TRUNG TÂM TT-TL-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 10 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

4 190 0
TRUNG TÂM TT-TL-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 10 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM TT-TL-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 10 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG CN. Võ Thị Lệ Quyên 1. Đặt vấn đề Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện Trường Đại học Hùng Vương ra đời, tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan. Bởi thư viện trường gắn liền với tri thức, bám sát với nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học trở thành một đơn vị có vai trò quan trọng với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của khoa học, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa giúp Nhà trường thực hiện sứ mệnh giáo dục. Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Trong suốt quá trình 06 năm thành lập và hoạt động, nhận thức được vai trò to lớn, cán bộ công nhân viên thư viện luôn phấn đấu nỗ lực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị nhà trường giao cho. 2. Những thuận lợi và khó khăn 2.1. Thuận lợi Trung tâm được sự quan tâm và ủng hộ đặc biệt của Đảng uỷ, Lãnh đạo trường trong nhiều lĩnh vực để hoạt động và phát triển. Nhà trường trang bị cho thư viện nhiều trang thiết bị mới phục vụ công tác hiện đại hóa thư viện. Năm 2007, tại cơ sở Thị xã Phú Thọ dự án ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào công tác thư viện với phần mềm Ilib 3.6. Năm 2011, tại cơ sở Thành phố Việt Trì dự án nâng cấp phần mềm quản trị thư viện bằng phần mềm Dlib được thực hiện thành công đã mở ra một thời kỳ mới hứa hẹn nhiều thành công và hiệu quả. Hàng năm, nhà trường cấp nguồn kính phí cho công tác bổ sung vốn tài liệu làm đa dạng và phong phú kho sách. Trung tâm tham gia Hội liên hiệp thư viện các trường đại học phía Bắc. Hàng năm, Trung tâm cử cán bộ tham dự các hội thảo, hội nghị chuyên đề, tập huấn, tham quan và học tập kinh nghiệm quản lý và hoạt động của đơn vị bạn. Đây là một điều kiện thuận lợi tạo mối liên kết, chia sẻ và giao lưu thông tin. Ban Giám đốc trung tâm luôn có định hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thực hiện chế độ dân chủ, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ các khó khăn trong công việc. Cán bộ đang công tác tại trung tâm đa số trẻ tuổi, có năng lực, nhiệt huyết, yêu nghề. Được đào tạo chính quy với nhiều ngành nghề tại các trường Đại học, Cao đẳng. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên trong và ngoài biên chế là 19. Trong đó: Thạc sỹ: 03; đang học cao học: 02; Cử nhân đại học 12, cử nhân Cao đảng 03, Trung cấp: 02. 2.2. Khó khăn Tuy cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư nhưng chưa đủ để ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện. Vì thế, một số các khâu công tác chưa phát huy hết thế mạnh. Như hệ thống cổng từ và thanh từ chưa được đầu tư để phục vụ công tác mượn trả bằng máy. Trung tâm phục vụ tại 03 địa điểm xa nhau (nhà A14, Nhà B2 và tầng 3 nhà điều hành cơ sở Việt Trì) nên khó quản lý, cán bộ thư viện không thường xuyên quán triệt triển khai kịp thời các hoạt động và khó phục vụ. Cán bộ công tác tại trung tâm chưa cân đối về trình độ. Thiếu cán bộ có chuyên ngành ngoại ngữ để xử lý tài liệu ngoại văn. Cán bộ nữ chiến đa số và trong độ tuổi sinh đẻ cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Số lượng tài liệu nhiều (Sách trên 80.000 bản, báo tạp chí trên 128 đầu, tài liệu điện tử 19.784 file) nhưng chưa đúng sát với chương trình đào tạo đại học. Chủ yếu tài liệu mang tính chất tham khảo. Văn hóa đọc còn hạn chế, bạn đọc đặc biệt là sinh viên học thu động, ít lên thư viện đọc sách. 3. Kết quản đã đạt được 3.1. Công tác xây dựng phát triển vốn tài liệu Thường xuyên nghiên cứu khung chương trình đào tạo, bám sát nhu cầu dạy và học của giáo viên, sinh viên. Bổ sung các tài liệu thiết thực nhằm cung ứng tốt nhất nhu cầu của người học theo hệ đào tạo tín chỉ. Trong những năm vừa qua, tài liệu thư viện tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Tuy không thể đáp ứng đầy đủ toàn diện cho người dùng tin nhưng cũng phần nào cung ứng có hiệu quả cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường. 3.2. Công tác xử lý nghiệp vụ thư viện Công tác trọng yếu và trung tâm của thư viện là công tác nghiệp vụ. Xử lý nghiệp vụ hiệu quả chính xác bao nhiêu sẽ liên đới tới các công tác khác như bổ sung, quản lý kho, phục vụ bạn đọc, Trung tâm đang xử lý tài liệu và sử dụng các chuẩn mô tả (ISBD, AACR2), chuẩn phân loại (DDC), chuẩn từ khóa (Bảng từ khóa của Thư viện Quốc gia Việt Nam), chuẩn MARC, Xử lý tài liệu chú tâm tới việc xác định ngành và xếp cho hợp lý nhằm cho sinh viên tìm được tài liệu một cách nhanh nhất. Hiện nay, trung tâm đang xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục đối với tài liệu truyền thống là sách và xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn đối với tài liệu điện tử. Số liệu thống kê tính đến hết tháng 5 năm 2012 có 16.701 biểu ghi cơ sở dữ liệu thư mục và 1.572 biểu ghi cơ sở dữ liệu toàn văn. 3.3. Công tác tổ chức kho Tổ chức kho chuyển đổi từ hình thức kho đóng sang kho mở. Bởi kho mở có nhiều tính năng ưu việt như tạo điều kiện tốt nhất cho bạn đọc dễ tra cứu, tài liệu đến gần bạn đọc và tăng nhu cầu mới cho bạn đọc. Tổ chức kho mở ở các phòng đọc, phòng mượn. Bước đầu kích ứng nhu sử dụng tài liệu cho người sử dụng. 3.4. Công tác phục vụ bạn đọc Tổ chức phục vụ bạn đọc tại các phòng đọc và mượn. Tùy theo nhu cầu sử dụng của sinh viên để cho mượn đọc tại chỗ hay về nhà. Tuy nhiên, bạn đọc phải thực hiện đúng nội quy mượn và trả của thư viện. Qúa hạn và vi phạm nội quy sẽ bị xử lý theo quy định của thư viện, nhà trường. Cải tiến khâu mượn trả: Từ mức cho sinh viên mượn 2 cuốn/lần mượn trong thời gian tối đa 2 tuần. Đến nay thư viện tăng tần suất phục vụ cho mượn 3 cuốn/ lần mượn trong thời gian tối đa 3 tuần. Từ việc giới hạn sinh viên từng khoa mượn theo ngày. Đến nay, thư viện cho mượn theo khoa tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 6 không phục vụ mượn để cán bộ làm công tác chuyên môn. Từ các công tác thiết thực đó, sinh viên đã tìm đến thư viện mượn tài liệu. Và một số sinh viên đã coi thư viện là nơi giảng đường thứ 2 của mình. Biến thư viện trở thành nơi hữu ích, nơi lưu trữ giá trị trí tuệ của nhân loại. 3.5. Về công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hướng dẫn sinh viên sử dụng thư viện Công tác bồi dưỡng thường xuyên thông qua hình thức tự học, tự nghiên cứu và thông qua tập huấn, hội thảo, tham quan và học tập kinh nghiệm. Cử cán bộ theo học lớp tập huấn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội liên hiệp thư viện đại học phía bắc, Đại học Thái nguyên. Tham gia hội thảo chuyên đề thư viện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Thái nguyên, Tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một số trường Đại học: Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Tài chính, Cao đẳng Y tế Phú Thọ, Đặc biệt có 01 đồng chí hoàn thành khóa học đại học chính quy, 02 đồng chí hoàn thiện bằng thạc sỹ, 02 đồng chí đang học cao học. Hàng năm, thư viện mở các lớp tập huấn cho sinh viên năm thứ nhất nhằm hướng dẫn sinh viên sử dụng thư viện. Bước đầu công tác này tạo ý nghĩa thiết thực cho cả sinh viên và thư viện. Sinh viên không còn ngỡ ngàng khi sử dụng thư viện và cán bộ không mất công hướng dẫn nhiều lần cho từng bạn đọc. 4. Các giải pháp và kiến nghị 4.1. Giải pháp - Trước mắt Trung tâm phục vụ bạn đọc kết hợp cả hai hình thức truyền thống (tra phích) và hiện đại (bằng máy thông qua phần mềm quản lý thư viện). - Bố trí cán bộ thư viện phục vụ cố định tại các phòng đọc, mượn ở cả hai cơ sở. - Kết hợp với giảng viên khoa ngoại ngữ để xử lý nghiệp vụ sách ngoại văn. - Tăng cường bổ sung giáo trình chính, tài liệu số hóa, tạp chí chuyên ngành. - Tích cực tuyên truyền quảng bá hình ảnh, tài liệu có trong thư viện để nhiều bạn đọc thường xuyên đến thư viện học tập và nghiên cứu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bạn đọc đến tra cứu và mượn tài liệu. 4.2. Kiến nghị - Nhà trường bổ sung cán bộ có trình độ ngoại ngữ (Anh , Trung). - Tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện (Cổng từ, thanh từ, chặn sách…). . TRUNG TÂM TT-TL-TV TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 10 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG CN. Võ Thị Lệ Quyên 1. Đặt vấn đề Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện Trường Đại học Hùng Vương ra đời, tồn. học phía bắc, Đại học Thái nguyên. Tham gia hội thảo chuyên đề thư viện tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Thái nguyên, Tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một số trường Đại học: Đại học Nông. Hàng năm, nhà trường cấp nguồn kính phí cho công tác bổ sung vốn tài liệu làm đa dạng và phong phú kho sách. Trung tâm tham gia Hội liên hiệp thư viện các trường đại học phía Bắc. Hàng năm, Trung

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan