ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC VÀ HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH HỌC CỦA HỌC SINH

26 3.2K 19
ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC VÀ HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH HỌC CỦA HỌC SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM & … TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: SỬ DỤNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC VÀ HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SINH HỌC CỦA HỌC SINH Giáo viên hướng dẫn: Học viên: TS. Văn Thị Thanh Nhung Phạm Thị Hồng Hạnh Chuyên ngành: LL & PP DHM Sinh học-K22 Huế, 4/2015 1 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Văn Thị Thanh Nhung đã tận tình giảng dạy học phần “Sử dụng kiểm tra đánh giá trong dạy học sinh học theo định hướng phát triển năng lực” và hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này. Học viên Phạm Thị Hồng Hạnh 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Error: Reference source not found NỘI DUNG 5 2.1. Khái niệm năng lực …………………………………………………….5 2.2. Khái niệm đánh giá theo năng lực…………………………………… 7 2.3. Các năng lực được đánh giá của học sinh thông qua hình thức đánh giá theo định hướng năng lực………………………………………………9 2.3.1. Năng lực chung cốt lõi…………………………………………….9 2.3.2. Năng lực chuyên biệt …………………………………………….15 2.3.2.1. Năng lực chuyên biệt trong giáo dục……………………………15 2.3.2.2. Năng lực chuyên biệt của môn Sinh học ……………………… 15 2.3.2.2.1. Tri thức về sinh học (Biology knowledge)……………………15 2.3.2.2.2. Năng lực nghiên cứu……………………………………… 16 2.3.2.2.3. Năng lực thực địa……………………………………………17 2.3.2.2.4. Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm…………………17 2.4. Hình thức đánh giá năng lực Sinh học dựa trên hình thức dạy học dự án của học sinh…………………………………………………………….18 2.4.1. Hình thức đánh giá thông qua một dự án học tập……………….18 2.4.1.1. Cơ sở đề xuất 18 2.4.1.2. Các năng lực được đánh giá……………………………………19 2.4.1.3. Quy trình đánh giá dự án học tập………………………… 23 KẾT LUẬN……………………………………………………………25 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 26 3 MỞ ĐẦU Mục tiêu giáo dục cơ bản trong tương lai là đào tạo ra những người có khả năng thích ứng và sáng tạo trong mọi môi trường và điều kiện phức tạp của cuộc sống hiện đại. Nền giáo dục của chúng ta đang từng bước áp dụng các hình thức dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, tập trung phát triển năng lực của người học. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Bên cạnh thay đổi phương pháp dạy học theo hương tích cực thì đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo đinh hướng năng lực là điều cần thiết và tất yếu. Vậy đánh giá theo định hướng năng lực là gì? và những hình thức dạy học nào sử dụng để đánh giá. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá theo năng lực và hình thức đánh giá năng lực môn sinh học của học sinh” 4 II. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm năng lực [3] Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về năng lực như: Theo P.A. Rudich, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối các quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định. Gerard và Roegiers (1993) đã coi năng lực là một tích hợp những kĩ năng cho phép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó một cách thích hợp và một cách tự nhiên. De Ketele (1995) cho rằng năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạt động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra. Xavier Roegiers (1996) quan niệm năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nó bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt động. Theo John Erpenbeck, năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và thực hiện hóa qua chủ định . Weitnert (2001), năng lực là những khả năng và kỉ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sang về động cơ, xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt. 5 Nếu lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa, thì năng lực được định nghĩa như sau: năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp. Nếu lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa , thì năng lực được định nghĩa như sau: “ Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng mộ cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống”. Hay một quan niệm khác: “Năng lực là một tích hợp các kĩ năng (tập hợp trật tự các kĩ năng/hoạt động) cho phép nhận biết một tình huống và co sự đáp ứng tình huống đó tương đối tự nhiên và thích hợp (sự tác động lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước có ý nghĩa đối với cá nhân để giải quyết vấn đề do tình huống này đặt ra); thể hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, có năng lực có nghĩa là làm được. Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm “năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết một tình huống có thực trong cuộc sống. Từ đó chúng ta có thể nhận định năng lực của học sinh phổ thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định. 6 Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượng tri thức rời rạc. Khi đề cập đến năng lực là phải nói đến năng lực thực hiện, là phải biết và làm (Know – how), chứ không chỉ biết và hiểu (Know – what). 2.2. Khái niệm đánh giá theo năng lực Trong dạy học tích cực đánh giá là một yếu tố vô cùng quan trọng, gắn liền với hoạt động dạy và học, có tác dụng điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy và học. Theo quan niệm truyền thống, đánh giá chỉ là đánh giá một chiều: giáo viên đánh giá học sinh và việc đánh giá thường chỉ được thực hiện chủ yếu dựa vào điểm số của các bài kiểm tra cuối kì hoặc điểm số của các bài kiểm tra một tiết. Theo quan điểm dạy học tích cực thì việc đánh giá phải diễn ra đa chiều: kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự đánh giá lẫn nhau giữa trò và trò. Việc đánh giá nên được diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học chứ không chỉ mang tính chất định kì như kiểm tra học kì hoặc giữa kì. Ở một mức độ cao hơn, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá không chỉ bằng điểm số mà phản hồi lại cho giáo viên những nỗ lực, quá trình phấn đấu và kết quả mà mình đạt được. Chừng nào chúng ta chưa nhìn nhận đánh giá phải là một quá trình song song và xuyên suốt quá trình học của học sinh thì chừng đó chúng ta chưa giải quyết được việc giáo viên và học sinh đối phó trong thi cử để đạt được điểm số cao và thảm họa học vẹt, học tủ cũng không bao giờ chấm dứt được. Điều quan trọng hơn cả khi đánh giá theo năng lực học sinh chính là đánh giá khả năng vận dụng, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, thực tế… và phát triển tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) của học sinh chứ không dừng lại ở mức độ đánh giá phân hóa riêng rẽ các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ. 7 Một yêu cầu tất yếu là khi chúng ta chuyển mục đích dạy học sang phát triển năng lực của người học thì việc đánh giá cũng phải là đánh giá theo năng lực của người học. Bước đầu làm rõ khái niệm đánh giá theo năng lực chúng ta có thể xem xét nó trong mối quan hệ với đánh giá theo kĩ năng. Đánh giá trên cơ sở kĩ năng là đánh giá một kĩ năng độc lập nào đó của học sinh, có thể là kĩ năng tổng hợp (nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp, thuyết trình…) hoặc kĩ năng của từng lĩnh vực cụ thể như: kĩ năng lí luận, kĩ năng giải toán…. Trong khi đó năng lực là một thể thống nhất bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ không tách biệt lẫn nhau. Do đó đánh giá theo năng lực là việc đánh giá dựa trên khả năng thực hiện một nhiệm vụ ở một mức độ phức tạp thích hợp để tìm ra cách giải quyết một hoặc nhiều vấn đề để đạt tới mục tiêu có được kiến thức có thể áp dụng trong nhiều tình huống phức tạp khác nhau trong thực tế cuộc sống. Theo Nguyễn Công Khanh thì “đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó” [10]. Như vậy, đánh giá theo năng lực học sinh theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính là: phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu cầu. Yêu cầu đánh giá theo năng lực cần chú ý những điểm sau: - Đánh giá theo năng lực không chỉ là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh mà phải hướng tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một chuẩn nhất định. 8 - Đánh giá theo năng lực phải dựa trên việc miêu tả rõ một sản phẩm đầu ra cụ thể mà cả hai phía giáo viên và học sinh đều biết và có thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh dựa vào mức độ mà các em thực hiện sản phẩm. Từ những yêu cầu cơ bản vừa nêu của đánh giá theo năng lực, bên cạnh việc miêu tả rõ ràng cho học sinh biết về sản phẩm đầu ra, điều hết sức quan trọng mà giáo viên cần làm là xác lập một tiêu chuẩn nhất định để đánh giá năng lực học sinh thông qua việc thực hiện sản phẩm đó. Trong lĩnh vực giáo dục thang độ tư duy được xem là nền tảng để xây dựng nên các mục tiêu giáo dục, xây dựng chương trình, hệ thống hóa hệ thống câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra cũng như đánh giá quá trình học tập của học sinh. Hiện nay giáo dục Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng thang đo các cấp độ tư duy của Bloom để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực học tập của học sinh. 2.3. Các năng lực được đánh giá của học sinh thông qua hình thức đánh giá theo định hướng năng lực 2.3.1. Năng lực chung cốt lõi Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp, năng lực vận động,…Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển. đối chiếu với yêu cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục trung học phổ thông 9 những năm sắp tới như sau: Các năng lực chung Biểu hiện 2.1. Năng l ự c tự h ọ c - Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém. - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo s ử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, s ử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. - Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập. 2.2. Năng l ự c - Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề 10 [...]... hai bên đều hiểu rõ và có thể sử dụng được Bước 4: Học sinh thực hiện dự án và trình bày sản phẩm của mình Bước 5: Giáo viên và học sinh cùng đánh giá sản phẩm dựa trên chuẩn đánh giá đã thống nhất Bước 6: Đánh giá kết luận về mức độ thể hiện các năng lực cần đạt thông qua dự án của học sinh 23 Hình thức đánh giá năng lực thông qua dự án là một hình thức rất phù hợp đối với môn Sinh học cũng như đối với... bản của đánh giá theo năng lực KẾT LUẬN Giáo dục Việt Nam đang chuyển mình theo hướng tích cực, tập trung phát triển năng lực của người học, thì hình thức đánh giá dựa trên năng lực của người học trở thành một yêu cầu tất yếu Đánh giá theo năng lực cần đảm bảo hai yêu cầu cơ bản là: phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đáp 24 ứng yêu cầu theo một chuẩn nhất định Tầm quan trọng của kiểm tra đánh. .. đánh giá đối với hoạt động giáo dục từ lâu đã rất quan trọng và là một trong những thành tố của quá trình dạy học Chính vì vậy cần phải tìm hiểu thêm về quá trình đánh giá năng lực của học sinh trong suốt quá trình học tập TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Bước đầu tìm hiểu khái niệm Đánh giá theo năng lực và đề xuaats một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh, tạp chí khoa học. .. 2.4.1.3 Quy trình đánh giá dự án học tập Bước 1: Giáo viên lựa chọn dự án, xác định mục tiêu của dự án và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh Bước 2: Giáo viên mô tả cụ thể về sản phẩm đầu ra Bước 3: Thống nhất với học sinh về thang điểm đánh giá cho sản phẩm Thang điểm đánh giá cần dựa vào mục tiêu của dự án và thang nhận thức của Bloom Thang điểm đánh giá phải được giáo viên và học sinh cùng soạn thảo,... nghiệm theo đúng quy trình - Sử dụng được thành thạo các thiết bị thí nghiệm thích hợp - Tìm lỗi và tối ưu hóa các phương pháp và kỹ thuật - Thực hiện các kỹ năng cơ bản liên quan các thí nghiệm theo các phương pháp và thủ tục tiêu chuẩn 2.4 Hình thức đánh giá năng lực Sinh học dựa trên hình thức dạy học dự án của học sinh 17 2.4.1 Hình thức đánh giá thông qua một dự án học tập 2.4.1.1 Cơ sở đề xuất: Hình. .. cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mỹ thuật, thể thao,… Năng lực chuyên biệt vừa là mục tiêu, vừa là “đơn vị thao tác” trong các hoạt động dạy học, giáo dục góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung 2.3.2.2 Năng lực chuyên biệt của môn Sinh học Theo nghiên cứu đề xuất của trường đại học Victoria (Úc) thì hệ thống các năng lực sinh học bao gồm 4 nhóm năng lực chính như... DHSP TPHCM (số 56), 2014 25 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chuyên đề bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá cho giáo viên bổ túc Trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 3 Bộ giáo dục và đào tạo, tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học cấp trung học phổ thông, lưu hành nội bộ,... án là học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn - dự án Kết thúc dự án sẽ cho ra sản phẩm và sản phẩm đó sẽ được đánh giá dựa trên phiếu đánh giá kết hợp đánh giá giữa giáo viên và học sinh Mục tiêu của dạy học dự án là hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế; phát triển cho học sinh kĩ năng phát... là tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được giáo viên đưa ra Như vậy, từ trong khái niệm, bản chất và mục tiêu, dự án là một hình thức phù hợp, một căn cứ tin cậy để giáo viên đánh giá năng lực chung và năng lực Sinh học của học sinh thông qua sản phẩm đầu ra cũng như quá trình các em tham gia vào dự án 2.4.1.2 Các năng lực được đánh giá Ví dụ Dự án: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT VỚI VIỆC TRỒNG HOA... sau: 2.3.2.2.1 Tri thức về sinh học (Biology knowledge) Là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm nhận một công việc trong lĩnh vực Sinh học (Giáo viên Sinh học, nhà nghiên cứu Sinh học, …) hoặc có thể học sau đại học về lĩnh vực Sinh học - Kiến thức về sự đa dạng sinh học ở mọi cấp độ từ gen, tế bào, cơ quan, cơ thể, sự tương tác giữa các cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái 15 - Hiểu . niệm năng lực …………………………………………………….5 2.2. Khái niệm đánh giá theo năng lực ………………………………… 7 2.3. Các năng lực được đánh giá của học sinh thông qua hình thức đánh giá theo định hướng năng lực ……………………………………………9 2.3.1 để đánh giá. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá theo năng lực và hình thức đánh giá năng lực môn sinh học của học sinh 4 II. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm năng. Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm…………………17 2.4. Hình thức đánh giá năng lực Sinh học dựa trên hình thức dạy học dự án của học sinh ………………………………………………………….18 2.4.1. Hình thức đánh giá thông

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan