Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

94 494 0
Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập - nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thiêm, bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và chính sách - người đã trực tiếp truyền đạt và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các phòng ban, cán bộ thôn xã và những hộ gia đình trên địa bàn xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp số liệu báo cáo, tư liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Cọ là cây đa tác dụng, sản phẩm của cọ gồm nhiều loại và được dùng khá phổ biến trong nhân dân. Huyện Thanh Ba là một huyện miền núi Tây Bắc tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những huyện có nhiều cọ nhất của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, những cây cọ đang dần vắng bóng và thay vào đó là những đồi chè, đồi sắn, đồi keo…Trong đó, Thanh Xá là xã có diện tích đất rừng cọ chuyển đổi sang cây trồng khác nhiều nhất. Vậy lí do khiến người dân nơi đây chặt cọ và thay thế bằng những cây trồng khác là gì? Những thay đổi đó đã tác động tích cực hay tiêu cực đến sinh kế của hộ nông dân nơi đây? Việc chuyển đổi rừng cọ mang lại lợi ích gì cho các hộ nông dân? Xuất phát từ vấn đề đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” với mục tiêu chung là nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân xã Thanh Xá, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần chuyển đổi rừng cọ hợp lý và có hiệu quả hơn. Đề tài lựa chọn điều tra các hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè, các hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng keo, các hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng sắn và các hộ không chuyển đổi rừng cọ. Thu thập thông tin từ các ban ngành xã, tổng hợp số liệu từ xã và phiếu điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số hộ dân chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè, sắn và bạch đàn, keo theo nhiều cách thức khác nhau như chuyển đổi toàn bộ rừng cọ, chặt cọ phần đỉnh đồi trồng cây khác giữ lại phần chân đồi, chặt cọ phần chân giữ phần đỉnh đồi, nhưng cũng có hộ chọn cách chặt tỉa. Lí do là phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - lao động của mỗi hộ, địa hình đồi gò của mỗi hộ và chính sách hỗ trợ của địa phương. Đối với những hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè thì đến năm thứ 3 mới được thu chè nên để tận dụng đất đồng thời tăng thêm thu nhập, người dân trồng xen sắn khi chè vẫn còn nhỏ trong 2 năm đầu. Theo kết quả điều tra, với mức lãi suất ngắn hạn 12% iii thì chỉ tiêu NPV của cây chè là 97.719.278,69đ (NPV >0), chứng tỏ việc đầu tư là có lãi. Đối với những hộ chuyển sang trồng keo, bạch đàn thì 7 năm mới cho thu hoạch. Như vậy, với mức lãi suất ngắn hạn 12% thì chỉ tiêu NPV của cây keo, bạch đàn là 47.874.084,43 (NPV >0), chứng tỏ việc đầu tư là có lãi. Đối với những hộ chuyển đổi sang trồng sắn thì với mức lãi suất ngắn hạn 12% thì chỉ tiêu NPV của cây sắn là 96.966.734đ (NPV >0), chứng tỏ việc đầu tư là có lãi. Đối với những hộ vẫn giữ nguyên rừng cọ thì không mất chi phí chăm sóc và công chăm sóc, chỉ mất chi phí khi thu hoạch. Tuy nhiên, cây cọ không mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ đạt 7.398.222đ/ha/năm. Theo thông tin người dân cho biết, khi chặt bỏ rừng cọ và chuyển đổi sang cây trồng khác có thể gây ra xói mòn đất, gây sạt lở đất, gây bạc màu đất, giảm mực nước giếng, giảm mực nước ngầm xung quanh rừng cọ, nhiều sấm sét hơn và mất cảnh quan đẹp, mát. Tuy nhiên, cũng có 9,2% hộ dân cho biết là không gây ra ảnh hưởng gì đến môi trường khi chặt bỏ rừng cọ vì đã thay thế cây trồng khác. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về tình hình chuyển đổi rừng cọ ở xã, đề tài đã đề xuất các giải pháp: giải pháp đối với mô hình chuyển đổi sang trồng chè, giải pháp đối với mô hình chuyển đổi sang trồng keo, bạch đàn, giải pháp đối với mô hình chuyển đổi sang trồng sắn. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC ĐỒ THỊ viii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii DANH MỤC HÌNH ix DANH MỤC HỘP ix PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.1.1 Lý luận về cây cọ, rừng cọ 4 2.1.2 Lý luận về chuyển đổi rừng 6 2.2 Cơ sở thực tiễn 9 2.2.1 Thực trạng chuyển đổi rừng ở Việt Nam 9 2.2.2 Một số bài học rút ra qua nghiên cứu thực tiễn 14 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 16 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 16 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17 3.2 Phương pháp nghiên cứu 22 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 22 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 22 3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24 3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 24 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1 Vai trò của rừng cọ đối với kinh tế hộ và môi trường nông thôn xã Thanh Xá 26 4.1.1 Đặc điểm của cây cọ 26 4.1.2 Giá trị kinh tế của cây cọ và rừng cọ 26 4.2 Thực trạng chuyển đổi rừng cọ 34 4.2.1 Thực trạng chuyển đổi rừng cọ ở xã Thanh Xá 34 4.2.2 Thực trạng chuyển đổi rừng cọ của hộ nông dân 35 4.2.3 Các phương thức chuyển đổi rừng cọ 39 4.2.4 Các cách thức chặt rừng cọ 42 4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức chuyển đổi rừng cọ 45 4.3.1 Mô hình chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè 45 4.3.2 Mô hình chuyển đổi rừng cọ sang trồng keo, bạch đàn 49 4.3.3 Mô hình chuyển đổi rừng cọ sang trồng sắn 52 v 4.3.4 Mô hình không chuyển đổi rừng cọ 55 4.3.5 So sánh và đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi với nhau 57 4.4 Đánh giá tác động đến môi trường của các phương thức chuyển đổi 59 4.5 Giải pháp để chuyển đổi rừng cọ có hiệu quả hơn 64 4.5.1 Giải pháp về kỹ thuật 64 a. Phương thức chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè 64 b. Phương thức chuyển đổi rừng cọ sang trồng keo, bạch đàn 66 c. Phương thức chuyển đổi rừng cọ sang trồng sắn 67 4.5.2 Giải pháp về kinh tế 68 4.5.3 Giải pháp về chính sách 68 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 5.1 Kết luận 70 5.2 Kiến nghị 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 75 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Hiện trạng rừng tỉnh Phú Thọ (2008-2012) 12 Bảng 2.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 theo giá so sánh 2010 phân theo địa phương và ngành hoạt động 13 Bảng 3.1 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng 18 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Thanh Xá 20 Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thanh Xá (2012- 2014) 21 Bảng 4.1 Lợi ích của cây cọ và rừng cọ đối với kinh tế hộ xã Thanh Xá 27 31 Bảng 4. 2 Nhận thức về giá trị kinh tế của rừng cọ đối với hộ theo quan điểm của hộ gia đình và chính quyền địa phương 32 Bảng 4.3 Nhận thức về giá trị kinh tế của rừng cọ đối với hộ theo quan điểm của nam giới và nữ giới 32 Bảng 4.4 Quy mô đất cọ ở xã Thanh Xá, năm 2015 35 Bảng 4.5 Lí do chuyển đổi rừng cọ và không chuyển đổi rừng cọ của hộ nông dân 38 Bảng 4.6 So sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương thức chuyển đổi rừng cọ 39 Bảng 4.7 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha chuyển đổi rừng cọ sang cây chè 46 Bảng 4.8 Phân tích tài chính trong đầu tư chuyển đổi rừng cọ sang cây chè 48 Bảng 4.9 Tình hình đầu tư chi phí cho 1ha chuyển đổi rừng cọ sang cây keo,bạch đàn 50 Bảng 4.10 Phân tích tài chính trong đầu tư chuyển đổi rừng cọ sang cây keo, bạch đàn 51 Bảng 4.11 Tình hình đầu tư chi phí cho 1 ha chuyển đổi rừng cọ sang trồng sắn 53 Bảng 4.12 Phân tích tài chính trong đầu tư chuyển đổi rừng cọ sang cây sắn 54 Bảng 4.13 Chi phí và thu nhập cho 1 ha cây cọ/năm 55 Bảng 4.14 So sánh giá bán sản phẩm thu từ cây cọ trước đây với hiện nay 56 Bảng 4.15 Các hoạt động sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đổi theo giới tính 57 Bảng 4.16 So sánh các phương thức chuyển đổi rừng cọ 57 Bảng 4.17 Ảnh hưởng và hậu quả khi chặt rừng cọ 60 Bảng 4.18 So sánh một số chỉ số môi trường của bốn hình thức đồi ở xã Thanh Xá 61 Bảng 4.19 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng và hậu quả khi quyết định chuyển đổi rừng cọ 63 Bảng 4.20 Bón phân cho chè kiến thiết cơ bản (2 – 3 năm sau trồng). 66 vii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1 Chuyển đổi đất lâm nghiệp ở Việt Nam(2003 – 2009) 10 Đồ thị 4.1 Tỷ lệ giữa các cách thức chặt rừng cọ 42 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Các phương thức chuyển đổi rừng cọ của hộ nông dân ở xã Thanh Xá 36 Sơ đồ 4.2: Nhận thức về tác động của việc chuyển đổi rừng cọ do những quan điểm khác nhau 37 Sơ đồ 4.3 Cách thức chặt cọ phần đỉnh đổi, giữ phần chân đồi 44 Sơ đồ 4.4 Cách thức chặt cọ phần chân đồi, giữ phần đỉnh đồi 44 Sơ đồ 4.5 Cách thức chặt cọ theo chiều dọc 45 Sơ đồ 4.6 Cách thức chặt tỉa và trồng xen các cây trồng khác 45 viii DANH MỤC HÌNH Hình 4: Ruộng lúa bậc thang quanh đồi cọ 30 Hình 5: Giữ rừng cọ và chăn nuôi gà bên trong 35 Hình 6: Phá rừng cọ và trồng cây lâu năm 35 Hình 7: Giữ rừng cọ và ao cá dưới chân đồi 35 Hình 8 : Các yếu tố môi trường dưới chân đồi 59 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Lí do gia đình chọn trồng cây chè trên đất chuyển đổi rừng cọ 40 Hộp 4.2 Lí do gia đình chọn trồng cây keo, bạch đàn trên đất chuyển đổi rừng cọ 41 Hộp 4.3 Lí do gia đình chọn trồng cây sắn trên đất chuyển đổi rừng cọ 42 ix PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cọ có ở nhiều nơi, nhưng nhắc đến hình ảnh “rừng cọ đồi chè” là chúng ta nghĩ ngay đến mảnh đất miền trung du Phú Thọ. Cọ là cây thuộc họ Cau, thân trụ hóa gỗ mọc thẳng, không phân nhánh. Cây cọ thích hợp với đất vùng đồi có độ dốc dưới 15 độ, mức nước ngầm thấp và thoát nước tốt (Nguyễn Vương, 2010). Cọ là cây đa tác dụng, sản phẩm của cọ gồm nhiều loại và được dùng khá phổ biến trong nhân dân. Lá cọ già dùng lợp nhà có độ bền 10 - 15 năm, chắn vách, làm chổi, làm bầu gánh củ, móm hạt giống, gầu múc nước, làm quạt. Lá cọ non (búp cọ) dùng để khâu nón, áo tơi, vặn thừng, vặn chão, đan làn xuất khẩu… Thân cọ làm cột nhà, cột điện, thân cầu khỉ, máng nước, chõ đồ xôi. Cuống cọ làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan dành gánh đất rồi đến mành cọ, một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng. Quả cọ có thể dùng để muối dưa cọ, ỏm cọ. Trung bình một cây hàng năm cho 30 - 50 kg quả. Cuối cùng những thứ còn lại của cây cọ được đưa vào bếp làm củi đun, không bỏ phí hoài một thứ gì. Mỗi năm cọ chỉ cho ra đời 12 lá, ứng với 12 tháng của năm. Cây cọ khác với cây tre, dưới tán cây tre đất đai bị hút kiệt chất màu mỡ đến xơ xác, cỏ không mọc được. Còn dưới tán cây cọ vẫn có thể trồng sắn, trồng chè… Cọ là loài cây của tự nhiên, không phải thuần dưỡng, cải tạo và không cần chăm sóc. Phú Thọ là tỉnh có diện tích trồng cọ lớn nhất cả nước. Trong đó, huyện Cẩm Khê là nơi trồng nhiều cọ nhất, rừng cọ Cẩm Khê cho đến trước khi thoái trào có khoảng 7.000 mẫu, riêng xã Phú Khê có tới 800 mẫu, tiếp theo là đến huyện Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa (Phương Nguyên, 2008). Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc với đặc trưng riêng rừng cọ, đồi chè. Nhưng hầu hết các rừng cọ trên địa bàn tỉnh những năm thập kỉ 60 thế kỷ trước có 9-10 ngàn ha đều đã trên 30 năm tuổi, khả năng cho khai thác rất 1 [...]... thực tiễn về chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân 2 - Thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân ở xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân ở xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ - Đề xuất các giải pháp nhằm chuyển đổi rừng cọ có hiệu quả hơn 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng chuyển đổi rừng cọ của. .. vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ - Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu tại xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh. .. gì cho các hộ nông dân? Xuất phát từ vấn đề đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần chuyển đổi rừng cọ hợp lý và có hiệu... sống của người dân 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Huyện Thanh Ba gồm 1 thị trấn và 26 xã Trong đó, xã Thanh Xá các hộ nông dân chuyển đổi rừng cọ sang các loại cây trồng khác chiếm số lượng lớn Đó là lí do tôi lựa chọn các hộ nông dân trồng cọ ở xã Thanh Xá thuộc huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Lựa chọn điều tra các hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng chè Lựa chọn điều tra các. .. chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân ở xã Thanh Xá huyện Thanh Ba diễn ra như thế nào? - Các hộ dân chuyển đổi rừng cọ theo những hình thức nào? Trồng cây/ nuôi con gì? Gặp thuận lợi và khó khăn gì khi chuyển đổi rừng cọ? - Hiệu quả của từng phương thức chuyển đổi rừng cọ mang lại là gì? - Chuyển đổi rừng cọ tác động đến môi trường như thế nào? - Giải pháp để chuyển đổi rừng cọ có hiệu quả là gì?... tra các hộ chuyển đổi rùng cọ sang trồng keo Lựa chọn điều tra các hộ chuyển đổi rừng cọ sang trồng sắn Lựa chọn điều tra các hộ không chuyển đổi rừng cọ Mục đích là để so sánh các cách thức chuyển đổi, hiệu quả chuyển đổi và so sánh với không chuyển đổi, so sánh tác động đến môi trường của các phương thức chuyển đổi 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các số... tra hộ 22 Tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân qua mẫu bảng hỏi với số lượng điều tra như sau: Diễn giải Số lượng (hộ) Hộ chuyển đổi sang trồng chè 15 Hộ chuyển đổi sang trồng keo 15 Hộ chuyển đổi sang trồng sắn 15 Hộ không chuyển đổi 10 Tổng Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ xã với số lượng 5 người để biết được quan điểm của chính quyền địa phương về thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các. .. trồng xen các cây ngắn ngày, các cây nguyên liệu dưới tán được nhiều địa phương áp dụng, trong đó có huyện Thanh Ba Tính đến nay, diện tích cây cọ chủ yếu còn lại ở các huyện Cẩm Khê, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa với tổng diện tích là 1.025 ha (Cổng điện tử tỉnh Phú Thọ, 2015) Huyện Thanh Ba là một huyện miền núi Tây Bắc tỉnh Phú Thọ Đây là một trong những huyện có nhiều cọ nhất của tỉnh Phú Thọ Tuy nhiên,... cây cọ đang dần vắng bóng và thay vào đó là những đồi chè, đồi sắn, đồi keo…Trong đó, Thanh Xá là xã có diện tích đất rừng cọ chuyển đổi sang cây trồng khác nhiều nhất Vậy lí do khiến người dân nơi đây chặt cọ và thay thế vào đó những cây trồng khác là gì? Những thay đổi đó đã tác động tích cực hay tiêu cực đến cuộc sống của hộ nông dân nơi đây? Việc chuyển đổi rừng cọ mang lại lợi ích gì cho các hộ nông. .. động của các hộ nông nghiệp tăng cộng với cơ cấu về số hộ nông nghiệp không nuôi trồng thủy sản lớn hơn số hộ phi nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản 19 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Thanh Xá Chỉ tiêu 2012 ĐVT SL 2013 CC I Tổng số hộ Hộ 699 100 1 Hộ NN không NTTS Hộ 539 77,11 2 Hộ phi NN Hộ 50 7,15 3 Hộ NTTS Hộ 110 15,74 II.Tổng nhân khẩu Người 2870 III Tổng số lao động Người 1865 LĐ thuần nông . cọ của các hộ nông dân. 2 - Thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân ở xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng chuyển đổi rừng cọ. của các hộ nông dân xã Thanh Xá, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ . 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi rừng cọ của các hộ nông dân huyện Thanh Ba tỉnh Phú. trạng chuyển đổi rừng cọ 34 4.2.1 Thực trạng chuyển đổi rừng cọ ở xã Thanh Xá 34 4.2.2 Thực trạng chuyển đổi rừng cọ của hộ nông dân 35 4.2.3 Các phương thức chuyển đổi rừng cọ 39 4.2.4 Các cách

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan