Tiểu luận Mục đích, ý nghĩa và nội dung bản luận cứ bảo vệ của luật sư

10 655 2
Tiểu luận Mục đích, ý nghĩa và nội dung bản luận cứ bảo vệ của luật sư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ TIỂU LUẬN MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Hà Nội, Phần một Mở Đầu Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân là quyền hiến định. Để đảm bảo được quyền này cho mọi công dân khi tham gia vào các hoạt động tố tụng thì Nhà nước đã có những qui định trong một số văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức luật sư được ra đời cũng nhằm mục đích đó. Đây là tổ chức do Nhà nước thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được qui định tài Điều 2-Pháp lật luật sư 2001: “Tổ chức luật sư bằng hoạt động của mình, góp phần tích cực vào việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý kinh tế, quản lý xã hội theo pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; góp phần tích cực vào giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, góp phần thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, giáo dục công dân tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tôn trọng những qui tắc của cuộc sống XHCN”. Những quy định về nhiệm vụ của tổ chức luật sư trong các văn bản pháp luật cho thấy vai trò hết sức quan trọng của luật sư trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, bảo đảm sự công bằng xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Vai trò này được thể hiện khá rõ nét trong các vụ án hình sự, hành chính và được qui định rất rõ trong Luật KNTC và Pháp luật TTGQVAHC, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chình và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện nay, phần lớn những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khi tham gia tố tụng là các luật sư với một số lượng động đảo và sự chuyên nghiệp hoá trong hành nghề. Trên thực tế, các đương sự, ngoài một số ít người có trình độ hiểu biết pháp luật nhất định và có khả năng để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật thì phần lớn đều có trình độ nhận thức pháp luật hạn 2 chế, không có khả năng tận dụng các quyền hợp pháp mà pháp luật trao cho họ để bảo vệ quyền lợi của mình, ngay cả khi các quyền đó bị xâm hại. Luật sư, với vai trò và nhiệm vụ của mình đã được pháp luật qui định, tham gia tố tụng để giúp đỡ các đương sự hiểu biết pháp luật và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này, luật sư cần phải thực hiện rất nhiều công việc, một trong những công việc đó là việc chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ (bài luận cứ bảo vệ). Mặc dù đây chỉ là một trong số rất nhiều công việc mà người luật sư cần chuẩn bị nhưng nó lại chiếm một vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết định sự thành công trong việc bảo vệ của người luật sư tại các phiên toà nói chung và phiên toà hành chính nói riêng. Để có thể chuẩn bị tốt bản luận cứ của mình đòi hỏi luật sư phải tham gia tất cả các hoạt động khác như gặp gỡ đương sự, tham gia điều tra, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, trao đổi đề xuất với Toà án v.v Tổng hợp của tất cả các hoạt động này được thể hiện trong chính bản luật cứ bảo vệ của luật sự tại phiên toà. 3 PHẦN HAI Nội dung I. BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1. Tầm quan trọng của bản luận cứ bảo vệ Những phân tích trên cho thấy vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính rất quan trọng: bên cạnh việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội còn có một nhiệm vụ hết sức quan trong và cũng là cơ sở để luật sư tham gia vào vụ án hành chính, đó là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ này, luật sư phải tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc hành nghề của luật sư: trung thực, tận tuỵ và nhiệt tình. Nếu một luật sư không làm tròn trách nhiệm của mình đối với thân chủ điều đó cũng có nghĩa là luật sư không hoàn thành nghĩa vụ mà thân chủ đã tin tưởng giao phó cho mình. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng như việc hành nghề của luật sư sau này. Chính vì vậy điều quan trọng nhất đối với luật sư là luôn phải làm tròn nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình một cách tận tuỵ (trong phạm vi pháp luật qui định). Bản luận cứ của luật sư phải là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc và tận tuỵ. Hơn nữa, trong các vụ án hành chính vấn đề không chỉ đơn giản là huỷ quyết định hành chính hay đòi chấm dứt hành vi hành chính sai trái của cơ quan công quyền hoặc người thi hành nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước hay việc bồi thường thiệt hại bằng tiền hay tài sản, mà quan trong hơn là nó liên quan đến danh dự, nhân phẩm uy tín và thậm chí là sản nghiệm của một người, tổ chức v.v Chỉ cần một sai lầm nhỏ của cơ quan tiến hành tố tụng mà luật sư không để ý cũng có thể dẫn đến oan sai trong tố tụng, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vai trò của luật sư khi tham gia các giai đoạn tố tụng này là để đảm bảo không có những sai lầm, oan sai xảy ra. 4 2. Yêu cầu đối với bản luận cứ bảo vệ trong vụ án hành chính Khi chuẩn bị bản luận cứ, luật sư cần lưu ý các yêu cầu sau: - Nắm vững các qui định của pháp luật và chính sách của Nhà nước để có thể hướng đến các chứng cứ và các tình tiết vụ án có lợi nhất cho thân chủ; đặc biệt phải am hiểu pháp luật hành chính và tố tụng hành chính để góp phần làm sáng tỏ các yếu tố dẫn tới việc ra một quyết định hành chính sai trái hoặc thực hiện một hành vi sai trái của chủ thể của các quyết định và thực hiện hành vi đó, từ đó có thể xác định hướng bảo vệ cho thân chủ trên cơ sở nhận thức một cách đầy đủ, chính xác và khách quan vụ việc trên thực tế. - Tránh đưa ra những tình tiết, chứng cứ không có thật, hoặc thiếu căn cứ để bao che cho thân chủ của mình. - Vận dụng tốt các kỹ năng hành nghề, khéo léo, cân nhắc thận trọng và có hiệu quả nhưng không được trái với các qui định của pháp luật. Kỹ năng ở đây được hiểu là những việc làm mang tính tác nghiệp mà luật sư phải thực hiện trong quá trình tham gia tố tụng. Đó là khả năng, năng lực, kinh nghiệm của luật sư để thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. - Xác định rõ đối tượng khởi kiện, người khởi kiện, người bị kiện và trong một số trường hợp còn có người có quyền, nghĩa vụ liên quan để có định hướng bảo vệ phù hợp và dự liệu được những tình huống có thể xảy ra cho hoạt động bảo vệ tại phiên toà xét xử. Nói cách khác, yêu cầu này tạo cho luật sư tham gia tố tụng thực hiện việc bảo vệ uyển chuyển, linh hoạt tại phiên toà. - Trên cơ sở thu thập, phân tích và đánh giá chứng cứ, phải đưa ra những lập luận xác đáng và những chứng cứ chứng minh cho các lý lẽ trong bài luận cứ bảo vệ. Các vấn đề đưa ra phải bảo đảm tính chính xác và có tính thuyết phục cao thể hiện được kiến thức pháp luật và xã hội sâu rộng; 5 - Trình bày một cách rõ ràng khoa học, sắp xếp theo một trình tự lô-gic hợp lý, bố cục chặt chẽ. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong quá trình luật sư trình bày bản luận cứ của mình, nó sẽ mang lại hiệu quả thuyết phục cao đối với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tham dự phiên toà; góp phần đảm bảo được sự thành công của bản luận cứ. - Tập trung vào những vấn đề chính của vụ việc, vào việc bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình, tránh dài dòng lan man. Bản luận cứ phải thật súc tích, dễ hiểu và chứa đựng những ý cô đọng nhất. 3. Các bước tiến hành khi chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ  Xác định quan hệ pháp luật Việc xác định rõ mối quan hệ pháp luật giúp đánh giá, phân tích xem người khởi kiện không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính là có căn cứ không. Quan hệ pháp luật trong các quyết định hành chính, hành vi hành chính là quan hệ đất đai hay dân sự hay lao động v.v đối với thân chủ, hay các quyết định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực nào? Để xác định mối quan hệ này, luật sư cần nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với thân chủ  Tìm hiểu luật nội dung, thời hiệu và điều kiện khởi kiện Sau khi xác định được quan hệ pháp luật mà thân chủ không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì luật sư cần tìm hiểu các quy định luật nội dung xem việc khởi kiện có căn cứ không. Về mặt nội dung nếu thấy việc khởi kiện là có căn cứ đòi quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ thì luật sư cần kiểm tra các quy định của pháp luật về tố tụng hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo để xác định thời hiệu khởi kiện và có thoả mãn điều kiện khởi kiện không. * Lập phương án bào chữa: Sau khi xác định quan hệ pháp luật và thời hiệu, điều kiện khởi kiện thì luật sư cần lập phương án bào chữa. 6 Xác định rõ yêu cầu với toà án: với mỗi yêu cầu cần thu thập đủ chứng cứ để chứng minh, viện dẫn điều luật, vạch ra các ý chính để lập luận về tính hợp lý, hợp pháp của yêu cầu khởi kiện. Điều đáng lưu ý là: đối tượng khởi kiện hành chính là các cơ quan nhà nước, các cán bộ công chức nhà nước nên cũng cần cân nhắc đến tâm lý, thói quen cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả vụ kiện mà luật sư theo đuổi để lên phương án bào chữa. Không thể phủ nhận được một thực tế là cán bộ, công chức nhất là cán bộ công chức có quyền rất ngại ra toà vì sợ mất uy tín. Vì vậy khi có “trát” của toà gọi họ thường tìm mọi cách lẩn tránh, chưa quen với tâm lý ra toà. 4. Kết cấu của bản luận cứ bảo vệ trong vụ án hành chính Một bản luận cứ bảo vệ nói chung và bản luận cứ bảo vệ trong vụ án hành chính nói riêng thường gồm ba (3) phần: - Phần mở đầu; - Phần nội dung; - Phần kết luận. 4.1 Phần mở đầu Luật sư tự giới thiệu về mình và trình bày lý do tham dự phiên toà. Trong một vụ án có thể có rất nhiều luật sư tham gia bảo vệ cho các bên, do đó, dù đây là phần nội dung có tính chất hình thức, thủ tục nhưng lại rất quan trọng. Việc giới thiệu sẽ giúp cho hội đồng xét xử, những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng khác xác định được luật sư bảo vệ cho ai, từ đó xác định và đánh giá được những quan điểm, luận chứng do luật sư trình bày phù hợp hay không phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu luật sư đã có danh tiếng và uy tín thì phần giới thiệu này sẽ làm tăng sức thuyết phục cho phần bảo vệ của luật sư tại phiên toà, tạo tâm lý kính nể đối với những người tham gia và tham dự phiên toà và cảm giác yên tâm cho thân chủ. 4.2. Phần nội dung 7 Dựa vào hồ sơ vụ án, dựa vào các chứng cứ, tài liệu liên quan, luật sư phải tóm tắt nội dụng vụ việc một cách chính xác, đầy đủ những vấn đề, sự kiện liên quan. Việc trình bày vụ việc cần thực hiện theo trình tự thời gian. Luật sư cần chọn lọc và lưu ý những tình tiết, chứng cứ có lợi cho thân chủ để nêu ra trong phần này và không cần thiết phải nêu tất cả các sự việc một cách dàn trải để tránh đưa ra những tình tiết không có lợi cho thân chủ của mình. Đây là nội dung rất quan trọng vì nó làm sáng tỏ các tình tiết, chứng cứ liên quan đến vụ án và xác định được lỗi của các bên, từ đó luật sư có thể kiến nghị vơí Hội đồng xét xử về đường lối giải quyết vụ án. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu nội dung vụ án, phần nội dung là phần luật sư tìm những chứng cứ, lý lẽ phân tích, chứng minh cho các yêu cầu hợp pháp của thân chủ. Để có được bản luật cứ thuyết phục, tránh lan man thì luật sư cần xác định rõ mục đích cần đạt được của vụ kiện, xác định rõ các yêu cầu để toà xem xét thì việc viện dẫn các chứng cứ cũng như phần lập luận mới bám sát được mục đích. Đồng thời luật sư cần tập trung vào mục đích và tránh dài dòng, phần bào chữa đầy đủ, rõ ràng nhưng phải ngắn gọn. Chú ý vào những tình tiết, sự kiện chứng minh cho tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Phân tích các chứng cứ để đánh giá tính có căn cứ của nó. Nhận định về diễn biến tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện (thẩm quyền, thời hiệu, trình tự thủ tục…). Luật sư cần trình bày cơ sở pháp lý đảm bảo cho nhận định của mình, nêu rõ quan điểm bảo vệ gồm: - Xác định tính chất mức độ bất hợp pháp của đối tượng khởi kiện; - Mức độ giá trị thiệt hại; - Đưa ra các yêu cầu cụ thể. Trong trường hợp đối tượng khiếu kiện là Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì trong bản luận cứ bảo vệ cho người lao động, Luật sư cần lưu ý viện dẫn tất cả các căn cứ pháp luật quy định liên quan như: 8 - Tính hợp pháp liên quan thời hiệu khởi kiện, - Thời hiệu ra Quyết định hành chính; - Thẩm quyền ký Quyết định hành chính; - Mức độ lỗi có tới mức bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôI việc theo luật định không; - Trình tự thủ tục mà cơ quan quản lý hành chính đã tiến hành trước khi ra Quyết định đó: Có tiến hành họp Hội đồng kỷ luật không, nếu có, thành phần HDKL có đảm bảo đầy đủ như pháp luật quy định không, cuộc họp có thực hiện đúng các bước quy định bắt buộc không… 4.3 Phần kết luận Trong phần này luật sư cần tóm tắt những vấn đề chính đã trình bày, đưa ra đề xuất cụ thể với Hội đồng xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trên cơ sở những điều luật đã viện dẫn. 9 PHẦN BA Kết luận Như đã phân tích ở trên, luật sư với vai trò là người bảo vệ trong các vụ án hành chính nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của thân chủ của mình, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo đảm công bằng xã hội. Sự tham gia của luật sư trong các vụ án nói chung và trong vụ án hành chính nói riêng là hết sức quan trọng và vai trò ấy cũng được thể hiện chủ yếu tại các phiên toà xét xử thông qua bản luận cứ bảo vệ của mình. Muốn có một bản luận cứ sắc bén, lập luận chặt chẽ với những chứng cứ thuyết phục thì luật sư cần phải chuẩn bị bản luận cứ của mình một cách nghiêm túc và cẩn thận. Việc chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ là một đòi hỏi tất yếu trong hoạt động nghề nghiệp của một luật sư tranh tụng. Công việc này không chỉ thể hiện trách nhiệm của luật sư đối với công việc mà còn là vần đề đạo đức nghề nghiệp của một luật sư. Vì thế khi đã nhận trách nhiệm bảo vệ cho thân chủ, dù vụ việc đơn giản hay phức tạp, luật sư cũng cần phải chuẩn bị bản luận cứ hết sức chu đáo, kỹ lưỡng. Điều đó cũng có ý nghĩa là người luật sư đã thật sự đề cao vai trò của mình trước khách hàng và chứng tỏ được nghề luật sư là một nghề cao quí xứng đáng được xã hội và mọi người tôn trọng. 10 . PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ TIỂU LUẬN MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Hà Nội, Phần một Mở Đầu Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân là. “trát” của toà gọi họ thường tìm mọi cách lẩn tránh, chưa quen với tâm lý ra toà. 4. Kết cấu của bản luận cứ bảo vệ trong vụ án hành chính Một bản luận cứ bảo vệ nói chung và bản luận cứ bảo vệ. BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1. Tầm quan trọng của bản luận cứ bảo vệ Những phân tích trên cho thấy vai trò của luật sư trong tố tụng hành chính rất quan trọng: bên cạnh việc bảo

Ngày đăng: 22/06/2015, 16:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan