giáo trình mô đun chăm sóc ca cao

90 289 0
giáo trình mô đun chăm sóc ca cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÔ ̣ NÔNG NGHIÊ ̣ P VA ̀ PHA ́ T TRIÊ ̉ N NÔNG THÔN GIO TRNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC CA CAO MÃ SỐ: MĐ 02 NGHÊ ̀ : TRỒNG CA CAO XEN DỪA Trnh độ: Sơ câ ́ p nghê ̀ BÔ ̣ NÔNG NGHIÊ ̣ P VA ̀ PHA ́ T TRIÊ ̉ N NÔNG THÔN GIO TRNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC CA CAO MÃ SỐ: MĐ 02 NGHÊ ̀ : TRỒNG CA CAO XEN DỪA Trnh độ: Sơ câ ́ p nghê ̀ 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới, lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nghề trồng ca cao xen dừa nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, nhu cầu học tập một khóa đào tạo ngắn hạn về Trồng ca cao xen dừa cho người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trong cả nước nói chung với điều kiện thời gian đào tạo ngắn, chi phí thấp và thời điểm học linh hoạt là rất thiết thực. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề Trồng ca cao xen dừa, trong đó có mô đun Chăm sóc ca cao là cấp thiết hiện nay. Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc (theo phương pháp DACUM) của các giảng viên có nhiều kinh nghiệm cùng với các chuyên gia đã tổ chức nhiều hoạt động điều tra, hội thảo, lấy ý kiến , đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của nghề Trồng ca cao xen dừa để biên soạn nên chương trình dạy nghề Trồng ca cao xen dừa trình độ sơ cấp gồm 4 mô đun. Bộ giáo trình gồm 4 quyển: 1. Giáo trình mô đun Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa 2. Giáo trình mô đun Chăm sóc ca cao 3. Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại ca cao 4. Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ ca cao Giáo trình mô đun ”Chăm sóc ca cao” là mô đun giới thiệu về kỹ thuật chăm sóc ca cao từ khi trồng đến khi thu hoạch. Mô đun này đào tạo nghề theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Trong quá trình biên soạn, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu về chăm sóc ca cao kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Nội dung của mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 128 giờ (24 giờ lý thuyết và 104 giờ thực hành) và bao gồm 4 bài: Bài 1. Tưới nước – tủ gốc Bài 2. Bón phân Bài 3. Tỉa cành, tạo tán Bài 4. Quản lý cỏ dại Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng ca cao xen dừa”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. 3 Mặc dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để có thể bổ sung cho cuốn giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Trần Chí Thành (Chủ biên) 2. Đinh Viết Tú 3. Nguyễn Văn Dũng 4. Nguyễn Thanh Bình 5. Đinh Thị Đào 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MÔ ĐUN: CHĂM SÓC CA CAO 7 Bài 1. Tƣới nƣớc, tủ gốc 8 A. Nội dung 8 1.1. Xác định nhu cầu nước đối với cây ca cao 8 1.2. Tưới nước cho cây ca cao 9 1.2.1. Nguồn nước tưới 9 1.2.2. Các thời kỳ tưới nước 10 1.2.3. Phương pháp tưới 11 1.3. Tủ gốc cho cây ca cao 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27 C. Ghi nhớ 27 Bài 2: Bón phân 28 A. Nội dung 28 2.1. Vai trò của phân bón đối với sự sinh trưởng và phát triển cây ca cao 28 2.2. Xác định các loại phân bón cho cây ca cao 32 2.2.1. Phân hữu cơ 32 2.2.2. Phân vô cơ 38 2.3. Bón phân cho cây ca cao 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46 C. Ghi nhớ 46 Bài 3: Tỉa cành, tạo tán 47 A. Nội dung 47 3.1 Nguyên lý chung 47 3.2 Ý nghĩa của việc cắt tỉa, tạo tán 47 3.3. Cắt tỉa, tạo tán 48 3.3.1. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán 49 3.3.2. Các biện pháp kích thích cây phân cành 57 3.4. Cố định cây 58 5 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 58 C. Ghi nhớ 58 Bài 4: Quản lý cỏ dại 59 Nội dung: 59 4.1 Phân loại 59 4.1.1. Phân nhóm theo chu kỳ sống 59 4.1.2. Phân nhóm theo hình thái 60 4.1.3. Phân loại theo đặc điểm hệ thực vật 60 4.1.4. Các loại cỏ dại trong vườn ca cao xen dừa 61 4.2. Tác hại của cỏ dại 64 4.3. Các biện pháp quản lý cỏ dại 64 4.4. Các biện pháp phòng trừ cỏ dại 67 4.4.1. Các biện pháp hạn chế cỏ dại 67 4.4.2. Các biện pháp diệt trừ cỏ dại 67 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 69 C. Ghi nhớ 69 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 70 I. Vị trí, tính chất của mô đun 70 II. Mục tiêu mô đun 70 III. Nội dung chính của mô đun 71 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 72 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 74 VI. Tài liệu tham khảo 75 Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp 77 Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp 78 Phụ lục 1: Phân hữu cơ 79 6 MÔ ĐUN: CHĂM SÓC CA CAO Mã mô đun: MĐ 02 Mô đun Chăm sóc ca cao là mô đun thứ 2 trong chương trình dạy nghề Trồng ca cao xen dừa trình độ sơ cấp. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc chăm sóc cây ca cao đó là: tưới nước, tủ gốc; bón phân; quản lý cỏ dại và cắt tỉa cành, tạo tán cho cây ca cao. Đây là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc, mang tính tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành chăm sóc ca cao. Sau khi học xong mô đun này, học viên lựa chọn được các biện pháp chăm sóc hợp lý, nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất ca cao và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Kết quả học tập được đánh giá thông qua sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhưng trọng tâm là thực hành, qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun. 7 Bài 1. TƢỚI NƢỚC – TỦ GỐC Nước là yếu tố rất quan trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây ca cao và có ảnh hưởng nhiều đến sự phát sinh gây hại của dịch hại. Tưới nước hợp lý là sự thay đổi lượng nước thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ca cao. Tưới nước hợp lý tạo điều kiện cho cây ca cao sinh trưởng tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất và phẩm chất trái ca cao. Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của nước và việc tủ gốc đối với sự sinh trưởng và phát triển cây ca cao. - Mô tả được các biện pháp tưới tiêu cho cây ca cao. - Thực hiện được các phương pháp tưới tiêu nước và che tủ gốc thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất. A. Nội dung: 1.1. Xác định nhu cầu nƣớc đối với cây ca cao Cây ca cao thích hợp trên những vùng có lượng mưa hàng năm khoảng 1500 đến 2000 mm. Ca cao không thích hợp với những chân đất ngập úng, khó thoát nước. Ở Đồng bằng sông Cửu Long tuy mực thủy cấp cao nhưng do ảnh hưởng thủy triều nước lên xuống hàng ngày nên đất vẫn thoáng và ca cao có thể phát triển tốt. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ca cao cần phải tưới đầy đủ trong mùa khô nhất là những nơi bóng che còn thiếu. Hình 1.1. Mực nước trong vườn ca cao khi nước thấp 8 Ca cao chủ yếu ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa, nên khi ca cao đã định hình, mùa khô có thể cần ít nước tưới hơn. Tuy nhiên, nếu được tưới trong mùa khô năng suất sẽ cao và cây cho trái quanh năm. Khi trái phát triển nếu thiếu nước hạt sẽ nhỏ, hàm lượng bơ thấp và tỷ lệ vỏ nhiều. Những hạt này có giá trị thương phẩm thấp. Do đó, những nơi thiếu nước mùa khô nên cắt bỏ trái để giữ sức cho cây. Hình 1.2. Mực nước trong vườn ca cao khi nước cao 1.2. Tƣới nƣớc cho cây ca cao 1.2.1. Nguồn nước tưới Nguồn nước tưới có thể từ sông, hồ, đập hay nước giếng không bị nhiễm mặn hay phèn. Lưu ý: Không tưới nước bị nhiễm độc từ các nhà máy, cơ sở sản xuất hoặc nước thải từ khu công nghiệp Hình 1.3. Mương tưới nước trong vườn ca cao xen dừa 1.2.2. Các thời kỳ tưới nước 9 * Tưới sau khi trồng: Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục. Dùng thùng tưới để tưới nhẹ nhàng quanh gốc. Lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không được tưới nước bằng ồng nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc, đất bị váng, cây khó ra rễ. Hình 1.4. Tưới nước sau khi trồng * Tưới nước giai đoạn kiến thiết cơ bản: - Trong mùa khô hạn, cần phải tưới nước cho ca cao giai đoạn kiến thiết cơ bản vì bộ rễ còn kém phát triển, cây dễ bị chết vì khô hạn. - Lượng nước tưới tùy theo mức độ khô hạn, thông thường tưới 40 – 60 lít nước cho 1 lần tưới, khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 15 – 25 ngày. Hình 1.5. Ca cao giai đoạn kiến thiết cơ bản * Tưới nước giai đoạn kinh doanh: - Nhu cầu nước tưới ở giai đoạn này không nhiều do cây đã giao tán kín và có khả năng chịu hạn khá, không cần tưới nước vẫn đảm bảo sinh trưởng và cho năng suất khá. Nhưng nếu được tưới thì năng suất sẽ cao hơn và chất lượng tốt hơn. [...]... năng suất Ca cao thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trong vườn ươm Ca cao kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với ca cao mới thu bói Năng suất ca cao càng cao, càng cần phải bón nhiều phân hơn (Bảng 2.3 và 2.4) Bảng 2.1 Lượng dinh dưỡng (kg) cây lấy đi để tạo ra 1000 kg hạt ca cao khô Bảng 2.2 Lượng dinh dưỡng (kg) cây lấy đi để tạo ra 1000 kg hạt ca cao khô (dạng... C Ghi nhớ: - Nhu cầu nước của cây ca cao trong các giai đoạn sinh trưởng - Che tủ cho ca cao giai đoạn mới trồng 26 Bài 2 BÓN PHÂN Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của phân bón và các biện pháp bón phân - Thực hiện được các phương pháp bón phân thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất A Nội dung: 2.1 Vai trò của dinh dƣỡng đối với sự sinh trƣởng và phát triển của cây ca cao - Các chất dinh dưỡng có vai trò... nhưng chưa đủ bóng che (cao hơn ngọn ca cao và không được che kín phần ngọn) Hình 1.28 Tủ gốc giữ ẩm 1 2 Hình 1.29 Cây được tủ gốc còn xanh tươi (1) trong khi cây không được tủ gốc đã héo vàng (2) trong mùa khô Hình 1.30 Che bóng cho cây con mới trồng B Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập nhóm: Lắp đặt hệ thống đường ống tưới nước nhỏ giọt cho ca cao Bài tập cá nhân: Che tủ cho ca cao mới trồng C Ghi... chính ra mép lá; thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính; thiếu kẽm: các lá và chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn Hiện tượng thiếu kẽm cũng khá phổ biến trên các vùng ca cao nổi tiếng của thế giới Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao trong quá trình sinh trưởng Giai đoạn Lƣợng dinh dƣỡng (kg/ha/năm) Tháng tuổi N P2O5 K2O MgO CaO 5-12 2,5 1,4 30 1,9... Lượng kali clorua = = 666,66 kg ≈ 667 kg 60 Như vậy, để đảm bảo quy trình, ta cần bón cho một ha ca cao 435 kg urê, 353 kg supe lân, 667 kg kali clorua Ví dụ 2: Amôn sunphate chứa 20% N nên: 200 x 100 Lượng amôn sunphate = = 1000 kg 20 Như vậy để thay thế 435 kg urê ta cần có 1000kg amôn sunphate 2.2 Xác định các loại phân bón cho cây ca cao 2.2.1 Phân hữu cơ: Các loại phân hữu cơ thông dụng như phân gia... phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2,0 m Sau đó trát bùn phủ bên ngoài Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở lên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân huỷ thành amôniac, nên lượng đạm bị mất giảm... cho cây Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây Hàng năm, các nguyên tố trong lượng phân bón luôn bị mất đi do rửa trôi và do cây lấy đi Chính vì vậy mà ta phải cung cấp thêm phân bón cho cây Cây ca cao là cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó kali cao nhất (Bảng... đảm yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống) + Tiết kiệm được nhiều lượng nước tưới (có thể giảm 40 – 50% lượng nước so với tưới ngập thông thường), các tổn thất do thấm sâu và chảy tràn được giảm thiểu khá nhiều Do vậy, hiệu quả sử dụng nước tưới là cao Hình 1.19 Vòi tưới phun + Phương pháp tưới này có thể áp dụng cho hầu hết mọi dạng địa hình cao thấp khác nhau, không... 221 7,0 Vườn ươm Kinh doanh Bảng 2.4 Dinh dưỡng cho ca cao mới trồng Lƣợng dinh dƣỡng cho mỗi cây (g) Tháng sau trồng Urea Supe Lân Sulphate Kali Tổng số 1 13,9 40,0 12,8 66,7 4 18,4 53,1 17,0 88,6 8 18,4 53,1 17,0 88,6 12 27,8 80,0 25,6 133,4 18 36,9 106,2 34,0 177,2 24 59,3 170,6 77,0 306,9 29 Hình 2.2 Một số loại phân bón thông dụng bón cho ca cao Dựa trên nhu cầu về các chất dinh dưỡng hữu hiệu... là phương thức cung cấp nước cho một vùng đất có bờ bao chung quanh nhằm duy trì một lớp nước trên mặt đất trong một thời gian nhất định cho vườn cây ca cao có các bờ bao xung quanh và duy trì lớp nước này trong một thời kỳ sinh trưởng nào đó của cây ca cao Tưới ngập, nếu thực hiện tốt, có thể giúp hạn chế cỏ dại trong vườn, làm giảm nồng độ các độc chất trong đất và góp phần làm điều hòa vi khí hậu . dừa 2. Giáo trình mô đun Chăm sóc ca cao 3. Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại ca cao 4. Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ ca cao Giáo trình mô đun Chăm sóc ca cao là mô đun giới. 6 MÔ ĐUN: CHĂM SÓC CA CAO Mã mô đun: MĐ 02 Mô đun Chăm sóc ca cao là mô đun thứ 2 trong chương trình dạy nghề Trồng ca cao xen dừa trình độ sơ cấp. Mô đun này cung cấp những kiến. nghề Trồng ca cao xen dừa để biên soạn nên chương trình dạy nghề Trồng ca cao xen dừa trình độ sơ cấp gồm 4 mô đun. Bộ giáo trình gồm 4 quyển: 1. Giáo trình mô đun Chuẩn bị và trồng ca cao xen

Ngày đăng: 24/06/2015, 22:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

  • CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan