Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà mộ đức”

38 443 0
Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử rừng nà   mộ đức”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử Rừng Nà - Mộ Đức” Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ: Nguyễn Quốc Tân Quảng Ngãi, năm 2011 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 1. Khái niệm về đa dạng sinh học: 3 2. Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới 3 3. Bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam 6 3.1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam 6 3.1.1 Đa dạng về các hệ sinh thái 6 3.1.2. Đa dạng về loài 6 3.1.3. Đa dạng nguồn gen 7 3.2. Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam 8 CHƯƠNG 2 9 1. Mục tiêu 9 2. Nội dung 9 3. Thời gian, địa điểm, phương pháp nghiên cứu 9 3.1 Thời gian nghiên cứu 9 3.2 Địa điểm nghiên cứu 9 3.3 Phương pháp nghiên cứu 9 CHƯƠNG 3 12 CHƯƠNG 4 14 1. Kết quả về điều tra, lấy mẫu phân tích động vật tại khu vực nghiên cứu: 14 1.1. Thành phần loài động vật có xương sống ở khu vực Rừng nà - Mộ Đức 14 1.2. Cấu trúc thành phần loài 14 1.3 Các chỉ số đa dạng 14 2. Điều tra, lấy mẫu thực vật phân tích tại khu vực nghiên cứu: 14 2.1. Đặc điểm thảm thực vật rừng Nà huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi 14 2.2. Đa dạng về cấu trúc thành phần loài thực vật bậc cao có mạch ở rừng Nà 15 2.2.1. Đa dạng các bậc taxon thực vật ở rừng Nà 15 2.2.3. Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật rừng Nà 16 CHƯƠNG 5 17 1. Phân tích các yếu tố tác động đến tính đa dạng sinh học của khu vực Rừng Nà: 17 1.1. Phân tích tác động do môi trường 17 1.2. Phân tích tác động do phương thức khai thác không hợp lý 17 1.3. Phân tích tác động do có sinh vật ngoại lai 18 1.4. Phân tích tác động do năng lực và phương thức quản lý 19 2. Đánh giá giá trị kinh tế xã hội của đa dạng sinh học Rừng Nà 19 2.1. Giá trị khai thác gián tiếp: 19 2.1.1. Giá trị lịch sử: 19 2.1.2. Giá trị du lịch: 20 2.2. Giá trị khai thác trực tiếp: 21 2.2.1. Các loài quý hiếm, có ích: 21 CHƯƠNG 6 30 A. Biện pháp trước mắt: 30 I. Biện pháp kỹ thuật 30 1.1. Bảo tồn nguyên vị: 30 1.2. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn 30 1.3. Phục hồi và khôi phục các loài, chủng quần và HST 31 II. Biện pháp về giáo dục 32 2.1. Xây dựng nguồn nhân lực 32 2.2. Mở rộng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học .32 III. Biện pháp quản lý: 33 3.1. Quản lý vùng đệm: 33 2 3.2. Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng 34 3.3. Thành lập BQL rừng Nà thuộc UBND xã Đức Thạnh 34 IV. Bảo vệ ĐDSH bằng pháp chế: 34 B. Về lâu dài: 35 Đề xuất một số dự án tiền khả thi 3 MỞ ĐẦU Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, thiên nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của “con người”. Ngay từ buổi sơ khai, con người đã biết dựa vào thiên nhiên để tồn tại và phát triển và cho đến ngày nay, khi nền văn minh của xã hội loài người đã tiến những bước dài trên bậc thang tiến hoá thì sự gắn kết, giữa tự nhiên và xã hội loài người vẫn còn là yếu tố cơ bản cho quá trình tồn tại và phát triển của con người. Trải qua hơn ba tỷ năm, kể từ khi những mầm móng đầu tiên của sự sống xuất hiện, sự sống không ngừng phát triển, tiến hoá trong môi trường tự nhiên và tác động qua lại tạo nên sự đa dạng của sinh vật. Là một thành phần của đa dạng sinh học, con người và xã hội loài người là đối tượng,là quần xã sinh vật đặc thù và là hợp phần sinh giới đạt tới tuyệt đỉnh của sự tiến hoá. Do vậy, con người nhận thức được tự nhiên, tìm hiểu nguồn gốc của mình, từ chỗ phụ thuộc vào tự nhiên, con người dần dần cải tạo được tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cuộc sống của mình. Là quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam nhiều loài sinh vật quý hiếm và Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, cùng với hai cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước trong thế kỷ trước, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ những năm cuối thế kỷ XX, và sự bùng nổ dân số đã làm cho giá trị đa dạng sinh học cũng như chất lượng môi trường sống ngày càng bị suy thoái đã đặt ra cho chúng ta một thách thức vô cùng to lớn. Chính vì thế, việc khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng trở nên cấp thiết. Cần làm cho cộng đồng dân cư các cấp chính quyền hiểu rõ vấn đề để có những hành động, những quyết sách đúng đắn. Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng Trung Trung Bộ của Việt Nam, diện tích tự nhiên khoảng 5129,11 km 2 . Quảng Ngãi có một nguồn tài nguyên sinh học tương đối dồi dào, tính đa dạng sinh học cao và những điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc nâng cao năng suất sinh học của hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Mặc dù vậy, Quảng Ngãi cũng là nơi bị hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ diễn ra ác liệt, cùng với quá trình khai thác không kiểm soát của con người mà nguồn tài nguyên đang đứng trước một thực tế cần báo động. Đó là sự xâm hại dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thái đa dạng sinh học của các hệ sinh thái trong vùng. Rừng Nà nằm ở thôn Lương Nông Nam và Lương Nông Bắc thuộc xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, cách đường Quốc lộ 1A chừng 1,5 km về hướng Tây và cách huyện lỵ Mộ Đức khoảng 4 km về hướng Đông - Bắc. Với vị trí gần như trung tâm của các xã vùng Đông Mộ Đức, phía Bắc là các xã Đức Lợi, Đức Thắng, phía Đông là xã Đức Minh, phía Nam là các xã Đức Phong, Đức Chánh nên rừng Nà có vai trò quan yếu trên hành lang liên lạc giữa các xã ven biển 1 phía Đông và là điểm nối giữa các xã khu Đông với khu Tây huyện Mộ Đức để tạo thể liên hoàn và hỗ trợ trong quá trình triển khai lực lượng tác chiến chống địch. Vì vậy, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ rừng Nà đã trở thành một trong những căn cứ kháng chiến quan trọng nằm ở phía Đông và cùng với căn cứ kháng chiến núi Lớn (Đức Phú) nằm ở phía Tây huyện Mộ Đức, đóng góp quan trọng về sức người, sức của để chi viện cho các địa phương trong tỉnh và khu V, đồng thời cũng là chỗ dựa vững chắc cho các lực lượng dân quân du kích vùng Đông Mộ Đức và các lực lượng vũ trang bộ đội địa phương đóng quân và xuất kích tấn công địch. Rừng Nà đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Hiện nay rừng Nà vẫn còn giữ được cảnh quan thiên nhiên hoang sơ vốn có, tuy nhiên do chưa có quy hoạch bảo vệ cụ thể nên trong thời gian qua rừng Nà bị lấn chiếm, diện tích tự nhiên dần bị thu hẹp đáng kể. Một số loài động, thực vật trong rừng Nà đã bị xâm hại, ảnh hưởng đến giá trị đa dạng sinh học của rừng Nà . Có thể thấy, ngoài giá trị lịch sử, phản ánh ý chí đấu tranh cách mạng của quân và dân xã Đức Thạnh và nhân dân huyện Mộ Đức, rừng Nà còn là một thắng cảnh đẹp, với rừng cây tự nhiên, có đầm lầy, gò đồi, được bao bọc bởi xóm làng, đồng ruộng và nằm gần bãi biển Đức Minh, nếu biết bảo tồn, đầu tư khai thác rừng Nà sẽ trở thành một di tích lịch sử cách mạng và thắng cảnh đẹp hấp dẫn khách tham quan du lịch. Nhận thấy sự cấp thiết của việc bảo tồn giá trị đa dạng sinh học của Rừng Nà, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Khoa học Công nghiệp đã giao nhiệm vụ Chi cục Bảo vệ môi trường thực hiện đề tài “Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử Rừng Nà - Mộ Đức” nhằm xác định chính xác giá trị đa dạng sinh học của rừng Nà làm tiền đề cho việc xây dựng các dự án bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hoá rừng Nà. 2 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC 1. Khái niệm về đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học là sự phong phú về các nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái trong một khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu. Khoa học nghiên cứu về tính phong phú đó được gọi là Đa dạng sinh học. Sự đa dạng của sinh vật ngày nay trên trái đất là kết quả của cả một quá trình tiến hoá lâu dài. Cùng với thời gian, cách đây khoảng 2 triệu năm, tại rừng châu phi loài người đã xuất hiện, không ngừng hoàn thiện và thích nghi cao đối với môi trường sống. Trong quá trình tồn tại từ chỗ săn bắt và hái lượm, con người đã biết cải tạo môi trường phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong quá trình đó, con người đã biết thuần hoá, lai tạo các giống vật nuôi và cây trồng mới. Chính nhờ đó mà đã tăng thêm tính đa dạng sinh học trên trái đất. Tuy nhiên, tác động của con người có thể thúc đẩy sự suy thoái, tiêu diệt các loài sinh vật và làm thay đổi điều kiện tiến hoá của sinh giới. Đa dạng sinh học được chia làm 3 cấp độ với đặc điểm khác nhau giữ các vai trò khác nhau đối với sinh quyển trên trái đất. Đó là đa dạng gen; đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. 2. Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới sự đa dạng sinh học thể hiện rõ nhất ở vùng nhiệt đới. Vùng nhiệt đới chỉ chiếm 15% diện tích bề mặt trái đất nhưng chiếm tới 78% tổng số loài sinh vật trên hành tinh. Cho đến nay đã có 90.000 loài sinh vật đã được xác định ở vùng nhiệt đới, trong lúc toàn bộ vùng ôn đới Bắc Mỹ và Châu Âu - Á chỉ có 50.000 loài. Đến nay, người ta đã thống kê số lượng loài sinh vật trên thế giới được mô tả theo nhóm phân loại. Trên thế giới đã có 1.730.341 loài động vật, thực vật được mô tả. Nhưng theo dự đoán của các nhà phân loại học sự đa dạng loài trên thế giới là rất lớn. Số loài hiện đang sống trên trái đất khoảng 10 triệu loài (nhưng có lẽ đạt tới 30 triệu), còn số loài chết đi (tuyệt chủng) để lại hoá thạch trong các địa tầng phải tới 100 lần lớn hơn các loài hiện sống. Mỗi loài sinh vật đều có một chức năng nhất định trên trái đất cho dù chúng có lợi, không có lợi, thậm chí có hại đối với con người thì chúng ta vẫn cần phải bảo tồn vì những giá trị vốn có của nó. Bảo tồn đa dạng sinh học còn tạo điều kiện duy trì các nguồn tài nguyên sinh vật, bao gồm những nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm khác nhau, cũng như chức năng sinh thái tự nhiên của thế giới sinh vật. Vai trò của sinh vật, trước hết là giá trị kinh tế của chúng. Chúng cung cấp lương thực, thực phẩm, rau màu để nuôi sống con người hơn hai triệu năm qua. Vấn đề an toàn lương thực cho con người trên hành tinh hiện nay rất nan 3 giải. Con người chỉ có thể giải quyết được nạn đói protein khi và chỉ khi biết sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học cung cấp cho con người nhiều loài vật nuôi và cây trong trong các quần xã sinh vật. Gỗ, củi từ những khu rừng tự nhiên cung cấp trên 60% giá trị xuất khẩu ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới. Đặc biệt là Indonexia gỗ là nguồn thu nhập kinh tế đứng hàng thứ hai của nước này. Đa dạng sinh học hình thành nên các quần xã, đỉnh cực trong các Hệ sinh thái, hình thành các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn phong phú, thiết lập sự cân bằng của các hệ sinh thái tự nhiên. Nhiều loài động vật hoang dã đã thông qua cuộc sống của nó như đào bới kiếm ăn, làm hang tổ, thải các sản phẩm dị hoá vào đất…. làm cho đất tơi xốp và cải tạo đất rừng. Thêm vào đó là các loài sinh vật, phân huỷ các phế thải hữu cơ thành các dạng hoà tan cho cây dễ hấp thụ, cố định nitơ từ không khí… tạo cho thảm thực vật càng phát triển, kéo theo sự phân bố của các loài động vật trong quần thể phát triển. Hiện nay trên thế giới, hiện tượng làm mất các hệ sinh thái tự nhiên và làm mất các loài đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra. Mỗi năm, trái đất mất đi khoảng 2000 loài động vật, thực vật, nghĩa là mất đi hơn 10% số loài đã được mô tả. Nếu như các thế kỷ trước đây bình quân cứ vài chục năm mới có một loài bị tuyệt chủng, thì những năm của thập niên chín mươi, người ta tính ra rằng cứ bình quân 7 phút có một loài bị tuyệt chủng. Đặc biệt các loài có ích như chim, ếch ăn sâu bọ… Theo tính toán gần đây căn cứ trên tốc độ phá rừng, người ta dự đoán rằng sẽ khoảng từ 2-8% số cây và con trên trái đất đã bị tuyệt chủng trong 25 năm tới. Theo Raven, 1987, 1.000 loài trong đó có 150.000 loài cây có mạch đã mất trong 100 năm quan và gần 60.000 loài hầu như ở các vùng nhiệt đới bị lâm nguy trong 50 năm tới. Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong các điểm nóng trên thế giới có tới 34.000 loài đặc hữu. Tuy nhiên, theo đà thu hẹp diện tích phân bố của các loài đặc hữu hiện nay, số loài sẽ giảm xuống 10% trong 20 năm tới. Tất cả điều đó sẽ mất đi tính đa dạng về di truyền. Hiện nay, nhiều giống cây trồng truyền thống có khả năng chống chịu sâu bệnh đã bị tiêu diệt do quá trình chuyên canh và nhập nội. Ở Đông Nam Á, họ hàng hoang dại của các loại cây như: chôm chôm, xoài, mẵng cầu và nhiều loài cây ăn quả đang bị thu hẹp diện tích. Cà phê là một trong những cay có giá trị nhất trong rừng núi cao ở Tây nam Etiopia đã mất 90% sống giống loài và suy giảm sản lượng. Nhiều loài động vật có ích, có nguồn gen quý hiếm đang bị thu hẹp vùng phân bố, số lượng cá thể và mất dần nguồn gen. Chẳng hạn như heo vòi, hươu sao, tê giác, bò rừng…. 4 Đa dạng sinh học là nguồn dược liệu vô tập. Hiện con người mới chỉ biết được 5% giá trị tiềm ẩn về nguồn dược liệu của đa dạng sinh học. Trước đây, nguồn dược liệu con người sử dụng hoàn toàn phụ thuộc và thiên nhiên. Ngày nay, mặc dù khoa học phát triển đến đỉnh cao nhưng vẫn chưa điều chế thuốc chữa những bệnh hiểm nghèo thay thế cho nguồn dược liệu tự nhiên. Ở các nước phương Đông và Việt Nam, việc phòng bệnh, chữa bệnh thì y học cổ truyền còn đóng vai trò quan trọng. Theo một số nhà y học, hầu như tất các các loài thực vật đều có tác dụng chữa bệnh mà hiện nay con người chưa hề biết đến. Các loài động vật cũng là những loài thuốc chữa bệnh rất quý nên chúng là đối tượng bị khai thác nặng nề, dẫn đến một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chẳng hạn như loài hưu sao, chúng có sừng là nguồn dược liệu quý nên bị khai thác cạn kiệt và việc bảo tồn loài này chỉ thực hiện bằng cách nuôi nhốt tự nhiên, nhưng thực tế mục đích như vậy gắn liền với thương mại hơn là bảo tồn. Vai trò của đa dạng sinh học trong kinh tế du lịch rất lớn, nhất là du lịch sinh thái. Trên thế giới hiện nay, xu hướng du lịch sinh thái đang phát triển mạnh thông qua việc tham quan các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn. Các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn cho phép giữ gìn quần thể của các loài như bảo tồn các quá trình hệ sinh thái sao cho chúng ở trạng thái không bị nhiễu loạn. Đồng thời, đây cũng là nơi phục vụ cho mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học và tham quan giải trí… cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới có thất cả 8.619 khu bảo tồn, chiếm diện tích khoảng 7.992.660 km 2 . Mặc dù con số khu bảo tồn trên thế giới là khá ẩn tượng, xong chúng chỉ đạt 5,7% tổng diện tích bề mặt trái đất. Các khu bảo tồn không bao giờ chiếm tỷ lệ hơn 7- 10% diện tích mặt đất bởi nhu cầu con người đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên là vô hạn. Duy trì đa dạng sinh học sẽ góp phần bảo đảm cho các quá trình sinh thái được thực hiện như: góp phần đảm bảo cho các quá trình sinh thái được thực hiện như: chuyển hoá năng lượng thông qua quá trình quang hợp của các loài thực vật và tổng hợp các vi sinh vật hình thành các chất hữu cơ. Đó là khâu đầu tiên trong chu kỳ vật chất và chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái. Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ CO 2 và thải O 2 cung cấp cho sinh vật hô hấp. Chúng điều hoà khí hậu, duy trì tuần hoàn nước, duy trì các chu trình năng lượng, dinh dưỡng cơ bản, duy trì mối quan hệ tương tác giữa các thành phần trong tự nhiên. Tuy cho đến nay chưa có ai thống kê được hết về đa dạng sinh học trong tự nhiên, cũng như thống kê được hết sự suy thoái tính đa dạng sinh học đến mức độ nào. Song sự suy giảm không ngừng và có xu thế ngày còn tăng sự suy thoái về nguồn gen và tài nguyên sinh học trên trái đất là điều đã được khẳng định. Ý thức được những tác động tiêu cực của con người lên tính đa dạng sinh học, nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã thống nhất tìm những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sống, cứu lấy trái đất. Sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về môi trường do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Thuỵ Điển, đến nay đã có nhiều hội nghị thượng đỉnh họp bàn về tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh 5 học, như hội nghị Kyoto tại Nhật Bản, Đặc biệt, tại Rio De Janeiro (Barazil) vào tháng 6/1992, Liên hợp Quốc đã thông qua chương trình 21 - Chương trình hành động về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học cho thế kỷ 21. Trong hội nghị này, tất cả các nước tham dự đều ký vào công ước bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu. Hành động này nhằm động viên, bắt buộc tất cả các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau để bảo vệ các loài, nơi cư trú và các nguồn gen, chuyển sang các phương thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và tiến hành những đều chỉnh cần thiết về chính sách kinh tế, quản lý của từng Quốc gia. 3. Bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km 2 , Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế). Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH 3.1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam 3.1.1 Đa dạng về các hệ sinh thái Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam hiện nay tập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn (HST rừng), HST đất ngập nước và HST biển. 3.1.2. Đa dạng về loài Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực về bảo tồn đa dạng sinh học, công tác điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng được nhiều cơ quan Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần loài động, thực vật, các hệ sinh thái đặc trưng. Các kết quả nghiên cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu cho thấy: Bảng 2.1- Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay 6 TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được 1 Thực vật nổi 1.939 - Nước ngọt 1.402 - Biển 537 2 Rong, tảo 697 Nước ngọt Khoảng 20 Biển 682 Cỏ biển 15 3 Thực vật ở cạn 13.766 Thực vật bậc thấp 2.393 Thực vật bậc cao 11.373 4 Động vật không xương sống ở nước 8.203 Nước ngọt 782 Biển 7.421 5 Động vật không xương sống ở đất khoảng 1.000 6 Côn Trùng 7.750 7 Cá 2.738 Nước ngọt 700 Biển 2.038 8 Bò sát 296 Rắn biển 50 Rùa biển 4 9 Lưỡng cư 162 10 Chim 840 11 Thú 310 Thú biển 16 Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2005 3.1.3. Đa dạng nguồn gen Theo đánh giá của Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hoá vật nuôi nổi tiếng thế giới. 7 [...]... cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử Rừng Nà - Xây dựng băng tư liệu, phóng sự về đa dạng sinh học và di tích lịch sử Rừng Nà - Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và ý nghĩa lịch sử 3 Thời gian, địa điểm, phương pháp nghiên cứu 3.1 Thời gian nghiên cứu Đợt khảo sát thực địa được tiến hành từ 10/2009 đến 7/2010 Phân tích dữ liệu, địa loại mẫu vật:... nhau - Bảo tồn cảnh quan địa lý, môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học tại Rừng Nà - Nơi tham quan học tập và du lịch sinh thái, bên cạnh đó tạo điều kiện để quản lý phù hợp 1.2 Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn Để bảo tồn đa dạng sinh học Rừng Nà một cách có hiệu quả, không những chỉ thực hiện bên trong các khu bảo tồn mà phải bảo tồn cả... chứng 31 Hiện trạng khu vực Rừng Nà đã bị một số loài xâm nhập thực vật như Mai dương (trinh nữ nâu) và động vật là ốc bưu vàng Để phục hồi đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực, cần có các biện pháp hữu hiệu để loại trừ hoặc quản lý các loài sinh vật ngoại lai này trước khi thực hiện các biện pháp phục hồi đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học II Biện pháp về giáo dục 2.1 Xây... 3.2 Địa điểm nghiên cứu - Nghiên cứu thực địa: tiến hành trên địa bàn Rừng Nà - Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: phòng Động Thực vật Sinh thái, Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3.3 Phương pháp nghiên cứu + Với nhóm nghiên cứu đa dạng Thực vật - Ngoài thực địa: 9 - Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến băng qua các khu vực rừng Nà và lập các ô tiêu... với tán rừng có tốc độ di chuyển thấp được xáo trộn vào các lớp không khí bên trên và làm giảm tốc độ của không khí bên trên tán rừng 29 CHƯƠNG 6 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NÀ Để bảo tồn đa dạng sinh học rừng Nà, có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để mang lại hiệu quả nhất Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như các đặc điểm sinh thái và mức... thoái hệ sinh thái mà áp dụng các phương pháp khác nhau để mang lại sự hiệu quả nhất Ở đề tài này, chúng tôi đưa ra một số phương pháp điển hình có thể áp dụng nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học tại Nà A Biện pháp trước mắt: I Biện pháp kỹ thuật 1.1 Bảo tồn nguyên vị: Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng loài và sinh cảnh, các hệ sinh thái... rừng Nà có thể phân thành các KBT: KBT Nà Ông Rân, KBT Nà Đức Tân, KBT Nà Ông Chế, KBT Nà Đông Lương, tuỳ theo điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường và đặc điểm đa dạng sinh học của từng Nà khác nhau mà đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp cho từng Nà Việc thành lập các KBT như trên phù hợp với đặc điểm phân chia địa lý của Rừng Nà (gồm 4 Nà tạo thành) và nhằm mục đích: - Bảo tồn ĐDSH của từng Nà. .. quan sinh thái của địa phương…Như thế rõ ràng chúng ta cần phải có những chương trình bảo vệ, phục hồi và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của cả khu vực Chương trình đó chính là hành động bảo tồn đa dạng sinh học 19 Thực hiện tốt những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học khu vực tức là chúng ta đã góp phần gìn giữ những nét son lịch sử cho địa phương Thực hiện tốt một dự án bảo tồn đa dạng sinh học, chúng... nguyên vị (Insitu conservation) và bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation) 8 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Mục tiêu - Nhằm xác định rõ những giá trị đa dạng sinh học Khu vực Rừng Nà- Mộ Đức cần giữ gìn, bảo tồn - Bảo tồn tính đặc sắc Rừng ngập nước” nằm trong khu vực khô hạn - Nâng cao vai trò vị trí và ý nghĩa lịch sử của di tích Rừng Nà trong sự nghiệp giáo dục... lên các khu bảo tồn, như nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, công nghiệp gỗ, buôn bán các loài động thực vật hoang dã, sản xuất năng lượng, sử dụng nước ngọt v.v 3.2 Thực trạng về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam Để ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành công tác bảo tồn đa dạng sinh học khá sớm Hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là: Bảo tồn nội vi . đồng về đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử Rừng Nà. - Xây dựng băng tư liệu, phóng sự về đa dạng sinh học và di tích lịch sử Rừng Nà. - Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường. Ngãi và Sở Khoa học Công nghiệp đã giao nhiệm vụ Chi cục Bảo vệ môi trường thực hiện đề tài Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và lịch sử Rừng. SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI Nghiên cứu tạo lập cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường và

Ngày đăng: 21/06/2015, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan