Giáo trình MD03-Trồng Thông nghề trồng cây lấy nhựa

166 820 8
Giáo trình MD03-Trồng Thông nghề trồng cây lấy nhựa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY THÔNG MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG CÂY LẤY NHỰA SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03 2 LỜI GIỚI THIỆU Nước ta có nhiều khả năng để phát triển cây thông và chế biến các sản phẩm của nó, để phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp. Gần 50 năm qua chúng ta đã tiến hành trồng Thông trên quy mô lớn hàng chục vạn ha và chủ yếu nhằm phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Gần đây, Thông lấy nhựa đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các tỉnh vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, do phát triển trên diện tích lớn nên tỷ lệ thành rừng còn chưa cao, chất lượng rừng không đồng đều và không ổn định, đồng thời chưa có quy trình kỹ thuật khai thác nhựa thống nhất dẫn đến hiệu quả kinh tế của trồng Thông lấy nhựa còn chưa phát huy được thế mạnh. Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Thông lấy nhựa, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun: Trồng cây Thông. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong thời gian 136 giờ và gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông Bài 2: Sản xuất cây con Thông Bài 3: Trồng rừng Thông Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Thông Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Thông Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sử chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục Dạy nghề - Bộ lao động – Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, các hộ gia đình sản xuất giỏi gắn bó với nghề trồng Thông và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng Thông để chương trình, giáo trình được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học nghề. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Th.S Nguyễn Tiến Ly (chủ biên) 2. Th.S Đinh Tiến Thái 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 Giới thiệu mô đun 9 Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông 10 A. Nội dung 10 1. Đặc điểm sinh học và công dụng của cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa) 10 1.1. Đặc điểm cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa – Pinus massoniana) 10 1.1.1. Hình thái 10 1.1.2. Sinh thái 13 1.2. Công dụng 14 1.3. Điều kiện gây trồng 14 1.3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 14 1.3.2. Điều kiện đất đai thực bì 15 2. Đặc điểm công dụng của cây Thông nhựa (Thông hai lá - Pinus merkusii Jungh) 15 2.1. Đặc điểm sinh học 15 2.1.1. Hình thái 15 2.1.2. Sinh thái 17 2.2. Công dụng 19 2.3. Điều kiện gây trồng 20 2.3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 20 2.3.2. Điều kiện đất đai thực bì 21 B. Câu hỏi 21 C. Ghi nhớ 21 Bài 2: Sản xuất cây con Thông 22 A. Nội dung 22 1. Thiết lập vườn ươm 22 1.1. Phân loại vườn ươm 22 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 22 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống 23 4 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng 23 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm 24 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm 25 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 25 1.2.2. Đất đai 25 1.2.3. Nguồn nước 26 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm 27 1.3.1. Khu vực sản xuất 28 1.3.2. Khu vực không sản xuất 36 2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt thông 39 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 39 2.2. Thu hái 39 2.2.1. Lựa chọn cây mẹ lấy giống 39 2.2.2. Thu hái 40 2.3. Chế biến quả 43 2.3.1. Dụng cụ chế biến, bảo quản hạt giống 43 2.3.2. Nguyên tắc chung 44 2.3.3. Chế biến quả 44 2.4. Bảo quản hạt 44 2.4.1. Làm sạch hạt 44 2.4.2. Bảo quản hạt 44 3. Gieo ươm Thông 45 3.1. Làm luống nổi có gờ 45 3.1.1. Chuẩn bị dụng cụ 45 3.1.2. Làm luống gieo 46 3.2. Kiểm tra chất lượng hạt giống 49 3.2.1. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra 49 3.2.2. Lấy mẫu kiểm tra 49 3.2.3. Phương pháp kiểm tra 50 3.3. Xử lý hạt 52 3.4. Gieo hạt 53 3.5. Chăm sóc luống gieo 55 5 4. Cấy cây mạ Thông 55 4.1. Tạo bầu gieo ươm 55 4.1.1. Làm đất ruột bầu 55 4.1.2. Đóng bầu 57 4.2. Cấy cây mạ Thông 62 4.2.1. Chọn và bứng cây mạ 63 4.2.2. Tạo lỗ cấy cây 64 4.2.3. Cấy cây 64 4.2.4. Che phủ và tưới nước 64 5. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 65 5.1. Tưới nước 65 5.2. Làm cỏ phá váng 65 5.3. Che phủ 66 5.3.1. Che nắng 66 5.3.2. Che mưa chống rét 66 5.4. Bón phân 66 5.5. Phòng trừ sâu bệnh hại 67 5.5.1. Một số loại sâu hại thường gặp và biện pháp phòng trừ 67 5.5.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 70 5.5.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại 79 5.6. Đảo bầu và điều tra phân loại cây con 82 5.6.1. Đảo bầu 82 5.6.2. Điều tra phân loại cây con 83 5.7. Huấn luyện cây 84 6. Tiêu chuẩn cây xuất vườn 84 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 85 1. Câu hỏi 85 2. Bài tập thực hành 85 C. Ghi nhớ 85 Bài 3: Trồng rừng Thông 87 A. Nội dung 87 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng Thông 87 6 1.1. Phát dọn thực bì 87 1.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu 87 1.1.2. Kỹ thuật phát dọn thực bì 89 1.2. Làm đất trồng rừng Thông 90 1.2.1. Chuẩn bị 90 1.2.2. Kỹ thuật làm đất 91 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng Thông 94 2.1. Thời vụ 94 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng Thông 95 3. Kỹ thuật trồng rừng Thông 95 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 95 3.2. Bứng và chuyển cây 96 3.2.1. Bứng cây 96 3.2.2. Vận chuyển cây 97 3.3. Kỹ thuật trồng 98 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 99 1. Câu hỏi 99 2. Bài tập thực hành 99 C. Ghi nhớ 99 Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Thông 101 A. Nội dung 101 1. Chăm sóc Thông 101 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 101 1.2. Kiểm tra, trồng dặm 101 1.3. Chăm sóc rừng Thông 101 1.3.1. Phát quang thực bì 102 1.3.2. Xới đất vun gốc 103 1.3.3. Bón thúc 103 2. Tỉa thưa rừng 104 2.1. Điều kiện tỉa thưa 104 2.2.1. Tỉa thưa lần đầu 104 2.1.2. Điều kiện tỉa thưa các lần sau 105 7 2.2. Số lần tỉa, tuổi tỉa và mật độ để lại 105 2.2.1. Số lần tỉa thưa 105 2.2.2. Tuổi tỉa thưa và mật độ để lại 105 2.3. Cường độ tỉa thưa 106 2.4. Tiêu chuẩn cây bài chặt 106 2.5. Mùa tỉa thưa 106 2.6. Phương pháp tỉa thưa 107 2.7. Chặt hạ, vận xuất, dọn vệ sinh rừng và kiểm tra hiện trường sau tỉa thưa 107 3. Bảo vệ rừng Thông 107 3.1. Phòng và chữa cháy rừng 108 3.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng 109 3.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng 110 3.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại 117 3.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ 117 3.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ 120 3.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại 127 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 129 1. Câu hỏi 129 2. Bài tập thực hành 129 C. Ghi nhớ 129 Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Thông 132 A. Nội dung 132 1. Khai thác nhựa 132 1.1. Chọn thời điểm khai thác 132 1.2. Bài cây và đánh dấu mặt khai thác 132 1.3. Khai thác nhựa Thông nhựa 133 1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 133 1.3.2. Khai thác nhựa 136 1.4. Khai thác nhựa Thông mã vĩ 144 1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 144 1.4.2. Khai thác nhựa 144 8 2. Sơ chế và bảo quản nhựa Thông 148 2.1. Sơ chế nhựa 148 2.2. Bảo quản nhựa 149 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 150 1. Câu hỏi 150 2. Bài tập thực hành 151 C. Ghi nhớ 151 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC 153 I. Vị trí, tính chất của mô đun 153 II. Mục tiêu 153 III. Nội dung chính của mô đun 153 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành ………………………… 153 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 159 VI. Tài liệu tham khảo 1644 9 MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY THÔNG Mã số mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng cây Thông là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm; Mô đun 03 có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. Thời gian học tập của mô đun là 136 giờ, trong đó lý thuyết là 30 giờ, thực hành 106 giờ và kiểm tra 06 giờ. Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: thiết lập vườn ươm, tạo giống, trồng , chăm sóc bảo vệ và khai thác bảo quản nhựa sơn ta [...]... Đặc điểm sinh học: trong tự nhiên, có thể gặp thông nhựa mọc trong nhiều loại hình rừng (thông nhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giao với thông 3 lá, thông nhựa hỗn giao với cây lá rộng…) Trong rừng hỗn giao thông nhựa và thông 3 lá ở Tây Nguyên, càng lên cao số cá thể của thông nhựa càng giảm, nhưng số lượng cá thể thông 3 lá lại tăng dần Ở Lâm Đồng, thông nhựa chỉ phân bố tự nhiên trên độ cao từ 600-1.000m,... khí là 80-84% - Trong tự nhiên, có thể gặp thông nhựa mọc trong nhiều loại hình rừng (thông nhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giao với thông 3 lá, thông nhựa hỗn giao với cây lá rộng…) Trong rừng hỗn giao thông nhựa và thông 3 lá ở Tây 21 Nguyên, càng lên cao số cá thể của thông nhựa càng giảm, nhưng số lượng cá thể thông 3 lá lại tăng dần Ở Lâm Đồng, thông nhựa chỉ phân bố tự nhiên trên độ cao từ 600m... Giới thiệu chung về cây Thông Mã bài: MĐ 03-01 Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng Thông - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng Thông A Nội dung 1 Đặc điểm sinh học và công dụng của cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa) Hình 3.1.1: Rừng Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa) 1.1 Đặc điểm cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa – Pinus massoniana) 1.1.1 Hình thái Cây gỗ cao 40m, đường... chia làm hai loại: I vàII - Nhựa thông là chất dính nhớt, khó chảy, màu trắng đục, thu được khi khai thác nhựa cây thông đang sinh trưởng Nhựa thông là dung dịch rắn gồm các axit nhựa (71 - 79% colophan) hoà tan trong một hỗn hợp tecpen (tinh dầu thông 14 - 20%), cùng với nước và các tạp chất khác (10%) Nhựa thông được lấy từ cây thông được tinh chế để thu được tinh dầu thông, và phần còn lại là Colophan... mẹ macma chua - Cây thông mã vĩ có nhu cầu về dinh dưỡng khoáng trong đất không cao, chịu khô hạn khá nên có thể trồng thông mã vĩ trên đất đồi xấu - Nếu trồng thông mã vĩ trên đất xấu xói mòn mạnh, tầng mỏng, cây sẽ sinh trưởng chậm và năng suất rừng trồng kém 2 Đặc điểm công dụng của cây Thông nhựa (Thông hai lá - Pinus merkusii Jungh) 2.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1 Hình thái - Thân: Cây gỗ lớn, cao... bì - Thông nhựa là loài cây ưa sáng, và chịu hạn Cây sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ thoát nước; đất phong hoá từ đá mẹ sa thạch, sa phiến thạch Tuy vậy, thông nhựa cũng có thể mọc trên đất đồi núi trọc, cằn cỗi, sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn Cây thích ứng với các loại đất chua (pH(3,54,5) - Thông nhựa là loài cây dễ tính, trong tự nhiên mọc được ở nơi đất xấu, khô kiệt, các loài cây. .. Hình 3.1.10: Hoa Thông nhựa 17 Hình 3.1.11: Quả Thông nhựa - Hạt : Hạt hình trái xoan hơi dẹt, có cánh mỏng dài 1,5-2,5 cm 2.1.2 Sinh thái - Thông nhựa là cây ưa sáng hoàn toàn, khi nhỏ chịu được bóng nhẹ, xanh quanh năm, tỉa cành tự nhiêm kém Rễ phát triển, ăn lan rộng có nơi tới 810m, rễ cọc đâm sâu, rễ có nấm cộng sinh Thông nhựa sinh trưởng chậm, đặc biệt lúc nhỏ, sau 4-5 năm cây cao khoảng 1,5-2m,... mùa Thông nhựa là loài cây 19 ưa sáng, và chịu hạn Cây sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ thoát nước; đất phong hoá từđá mẹ sa thạch, sa phiến thạch Tuy vậy, thông nhựa cũng có thể mọc trên đất đồi núi trọc, cằn cỗi, sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn Cây thích ứng với các loại đất chua (pH=3,5-5) + Giai đoạn non (1-5 tuổi) cây sinh trưởng rất chậm và ưa bóng; nhưng sau đó lại trở thành cây. .. 400 - 500m so với mực nước biển 22 Bài 2: Sản xuất cây con Thông MĐ 03-02 Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con Thông bao gồm: thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con; - Thực hiện được các công việc: thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con Thông đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn; - Rèn luyện... 14-15 tuổi, cây cao (4-)5,5-6,5(-8)m và có đường kính thân (6) 7-8(-15)cm Trong vòng 14-15 năm tuổi, tăng trưởng chiều cao trung bình năm 0,3-0,6m và đường kính 0,5-0,6cm + Sau giai đoạn này, cây sinh trưởng nhanh hơn và đến thời kỳ 35-40 năm tuổi, thông nhựa gần như ngừng tăng trưởng theo chiều cao + Khoảng 10 tuổi, thông nhựa bắt đầu ra nón Ở điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta, thông nhựa thường . trồng Thông và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, . biên soạn giáo trình mô đun: Trồng cây Thông. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong thời gian 136 giờ và gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông Bài 2: Sản xuất cây con Thông Bài. 1. Đặc điểm sinh học và công dụng của cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa) Hình 3.1.1: Rừng Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa) 1.1. Đặc điểm cây Thông mã vĩ (Thông đuôi ngựa – Pinus massoniana) 1.1.1.

Ngày đăng: 22/06/2015, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan