Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội

132 3.9K 6
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận này đã được cảm ơn, các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi khẳng định khóa luận này là phần nỗ lực phấn đấu nghiên cứu, làm việc của cá nhân tôi. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nông Minh Thúy 1 1 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên nghành kinh tế với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội ”. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo tôi, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần Văn Đức và các thầy cô trong bộ môn Kinh tế, Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoán luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể, các cán bộ và nhân dân xã Văn Đức – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực tập đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nông Minh Thúy 2 2 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội” Đời sống của con người ngày nay càng phát triển thì vấn đề sức khỏe càng được quan tâm chú trọng. Trong đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội và đặt ra cho sản xuất nông nghiệp những thách thức mới. Trong đó sản xuất RAT là ngành được quan tâm hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên đặc thù của sản xuất nông nghiệp là mang tính mùa vụ cao và là một quá trình liên tục, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, chịu tác động lớn bởi yếu tố thị trường. Xã Văn Đức, huyện Gia Lâm là một trong những vùng trồng RAT lớn nhất của thành phố Hà Nội và được bộ NN và PTNT chọn làm thí điểm mô hình kiểm soát, quản lý RAT theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ trong cả nước. Trong quá trình sản xuất, các nông hộ đã và đang gặp phải nhiều bất cập, nhiều hộ gia đình phải tự tìm đầu ra cho mình, và do nhận thức của nhiều hộ nông dân chưa cao nên vùng rau an toàn chưa thực sự an toàn, việc tiêu thụ rau an toàn và các loại rau thường chưa có sự khác biệt rõ rệt nên ảnh hưởng tới giá bán rau an toàn. Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội”. Đề tài “đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất RAT, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trên địa bàn xã, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của hộ nông dân trong thời gian tới. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số 3 3 liệu, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, kết hợp các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu. Nội dung và kết quả nghiên cứu chính như sau: 1.Tình hình sản xuất RAT trên địa bàn xã trong 3 năm gần đây (từ năm 2012 đến 2014): do là vùng sản xuất RAT trọng điểm của khu vực miền Bắc nên những năm qua diện tích sản xuất ổn định, mức sản lượng và năng suất bình quân tương đối cao mặc dù có sự biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, sâu bệnh, thị trường, vật chất - Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã theo một tổ chức nhất định từ UBND thành phố Hà Nội đến UBND huyện Gia Lâm rồi đến UBND xã Văn Đức, hầu hết các hộ nông dân trên địa bàn xã đều sản xuất đúng theo quy trình sản xuất rau an toàn. Tuy có nhiều dạng quản lý khác nhau, nhưng hiện nay ở xã Văn Đức tồn tại hai hình thức tổ chức sản xuất. Các hộ nông dân tiêu thụ rau an toàn theo hình thức bán buôn là chính, các hộ thu hoạch rau và bán tại ruộng cho các thương lái bán buôn và người thu gom. 2.Qua điều tra thực tế, chi phí sản xuất rau an toàn nói chung cao hơn rau thường. Những chênh lệch giá bán rau an toàn và rau thường là chưa vượt trội. Vì thế mà hiệu qủa an toàn có cao hơn nhưng cần phải phát huy hơn nữa. 3.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ nông dân như quy hoạch về mặt bằng, chính sách hỗ trợ của thành phố, huyện, các yếu tố về thị trường, trình độ kĩ thuật và đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Từ tổng kết lý luận, thực tiễn và phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau an toàn của các hộ nông dân, chúng tôi đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ RAT của hộ nông dân trên địa bàn xã bằng nhóm giải pháp cơ chế chính sách hỗ trợ về vốn, thị trường, giải pháp về quy hoạch mặt bằng diện tích sản xuất hay nâng cao trình độ lao động để tạo nên sự chuyển biến từ trong nhận thức đến hành động cũng như những giải pháp ổn định thị trường về tiêu thụ như tuyên truyền phổ biến thông tin, đầu tư cơ sở vật chất hay xây dựng bảo hiểm nông nghiệp để tránh nhưng rủi ro mà các hộ nông dân gặp phải trong quá trình sản 4 4 xuất cũng như tiêu thụ Đặc biệt là giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực như vốn, giống, kĩ thuật cho phát triển sản xuất rau an toàn. MỤC LỤC 5 5 DANH MỤC BẢNG 6 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP 7 7 A: Khấu hao BHNN: Bảo hiểm nông nghiệp BQ: Bình quân BVTV: Bảo vệ thực vật CP: Chi phí CSVC: Cơ sở vật chất CSVCKT: Cơ sở vật chất kĩ thuật DT: Diện tích ĐVT: Đơn vị tính GO: Kết quả sản xuất HĐND: Hội đồng nhân dân HQKT: Hiệu quả kinh tế HQXH: Hiệu quả xã hội HTX: Hợp tác xã HTX DVNN: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp IC: Chi phí trung gian LĐ: Lao động MI: Thu nhập hỗn hợp NN : Nông nghiệp NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn O: Cơ hội PTNT: Phát triển nông thôn RAT: Rau an toàn S: Điểm mạnh SL: Số lượng SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh T: Thách thức TC: Tổng chi phí TP: Thành phố UBND: Ủy ban nhân dân VA: Giá trị gia tăng VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm W: Điểm yếu UBND: Ủy ban nhân dân 8 8 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp trồng trọt đang ngày càng phát triển phong phú, đa dạng và áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất. Đặc biệt, ngành sản xuất rau an toàn hiện nay được chú trọng đầu tư sản xuất góp phần đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng và tạo hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như cả nước. Rau là thực phẩm không thể thiếu trong cung cấp dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho con người. Ngoài ra, sản xuất rau an toàn còn có giá trị kinh tế cho xuất khẩu hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế, rau kém chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrat, kim loại nặng vượt mức cho phép, các vi sinh vật gây hại có trong rau,… có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người hiện đang được cung cấp tràn lan trên thị trường. Do đó, sản xuất và tiêu dùng rau sạch là vấn đề cấp thiết vì sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người. Đến nay, Hà Nội đã triển khai sản xuất rau an toàn ở một số nơi như: xã Vân Nôi (huyện Đông Anh); xã Nam Hồng (huyện Từ Liêm); xã Văn Đức, Lệ Chi, Đông Dư (huyện Gia Lâm). Trong đó, xã Văn Đức với nhiều điều kiện thuận lợi trở thành vùng chuyên sản xuất rau an toàn phục vụ phần lớn nhu cầu về rau xanh cho thành phố Hà Nội. Mỗi ngày xã cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 50 tấn rau củ các loại, từ su hào, bắp cải, súp lơ, cải thảo, củ cải, cà chua, đậu… Xã có tới 95% hộ dân tham gia trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, dưới sự giám sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội. Rau an toàn Văn Đức cũng là điểm đầu tiên được cấp 9 9 nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Bên cạnh đó, sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu về chất lượng. Từ đó, để góp phần phát huy các tiềm năng, lợi thế và hạn chế, khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:” Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ nông dân xã Văn Đức trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn và hiệu quả sản xuất rau an toàn - Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức trong 3 năm - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn ở xã Văn Đức - Đề ra định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức trong những năm tới 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hiệu quả kinh tế là gì? 10 10 [...]... trạng sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội? 3 Quy trình sản xuất áp dụng trong trồng rau an toàn tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội? 3 Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội như thế nào? 4 Những yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn? 5 Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội? ... triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống pháp luật, sự tác động của chính sách Nhà nước đến phát triển kinh tế - Hiệu quả kinh tế ngành là tính toán hiệu quả kinh tế của từng ngành riêng biệt trong tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế - Hiệu quả kinh tế vùng đánh giá hiệu quả kinh tế của một vùng kinh tế, vùng lãnh thổ e) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Từ bản chất của hiệu quả, ... quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, ngoài những yếu tố chính kể trên, còn một vài yếu tố khác như hình thức sản xuất rau, rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ 2.2 Cơ sở thực tiến sản xuất rau an toàn 2.2.1 Tình hình và hiệu quả sản xuất rau an toàn trên thế giới 2.2.1.1 Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Australia 2.2.1.1.1 Tổng quan về sản xuất nông nghiệp và ngành sản xuất rau, hoa, quả của Australia... kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả Trên phạm vi xã. .. sách tác động đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn 29 29 Các chính sách của Nhà nước và Thành phố Hà Nội có tác dụng trực tiếp tới sự phát triển của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Nhóm chính sách này quy định cụ thể quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Gia Lam nói riêng Đây là căn cứ để hộ nông dân xay dựng phương án phát triển sản xuất kinh doanh của hộ cho phù... Như vậy, hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của sản xuất Hiệu quả phân bổ liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý nhằm đạt được mục đích kinh tế của người sản xuất là có lợi nhuận ở mức tối đa Hiệu quả kinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa b) Phân loại hiệu quả theo lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường - Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:... của sản xuất và hướng tác động vào sản xuất -Hiệu quả sử dụng đất đai - Hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng lao động 23 23 - Hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác - Hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật d) phân loại theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Hiệu quả kinh tế quốc dân là đánh giá giữa chi phí và lợi ích xét trên toàn bộ nền kinh tế; đánh giá toàn diện tình hình sản xuất. .. nền sản xuất xã hội ∆Q HQKT = ∆C ΔQ: Là phần tăng thêm của kết quả sản xuất, ΔC: Là phần tăng thêm của chi phí sản xuất Từ các quan điểm trên ta thấy: + Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý (kết quả sản xuất kinh doanh trừ chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kết quả sản xuất kinh. .. loại rau: cải bắp, cải thảo, ớt - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 60 hộ nông dân sản xuất rau an toàn tại 2 thôn Trung Quan và Chử Xá thuộc xã Văn Đức - Những thành phần liên quan như: chính quyền địa phương, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị kinh doanh đầu mối,… 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất một số loại rau chủ... công nghệ càng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi Nâng cao hiệu quả ngày càng được tăng lên Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững ý nghĩa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, môi trường trước mặt và lâu dài  Vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu hiệu quả sản xuất rau an toàn Thực hiện quy hoạch phát triển RAT làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông . tài đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất RAT, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất. khăn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:” Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội . 1.2. Mục tiêu. sản xuất áp dụng trong trồng rau an toàn tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội? 3. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội như thế nào? 4. Những yêu tố ảnh hưởng đến hiệu

Ngày đăng: 25/06/2015, 04:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.3.2. Phân tích SWOT trong sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

  • Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, kết hợp các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu.

  • Nội dung và kết quả nghiên cứu chính như sau:

  • 1.Tình hình sản xuất RAT trên địa bàn xã trong 3 năm gần đây (từ năm 2012 đến 2014): do là vùng sản xuất RAT trọng điểm của khu vực miền Bắc nên những năm qua diện tích sản xuất ổn định, mức sản lượng và năng suất bình quân tương đối cao mặc dù có sự biến động do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, sâu bệnh, thị trường, vật chất...

  • - Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã theo một tổ chức nhất định từ UBND thành phố Hà Nội đến UBND huyện Gia Lâm rồi đến UBND xã Văn Đức, hầu hết các hộ nông dân trên địa bàn xã đều sản xuất đúng theo quy trình sản xuất rau an toàn. Tuy có nhiều dạng quản lý khác nhau, nhưng hiện nay ở xã Văn Đức tồn tại hai hình thức tổ chức sản xuất. Các hộ nông dân tiêu thụ rau an toàn theo hình thức bán buôn là chính, các hộ thu hoạch rau và bán tại ruộng cho các thương lái bán buôn và người thu gom.

  • 2.Qua điều tra thực tế, chi phí sản xuất rau an toàn nói chung cao hơn rau thường. Những chênh lệch giá bán rau an toàn và rau thường là chưa vượt trội. Vì thế mà hiệu qủa an toàn có cao hơn nhưng cần phải phát huy hơn nữa.

  • 3.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các hộ nông dân như quy hoạch về mặt bằng, chính sách hỗ trợ của thành phố, huyện, các yếu tố về thị trường, trình độ kĩ thuật và đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cho sản xuất.

    • MỤC LỤC

    • DANH MỤC BẢNG

    • DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP

    • PHẦN I

    • MỞ ĐẦU

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.2.1. Mục tiêu chung

    • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    • 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu

    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên đề

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan