SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI SINH HỌC 10

19 703 0
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI SINH HỌC 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC \TIỂU LUẬN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI SINH HỌC 10 Người hướng dẫn: Học viên: TS. TRỊNH ĐÔNG THƯ PHAN LAN NHI Huế, 11/2014 MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 1 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1.Thí nghiệm là gì? 1.2. Phân loại thí nghiệm 1.2.1. Phân loại thí nghiệm theo nghiên cứu khoa học 1.2.2. Phân loại thí nghiệm theo mục đích sử dụng Phân loại thí nghiệm theo người tiến hành 1.3. Vai trò của thí nghiệm 1.4. Yêu cầu của thí nghiệm Chương 2: Sử dụng thí nghiệm để dạy học một số bài sinh học 10 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học 2.1.1 Thí nghiệm 1 2.1.2 Thí nghiệm 2 2.1.3 Thí nghiệm 3 2.1.4 Thí nghiệm 4 2.1.5 Thí nghiệm 5 2.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 2.2.1 Thí nghiệm 1 2.2.1.1 Mục đích 2.2.1.2 Tiến trình tổ chức Phần 3: KẾT LUẬN PHẦN 1: MỞ ĐẦU Đổi mới giáo dục là một yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội nhằm tạo ra những con người mới đủ năng lực đáp ứng trong tình hình mới, giúp đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 2 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. Để đổi mới giáo dục nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng, mỗi học sinh phải là những chủ thể hoạt động tích cực, giáo viên là người phải biết tổ chức, biết khơi dậy niềm yêu thích môn học. Đó là điều mà mỗi giáo viên luôn trăn trở khi dạy học. Đối với môn khoa học thực nghiệm như Sinh học, sử dụng phương tiện trực quan sinh động là một yêu cầu rất cần thiết để đổi mới dạy học. Do đó các bài thực hành không chỉ có giá trị trong phòng thực hành mà còn có thể được khai thác hiệu quả để tổ chức nhận thức khi đặt vấn đề, dạy kiến thức mới hay củng cố, kiểm tra đánh giá. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài tiểu luận: “Sử dụng thí nghiệm để tổ chức dạy học một số bài sinh học 10” PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Thí nghiệm là gì? Theo từ điển Wikipedia thì Thí nghiệm, hay thực nghiệm, là một bước trong phương pháp khoa học dùng để phân minh giữa mô hình khoa học hay giả thuyết. Thí nghiệm cũng được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của một lý thuyết hoặc một giả thuyết mới để ủng hộ chúng hay bác bỏ chúng. Thí nghiệm hoặc kiểm nghiệm có thể được thực hiện bằng phương pháp khoa học để trả lời một câu hỏi hoặc khảo sát vấn đề. Theo Klaus ( từ điển triết học Leipig 1976) thí nghiệm là cách thức là phương pháp mà bằng cách nào đó con người tác động có ý thức, hệ thống lên các sự vật hiện tượng xảy ra trong một điều kiện nhất định. Như vậy thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng, một biến đổi nào đó trong điều kiện nhất định để tìm hieur, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh. Trong sinh học, thí nghiệm có thể được tiến hành trong lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường, ngoài ruộng và ở nhà. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện. Hiện nay, trong thực tế dạy học thì thí nghiệm thường mới được sử dụng trong các buổi thực hành trên lớp hoặc để giải thích minh họa cho những Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 3 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. kiến thức lý thuyết. Song giáo viên có thể căn cứ vào nội dung kiến thức cũng như điều kiện thực tế giảng dạy mà sử dụng các thí nghiệm trong khâu lĩnh hội tri thức, củng cố hay kiểm tra đánh giá, từ đó rèn luyện cho học sinh phẩm chất của một nhà khoa học và làm cho các em thêm yêu môn học. 1.2. Phân loại thí nghiệm Thí nghiệm vừa là phương tiện vừa là nguồn cung cấp tri thức mới có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Thí nghiệm có thể sử dụng ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học. Chẳng hạn, sử dụng thí nghiệm trong khâu đặt vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố ôn tập. Trên thực tế có nhiều cách phân loại thí nghiệm khác nhau tùy thuộc vào dấu hiệu này hay dấu hiệu khác để phân loại. 1.2.1. Phân loại trong nghiên cứu khoa học Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá đối tượng bằng các tác động vào hiện tượng tự nhiên hay tạo ra các hiện tượng trong những điều kiện khác nhau để có thể quan sát chính xác hoen hay có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thí nghiệm có thể chia thành các dạng sau: - Thí nghiệm trực tiếp: Là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm nhưng trong các điều kiện khác nhau. - Thí nghiệm gián tiếp: khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thiết ra những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp diễn dịch hay phương pháp suy luận thực nghiệm. - Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của thí Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 4 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và địn lượng làm sáng tỏ giả thuyết đặt ra. - Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh chỉ khác ở một hợp phần tham gia hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để đạt kết quả tương tự. Vì thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp phân tích tách từng phần chỉ tiêu cấn so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chúng lại để chứng minh giả thuyết. - Thí nghiệm lặp lại: mỗi thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để độ tin cậy cao theo xác xuất thống kê. 1.2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng Thí nghiệm mở bài: là những thí nghiệm được tiến hành vào đầu bài học hay đầu một vấn đề nhằm định hướng vấn đề nghiên cứu. Sử dụng để tạo tình huống có vấn đề, tạo sự hứng thú, tạo động cơ học tập cho học sinh. Thí nghiệm trong khâu dạy bài mới: bao gồm thí nghiệm nghiên cứu và thí nghiệm minh họa - Thí nghiệm nghiên cứu: là những thí nghiệm nhằm đi tới phát hiện và tìm ra những thuộc tính của sự vật hiện tượng. Con đường nhận thức trong trường hợp này là con đường quy nạp, thường là không đầy đủ. Tuy nhiên, học sinh lại được bắt gặp những vấn đề mới lạ, những điều bất ngờ lý trú trong thí nghiệm, mà chính nó gây ra và duy trì hứng thú cho học sinh tiếp tục đi tìm kiến thức mới. - Thí nghiệm minh họa: là thí nghiệm nhằm xác định kết quả đã có bằng những thí nghiệm và những phép tư duy logic. Vì vậy con đường nhận thức trong trường hợp này là con đường suy luận diễn dịch. Chính những thí nghiệm này đã củng cố niềm tin khoa học cho học sinh. Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 5 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. Thí nghiệm củng cố: là thí nghiệm được sử dụng vào cuối mỗi phần bài học hoặc cuối giờ học nhằm củng cố khắc sâu các kiến thức, kỹ năng đã được học, tập dượt trước đó. Thí nghiệm về nhà: là những thí nghiệm yêu cầu học sinh làm ở nhà thường dưới dạng một bài tập vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có hoặc để giải thích các hiện tượng thực tế, nhờ đó có thể đào sâu mở rộng kiến thức, kỹ năng của học sinh, cũng có thể tìm hiểu trước một thí nghiệm liên quan đến những bài học sau. Thí nghiệm thực hành: là những thí nghiệm được tiến hành tại lớp, sau một bài học, cuối mỗi chương hay một vài chương. Các thí nghiệm này thường được tiến hành theo nhóm. Trong đó các nhóm có thể cùng tiến hành một thí nghiệm hay mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm khác nhau và sau đó hoán đổi vị trí các nhóm theo thời gian thực hành. 1.2.3 Phân loại thí nghiệm theo người tiến hành Trong dạy học nói chung có thể phân loại thí nghiệm theo người tiến hành như sau: - Thí nghiệm của giáo viên: là thí nghiệm do giáo viên tiến hành cho học sinh quan sát. Thông thường các thí nghiệm này thường phức tạp, nguy hiểm và đòi hỏi thời gian nhanh. Khi tiến hành thí nghiệm giáo viên cần chsu ý sử dụng các thiết bị có kích thước lớn để học sinh dễ dàng quan sát. Trong thực tế, không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên mẫu vật thật để học sinh quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc không thể thực hiện được với các đối tượng sống. Với các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình hay hiện tượng sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng các thí nghiệm sau: a/ Thí nghiệm ảo: Là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, sinh học,… xảy ra trong tự nhiên Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 6 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với con người và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần nguwoif học là trung tâm của giáo dục hiện đại. b/ Thí nghiệm mô phỏng: Theo định nghĩa của Lawrence Leemis bản chất của thí nghiệm mô phỏng không phải là một thí nghiệm thật hoặc thay đổi hệ thống thực. Thay vào đó làm việc với một mô hình toán học của hệ thống thực tế, được phân loại: - Thí nghiệm của học sinh: Thí nghiệm do học sinh tiến hành với các biến dạng sau + Thí nghiệm biểu diễn bài học mới + Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức lĩnh hội + Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp +Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày giao cho học sinh tự làm tại nhà. 1.3. Vai trò của thí nghiệm Trong quá trình thí nghiệm, thực hành, các kiến thức lý thuyết mà học sinh tiếp thu được trên lớp thường ở dạng hỗ trợ làm cho chúng trở nên sinh động , làm lộ rõ bản chất và khả năng của chúng. Nhờ vậy học sinh sẽ thấy rõ vị tri, vai trò của từng kiến thức trong hoạt động thực tiễn. Cụ thể: - Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện tượng khách quan, là cơ sở, điểm xuất phát cho nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên sự trừu tượng cụ thể trong tư duy. Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 7 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. - Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thức làm thí nghiệm. - Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. - Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất cua các sự vật hiện tượng, các quá trình. - Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức cảu học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau. Thí nghiệm có thể sử dụng được trong cả 5 nội dung dạy học: Trong đặt vấn đề, Trong nghiên cứu tài liệu mới; Trong củng cố kiến thức; Ôn tập, Trong kiểm tra – đánh giá. - Ngoài ra, thí nghiệm còn giúp học sinh them yêu môn học, có đức tính của người lao động :cần cù, kiên trì, có ý thức kỷ luật,… 1.4 Yêu cầu của thí nghiệm Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần chú ý đến một số nguyên tắc sau: -Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh -Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thcish được diễn biên và kết quả thí nghiệm. -Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát được. Đặc biệt là kết quả thí nghiệm. -Thí nghiệm đơn giản, vừa sức học sinh. -Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và khoogn kéo dài nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học. -Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề bài học. Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 8 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. Chương 2: sử dụng thí nghiệm để dạy học một số bài sinh học 10 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học 2.1.1 Thí nghiệm 1: Nhận biết tinh bột và chứng minh tính khử của đường đơn. 2.1.2 Thí nghiệm 2: Quan sát tế bào thực vật a/ Mục đich +Biết cách tiến hành thí nghiệm và nhận biết tinh bột có trong tế bào +Chứng minh được tính khử của đường đơn. + Rèn luyện kĩ năng thực hành – thao tác thí nghiệm. + Nhận thức được vai trò của tinh bột trong tế bào. b/ nguyên liệu dụng cụ, hóa chất - Nguyên liệu: khoai tây. - Dụng cụ và hoá chất : + Cối chày sứ, dao gọt, ống nghiệm, đũa thủy tinh, lưới lọc, dao lam, pipet, cốc đong, đèn cồn + Nước cất, kali iôtđua, giấy thấm c/ cách tiến hành + Mỗi nhóm giã 50 gam khoai tây trong cối chày sứ, hòa với 20ml nước cất rồi lọc lấy 5 ml cho vào ống nghiệm 1. Lấy 5 ml dung dịch hồ tinh bột cho vào ống nghiệm 2. +Thêm vào mỗi ống nghiệm vào giọt KI vào cả hai ống nghiệm, đồng thời nhỏ vài giọt thuốc thử KI lên giấy lọc, quan sát sự đổi màu và giải thích. +Nhỏ thuốc thử pheling lên ống nghiệm 2, Ghi màu sắc dung dịch và giải thích, kết luận. + Dùng ống nghiệm 2 thêm vài giọt HCl, đun trên ngọn lữa đèn cồn, nhỏ vài giọt pheling d/ kết quả, yêu cầu Sau khi nhỏ KI, 2 ống nghiệm đổi màu xanh đen. Đây là dấu hiệu nhận biết tinh bột. Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 9 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. -Ống nghiệm 2 khi nhỏ pheling không có hiện tượng. Vì pheling không phải hóa chất nhận biết tinh bột. - Nếu dùng ống nghiệm 2 thêm vài giọt HCl, đun trên ngọn lữa đèn cồn, nhỏ vài giọt pheling thì sẽ thấy dung dịch xuất hiện kết tủa đỏ gạch, chứng tỏ tinh bột đã bị thủy phân thành đường đơn, nên có tính khử, khi tác dụng với phe ling làm xuất hiện kết tủa đỏ gạch. 2.1.2 Thí nghiệm 2: Quan sát tế bào thực vật a/ Mục đích: Quan sát thấy được cấu tạo, hình dạng của tế bào thực vật (tế bào biểu bì vảy hành) b/ Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất - Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim mũi mác, ống peptri. - Hoá chất: nước cất - Đối tượng: tế bào biểu bì vảy hành c/ Tiến hành - Dùng kim mũi mác tách lớp biểu bì vảy hành, đưa lên trên một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, nhỏ một giọt dung dịch xanh meetylen. - 5 phút sau, đậy lamen lại, dùng giấy hút nước, quan sát dưới kính hiển vi. d/ Kết quả, yêu cầu - Quan sát thấy được sự sắp xếp các tế bào, hình dạng tế bào, cấu tạo tế bào động vật. - Chọn một tế bào xem rõ nhất, vẽ hình. 2.1.3 Thí nghiệm 3: Quan sát tế bào vi khuẩn lactic a/ Mục đích Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 10 [...]... thiết để đổi mới dạy học Các bài thực hành không chỉ có giá trị trong phòng thực hành mà còn có thể được khai thác hiệu quả để tổ chức nhận thức khi đặt vấn đề, dạy kiến thức mới hay củng cố, kiểm tra đánh giá Khi sử dụng các thí nghiệm trọng dạy học sinh học, giá trị trực quan của các thí nghiệm trong quá trình tổ chức dạy học càng có giá trị sâu sắc hơn Nhờ vậy quá trình đổi mới phương pháp dạy học sinh. .. theo em, vi sinh vật là gì? Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 15 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học -HS định nghĩa b/ Mục đích: Củng cố (Bài: Các quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật) -GV chiếu hình, hỏi: Đây là một loại vi sinh vật Hãy cho biết tên của loại vi sinh vật này? Liệt kê những ứng dụng liên quan đến vi sinh vật trên? 2.1.4 Thí nghiệm 4: Thí nghiệm về... 2.1.1.1 Mục đích: - Dạy kiến thức mới (Khi dạy tính chất của gluxit) - Củng cố bài Gluxit 2.1.1.2 Tiến trình tổ chức: Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 13 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học *Dạy kiến thức mới (Khi dạy tính chất của gluxit) - GV mô tả thí nghiệm CH1 : Mô tả thí nghiệm ? CH2 : Thí nghiệm trên chứng minh được điều gì ? CH3 :So sánh tính chất của đường đa và... đường đã tác dụng iot tạo màu xanh -Ống 4: Enzim bị biến tính bởi axit nên tinh bột không bị phân giải thành đường đã tác dụng với iot taọ màu xanh 2.1.5 Thí nghiệm 5: Thí nghiệm chứng minh tính thấm của tế bào a/ Mục đích Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 12 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học Học sinh quan sát thấy được sự thẩm thấu để củng cố kiến thức đã học -Rèn luyện... 2.1.4.1 Mục đích: - Đặt vấn đề dạy mục ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt tính của en zim (Bài en zim và vai trò của en zim -Sinh học 10) - Củng cố Bài en zim và vai trò của en zim -Sinh học 10 - Kiểm tra đánh giá 2.1.4.2 Tiến trình tổ chức bài học: *Đặt vấn đề dạy mục ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt tính của en zim (Bài en zim và vai trò của en zim -Sinh học 10) -GV: Có hai ống nghiệm chứa dung dịch hồ... loãng, để ở nhiệt độ phòng 15 phút Dùng dung dịch iot 0,3% để xác định mức thủy phân tinh bột ở 4 ống giải thích kết quả xảy ra ở mỗi ống nghiệm trên 2.2.5 Thí nghiệm chứng minh tính thấm của tế bào 2.2.5.1 Mục đích: - Đặt vấn đề vào bài mới (bài vận chuyển vật chất qua màng sinh chất- Sinh học 10) - Dạy khái niệm thẩm thấu (vận chuyển thụ động- bài vận chuyển vật chất qua màng sinh chất- Sinh học 10) ... sát được hình ảnh : Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 14 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học Học sinh thắc mắc không thấy giống với cấu trúc tế bào nhân sơ (vi khuẩn) đã học Quan sát thấy có nhiều tế bào và chúng giống nhau bởi 3 thành phần Vậy tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào? Bài mới * Kiểm tra đánh giá Hỏi: Một bạn học sinh quan sát được dưới kính hiển vi hình ảnh... (vận chuyển thụ động- bài vận chuyển vật chất qua màng sinh chất- Sinh học 10) -GV: Treo tranh (hoặc vẽ hình) thí nghiệm (1) Cốc khoai tây chứa dung dịch đường đậm đặc trong môi trường nước cất (2) Sau 15 phút: cốc a chứa nước (mực nước dâng) => Hiện tượng thẩm thấu Vậy thẩm thấu là gì? Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 17 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học * Mục đích: Củng... thuỷ, 1 ống để tủ lạnh 10 độ Sau đó bạn học sinh đã quên dán nhãn khi sắp xếp 4 ống nghiệm Làm thế nào em có thể giúp bạn ấy nhận biết được các ống nghiệm * Kiểm tra đánh giá: -GV đưa bài tập: +Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2ml dung dịch tinh bột 1% Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 16 Tiểu luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học +Đặt 4 ống nghiệm trong 4 điều kiện khác nhau, ống... thể dài hơn 2.1.4 Thí nghiệm 4: Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim amilaza a/ Mục đích -Học sinh làm được thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đến enzim amilaza, trên cơ sở đó củng cố kiến thức về enzim -Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, tư duy sáng tạo cho học sinh -Khẳng định , củng cố nhận thức về thế giới khách quan Phan Lan Nhi – LL&PPDH Sinh học khóa 013-2915 . luận: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TIỂU LUẬN SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI. nghiệm sử dụng trong dạy học 2.1.1 Thí nghiệm 1 2.1.2 Thí nghiệm 2 2.1.3 Thí nghiệm 3 2.1.4 Thí nghiệm 4 2.1.5 Thí nghiệm 5 2.2. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 2.2.1 Thí nghiệm. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học. Chương 2: sử dụng thí nghiệm để dạy học một số bài sinh học 10 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học 2.1.1 Thí nghiệm 1: Nhận biết tinh bột

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan