THI VẤN ĐÁP HÌNH THỨC THI MỚI TẠI KHOA KINH TẾ và QTKD

4 753 6
THI VẤN ĐÁP HÌNH THỨC THI MỚI TẠI KHOA KINH TẾ và QTKD

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THI VẤN ĐÁP HÌNH THỨC THI MỚI TẠI KHOA KINH TẾ và QTKD 1. Đặt vấn đề Học và thi là hai việc đã quá quen thuộc đối với tất cả các sinh viên. Nhưng vấn đề đặt ra là phải học và thi như thế nào để đạt kết quả cao? Theo cách học và thi truyền thống thì hầu hết các học phần sẽ được thi tự luận. Tại Đại học Hùng Vương hiện nay đang tiến hành đổi mới phương pháp giáo dục, trong đó có việc đổi mới hình thức thi đang được tiến hành ở tất cả các Khoa trong trường. Thi vấn đáp ở một số học phần đã được thực hiện. Tuy nhiên, vì đây là hình thức thi mới cho nên trong quá trình kiểm tra, đánh giá người học còn gặp nhiều khó khăn. Vậy để đạt được kết quả cao tại các học phần thi vấn đáp sinh viên cần phải học như thế nào, giảng viên phải dạy và đánh giá kết quả ra sao? Đây là câu hỏi mà khá nhiều bạn sinh viên cũng như các giảng viên trong trường đang rất quan tâm, đặc biệt là các sinh viên Khoa kinh tế & QTKD. 2. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá theo hình thưc thi vấn đáp tại Khoa Kinh tế & QTKD 2.1. Các học phần đã tổ chức thi vấn đáp Khoa Kinh tế & QTKD luôn luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy và học, đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất cho người học. Trong kỳ thi kết thúc học phần tại Khoa Kinh tế & QTKD – Đại học Hùng Vương hình thức thi vấn đáp bắt đầu được áp dụng tại một số học phần. Mỗi lớp sẽ có ít nhất một học phần được tổ chức thi vấn đáp. Các học phần đã thực hiện thi vấn đáp là: - Kiểm toán căn bản - Kế toán tài chính 1 - Nguyên lý kế toán - Kinh tế vi mô - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1, 2 - Định giá tài sản - Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối - Tài chính doanh nghiệp Trong thời gian tới, một số học phần trong Khoa cũng sẽ được chuyển đổi hình thức thi từ tự luận trong vấn đáp. 2.2. Kết quả đạt được - Đối với sinh viên + Vấn đáp là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của sinh viên, dạy sinh viên cách tự suy nghĩ đúng đắn. Bằng cách này sinh viên hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, thuộc lòng. + Sinh viên phải tự trau dồi thêm các hiểu biết thực tế ngoài lý thuyết sách vở. - Đối với giảng viên + Giảng viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. + Đánh giá sinh viên một cách chính xác và sâu hơn. 2.1.2. Khó khăn, vướng mắc còn tồn tại - Đối với sinh viên: + Đây là nhân tố khá quan trọng. Vì phải trực tiếp đối mặt với giáo viên hỏi nên một số sinh viên do sợ nên lúng túng, mất bình tĩnh. Và kết quả là không trả lời được các câu hỏi giáo viên đưa ra. + Kiến thức thực tế của sinh viên còn hạn chế. Thi vấn đáp yêu cầu sinh viên phải học hiểu. Kiến thức không chỉ có trong sách vở mà cần liên hệ với thực tế, liên hệ với các môn học khác có liên quan. Nội dung thi bao quát toàn bộ chương trình. Do đó sinh viên không thể học tủ, học vẹt, hiểu lơ mơ. Nếu học tủ, học vẹt, học lơ mơ như vậy thì khi trả lời sinh viên sẽ lúng túng, thụ động và không trả lời tốt được. + Do quá quen với hình thức thi tự luận, khi chuyển sang thi vấn đáp sinh viên hay trả lời dài, nhiều khi không đúng trọng tâm và đủ ý. Vì vậy, kết quả thi không cao. - Đối với giảng viên: + Khi chuyển hình thức thi từ tự luận sang vấn đáp, các giảng viên – Những người làm đề và những người trực tiếp hỏi thi cũng gặp một số khó khăn. Hạn chế lớn nhất của phương pháp vấn đáp là rất khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và vấn đáp cho sinh viên. Vì vậy đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị rất công phu. Câu hỏi trong bộ đề là các câu hỏi căn bản, phù hợp với trình độ sinh viên nói chung. Ngoài ra, các giảng viên có thể đưa ra các câu hỏi mang tính suy luận, gắn liền với thực tế, đặc biệt là các câu hỏi liên quan tới tình hình kinh tế và các chính sách, chế độ tài chính, chế độ kế toán hiện hành đối với các sinh viên đã trả lời tốt các nội dung yêu cầu trong đề thi của mình nhằm đánh giá trình độ sinh viên và cho điểm tốt hơn. Đối với các sinh viên kinh tế ngoài các hiểu biết, kiến thức trong sách vở, yêu cầu các em cần có các hiểu biết thực tế liên quan đến môn học của mình. Vì vậy, giảng viên phải luôn thường xuyên cập nhật các thông tư, chế độ tài chính hiện hành. + Nếu giảng viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà sinh viên dễ dàng trả lời có hoặc không. Hiện nay nhiều giảng viên thường gặp khó khăn khi xây dựng hệ thống câu hỏi do không nắm chắc trình độ của sinh viên. + Khó soạn và xây dựng đáp án cho các câu hỏi mở (vì phương án trả lời của sinh viên sẽ không giống nhau). 3. Một số lưu ý 3.1. Đối với sinh viên Khi được thông báo một số học phần sẽ được thi vấn đáp khá nhiều sinh viên trong Khoa thấy lo lắng. Các em đã quá quen với hình thức thi tự luận nên khi có sự thay đổi trong hình thức thi kết thúc học phần hầu hết các em thấy lo. Các em luôn nghĩ thi vấn đáp là phải đối mặt trực tiếp với giáo viên hỏi nên nhiều sinh viên vốn tính nhút nhát sẽ thấy sợ. Mặt khác, thời gian chuẩn bị câu hỏi trước khi lên trả lời ngắn (từ 5 – 10 phút) do đó các em sẽ luôn cảm thấy thiếu thời gian chuẩn bị và bị lúng túng khi lên trả bài. Vậy phải học như thế nào để kết quả thi các học phần vấn đáp đạt kết quả cao luôn là vấn đề mà các sinh viên quan tâm. Dưới đây là một số yêu cầu đối với sinh viên, nếu các em chuẩn bị tốt thì chắc chắn kết quả thi sẽ cao. - Chuẩn bị về kiến thức: Sinh viên phải học hiểu, không được học tủ, học vẹt. Ngoài kiến thức trong sách vở phải biết liên hệ thực tế và liên hệ với các môn học khác. Một yêu cầu đối với sinh viên kinh tế là các em phải có sự liên hệ, nắm bắt được tình hình kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, cập nhất các chế độ tài chính, kế toán, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các thông tư hướng dẫn… một cách thường xuyên, liên tục. Trong quá trình học có chỗ nào chưa hiểu phải hỏi giáo viên ngay. Có thể tổ chức học nhóm, trao đổi tập thể để cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình học tập. Để có thể làm tốt bài thi vấn đáp, trước hết các bạn sinh viên phải học thật kỹ các nội dung của học phần vấn đáp rồi ôn lại trước khi thi. - Chuẩn bị về tâm lý: Khi thi vấn đáp tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi. Hầu hết các sinh viên đều cảm thấy sợ và lo. Hãy chuẩn bị tâm lý tốt, tự tin vào chính bản thân mình. Để có được sự tự tin trước hết các bạn sinh viên phải tự tin vào kiến thức mà mình tích lũy được. Như vậy vấn đề đặt ra đối với các bạn sinh viên là phải chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức. - Cách trả bài vấn đáp: Khác với cách thi tự luận, khi trả bài vấn đáp sinh viên cần trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm và đủ ý. Vì thời gian chuẩn bị trả lời rất ngắn, do đó sinh viên cần phải làm tốt các công việc sau: + Đọc kỹ đề, xác định nội dung cần trả lời + Gạch ra các ý chính + Trả lời thì ngắn gọn, sau đó phân tích, diễn giải chi tiết sâu. Thi vấn đáp sinh viên cần có khả năng bật kiến thức nhanh. Điều này chỉ có được khi họ chuẩn bị tốt về kiến thức. Như vậy có thể thấy nếu các bạn sinh viên được chuẩn bị tốt về kiến thức thì sẽ tự tin khi trả lời, kết quả thi sẽ cao. Do vậy, yêu cầu đầu tiên đối với các bạn sinh viên là phải học, không ngừng trau dồi kiến thức. Thi dù theo hình thức nào, nếu bạn học tốt thì chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt. 3.2. Đối với giảng viên - Xây dựng bộ đề thi vấn đáp: Mỗi một học phần thi vấn đáp có một bộ đề thi. Hàng năm bộ đề thi này được bổ sung thêm. Nội dung các câu hỏi trong bộ đề thi vấn đáp phải được các giảng viên từng Bộ môn chuẩn bị cẩn thận. Các nội dung trong bộ đề đều được các giảng viên trong Khoa trao đổi, thống nhất phải đảm bảo phù hợp với nội dung chương trình đào tạo. Nội dung câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu. - Cập nhật kiến thức chuyên môn: Các giảng viên phải thường xuyên tự cập nhật kiến thức, nắm được các nội dung, quy định của các thông tư, chế độ kế toán – tài chính. 4. Kết luận Bài thi vấn đáp là một dịp để các em sinh viên thể hiện những kiến thức mà mình có, cách trình bày/kĩ năng diễn thuyết, cũng như là khả năng giao tiếp của mình. Đó cũng là sự luyện tập rất tốt cho những lần phỏng vấn việc làm sau này của chính các em. Hình thức thi vấn đáp không chỉ giúp cho các em sinh viên tăng khả năng giao tiếp, năng động hơn trong mọi hoạt động mà còn giúp các giảng viên trong Khoa trong việc tự trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin kinh tế mới. Trong thời gian tới, Khoa Kinh tế & QTKD sẽ tổ chức nhiều học phần thi vấn đáp hơn. Với hình thức thi này, hy vọng các em sẽ phát huy được khả năng bật và phản ứng, xử lý nhanh của mình. Đây là điều rất cần đối với các nhà kinh tế tương lai. . sinh viên Khoa kinh tế & QTKD. 2. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá theo hình thưc thi vấn đáp tại Khoa Kinh tế & QTKD 2.1. Các học phần đã tổ chức thi vấn đáp Khoa Kinh tế & QTKD luôn. THI VẤN ĐÁP HÌNH THỨC THI MỚI TẠI KHOA KINH TẾ và QTKD 1. Đặt vấn đề Học và thi là hai việc đã quá quen thuộc đối với tất cả các sinh viên. Nhưng vấn đề đặt ra là phải học và thi như. việc tự trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật các thông tin kinh tế mới. Trong thời gian tới, Khoa Kinh tế & QTKD sẽ tổ chức nhiều học phần thi vấn đáp hơn. Với hình thức thi này, hy vọng các

Ngày đăng: 24/06/2015, 15:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan