại một cơ sở”. Và doanh nghiệp nhóm chúng tôi đã thống nhất tìm hiểu đó là Công ty Google. 1 I.Quản trị tri thức trong công ty Google 1. Giới thiệu khái quát về Google - Google được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1998 bởi hai sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Stanford là Larry Page và Sergey Brin. Ban đầu họ đã tạo ra một công cụ tìm kiếm có tên là “BackRub”. Công cụ này sử dụng các liên kết để xác định tầm quan trọng của từng trang web. Vào năm 1998, họ đã chính thức hóa sản phẩm của mình, sáng lập nên công ty mà ngày nay bạn biết đến với tên gọi Google. - Các nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đã đặt tên công cụ tìm kiếm mà họ tạo ra là “Google”, cách chơi chữ của từ “googol”, thuật ngữ toán học có nghĩa là số 1 được theo sau bởi 100 số 0. Tên này phản ánh khối lượng thông tin khổng lồ hiện có và phạm vi sứ mệnh của Google: sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin này trở nên hữu dụng và có thể truy cập trên toàn cầu. Biểu trưng doodle đầu tiên của Google cho lễ hội Burning Man, tháng 8 năm 1998. - Kể từ đó, Google đã phát triển rất nhanh. Từ cung cấp dịch vụ tìm kiếm bằng một ngôn ngữ, Google giờ đây đã cung cấp hàng tá sản phẩm và dịch vụ bao gồm các 2 dạng quảng cáo và ứng dụng web khác nhau dành cho mọi loại công việc bằng rất nhiều ngôn ngữ. Và khởi đầu từ hai sinh viên ngành khoa học máy tính trong một căn phòng ở ký túc xá của trường đại học, giờ đây Google đã có hàng nghìn nhân viên và văn phòng trên khắp thế giới. Bức vẽ nguệch ngoặc biểu trưng của Google cho ngày sinh của Robert Louis Stephenson, tháng 11 năm 2010. Đến nay, biểu tượng của Google đã sắc nét hơn, ý nghĩa hơn và có nhiều tiện ích hơn khi mà chỉ cần 1 cái click chuột, người dung có thể tìm thấy thong tin về sự kiện đáng nhớ trong ngày hôm đó. Ví dụ như biểu tượng của google vào ngày 22/4/2013- ngày trái đất: 3 Sau đây là một số thông tin về các lĩnh vực hoạt động của Google -Sản phẩm của Google • Trợ giúp: Trợ giúp với tìm kiếm, dịch vụ và sản phẩm của Google, … • Tính năng tìm kiếm trên web của Google: Bản dịch, Xem trang đầu tiên tìm được, đã lưu trong bộ nhớ cache … • Công cụ & dịch vụ của Google • Thanh công cụ, Web API của Google, nút … • Google Labs: Ý tưởng, bản trình diễn, thử nghiệm … - Dành cho chủ sở hữu trang web • Quảng cáo: AdWords, AdSense … • Giải pháp kinh doanh: Công cụ tìm kiếm Google, Google Mini, Tìm kiếm trên web … • Trung tâm quản trị trang web: Trung tâm một trạm cung cấp thông tin toàn diện về cách Google thu thập thông tin và lập chỉ mục các trang web … • Gửi nội dung của bạn đến Google: Thêm trang web, Google Base, Google Sitemaps … 4 Tuy vậy nhưng tại Việt Nam Google không có Công ty hay bất kỳ văn phòng đại diện nào cả. Có một Văn phòng đại diện của Google tại Châu Á nằm ở Đài Loan, vì lý do phát triển cho hệ điều hành mở (Open OS) Android, được phụ trách bởi các chuyên gia của Google. 2. Vai trò, đặc trưng của quản trị tri thức trong Google Không phải ngẫu nhiên mà cụm từ “Kinh tế tri thức”, nói đầy đủ là “Nền kinh tế tạo ra giá trị và phát triển chủ yếu dựa vào tri thức” (knowledge-based economy), trở thành câu nói cửa miệng của xã hội trong những năm gần đây. Những giá trị, những lợi thế và sức mạnh cạnh tranh của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đang dần thay đổi. Thế giới đang ngày càng trở nên phẳng hơn bao giờ hết trong môi trường hội nhập quốc tế. Thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức đã thực sự định hình. Những nhân tố tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp không còn là vốn đất đai, vốn tư bản, vốn tài chính hay vốn công nghệ mà nhường chỗ cho nhân tố vốn tri thức, là khả năng doanh nghiệp “nắm giữ bao nhiêu tri thức và sử dụng nó như thế nào để hiệu quả nhất”. Vốn tri thức và rộng lớn hơn nữa là Quản trị tri thức đang thực sự trở thành nhân tố chủ đạo tạo nên những bước tiến thần kỳ của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Vậy Google xây dựng áp dụng mô hình quản trị tri thức như thế nào để có đủ sức mạnh cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường. Tom Davenport cùng với một người đồng nghiệp của mình ở trường Babson đã cùng nhau viết một bài báo về Google trong một số xuất bản gần đây của Tạp chí Harvard Business Review. Trong đó ông có nói: ‘Đối với tôi, Google thực sự khác biệt ở chỗ: họ là một tổ chức nguyên mẫu đầu tiên của Thế kỷ XXI, được xây dựng bởi ngân hàng dữ liệu và hoạt động nhờ những công việc tri thức. Tôi không đánh giá về giá trị cổ phiếu của Google (tôi thừa nhận là mức giá 85 USD/ một cổ phiếu IPO của Google có vẻ như quá cao, và điều đó đã được định liệu trước) hay việc công ty sẽ tiếp tục phát triển bằng một sản phẩm thành công khác để bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu và quảng cáo. Điều gây ấn tượng với tôi chính là phương pháp lãnh đạo của Google. Nếu bạn bắt đầu thiết kế ý tưởng về một tổ chức với các công việc về tri thức trong thiên niên kỷ mới, thì bạn có thể phải đưa ra các ý tưởng mới kiểu như Google đã làm”. Vậy Google đã làm gì? 5 Để hướng tới mục tiêu giá trị gia tăng mà tri thức có thể mang lại thì sự lựa chọn hàng đầu của Google là sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ, các phần mềm tiện ích cạnh tranh với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như: Microsoft, Apple, IMB, Samsung, Intel… Sản phẩm công cụ tìm kiếm của Google được mọi người biết đến và sử dụng một cách rộng rãi nhờ cách sắp xếp, trình bày ngắn gọn, thông minh để đưa đến kết quả tìm kiếm nhanh và thích hợp nhất. Ngày 4 tháng 9 năm 2001, Google nhận được bằng sáng chế cho kỹ thuật sắp xếp trang web PageRank. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps, Gmail và còn nhiều ứng dụng khác nữa. Năm 2007, Google giới thiệu Google Apps Premium Edition, một phần mềm phù hợp cho việc kinh doanh, cung cấp dịch vụ email, tin nhắn, lịch…như một chương trình bảng tính. Sản phẩm này chủ yếu nhắm tới người sử dụng là doanh nhân, dùng để cạnh tranh trực tiếp với bộ phần mềm Microsoft office, với giá chỉ 50USD một năm cho một người sử dụng, so với giá 500USD cho môt người sử dụng của Microsoft Office. Khởi đầu chỉ là một công cụ tìm kiếm nhưng ngày nay với công nghệ của mình Google đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiện ích khác, và trở thành đối thủ cạnh tranh đáng nể của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Yahoo! Finance tính đến đầu tháng 1/2011, Google là công ty công nghệ đứng thứ 3 trên thế giới với số vốn 192,54 tỷ USD chỉ sau Apple và Microsoft. Gần đây Google cho ra mắt phiên bản trình duyệt chất lượng rất tốt đó là Google Chrome, trình duyệt này thu hút nhanh chóng số lượng lớn khách hàng, nhiều người tưởng như trung thành với Internet Explorer của Microsoft và Firefox của Mozilla nhưng sau khi Google chrome ra đời với tình năng vượt trội: tốc độ lướt web nhanh, giao diện đẹp, dễ quản lý lịch sử… nó đang là đối thủ nặng ký của Internet Explorer và Firefox. Như vậy dù sinh sau đẻ muộn nhưng Google chrome vẫn đang chiếm vị trí ưu thể và là trình duyệt đang được ưa thích hiện nay ở khắp nơi trên thế giới. 6 Không dừng lại ở đó, Google tiếp tục tấn công vào thị trường của Facebook Để cạnh tranh với Facebook- mạng xã hội hàng đầu trên thế giới, Google đã công bố dự án mới của mình đó là “Google+” có vẻ trông rất giống với Facebook nhưng có rất nhiều điểm strong những nhóm bạn trực tuyến tách biệt của họ. Thay vì đăng một nội dung cập nhật cho tất cả mọi người như trên Facebook. Để tạo sự khác biệt cho Website của mình, Google+ sẽ cung cấp cho người dùng mọi nội dung từ Internet với bất kỳ chủ đề nào họ đang quan tâm: thời trang, làm vườn, phục hồi xe cũ… Google+ sẽ đem nội dung vào trang của bạn để bạn có thể gắn chặt vào đó suốt ngày với các chủ đề yêu thích của mình. Hơn nữa với một tính năng gọi là "Hangouts", Google+ cho phép người dùng gặp gỡ trực tuyến bạn bè của họ, sử dụng chat video theo nhóm nhiều người. Với những tính năng trên Google đang đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của Facebook trong suốt thời gian qua. Như vậy nhờ vào trình độ quản lý của mình, cùng với việc áp dụng khéo léo quá trình, công cụ quản trị tri thức, các ông chủ của Google đã tạo nên một “gã khổng lồ” mới đầy uy lực trên lĩnh vực công nghệ thông tin. Không chỉ đóng vai trò quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp quản trị tri thức còn có vai trò thúc đẩy sáng tạo tạo ra các sản phẩm mới nhờ mô hình tạo môi trường làm việc lý tưởng, dễ chịu cho nhân viên của mình để họ thỏa sức đổi mới và gắn bó chặt chẽ với công ty. Môi trường làm việc là một yếu tố không nhỏ, quyết định sự gắn bó bền lâu hay sẽ ra đi tìm một sự thay đổi mới của mỗi nhân viên, chính vì thế mà các nhà quản trị luôn quan tâm tới việc tạo ra môi trường tốt cho nhân viên của mình để có thể thu hút những nhân tài hay giữ lại những nhân viên trong công ty. Peter Drucker từng nói thực chất của công việc quản lý là “ loại bỏ mọi chướng ngại vật tác động đến việc phát huy tài năng của nhân viên”. Google cũng được coi là một môi trường làm việc linh hoạt trẻ trung, với cách làm việc, bài trí văn phòng độc đáo, hài hước. Tất cả mọi việc mà Google làm là nhằm xây dựng môi trường cho nhân viên có thể phát huy tối đa tính sáng tạo trong làm việc. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nên việc tạo ra môi trường làm việc sáng tạo cho nhân viên là rất quan trọng Theo thống kê của công ty Pascale, Google luôn được coi là nơi lý tưởng nhất trong số các môi trường IT trên thế giới. Và không ngạc nhiên khi google trở thành 1 trong 6 công ty có môi trường làm việc đáng mơ ước nhất theo hãng hãng tin CNBC cung cấp. 7 Văn phòng là nơi nhân viên dành nhiều thời gian, chính vì thế, Google đã tạo ra những không gian văn phòng thư giãn nhất có thể để nhân viên có thể tự do và thoải mái khi làm việc. Văn phòng của Google trên khắp thế giới đều mang phong cách Wilky Wonka, từ những máng trượt như ở Zurich đến các bức tường leo trèo ở Boulder và xe đạp trong nhà như ở Hà Lan. Công ty thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho nhân viên: nhà ăn, phòng thư dãn, xe đưa đón…do vây bữa ăn trưa của các nhân viên rất hấp dẫn, họ có thể tự chọn các món ăn tự phục vụ với đủ khẩu vị từ Á đến Âu, hay các bữa ăn ngoài trời, với những chiếc ô đầy màu sắc. Đặc biệt là việc google cung cấp bữa ăn trưa miễn phí cho các nhân viên của mình. Việc ngủ trưa tại công ty cũng rất thú vị, với chiếc giường ngủ thiết kế độc đáo. Việc tạo ra không gian hòa đồng giữa các nhân viên sẽ giúp các nhân viên có cơ hội chia sẻ các ý tưởng, quan điểm, chính nhờ không gian mở thế này mà rất nhiều dự án lớn của Google đã được ra đời. . Bên cạnh tạo ra những điều kiện vật chất đáp ứng các nhu cầu của nhân viên, Google còn tạo ra môi trường làm việc văn hóa trong công ty. Những ý kiến của cấp dưới được đưa ra trước công ty luôn được tôn trọng, nhờ thế mà các nhân viên sẵn sàng đưa ra các ý tưởng táo bạo và đột phá. Cụ thể là gần đây, Google đang âm thầm “cải tổ” lại giao diện người dùng (UI) cho trình duyệt Chrome của mình trong đó có cả phương án loại bỏ hoàn toàn thanh địa chỉ (URL bar) và nếu điều này thành hiện thực thì đó sẽ là sự đột phá lớn nhất trong lịch sử tồn tại của các trình duyệt web. Bên cạnh đó, theo mong muốn của người dùng, có thể Google cũng sẽ bổ sung tính năng hỗ trợ đăng nhập nhiều tài khoản Google cùng một lúc trên một phiên làm việc (ví dụ: đăng nhập nhiều hộp thư Gmail cùng một lúc)… Các kỹ sư của Google được khuyến khích tinh thần sáng tạo bằng việc có thể dành 20% thời gian làm việc để nghĩ ra các dự án, các ý tưởng sáng tạo sau đó được 8 tập hợp vào một hòm thư và được công khai bình chọn trực tiếp, bình đẳng và công bằng. Ngoài tạo ra một môi trường thoải mái và rất mở cho nhân viên, Google cũng có những nguyên tắc rất riêng và rất nghiê, ngặt trong việc quản lý nhân sự: Nghiêm nghặt trong khâu tuyển dụng Thực chất, các ứng cử viên tham gia phỏng vấn để được thu nhận vào Google phải trải qua sự sát hạch của ít nhất 6 vị giám khảo, trong đó hầu hết là đại diện của các cấp quản lý hoặc các nhân viên gạo cội trong công ty. Quan điểm của các vị giám khảo là rất rõ ràng: đảm bảo tính công bằng trong phỏng vấn đồng thời đặt ra tiêu chuẩn rất cao. Đương nhiên là có tốn thời gian phỏng vấn hơn, nhưng đổi lại Google lại sàng lọc và tuyển dụng được nhân viên ưng ý nhất. Thành công hiện tại của Google đã chứng minh được hướng đi này hoàn toàn chính xác Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân viên Ban lãnh đạo Google cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của một nhân viên: nhà ăn, sân tập thể thao, phòng giặt đồ, xe đưa đón nhân viên… Đảm bảo cho nhân viên vững tâm và tập trung hoàn thành tốt công việc được giao. Trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên Tại Google mỗi dự án do một nhóm dự án phụ trách, tất cả nhân viên trong một nhóm dự án của Google đều làm việc chung tại một phòng làm việc. Như vậy khi một người kỹ sư muốn trao đổi với một đồng nghiệp nào thì có thể trực tiếp tìm tới người đó, không cần thông qua điện thoại, giảm thiểu thời gian đợi chờ trao đổi email… Ngoài ra Google còn có rất nhiều phòng họp để các nhóm có thể cùng nhau thảo luận, không làm phiền đến người khác trong phòng, ban. Phối hợp triển khai công việc hiệu quả Do các thành viên của nhóm đều làm việc ngay gần nhau, việc phối hợp triển khai công việc diễn ra khá thuận lợi và đơn giản. Hơn nữa hàng tuần, mỗi thành viên của nhóm đều phải gửi mail thông báo tiến độ công việc mà mình phụ trách cho các thành viên khác trong nhóm. Như thế tất cả thành viên trong nhóm dự án đều biết được tiến độ công việc của nhau, dễ dàng hơn trong quá trình theo dõi tiến độ và đồng bộ hóa công việc trong dự án mà nhóm phụ trách. Tự thực nghiệm sản phẩm của công ty Tất cả nhân viên đều sử dụng các công cụ do Google làm ra. Được dùng nhiều nhất là các mạng nội bộ thử nghiệm các dự án của công ty. Ngoài ra, Google còn tiến hành triển khai thử nghiệm nhiều công cụ quản lý thông tin khác, sau đó mới lập thành sản phẩm để triển khai giới thiệu đến các khách hàng. Sự thành công của Gmail là một ví dụ điển hình. Sau khi thử nghiệm nội bộ thành công, Gmail được tung ra thị trường và nhận được sự ủng hộ của người sử dụng. Không những thế, Gmail còn liên tục được 9 cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Hay nói cách khác, Gmail đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đội ngũ nhân viên lao động trí óc của Google. Khuyến khích tinh thần sáng tạo Các kỹ sư của Google có thể dành 20% thời gian làm việc để nghĩ ra các dự án mới. Ngoài ra, Google còn thành lập hộp thư sáng tạo, trong đó toàn bộ nhân viên trong công ty đều có thể đóng góp sáng tạo của mình thông qua hộp thư này. Sau đó, những sáng kiến này sẽ được bình chọn công khai và những ý kiến sáng tạo nhất được lựa chọn để tiến hành thực hiện. Tất nhiên là “có thất bại, có thành công”. Nhưng điều quan trọng nhất là Google đã tận dụng được óc sáng tạo của toàn bộ nhân viên để phục vụ cho sự phát triển của công ty. Thống nhất trong việc đưa ra quyết sách Các doanh nghiệp hiện đại thường có một “người hùng” luôn đưa ra những quyết định chính xác và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng trước khi đưa ra những quyết định, dự án nghiên cứu mới, ban lãnh đạo Google luôn lấy ý kiến đóng góp của các nhân viên làm nền tảng. Để thống nhất được các ý kiến của nhân viên, Google tốn khá nhiều thời gian. Nhưng nếu làm được, qui trình này mang lại nhiều quyết sách rất khôn ngoan và đúng đắn Nói đi đôi làm Google thật sự cố gắng để “nói đi đôi với làm”. Các cấp lãnh đạo của Google cố gắng để tạo ra một bầu không khí hòa thuận và tránh tình trạng trong công ty chỉ có những người “biết nói mà không biết làm”. Phân tích số liệu kỹ càng trước khi ra quyết sách Tại Google, hầu như tất cả các quyết sách đều dựa trên nền móng của sự phân tích số liệu kỹ càng. Google áp dụng rất nhiều loại hệ thống quản lý thông tin, cùng với rất nhiều chuyên gia phân tích số liệu, tiêu chuẩn … sau đó mới quyết định xu hướng phát triển của công ty. Có như vậy, Google mới nhanh chóng bắt kịp sự phát triển của thời đại. Giao ban đều đặn, hiệu quả Vào Thứ Sáu hàng tuần, tất cả các nhân viên của Google đều được tập trung để thảo luận, tiếp nhận các thông tin mới, giải quyết các vấn đề tồn tại… Thông qua phương thức này, các cấp quản lý có thể nhanh chóng nắm được tình hình của công ty, đồng thời cũng nắm được nguyện vọng, tâm tư của nhân viên. Tại Google, tất cả các nguồn lực và tài năng đều được tập trung phục vụ cho sự thành công của các nhóm dự án. Như vậy nhờ mô hình quản trị nhân viên đầy sáng tạo trên, thứ mà công ty nhân được là vô giá. Đó là đội ngũ nhân viên có thể làm việc hết mình, cống hiến hết mình 10 [...]... thực hiện việc tốt nhiệm vụ quản lý tri thức là việc không hề dễ dàng Quản lý tri thức có lẽ là khái niệm mới và tương đối trừu tượng ở Việt Nam nhưng đây lại xu hướng quản lý mà nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đang nghiên cứu, giảng dạy và phát tri n Chúng ta cần quản lý tri thức để đóng góp cho công cuộc hình thành tri thức cho mọi người và xây dựng nền kinh tế tri thức góp phần đưa nước ta giàu... của quản trị tri thức trong kinh doanh hiện đại Trong thời đại công nghệ, khoa học kỹ thuật đang phát tri n như vũ bão các nhà quản trị cần phải có một chiến lược quản trị khéo léo, hợp lý để sáng tạo ra giá trị công nghệ ngày càng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng về mẫu mã hoàn hảo về chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau II Đánh giá ưu nhược điểm của việc quản trị. .. phải vì phải làm Các nhà quản trị Google đã thành công trong việc quản trị đội ngũ tri thức trong công ty Quản trị tri thức còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn thiện và đa dạng Công ty Google đa dạng hóa loại hình kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng khác nhau Để phân khúc được thị trường mục tiêu các nhà quản trị Google đã khéo léo... sự là tài sản quan trọng nhất của công ty Tri thức, ở đây là sự hiểu biết, kiến thức, kỹ thuật cá nhân và kinh nghiệm của nhân sự trong công việc, quan hệ đối tác Ngày nay, xã hội đang hướng đến nền kinh tế tri thức Nhiều quốc gia trên thế giới đều có những chiến lược phát tri n và đề ra mục tiêu về một một nền kinh tế tri thức riêng Do do, việc quản lý tri thức được đánh giá rất cao và được đầu tư... xem và 6 tri u thuê bao trên toàn mạng lưới các kênh và hiển thị của đối tác Đó là một sự thành công lớn của nhà điều hành sáng suốt khi sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nguồn vốn và các khoản chi phí mà công ty đã đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau Như vậy quá trình quản trị tri thức hiệu quả của google có vai trò quan trọng cũng như mang những nét đặc trưng rất lớn trong việc tạo ra giá trị gia... chạy quảng cáo của doanh nghiệp mình và “chỉ phải trả phí khi có người click vào quảng cáo của mình” đó là dịch vụ Google AdWords Có thể nói khách hàng sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí cho quảng cáo thông qua việc tự kiểm soát được nó trong tài khoản của họ tại Google AdWords Chất lượng dịch vụ của Google ngày càng được nâng cao song song với nó là sự gia tăng chi phí đầu vào Vậy các nhà quản trị Google... tích cực hơn nhằm giữ chân các nhà quản lý như: gia tăng chế độ đãi ngộ cho các nhà quản lý, tạo điều kiện cho họ không chỉ trong công việc mà trong cả đời sống hằng ngày 15 Kết luận Rất nhiều lãnh đạo đã nhìn nhận được giá trị của công ty nằm ở chính mỗi nhân sự giỏi mà họ có chứ không phải những cỗ máy sản xuất hữu hình hay những tòa nhà lớn Chính xác hơn, tri thức (knowledge) của mỗi nhân sự mới... website để mọi người có thể chia sẻ các video Một năm sau, nó cũng nắm gọn mạng lưới quảng cáo online DoubleClick với 3.1 tỷ USD Nhiều thương vụ nữa đang được tiến hành và doanh nghiệp thương mại điện tử kiểu mới Groupon đang được Google đặt thầu với giá 33 tỷ USD Việc bỏ ra những khoản tiền lớn như vậy đang là bài toán quản trị đặt ra cho các ông chủ của Google làm thế nào để hoạt động các lĩnh vực có hiệu... thế cạnh tranh lớn với các đối thử lớn mạnh hàng đàu trên thế giới Hơn nữa từ môi trướng lý tưởng mà các nhà quản tri dành cho nhân viên của mình các sản phẩm sáng tạo ứng dụng công nghệ cao đã được ra đời cùng với việc sử dụng hợp lý các nguồn vốn Google đang trở thành công ty có tốc độ phát tri n mạnh nhất thế giới trên lĩnh vực công nghệ và một số lĩnh vực khác Minh chứng là năm 2011 lợi nhuận ròng... ngày càng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng về mẫu mã hoàn hảo về chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau II Đánh giá ưu nhược điểm của việc quản trị tri thức của Google: 1.Ưu điểm: Giá trị cốt lõi của một công ty đều phải bắt đầu từ những con người, nguồn nhân lực củ google cũng không nằm ngoài quy luật này Google đã đặt ra những quy định rất khắt khe, nghiêm ngặt trong . mà họ nên làm chứ không phải vì phải làm. Các nhà quản trị Google đã thành công trong việc quản trị đội ngũ tri thức trong công ty. Quản trị tri thức còn có vai trò quan trọng trong việc tạo. quan trọng của quản trị tri thức trong kinh doanh hiện đại. Trong thời đại công nghệ, khoa học kỹ thuật đang phát tri n như vũ bão các nhà quản trị cần phải có một chiến lược quản trị khéo léo,. thoát, tạo những khoảng trống phát tri n thiếu bền vững không dễ gì lấp đầy. Quản trị tri thức đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Quản trị tri thức đang dần chiếm được tầm quan

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:57

Mục lục

  • - Dành cho chủ sở hữu trang web

    • Quảng cáo: AdWords, AdSense …

    • Giải pháp kinh doanh: Công cụ tìm kiếm Google, Google Mini, Tìm kiếm trên web …

    • Trung tâm quản trị trang web: Trung tâm một trạm cung cấp thông tin toàn diện về cách Google thu thập thông tin và lập chỉ mục các trang web …

    • Gửi nội dung của bạn đến Google: Thêm trang web, Google Base, Google Sitemaps …

    • Ba cách tiếp cận của google với khách hàng :

    • Google cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin cá nhân an toàn thông qua việc cải thiện và nâng cấp một số công cụ như: Google Dashboard, Mã hóa tìm kiếm, Chế độ ẩn danh trong Google Chrome. Làm mờ và Takedowns Street View… Do đó, khách hàng có thể tin tưởng khi đăng nhập, tạo tài khoản trên các tiện ích của google như Blogger, Calendar, Docs, Gmail, Picasa, và Profiles…

    • Hiện nay Google còn cho ra đời dịch vụ hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, cho phép họ tạo và chạy quảng cáo của doanh nghiệp mình. và “chỉ phải trả phí khi có người click vào quảng cáo của mình” đó là dịch vụ Google AdWords. Có thể nói khách hàng sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí cho quảng cáo thông qua việc tự kiểm soát được nó trong tài khoản của họ tại Google AdWords.

    • Chất lượng dịch vụ của Google ngày càng được nâng cao song song với nó là sự gia tăng chi phí đầu vào. Vậy các nhà quản trị Google đã làm gì để sử dụng nguồn vốn, tiết kiệm và cắt giảm các khoản chi phí một cách hợ lý nhất.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan