Sản xuất tinh gọn – Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

8 412 1
Sản xuất tinh gọn – Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã có những thành công, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Mỗi năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo thêm nửa triệu việc làm mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP. Các doanh nghiệp (DN) này không những góp phần giải quyết việc làm mà còn tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế năng động hơn trong môi trường hội nhập cạnh tranh ngày nay. Chính vì vậy, việc thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV là một chiến lược quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của một nước đang phát triển như Việt Nam. Theo số liệu thống kê của chính phủ năm 2013, nước ta hiện có khoảng hơn 500.000 DN đang hoạt động trên cả nước, trong đó số lượng các DNNVV chiếm lên tới 97%. Đặc điểm của thị trường hiện đại là cạnh tranh mang tính toàn cầu và ngày càng khốc liệt, cạnh tranh về giá đã nhường bước cho cạnh tranh về chất lượng và tốc độ, khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn và được chiều chuộng hơn thông qua cạnh tranh. Do vậy việc tìm ra các giải pháp cạnh tranh giúp các DN này đứng vững trong thị trường là một việc vô cùng cấp thiết. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp, công cụ giúp các DN cải tiến sản xuất, giảm thiểu chi phí và nâng cao lợi nhuận, trong đó sản xuất tinh gọn (SXTG) có thể được xem là một công cụ hiệu quả giúp các DN loại bỏ tối đa các loại lãng phí và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Trên thế giới, đặc biệt tại Nhật Bản, các DN đã áp dụng SXTG từ khá lâu và đạt nhiều thành công lớn góp phần phát triển DN. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng các DN biết đến SXTG còn rất hạn chế. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp đã và đang áp dụng phương pháp này phần lớn trong số đó đều liên doanh với nước ngoài (đặc biệt là Nhật Bản). Vậy tại sao SXTG ở Việt Nam lại chưa thể phát triển rộng rãi và đạt được thành tựu như các nước khác? 2 Mặc dù nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra lợi ích của việc áp dụng SXTG và đưa ra một số mô hình áp dụng nó vào các DN, nhưng những nghiên cứu này chưa phù hợp với tình hình các DN Việt Nam. Trong nước đã có một số tác giả nghiên cứu về SXTG nhưng những nghiên cứu mang tính thực tiễn cao thực sự thì vẫn còn rất ít. Đại đa số các nghiên cứu này mặc dù đã nêu bật được ưu điểm vượt trội khi áp dụng SXTG nhưng lại chưa chỉ ra được hiện trạng áp dụng cũng như chưa đưa ra được mô hình thích hợp cho việc áp dụng phương pháp sản xuất này vào các DNNVV ở Việt Nam. Nhận thức được vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Sản xuất tinh gọn – Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu. Công trình nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng SXTG trong các DN sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam, từ đó tìm ra vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân và giải pháp nhằm khắc phục vấn đề, góp phần thúc đẩy sự phát triển của SXTG trong các DNNVV Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu về sản xuất tinh gọn Khái niệm SXTG đã xuất hiện cách đây khoảng 100 năm, nhưng chỉ từ khi Toyota bắt đầu áp dụng và biến nó thành một công cụ thần kỳ đưa nhà sản xuất ô tô này lên vị trí hàng đầu thế giới và khẳng định trong cách riêng của mình bằng hệ thống sản xuất Toyota (TPS), phương pháp sản xuất này mới bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Tính đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về SXTG cũng như các ứng dụng của nó vào DN. Dưới đây là một số nghiên cứu đáng chú ý. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài - Jens J. Dahlgaard Su Mi Dahlgaard – Park : "SXTG, 6 sigma, quản lý chất lượng toàn diện và văn hóa DN" (Lean production, six sigma quality, TQM and company culture), 2006. Nghiên cứu cho thấy triết lý SXTG và 6 sigma cơ bản giống nhau, có chung nguồn gốc, quản lý chất lượng tổng thể (TQM) Nhật Bản. Bên cạnh đó, tác giả còn khẳng định SXTG và 6 sigma là các công cụ mới thay 3 thế cho TQM đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng đôi khi tập trung quá nhiều vào công cụ đào tạo con người mà bỏ qua ý thức, hiểu biết của họ - Michael A. Lewis: "SXTG và lợi thế cạnh tranh bền vững" (Lean production and sustainable competitive advantage), 2000. Với nghiên cứu này, tác giả phân tích chi tiết SXTG, 6 sigma, TQM. Đồng thời đi sâu vào 3 trường hợp cụ thể để kết luận rằng SXTG góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững của DN, và tác giả cũng đưa ra một số đề xuất cho các nghiên cứu sau này. - Hiroshi Katayama, Davide Bennett: "SXTG trong thế giới cạnh tranh thay đổi viễn cảnh Nhật Bản" (Lean production in a changing competitive world: a Japanese perspective), 1996. Nhóm tác giả đã phân tích các khái niệm cơ bản của SXTG và xu hướng của Nhật Bản, giải thích được tại sao trong giai đoạn khủng hoảng các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài lại ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của SXTG ở Nhật Bản. Nhóm tác giả cũng đi khảo sát 4 trường hợp cụ thể để tìm ra các vấn đề trong việc áp dụng SXTG ở Nhật Bản và đưa ra một số khái niệm mới phù hợp với điều kiện môi trường. - Jirapat Wanitwattanakosol, Apichat Sopadang: "Khung áp dụng hệ thống SXTG trong các DNNVV” (A framework for implementing lean manufacturing system in small and medium enterprises). Trong đề tài này, tác giả đã tập trung nghiên cứu đưa ra khung áp dụng SXTG cho các DN trong môi trường sản xuất đa dạng cao và số lượng thấp. Khung áp dụng này gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu có 3 bước: tổ chức lại công ty bằng cách kết hợp các ứng dụng của công nghệ thông tin (máy tính) với quy trình kinh doanh đồng thời xây dựng chuỗi giá trị (VSM) và quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp để duy trì lợi thế, tăng tính cạnh tranh. Trong giai đoạn 2, DN sử dụng phương pháp JIT và các phương pháp khác để giảm thiểu chi phí sản xuất. - R. C. Barker: "Thiết kế hệ thống SXTG bằng cách sử dụng phân tích dựa trên thời gian" (The Design of Lean Manufacturing System Using Time - based Analysis), 1994. Tác giả đã cho thấy được sự cần thiết của khuôn khổ đo lường khả năng gia tăng giá trị của DN sản xuất và hướng dẫn cải tiến liên tục. Nếu 4 như không có khuôn mức đo lường, các DN rất khó có thể mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng và chính DN mình. - Yang Pingyu, Yuyu: "Những rào cản trong việc áp dụng SXTG tại các DNNVV và một số giải pháp: trường hợp các DNNVV ở Wenzhou" (The barriers to SMEs implementation of lean production and countermeasures - Based on SME in Wenzhou). Bằng việc khảo sát các DNNVV trong thành phố Wenzhou, nhóm tác giả phân tích những khó khăn mà DN gặp phải khi áp dụng SXTG, từ đó đưa ra một số giải pháp tập trung vào 4 điểm: sự quan tâm của ban lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, tổ chức đào tạo và xây dựng hệ thống đánh giá năng suất. Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới đã nêu bật được đặc điểm ưu việt của SXTG và hiệu quả của nó trong các tổ chức. Một số nghiên cứu đã chỉ ra được những khó khăn mà DN, đặc biệt các DNNVV khi áp dụng và đưa ra một số giải pháp cho các DN này. Tuy nhiên, do đặc điểm của các DN ở các nước khác với các DN ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu này chưa thể áp dụng vào các DNNVV ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề SXTG áp dụng trong các ngành công nghiệp như may mặc, cơ khí, giày da - Nghiên cứu Áp dụng Lean manufacturing tại Việt Nam thông qua một số tình huống của nhóm tác giả Nguyễn Thị Đức Nguyên và Bùi Nguyên Hùng, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính mutiliple cases để nghiên cứu 3 DN ở Việt Nam để tìm ra sự khác biệt của cơ sở lý thuyết với thực tiễn Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả cũng đưa ra mô hình áp dụng SXTG cho các DN Việt Nam nói chung áp dụng vào sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị hiện tại và tương lai cho bản thân DN. - Năm 2004, Mekong Capital đã cung cấp một tài liệu bằng tiếng Việt, "Giới thiệu về Lean manufacturing cho các doanh nghiệp Việt Nam". Bản báo cáo đã trình bày tương đối đầy đủ lý thuyết về SXTG tuy nhiên do được cung cấp bởi một tổ chức nước ngoài và chỉ đề cập đến lý thuyết đơn thuần. 5 - Nghiên cứu Sản xuất tinh gọn tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam-Thực trạng và giải pháp, của nhóm tác giả: Đỗ Thị Cúc, Tạ Thị Hương Giang, Hoàng Thị Thu Hà, Đại học kinh tế, 2012. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng khảo sát tại 3 doanh nghiệp lắp ráp và cơ khí, chỉ ra những tồn tại và đưa ra các giải pháp góp phần thúc đẩy SXTG tại các DNNVV ở Việt Nam. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước cũng chỉ ra lợi ích của các DN khi áp dụng SXTG thông qua một số ngành nghề cụ thể, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nêu rõ được hiện trạng áp dụng SXTG trong các DNNVV cũng như nguyên nhân của việc áp dụng SXTG chưa phổ biến trong các DN này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý thuyết về sản xuất tinh gọn. - Phân tích hiện trạng sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. - Trên cơ sở phân tích thực trạng để thấy được vấn đề sản xuất tinh gọn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất tinh gọn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu SXTG là một đề tài khá rộng nên chúng tôi tập trung nghiên cứu việc áp dụng SXTG trong ngành dệt may, cơ khí và lắp ráp đối với các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam (khảo sát thực tế tại 3 doanh nghiệp dệt may và gửi bảng hỏi theo Mẫu 2 qua phương thức email đến 12 doanh nghiệp khác trong 3 lĩnh vực may mặc, cơ khí, lắp ráp), nhằm tìm ra thực trạng về tình hình áp dụng SXTG trong các DN sản xuất nhỏ và vừa, từ đó phát hiện các vấn đề còn tồn tại, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho các vấn đề đó. 5. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng theo ba bước sau: 6 Bước 1, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua các tài liệu về SXTG trong và ngoài nước (nghiên cứu lý thuyết) cùng với đi thực tế tại một số doanh nghiệp đã áp dụng SXTG (nghiên cứu thực tiễn) cũng như phỏng vấn chuyên gia về SXTG. Sau đó, tiến hành phân tích dữ liệu, so sánh giữa tình hình áp dụng SXTG thực tế tại các doanh nghiệp với lý thuyết. Bước 2, sau khi so sánh, tìm ra các vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng SXTG tại các DNNVV ở Việt Nam. Từ các vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình là: sơ đồ xương cá theo phương pháp nhân quả (5 whys) để tìm ra các nguyên nhân chính cho vấn đề SXTG chưa phát triển ở Việt Nam, tiếp theo sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá lại các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ áp dụng sản xuất tinh gọn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Sau đó, nhóm nghiên cứu đi thực tế các DN, gặp lãnh đạo các DN áp dụng SXTG cũng như các chuyên gia hỗ trợ SXTG để đối chiếu tính hợp lý của nguyên nhân, tìm ra các nguyên nhân chính nhất. Bước 3, từ các nguyên nhân chính, đưa ra một số các giải pháp, các giải pháp này cũng sẽ được kiểm tra tính khả thi với các doanh nghiệp. Cuối cùng, các giải pháp phù hợp nhất sẽ được trình bày trong đề tài . 6. Những đóng góp mới của công trình nghiên cứu Đây là nghiên cứu chỉ ra: - Hiện trạng áp dụng SXTG trong các DNNVV Việt Nam. - Phân tích nguyên nhân của vấn đề SXTG chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp thích hợp cho các DNNVV có thể áp dụng. 7. Bố cục công trình nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liêu tham khảo, công trình nghiên cứu được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về sản xuất tinh gọn và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng áp dụng sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 7 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy áp dụng sản xuất tinh gọn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 8 Chưa phù hợp Phù hợp Sơ đồ: Phương pháp nghiên cứu SXTG – Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV tại Việt Nam Phỏng vấn chuyên gia Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn Bước 1 Phân tích dữ liệu Mô hình hồi quy tuyến tính Phân tích nguyên nhân Đưa ra giải pháp Bước 2 Bước 3 Kiểm tra tính khả thi của giải pháp với chuyên gia tại DN Đề xuất giải pháp khả thi Kết luận Tìm ra vấn đề Mô hình nhân quả (5 whys) . gọn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 7 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy áp dụng sản xuất tinh gọn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 8. phương pháp sản xuất này vào các DNNVV ở Việt Nam. Nhận thức được vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài: Sản xuất tinh gọn – Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. đề sản xuất tinh gọn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất tinh gọn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ

Ngày đăng: 24/06/2015, 01:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan