Đề cương ôn tập Ngữ Văn 7- Kỳ 2

3 894 3
Đề cương ôn tập Ngữ Văn 7- Kỳ 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II, NGỮ VĂN 7 Năm học 2010- 2011 A. Phần văn bản:( giới hạn mỗi câu từ 1.5 đến 3 điểm, nên các em căn thời gian để làm bài cho hợp lý.) Câu 1: Thế nào là tục ngữ? Sgk trang 3. Câu 2: Để chứng minh cho nhận định: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báo của ta” Trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Tác giả Hồ chí minh đã nêu ra các dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào? Gợi ý: - Dẫn chứng 1: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung - Dẫn chứng 2: – Tinh thần yêu nước ngày nay: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, - Sắp xếp theo tình tự : Thời gian Câu 3: Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả Phạm Văn Đồng đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác? Gợi ý: Bác giãn dị trong: cái ăn, ở, làm việc, lối sống ( dẫn chứng các em tự nêu trong sgk) Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Gợi ý - Học sinh trình bày được cảm nghĩ của mình về: + Suy nghĩ về cuộc sống và số phận cực khổ của nhân dân ta trong lúc tai họa dáng xuống .( Thương cảm) + Suy nghĩ về thái độ thơ ơ vô trách nhiệm của quan phủ và nha lại trong lúc đi hộ đê. ( Căm phẩn gay gắt) + Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống hôm nay: (tự hào về cuộc sống hôm nay người dân được sống trong tự do, công bằng, cuộc sống của người dan luôn luôn được đảng và nhà nước quan tâm . Ví dụ HS tự nêu. Câu 5: Nêu giá trị hiện thực, nhân đạo của văn bản Sống chết mặc bay của Pham Duy Tốn. Câu 6: Cảm nhận của em về nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu trong văn bản “ Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu”. Gợi ý: + Cảm nhận về tính cách, bản lĩnh kiên cường của Phan Bội châu: không khuật phục trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của kẻ thù. + Cảm nhận trước lòng yêu nước nồng nàn của Phan Bội Châu: Hi sinh gia đình của cải, sống xa lìa quê hương để đi làm cáh mạng cứu nước cứu dân ; không vì quyề lợi cá nhân mà bán rx nhân cách, phản bội tổ quốc. + Suy nghĩ của bản thân: Tự hào và noi gương anh hùng Phan Bội Châu Câu 7: Em hiểu gì về vẽ đẹp và số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội PK ngày xưa qua nhân vật Thị Kính( Vở chèo Quan Ân Thị Kính, đoạn trích Nỗi oan hại chồng ) Gợi ý: + Vẽ đẹp : Họ là những người phụ nữ đảm đang, hết lòng yê thương chồng ( dẫn chứng là những việc làm của Thị Kính đối với chồng) + Số phận: Họ phải chịu nhiều khổ cực, cay đắng, oan trái nhưng không có quyền đứng lên bảo về chính bản thân mình( dẫn chúng là Thị Kính bị mẹ chồng vu oan, hành hạ về thể xác lẫn tình thần nhưng không có quyền giải thích) Câu 8: Dành cho HS giỏi: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong vở chèo Quan Ân Thị Kính và bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có gì giống nhau? - Họ đều có vẽ đẹp đáng quý của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, yêu chồng, trong trắng, thủy chung( dẫn chứng từ 2 văn bản) - Họ đều phải chịu nhiều nỗi cực khổ, cay đắng và bất công ( dẫn chứng từ 2 văn bản) B.Tiếng Việt: :( giới hạn mỗi câu từ 1. đến 2 điểm, nên các em căn thời gian để làm bài cho hợp lý.) 1. Thế nào là rút gọn câu? Cho VD. + Khái niệm: sánh giáo khoa trang 15; Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 2. Thế nào là câu đặc biệt? Cho VD. + Khái niệm: sánh giáo khoa trang 28; Ví dụ: Lá ơi! Hãy kể chuyện về cuộc đời bạn cho tôi nghe đi. 3. Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho VD. ( gợi ý: sgk trang 28,29) 4. Nêu đặc điểm của trang ngữ ( ý nghĩa+ hình thức) . Cho Ví dụ. ( gợi ý: sgk trang 39) 5. Nêu công dụng của trang ngữ. Cho ví dụ. ( gợi ý: sgk trang 46) 6. Thế nào là câu chủ động, câu bị động. Cho VD. ( gợi ý: sgk trang 57) + Con chó căn con mèo( câu chủ động) ; Con mèo bị con chó cắn( câu bị động) 7. Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động . Cho VD. ( gợi ý: sgk trang 64) 8. Thế nào là kiệt kê? Cho VD. ( gợi ý: sgk trang 105) 9. Đặt câu có sử dụng phép lệt kê và nêu tác dụng? + Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. Tác dụng: diễn tả sâu sắc tinh thần yêu nước của nhân dân ta, họ quết hi sinh tất cả để bảo bệ đất nước. 10. Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang. ( Xem trong bài ôn tập và chép lại) C. Tập làm văn: * Lý Thuyết: :( giới hạn mỗi câu từ 1 đến 1,5 điểm, nên các em căn thời gian để làm bài cho hợp lý.) 1. Thế nào là văn nghị luận? 2. Chứng minh trong văn nghị luận là gì? 3. Nêu dàn bài chung của văn nghị luận chứng minh. 4. Thế nào là giải thích trong văn nghị luận ? 5. Nêu dàn bài chung của văn nghị luận giải thích. * Bài tập: :( giới hạn mỗi câu khoảng 5 điểm, nên các em căn thời gian để làm bài cho hợp lý.) a. GIẢI THÍCH: 1. Giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. * Gợi ý luận điểm: Đi nhiều có điều kiện giao lưu học hỏi nhiều thì con người sẽ khôn ra 2. Giải thích câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. * Gợi ý luận điểm: khi nhận định, đánh giá về sự vật hay con người thì ta phải căn cứ vào bản chất bên trong để tránh nhầm lẫn. 3. Giải thích câu nói: sách là ngọn đền sáng bất diệt của trí tuệ con người. * Gợi ý luận điểm : Sách rất cần thiết cho viên phát triển trí tuệ con người. + a. Mở bài : - Loài người gắn với những thành tựu trí tuệ . - Sách là nơi lưu trữ thành tựu đó. - Vì thế có nhà văn nói: Sách con người b/ Thân bài : 1) Giải thích ý nghĩa câu nói - Sách chứa đựng trí tuệ con người: tinh hoa của hiểu biết - Sách là ngọn đèn sáng: chiếu rọi cho con người đi ra khỏi tối tăm. - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt : không bao giờ tắt cho dù thời gian có thày đổi, các thế hệ con người đi qua. - Ý ghĩa của cả câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người 2) Giải thích cơ sở chân lý của câu nói - Sách ghi lại những hiểu biết quý giá mà con người tích luỹ được - Hiểu biết ghi lại trong sách có ích cho cả mọi thời đại, truyền lại đời sau - Đây là điều được mọi người thừa nhận 3) Giải thích sự vận dụng chân lý - Cần chăm đọc sách để hiểu biết và sống tốt ; - Cần chọn sách tốt, hay, để đọc - Cần tiếp nhận có sáng trí tuệ chứa đựng trong sách c/ Kết bài : - Nhận thức đúng về giá trị của sách, chọn sách tốt để đọc b. CHỨNG MINH 4. Trong VB Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh nhận định: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẳn có” Bằng kiến thức đã học em hãy chứng minh. ( Gợi ý: học và đọc tác phẩm văn chương ta có thể nhận được những tình cảm mới mà trước đó ta chưa có; học tác phẩm văn chương ta sẽ đương bỗi dưỡng nhữn tình cảm đã có mộ cách sâu sắc hơn) 5. Chúng minh rằng: Uống nước nhớ nguồn đã, đang, sẽ mãi mãi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Gợi ý: Người được hưởng thành quả lao động của người khác phải nhớ ơn và đền ơn người tạo ra thành quả đó + D/c: Những biểu hiện về tình cảm và việc làm của con cháu đối với ông bà , tổ tiên trong gia đình. + D/c: Những biểu hiện về tình cảm và việc làm của của học sinh đối với thầy cô giáo… + D/c: Những biểu hiện uống nước nhớ người trong xã hội : đó những hoạt động kỷ niêm về những ngày lịch sử như 20-11; 8-3 ; 27-7; 19-5 …; Những hoạt động nhớ về cội nguồn như thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm và chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng. 6. Chứng minh rằng: Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình, làng xóm. * Gợi ý luận điểm: ca dao diễn tả tình cảm anh em; con cháu đối với ông bà , cha mẹ; tình cảm vợ chồng ; Tình yêu làng xón, quê hương…- Dẫn chứng: 1.Anh em như thể tay chân;2. Công cha như núi Thái Sơn ; 3.Con người có tổ có tông- Như cấy có cội như sông có nguồn; 4. Râu tôn nấu với ruột bầu- Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon; 5. Anh đi anh ớ quê nhà- NHớ canh rau muốn nhớ cà dầm tương- NHớ ai dãi nắng dầm sương- NHớ ai tát nước bên dường hôm nao…. * Ghi chú: Các em tự ôn tập bằng cách trả lời tất cả các câu hỏi ra vở soạn . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II, NGỮ VĂN 7 Năm học 20 10- 20 11 A. Phần văn bản:( giới hạn mỗi câu từ 1.5 đến 3 điểm, nên các em căn thời gian để làm bài cho hợp lý.) Câu 1: Thế nào là tục ngữ? . nào là văn nghị luận? 2. Chứng minh trong văn nghị luận là gì? 3. Nêu dàn bài chung của văn nghị luận chứng minh. 4. Thế nào là giải thích trong văn nghị luận ? 5. Nêu dàn bài chung của văn nghị. đặc biệt? Cho VD. ( gợi ý: sgk trang 28 ,29 ) 4. Nêu đặc điểm của trang ngữ ( ý nghĩa+ hình thức) . Cho Ví dụ. ( gợi ý: sgk trang 39) 5. Nêu công dụng của trang ngữ. Cho ví dụ. ( gợi ý: sgk trang

Ngày đăng: 25/06/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan