NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC

21 423 0
NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG GIỜ  ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương. b. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng học sinh mua về chép lại một cách máy

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Đ ề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC. PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I.Phạm vi đề tài: Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ thông trung học, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui hứng thú trong học tập. Từ mục đích của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi xin trao đổi kinh nghiệm của bản thân về một số giải pháp nhằm góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình ngữ văn bậc THPT. II. Phương pháp nghiên cứu: Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, mỗi người có một hướng tiếp cận riêng. Trong khuôn khổ và phạm vi đề tài này tôi sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau: 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 1. Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ở trường THPT. 2. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 3. Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học văn. - Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương. ( Nguyễn Trọng Hoàn- NXBGD 2001) - Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường. ( ĐHSP Huế- 2002) - Văn học 11, 12 ( sách giáo viên chỉnh lý hợp nhất năm 2000 - NXBGD) III. Cơ sở của đề tài: 1. Cơ sở lý luận: a. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học. b. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phươg pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động , tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998) 2. Cơ sở thực tiễn: 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com a Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không có hoặc ít có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn chương. b. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác phẩm, học sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo do đó dẫn đến tình trạng mù kiến thức. c. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh phải được khắc phục dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh. d. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít chịu khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương. 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com PHẦN HAI: NỘI DUNG. I. Phát huy sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm. Như chúng ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu tiên là tiếp xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hình tượng nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả của nhà văn để làm nên tác phẩm đó. Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người đọc qua việc hiểu, rung cảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnh hưởng của tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có được những thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnh bản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn ra quá trình nhận thức ở họ khi người đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn học. Quá trình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi học sinh chính là quá trình thầy cô giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài năng của mình người thầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đó từng bước đưa học sinh bước vào tác phẩm mà phân tích, cảm thụ và hiểu tác phẩm một cách đầy đủ, đúng đắn. Trong khi cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng tượng để hình dung, để hiểu ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nhà văn trong tác phẩm, bởi vì nhà văn đã dùng liên tưởng, tưởng tượng làm phương tiện, cách thức, thủ pháp nghệ thuật để sáng tác tác phẩm văn học. Quá trình tiếp xúc, tiếp thu một giờ giảng văn trên lớp của học sinh phải nhờ vào tài năng, kĩ năng của người thầy qua các thao tác đọc, phân tích, bình giảng, nhận xét để bằng các giác quan, học sinh có thể hiểu tác phẩm qua hệ thống ngôn ngữ, hình 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com tượng, các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Sự dẫn dắt của người thầy rất quan trọng, vì thế thầy muốn dẫn dắt học sinh bước vào khám phá tác phẩm thì trước hết phải hiểu tác phẩm, thâm nhập vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái và có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm và qua sự cảm thụ của mình hướng cho học sinh cảm thụ cái hay, chỗ độc đáo của tác phẩm để từ đó từng bước hiểu ra vấn đề nhà văn đặt ra và giải quyết trong tác phẩm. Đề cập đến bản chất của giờ giảng văn, GS Đặng Thai Mai cho rằng: “giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả. Hiểu như vậy giảng văn trước hết là chỉ ra sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương ”( Giảng văn Chinh phụ ngâm- Đặng Thai Mai - ĐHSP I HN; 1992). Vậy thì muốn chỉ ra sự thống nhất ấy trong tác phẩm rõ ràng lao động của giáo viên dạy văn vừa phải có tính nghệ thuật vừa phải có tính sư phạm. Mà tính nghệ thuật của giờ giảng văn tất nhiên lại phải phụ thuộc vào tài năng của giáo viên và trình đô, khả năng của học sinh. Như trên đã nói, tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể cảm nhận được cái hay của tác phẩm, cái tài của tác giả. Việc đó theo tôi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên. Vậy thì, việc đầu tiên theo tôi người thầy dạy văn cần phải làm, đó là phải bằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữ tình, giọng đọc hài hước dí dỏm khi tiếp cân tác phẩm trào phúng, giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vào trí tuệ học sinh, bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề. 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn văn ở trường THPT, tôi thấy rằng để có được một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp học có ít nhất 40 học sinh, thầy chỉ có một mà trò thì quá nhiều, sự liên tưởng, tưởng tượng không đồng đều ở học sinh. Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để chúng ta hiểu rằng khó có thể cầu toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không thể có được những giờ dạy, bài giảng thành công. Với những gì đã làm, đã học tập ở đồng nghiệp và tiếp xúc với nhiều khoá học sinh, tôi thấy rằng: Chúng ta có thể giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương qua một số vấn đề, một số thao tác sau đây: 1. Trong giờ giảng văn, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một cách hứng thú. Ví dụ: - Giảng bài “ Ai đã dặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta có thể dẫn dắt học sinh bằng lời giới thiệu, lời dẫn về con sông Hương của Huế ở vẻ đẹp tự nhiên, văn hoá, lịch sử; hoặc cho học sinh nghe đoạn nhạc “Dòng sông ai đã đặt tên?” kết hợp một số hình ảnh về sông Hương, xứ Huế và hỏi cảm nhận của học sinh về dòng Hương Giang. - Giảng bài “ Sóng ” của Xuân Quỳnh, ta có thể bắt đầu bằng một đoạn bài hát về biển, một bài thơ có cùng chủ đề hoặc một trò chơi từ đó gợi dẫn về vấn đề cơ bản cần tìm hiểu trong tác phẩm. 2. Phải khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì đã có trong văn bản ngôn từ của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi có 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com khả năng tạo được tâm lí thoải mái trong tư duy của các em khi tiếp cận tác phẩm ở các dạng câu hỏi từ khái quát đến cụ thể, từ khẳng định đến gợi mở, định hướng. Ví dụ 1: Khi tìm hiểu tác phẩm “ Bài ca ngất ngưỡng” của Nguyễn Công Trứ, Gv hỏi: đọc xong bài thơ em có cảm nhận như thế nào về nhân vật trữ tình trong bài thơ? Học sinh: Em tưởng tượng được cảnh nhà nho ngất ngưỡng cưỡi bò vàng nghênh ngang giữa phố, tiếng đạc ngựa ngân vang, vài ba cô ả đào lẽo đẽo theo sau Ví dụ 2: Khi tìm hiểu tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”, GV có thể hỏi: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ở đoạn đầu tác phẩm? Học sinh: Bức tranh được đặc tả với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa mơ màng. Giữa không gian bao la của biển, của bầu trời, hình ảnh chiếc thuyền cùng con người đang thu lưới sau một đêm lao động vất vả ẩn hiện trong những mảng màu sáng tối của ánh bình minh trên biển sớm mờ sương. Cảnh mang vẻ đẹp lãng mạn, gợi lên một cuộc sống thanh bình, yên ả. 3.Trong giảng văn, giọng đọc của giáo viên là rất quan trọng. Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy nhưng gì cần lĩnh hội. Đọc đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công phu của người thầy. Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho trò bao nhiêu điều thú vị. Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có trách nhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản bởi vì đây chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn chương bằng chính giọng đọc của mình để cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái hay của tác phẩm thông qua sự ngân vang của nó trong cảm xúc, đ ọc là yếu tố quan trọng cho học sinh đến 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com được và dần hiểu tác phẩm văn chương. Một giờ giảng văn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của mình từ tác phẩm cho học sinh trong lớp. 4. Trong giờ đọc hiểu, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo viên còn phải cố gắng tập cho học sinh có thói quen rèn luyện và thao tác cần thiết khi chuẩn bị bài ở nhà và khi học giờ giảng văn ở lớp. Theo tôi đó có thể là những thói quen sau: - Thói quen đọc tác phẩm cẩn thận, kỹ càng, đọc đúng đọc, diễn cảm để tự cảm nhận tác phẩm, đồng thời với việc đọc có suy nghĩ là thói quen gạch chân và ghi lại những đoạn hay của tác phẩm. - Thói quen đọc thuộc tác phẩm, ghi nhớ, suy ngẫm tác phẩm, những câu đoạn mà mình tâm đắc nhất. - Thói quen liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, những tác phẩm khác có liên quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học. - Thói quen lật đi lật lại những vấn đề quan trọng khi cảm nhận phân tích tác phẩm. - Thói quen cảm nhận tác phẩm theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh không máy móc thụ động; phải tập trung suy nghĩ, phát hiện những điều mới lạ ở tac phẩm khi cảm nhận nó qua sự dẫn dắt gợi ý của thầy cô, có nghĩa là phải có sự cảm nhận của riêng mình. - Phải biết và có thói quen cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, đặc trưng thi pháp. 5. Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh ở giờ giảng văn không chỉ dừng lại ở những thao tác trên mà nó còn đòi hỏi ở cả thầy lẫn trò một cách học, cách dạy hợp lý, khoa học, linh hoạt, không phải bài nào cũng giảng và liên tưởng 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com theo một cách, không phải tác giả tác phẩm nào cũng một dạng lời bình mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, tác phẩm cụ thể để hướng dẫn học sinh cách cảm thụ, cách phát hiện. Về phía học sinh, theo tôi nếu cầu toàn 100% học sinh đều cảm thụ tốt tác phẩm văn học bằng tư duy của các em thì khó mà đạt được. Vì vậy phải tùy đối tượng, tùy năng lực cảm thụ văn học của từng đối tượng mà hướng dẫn chỉ đạo các em phát hiện sáng tạo phù hợp: Hệ thống câu hỏi đặt ra phải linh hoạt, phải có sự phân chia đối tượng, có câu hỏi khó cho học sinh giỏi, câu hỏi phù hợp cho học sinh trung bình có thế một giờ giảng văn mới đảm bảo được cùng lúc sự sáng tạo cho các em. 6. Để giúp học sinh có được sự sáng tạo trong giờ giảng văn, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh đi theo con đường thi pháp học nởi vì thi pháp học sẽ giúp học sinh hiểu đúng, nhanh chóng phát hiện ra những điểm sáng thẩm mỹ ở tác phẩm. Muốn vậy, người thầy phải nắm và vận dụng linh hoạt, vững vàng lý luận thi pháp trong quá trình giảng văn. Ví dụ: Với thơ, nên đi từ mạch cảm hứng, cảm xúc của nhân vật trữ tình hoặc hình tượng trữ tình trong tác phẩm ( Chẳng hạn khi tìm hiểu bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh ta có thể phân tích hình tượng sóng và hình tượng em; Khi tìm hiểu bài thơ “Đất Nước ” của nguyễn Khoa Điềm ta phân tích theo mạch trữ tình- chính luận của nhân vật trữ tình trong bài thơ). Với văn xuôi, có tác phẩm giảng bằng thi pháp nhân vật, có tác phẩm giảng bằng thi pháp cốt truyện, tình tiết ( Chẳng hạn khi tìm hiểu tác phẩm “ Hai đứa trẻ ” của nhà văn Thạch Lam thì phân tích theo nghệ thuật miêu tả bởi truyên Thạch Lam không có cốt truyện nên không có giọng kể mà chỉ có giọng tả; Khi tìm hiểu tác phẩm “ Chữ ngời tử tù” của Nguyễn Tuân thì phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật; khi tìm hiểu tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” hoặc “ Người lái đò sông Đà” thì phân tích tác phẩm theo đăc trưng thể loại bút kí, tuỳ bút). 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 7. Để phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh cũng như kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên cần vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, như phương pháp thảo luận nhóm, giao dự án, kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, mảnh ghép, v v II. Minh hoạ đọc - hiểu tác phẩm: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Thấy được một số đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/Kiến thức: - Phẩm chất tốt đẹp của con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt. - Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc ở Nam Bộ 2/Kĩ năng: Đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa, Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo. - Thiết kế giáo án D. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Diễn giảng, phát vấn, thảo luận, gợi mở, đàm thoại. E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện Những đứa trong gia đình của Nguyễn Thi. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học 10 [...]... phản biện PHẦN BA: KẾT LUẬN Góp phần khơi gợi và rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc hiểu là công việc thường xuyên và cần thiết ở tất cả các môn học Tuy nhiên ở bộ môn văn các đặc thù của nó vẫn là sự sáng tạo dựa trên sự đồng cảm, sự cảm nhận của người học qua người dạy văn và văn bản ngôn từ trong tác phẩm Sự sáng tạo trong văn chương không hề có sự giống nhau bởi sự liên tưởng, tưởng... Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 – Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương ( Nguyễn Trọng Hoàn- NXBGD 2001) 2 – Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường ( ĐHSP Hu - 2002) 3 – SGV Ngữ văn 12 - Tập 2 – NXBGD 2009 4 – SGK Ngữ văn 12 - Tập 2 - NXBGD 2011 5 – Tư liệu ngữ văn 12 - Phần văn học – NXBGD – 2009 6 – Giảng văn Chinh phụ ngâm- Đặng Thai Mai - ĐHSP I HN; 1992 19 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736;... cảnh ra đời, giá trị đình" tác phẩm "Những đứa con - Truyện ngắn xuất sắc - ra đời trong thời trong gia đình kỳ kháng chiến chống Mỹ Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs đọc văn bản theo II Đọc, hiểu văn bản học sinh đọc, tìm hiểu văn hướng dẫn của GV 1 Đọc và giải nghĩa từ khó bản GV hướng dẫn HS đọc văn bản Tiếp tục hướng dẫn HS tìm 2 Cảm nhận chung hiểu văn bản - Kể chuyện: tự sự qua dòng hồi tưởng của H Hãy... nghĩ dạy học sinh biết suy nghĩ sáng tạo trong giờ đọc văn là điều cần thiết KI ẾN NGHỊ , Đ Ề XUẤT Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy hướng dẫn học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Rất mong các đồng nghiệp bổ sung để việc dạy học đạt kết quả tốt hơn Lào Cai, ngày 22/02/2012 Người viết 18 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736;... cứu: III Cơ sở của đề tài: PHẦN HAI: NỘI DUNG I Phát huy sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản 20 Trang 3 3 4 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com 9 II Minh hoạ đọc - hiểu tác phẩm: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi) III Kết quả khảo sát: PHẦN BA: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 14 14 15 16 ... tiết học sau III Kết quả khảo sát: Trong năm học 201 1- 2012, qua 3 lớp 12A5, 12A7, 12A8 tôi trực tiếp giảng dạy, tôi đã vận dụng một số thao tác trên ở bài dạy đọc hiểu “Những đứa con trong gia đình ” để không ngừng góp phần rèn luyện, khơi gợi cho học sinh khả năng sáng tạo ở các em Thực tế qua các giờ dạy tôi thấy có sự thành công, đạt được yêu cầu mục đích đã định nhưng mức độ nắm bắt bài học của... học tiếp nhận tác phẩm bằng quá trình tích luỹ từ ngữ, vốn hiểu biết và khả năng cảm nhận được tác phẩm văn chương để lĩnh hội từ người dạy những gì tâm đắc nhất, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết, suy nghĩ trong nhiều lĩnh vực khác nhau Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Học sinh nhớ nhiều, học nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết không phải là điều chủ yếu Điều chủ yếu là dạy học sinh. .. Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước IV Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Những đứa con trong gia đình - So sánh hai nhân vật Việt và Chiến - Là một công dân trong thời kì đổi mới em suy 16 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com nghĩ gì về tình yêu nước và tình gia đình? 3 Dặn dò: - Nắm cốt truyện, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Chuẩn bị cho. .. giống nhau trong tiếp nhận tác phẩm văn học giữa các đối tượng: tác giả - người dạy - người học Theo tôi để 17 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com có sự gặp nhau ấy, cả người dạy và người học phải có một trường liên tưởng, một sự tưởng tượng phong phú, linh hoạt để từ đó người dạy có thể đưa người học vào tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, bằng lời bình, cách đọc, lời... Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Hoạt động 1: Giới thiệu Lắng nghe, tạo tâm I Tìm hiểu chung: bài mới Tiết thế vào bài 1 Tác giả : SGK 1 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc phần tiểu a Tiểu sử:SGK b Tư tưởng - phong cách học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn - Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, là dẫn trong SGK nhà văn của nhân dân Nam Bộ thời kỳ Dựa vào phần tiểu dẫn hãy Học sinh tóm . Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Đ ề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC. PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I.Phạm vi đề tài: Trong. hungtetieu1978@gmail.com được và dần hiểu tác phẩm văn chương. Một giờ giảng văn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của mình từ tác phẩm cho học sinh trong lớp. 4. Trong giờ đọc hiểu, để rèn. cho học sinh giỏi, câu hỏi phù hợp cho học sinh trung bình có thế một giờ giảng văn mới đảm bảo được cùng lúc sự sáng tạo cho các em. 6. Để giúp học sinh có được sự sáng tạo trong giờ giảng văn,

Ngày đăng: 25/06/2015, 11:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan