Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao Tìm hiểu về Tự Kỷ

16 623 0
Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao Tìm hiểu về Tự Kỷ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn  BỘ MÔN: TÂM LÝ HỌC SV THỰC HIỆN: TRẦN VŨ TUYẾT ANH - 1056160001 TRẦN THỊ THANH BÌNH - 1056160004 ĐẶNG MINH DUY - 1056160034 PHAN TƯỜNG YÊN - 1056160110 NÔNG THỊ DUYÊN - 1056160111 2 I. Khái niệm: Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh mà thông thường là rối loạn phát triển của vỏ não. Trẻ bị tự kỷ là những trẻ bị thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại tron xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò chơi cần sức tưởng tượng. Thuật ngữ tự kỷ Autism có gốc từ Hy Lạp: Autos, có nghĩa là “ tự thân”. Bs tâm thần Eugen Bleuler đầu tiên sử dụng từ này để mô tả triệu chứng rút lui xã hội ở những bệnh nhân có xáo trộn nặng nề mà ông quan sát ở vào khoảng đầu của thế kỷ 20, những bệnh nhân này có thể là bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm. BS tâm thần nhi khoa Leo Kanner (1943) ở Baltimore, Hoa Kỳ, (BS. Leo Kanner là người sáng lập ra khoa tâm thần nhi khoa của Đại học Y Khoa Johns Hopkins vào năm 1930, ông cũng là thầy thuốc được xác định là bác sĩ tâm thần nhi khoa đầu tiên của Hoa Kỳ), ông cũng đã sử dụng thuật ngữ để mô tả một nhóm bệnh nhân cùng có 3 đặc tính quan trọng: Một mình, mong muốn sự giống nhau, có các vấn đề về ngôn ngữ: chậm phát triển ngôn ngữ, nhại lời, hiểu theo nghĩa đen… Định nghĩa theo DSM-IV-TR: tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan toả (PDD: Pervasive Developmental Disorders): Là một nhóm hội chứng được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan toả trong những lãnh vực phát triển: tương tác xã hội, giao tiếp và sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập khuôn . II. Biểu hiện Như đã nói, tự kỷ là những rối loạn phát triển của vỏ não, nên bệnh có những biểu hiện đặc trưng là suy giảm khả năng hoà nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi lặp đi lặp lại và những quan tâm mang tính hạn hẹp. Biểu hiện của tự kỷ thường có thể thấy trong 3 năm đầu đời,chủ yếu xuất hiện ở các bé trai(5 em tự kỷ thì có 4 em trai,1 em gái). Đứa trẻ mới sinh ra không thể hiện rõ bệnh, nhưng từ tháng thứ 18 trở đi, cha mẹ và những người chăm sóc bé có thể thấy rõ các triệu chứng của bệnh nếu bé có biểu hiện thờ ơ, không chú ý đến hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt. Bệnh tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng, từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc bênh tự kỷ thường có những biểu hiện sau:  Khó khăn trong phát triển lời nói, ngôn ngữ, giao tiếp: 3  Khoảng 40% trẻ tự kỷ không nói được. Đa số có thể chậm nói (không nói bi bô khi lên 12 tháng, nhưng không thể tự nói được câu tiếng đôi {không tính câu bắt chước}khi được 24 tháng). Trẻ có khả năng nói thì nhại lời (bắt chước người khác như một con két). Trẻ có thể thuộc lòng những lời quảng cáo trên ti vi hoặc trong máy tính, nhưng không thể dùng lời nói để giao tiếp một cách có ý nghĩa hoăc hiệu quả.  Trẻ thường lặp đi lặp lại những câu không có ý nghĩa và ít hiểu những khái niệm trừu tượng (ví dụ nguy hiểm) hoặc những cử chỉ biểu tượng (ví dụ như vẫy tay chào), thường được gọi là “giao tiếp biểu tượng nghèo nàn”.Trẻ nhỏ không biết chỉ đồ vật bằng ngón tay trỏ.Trẻ khó làm chủ cường độ và âm điệu giọng nói.Nói với chất giọng đều đều mà không có sự chuyển giọng hay chuyền nhịp điệu.  Khó diễn đạt được mình muốn gì.  Không có phản ứng khi gọi tên.Trẻ thường tảng lờ với mọi thứ xung quanh như không biết mặc dù thính giác vẫn phát triển bình thường.Trẻ không biểu lộ tình cảm,thường xuyên lơ đãng,không nghe,không phản ứng lại khi mọi người tiếp xúc,nói chuyện.  Hay ra dấu thay vì sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.  Suy giảm khả năng hoà nhập xã hội  Trẻ mắc bệnh tự kỷ khó khăn khi tương tác với những người khác.Tách rời với thực tế và môi trường xung quanh.  Không cười,không nhìn vào mắt người đối diện,không tương tác với người chăm sóc,không bò/đi đến người chăm sóc để được bế.Không vui mừng,không có những biểu hiện thể hiện sự thích thú khi được ôm ấp,cũng như không có biểu hiện đáp lại sự quan tâm của người khác.  Thích chơi một mình,không thích chơi với bạn,ít khi quan tâm đến người khác,luôn sống trong thế giới riêng kể cả khi đang ngồi giữa bạn bè.  Ít hứng thú và không thích hoạt động.: thích chơi trốn tìm hoặc tìm một đồ vật được che giấu.  Không thích những đụng chạm thể lý với người khác,kể cả người thân,cha mẹ.  Trẻ khó hiểu và khó biểu lộ cảm xúc.Có khuynh hướng dùng người khác như một “dụng cụ” (ví dụ kéo bàn tay người lớn để lấy một đồ vậy trẻ muốn mà không nói hoặc không nhìn.  Một số trẻ tự kỷ có thể tương tác với người lớn nhưng khó tương tác với các bạn cùng lứa.  Có những hành vi dập khuôn và sở thích lặp đi lặp lại: 4  Trẻ thường xuyên lắc lư người ra phía trước hoặc phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tác liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác một cách liên tục.  Có các hành vi dập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay,quay đầu hay đung đưa cơ thể.  Các hành vi đơn điệu, thiếu đa dạng và chống lại sự thay đổi; ví dụ như thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự,ngăn nắp một cách kì lạ, không muốn đồ chơi chúng bị dịch chuyển và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn.  Thường say mê một vật gì đó quá đáng,lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay.  Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày.  Thích sắp xếp các đồ vật và sắp xếp chúng theo màu sắc.  Thích sắp xếp những đồ vật theo đường thẳng.  Có những hành vi bất thường như xoay tay hay vỗ tay.  Ít hứng thú và ít hoạt động.  Không thích chơi nhưng trò chơi trốn tìm và tìm những đồ vật được che giấu.  Không tham gia các trò chơi tập thể.  Không thông hiểu các hình ảnh kí hiệu và các trò chơi cần sức tưởng tượng.  Trẻ tự kỷ có khả năng tưởng tượng nghèo nàn và thường chơi một cách khác thường(ví dụ như không biết đẩy xe tới lui nhưng lật xe lên để quay bánh xe).  Không biết đóng vai nhân vật khi chơi đùa.  Đáp ứng bất thường với các kích thích cảm giác:  Trẻ tự kỷ có thể phản ứng quá mức với một số kích thích cảm giác hoặc không có phản ứng gì cả. Trẻ khó “lọc” những tiếng động trong môi trường xung quanh(như tiếng máy lạnh) và có thể nổi giận khi có sự kích thích.Trẻ có thể bị quyễn rũ bởi ánh sáng và màu sắc và bận rộn đập trên sàn nhà.Trẻ có thể thích ngửi đồ vật.Trẻ có thể tự xoay tròn mà không sợ choang váng trong khi người khác rất sợ cử động(ví dụ đu đưa)  Nghiên cứu ở những trẻ tự kỷ từ 3-4 tuỗi cho thấy các bé có biểu hiện ưa thích nghe rất khác nhau so với trẻ phát triển bình thường. Trẻ tự kỷ ưa thích nghe các tín hiệu thính giác có âm thanh cơ học (trống, kèn, đàn) hơn là âm ngữ con người (giọng của cha, mẹ, người thân).  Bất thường trong phát triển:  Kỹ năng vận động có thể tương đối bình thường,tuy nhiên đa số trẻ tự kỷ tương đối vụng về hoặc có thể có kỹ năng vận đông tinh kém. 5  Có những trẻ đã biết nói nhưng sau này ngưng nói( ví dụ trẻ có thể nói “ba ba” khi một tuổi nhưng ngưng nói khi được hai tuổi(được gọi là kỹ năng thoái lui).  Trẻ có thể giỏi trong một số lĩnh vực(ví dụ chơi lắp ghép, đếm số, âm nhạc) nhưng kỹ năng nói và giao tiếp vẫn thấp so với lưá tuổi.  Trẻ có những hành vi tự gây tổn thương,tự làm đau mình(lấy tay đập đầu, đập đầu vào tường(một số nghiên cứu tiến hành năm 2007 cho biết có tới 30% trẻ bị bệnh tự kỷ có những hành vi này).  Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/biễn biễn thường diễn ra hàng ngày. III. Thực trạng 1. Trên thế giới: Lưu hành độ: Một vài chuyên gia ước đoán cứ 110 trẻ tại Mỹ thì có 1 bé bị tự kỷ. Theo một thống kê sơ bộ, ngươi ta thấy rằng trong 150 trẻ em ở Mỹ thì có 1 em bị tự kỷ. Các nghiên cứu dịch tễ học ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á ước tính lưu hành độ của rối loạn tự kỷ là khoảng 2-13/10.000 trẻ. Khuynh hướng hiện nay báo cáo những con số cao hơn. Giới tính: Khuyết tật tự kỷ xuất hiện nhiều ở các bé trai: trong 94 bé trai thì có 1 em tự kỷ, và trong 5 em tự kỷ thì thường có 4 em trai và 1 em gái. Giai tầng kinh tế - xã hội: Kanner (1943) quan sát thấy đa phần các ca tự kỷ của ông đều xuất thân từ các gia đình khá giả, thuộc tầng lớp trên của xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu rộng trên dân số chung sau này đã cho thấy điều trên là không đúng. Tsai (1982) nhận thấy các nghiên cứu cho tỷ lệ bệnh cao ở tầng lớp trên hầu hết được thực hiện trước năm 1970 và sau 1970 các nghiên cứu đều thấy bệnh phân bố đều trong các thành phần dân chúng (liên quan đến trình độ giáo dục, thu nhập của phụ huynh và sự tổ chức tốt mô hình chuyển gửi bệnh viện). Di truyền: Không có chứng cớ rõ ràng nào về việc tự kỷ là khuyết tật di truyền. Tuy nhiên, trong 100 em tự kỷ, có 5 em sẽ có một hay hơn một anh chị em cũng mang chứng tự kỷ. Khoảng 25% các trường hợp bị bệnh tự kỷ có nguyên nhân di truyền. Những gia đình có con em bị bệnh tự kỷ thì tỷ lệ cao hơn có thể lên tới 11%. Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Chicago ở Illinois vừa phát hiện ra rằng những người thân gần gũi của những người bị bệnh tự kỷ thường có sự khác biệt khó nhận thấy trong cách chuyển động đôi mắt - một phát hiện có thể giúp các bác sỹ chẩn đoán và điều trị tốt hơn căn bệnh này. Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Archives of General Psychiatry số ra tháng 8. Ông Matthew Mosconi, thành viên của nhóm nghiên 6 cứu, nói rằng sự khác biệt này khó nhận biết trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng cho thấy nhiều yếu tố của bệnh tự kỷ mang tính chất thừa kế. Nhóm nghiên cứu này đã kiểm tra các đặc điểm di truyền ở 57 cặp cha mẹ hay anh chị em của những người bị bệnh tự kỷ và so sánh các kết quả này với 40 người không có thân nhân bị mắc căn bệnh này. Kết quả cho thấy những thành viên trong gia đình của những người bị bệnh tự kỷ có nhiều điều bất thường trong giao tiếp và thường có những hành vi ứng xử bất thường. 2. Tại Việt Nam: Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, trưởng đơn vị tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ mắc chứng tự kỷ được phát hiện ở nước ta ngày càng nhiều: từ 23 bệnh nhân năm 2004 lên đến 425 bệnh nhân năm 2008, nhưng chắc chắn con số thực tế còn cao hơn. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ phải điều trị tại viện năm 2007 tăng 33 lần so với năm 2000. Số trẻ tự kỷ được phát hiện từ năm 2007 đến nay tiếp tục tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2009 có gần 1.800 trẻ tự kỷ điều trị tại viện, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2007 (năm 2007 có khoảng 400 trẻ được xác định mắc tự kỷ tại khoa tâm bệnh, con số này của năm 2008 là 963 em). Thực tế, số trẻ em tự kỷ tại Việt Nam hiện nay chưa được thống kê cụ thể. Tuy nhiên, ở Hoa Kì, có những lớp chuyên dạy trẻ tự kỷ cho biết thông tin rằng có đến 50% trẻ em ở đây là gốc Việt. IV. Nguyên nhân Mặc dù những nguyên nhân chính xác của tự kỷ chúng ta vẫn chưa biết được một cách hoàn thiện, tuy nhiên hiểu biết của con người về những cơ chế có thể gây ra rối loạn tự kỷ đang ngày càng rõ ràng hơn. Hiện nay, tất cả đều chấp nhận rằng tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh có nền tảng sinh học với nhiều nguyên nhân. Điều này không loại trừ những yếu tố nguy cơ từ môi trường, những vấn đề về thể chất của mẹ xảy ra trong suốt quá trình mang thai. Người ta xem xét phương thức phát triển các nguy cơ, các quá trình nguy cơ, sự xuất hiện triệu chứng và sự đáp ứng. Các yếu tố di truyền và môi trường đưa đến những bất thường trong sự phát triển của não, điều này góp phần vào những thay đổi về tương tác giữa trẻ và môi trường của trẻ. *Về sinh học: - Yếu tố môi trường ảnh hưởng lên sinh học: 7 Những biến chứng lúc sinh con (biến chứng nhỏ không giống như những bất thường bẩm sinh rõ rệt), nhiễm Rubella bẩm sinh… Một số nghiên cứu cho rằng nhiễm Rubella ở mẹ đang mang thai làm gia tăng tỷ lệ trẻ tự kỷ ở trẻ. Những vaccine phối hợp quai bị, sởi, rubella cũng được cho là thủ phạm. Tuy nhiên nghiên cứu này khiến cho cha mẹ ngại không dám sử dụng những thuốc này cho con mình và làm giảm khả năng bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh trên. Một số nghiên cứu được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau qua nhiều thời điểm khác nhau về sự liên quan giữa vaccine và tự kỷ cho thấy không có bằng chứng rõ ràng, nhưng vẫn còn khả năng vaccine làm khởi phát rối loạn tự kỷ ở trẻ có yếu tố di truyền nhạy cảm với rối loạn này. Các nghiên cứu hiện nay đang xem xét vai trò của nội tiết tố, nhiễm trùng, đáp ứng tự miễn dịch, tiếp xúc với các độc tố và các ảnh hưởng khác từ môi trường có thể làm thay đổi sự phát triển của não trước hoặc sau khi sinh một mình hoặc đi kèm thêm thay đổi cả các hoạt động của gene. - Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ có 1 trẻ tự kỷ thì nguy cơ có trẻ thứ hai bị tự kỷ cao gấp 15-30 lần cha mẹ có trẻ phát triển bình thường. Nếu một trẻ sinh đôi cùng trứng bị tự kỷ thì anh chị em sinh đôi sẽ có khả năng bị tự kỷ cao khoảng 36-91% , nếu sinh đôi khác trứng thì tỷ lệ này khoảng 0-5%. Không có bằng chứng là tự kỷ được gây ra bởi bất thường của một gene đơn mà có lẽ do bất thường của nhiều gene khác nhau. - Di truyền học phân tử: Nghiên cứu mới về di truyền học phân tử cho thấy một số vùng đặc biệt trên nhiều nhiễm sắc thể khác nhau, đặc biệt là các nhiễm sắc thể số 2, 7,13 và 15 có thể là vị trí của những gene nhạy cảm với tự kỷ, tuy nhiên tên của các gene nhạy cảm này vẫn chưa được xác định. Các gene nhạy cảm không trực tiếp gây ra rối loạn nhưng có thể tương tác với các yếu tố môi trường để gây ra tự kỷ. Có hơn 100 gene đã được đánh giá như là gene nhạy cảm đối với tự kỷ. Gene EN-2 trên nhiễm sắc thể số 7 có liên quan đến sự phát triển của tiểu não. Những bất thường trong sự phát triển của tiểu não có bằng chứng tương ứng ở những cá thể bị tự kỷ. Các yếu tố tâm lý thần kinh: -Tỷ lệ động kinh và những bất thường về điện não đồ có ở khoảng 50% người bị tự kỷ, điều này cho chúng ta một chứng cớ chung về bất thường chức năng của não bộ. 8 Có hàng loạt các bất thường về não bộ đã được xác định tương ứng với xáo trộn ở giai đoạn rất sớm của quá trình phát triển thần kinh xảy ra trước 30 tuần tuổi thai. -Các suy kém về tâm lý thần kinh xảy ra ở nhiều lãnh vực khác nhau như ngôn ngữ, định hướng, chú ý, trí nhớ, chức này thực hành. Bản chất lan toả của những suy kém này gợi ý có nhiều vùng của não có liên quan bao gồm cả vỏ não và dưới vỏ. Các kiểu tâm lý thần kinh cũng thay đổi theo mức độ nặng nhẹ của rối loạn, ví dụ trẻ có chức năng kém có thể có suy kém trí nhớ cơ bản như trí nhớ ghi nhận qua thị giác, qua trung gian thùy thái dương giữa. Ngược lại trẻ có chức năng cao có suy kém trong trí nhớ làm việc hoặc trong việc mã hoá các thông tin lời nói phức tạp khó phát hiện hơn. Điều này có thể liên quan đến chức năng cao cấp hơn của vỏ não. -Những nghiên cứu về chuyển hoá của não gợi ý có sự suy giảm lưu lượng máu ở thùy trán và thùy thái dương, giảm các nối kết chức năng giữa các vùng vỏ não và dưới vỏ, có một sự trưởng thành chậm của vỏ não trán, những phát hiện này gợi ý sự trưởng thành chậm của vỏ não trán có liên quan đến suy kém chức năng thực hành ở trẻ tự kỷ. -Các thay đổi ở thân não, vùng phía sau của cầu não bị giảm kích thước, những nhân ở vùng này bao gồm nhân thần kinh mặt, nhân olive trên…nhỏ hơn so với kích thước bình thường hoặc thậm chí có thể biến mất cũng được cho là nguyên nhân gây tự kỷ. Tiểu não là phần não liên quan đến khả năng vận động và thăng bằng, tuy nhiên tiểu não còn liên quan đến ngôn ngữ, học tập, cảm xúc, chú ý…, và theo các nghiên cứu, có những vùng đặc biệt trong tiểu não ở người tự kỷ nhỏ hơn so với người bình thường. -Vùng hạnh nhân phụ trách xử lý thông tin về cảm xúc có kích thước lớn hơn một cách bất thường có thể ảnh hưởng đến sự suy kém về việc ghi nhận biểu lộ nét mặt và cùng nhau chú ý đến vật thể khác (đây là 2 chức năng nhận thức xã hội đều bị ảnh hưởng ở trẻ tự kỷ). Các nghiên cứu cũng ghi nhận rằng vùng hạnh nhân lớn hơn ở trẻ tự kỷ từ 3- 4 tuổi thường đi kèm với quá trình rối loạn nặng hơn ở giai đoạn trước khi đến trường. -Những nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ có kích thước vòng đầu từ nhỏ cho đến trung bình vào lúc mới sinh nhưng lại phát triển vượt bậc vào lúc từ 4 tháng tuổi. Sau 12 tháng tuổi thì vòng đầu phát triển không khác so với mẫu bình thường. Như vậy, não của trẻ tự kỷ lớn hơn và nặng hơn so với não của trẻ phát triển bình thường, phần lớn hơn là do quá nhiều chất trắng, phần này gồm các mô liên kết liên quan đến sự kết nối giữa các vùng với nhau, suy kém ở trẻ tự kỷ có thể không phải do một vùng nào đó bị bất thường nhưng có thể do sự bất thường trong việc tự huỷ những kết nối không cần thiết và phát triển những nối kết giữa các vùng não với nhau. 9 CÁC GIẢ THUYẾT VỀ CƠ CHẾ GÂY RA RỐI LOẠN TỰ KỶ: Động cơ xã hội: Sự phát triển lệch chuẩn ở giai đoạn sớm của não đưa đến suy kém về phát triển giao tiếp và xã hội bình thường ở trẻ tự kỷ, điều này biểu hiện khá sớm. Những suy kém về định hướng xã hội, cùng nhau chú ý, đáp ứng với cảm xúc, bắt chước và xử lý nét mặt được thấy ở giai đoạn tuổi mới biết đi. Theo giả thuyết động cơ xã hội, tất cả đều liên quan đến giảm chú ý đối với thu nhập thông tin xã hội. Một số những suy kém về xã hội thấy ở trẻ tự kỷ như suy kém về xử lý nét mặt, không phải là căn bản đầu tiên mà là thứ phát sau một suy kém ban đầu trong động cơ xã hội hoặc bắt kịp cảm xúc với những kích thích xã hội tương ứng. Bằng chứng về động cơ xã hội bị suy kém ở trẻ nhỏ bị tự kỷ bao gồm trẻ ít mỉm cười khi nhìn mẹ trong những tương tác xã hội, ít biểu hiện cảm xúc tích cực trong các chu kỳ cùng nhau chú ý, không có khả năng biểu hiện những ưa thích bình thường đối với các kích thích ngôn ngữ-xã hội. Theo giả thuyết này, động cơ xã hội bị suy giảm sẽ đưa đến có ít thời gian chú ý đến những kích thích xã hội như là khuôn mặt, giọng nói con người, cử chỉ ở tay… Oxytocin và mối liên quan của nó với hệ thống khen thưởng Dopamine: Chức năng của hệ thống Oxytocin bị suy kém làm giảm đi gắn bó xã hội và sự liên hệ ở trẻ tự kỷ. Oxytocin và Vasopressin điều chỉnh chu trình khen thưởng Dopamine trong những bối cảnh xã hội. Hàng loạt những nghiên cứu ở động vật đã cho thấy rằng vasopressin và oxytocin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ xã hội, trí nhớ này có một nền tảng thần kinh riêng biệt khác với các dạng trí nhớ khác. Cả hai Oxytocin và Vasopressin đều cho thấy có tạo điều kiện thuận lợi cho những hành vi xã hội phát triển như khả năng liên hệ xã hội, hành vi nuôi con của mẹ, và gắn bó xã hội. Nồng độ Oxytocin trong huyết tương ở trẻ tự kỷ bị giảm đi cho thấy đây có thể là một nguyên nhân hoặc một nhân tố trong cơ chế gây bệnh. Sự xuất hiện của chu trình não bộ liên quan đến tính xã hội trong năm đầu đời: Một trong những triệu chứng sớm của tự kỷ là thiếu “định hướng xã hội”. Giảm chú ý đến người khác, bao gồm khuôn mặt, cử chỉ và âm ngữ của họ…có thể đưa đến mất khả năng biệt hoá các vùng tham gia điều chỉnh nhận thức xã hội. Khi biệt hoá vỏ não bị giảm, chu trình bất thường của não bộ đối với nhận thức xã hội xảy ra đưa đến tốc độ xử lý thông tin chậm hơn. Một số ý kiến cho rằng sự phát triển bất thường ở não của trẻ tự kỷ không phải do bởi đơn giản là thiếu tiếp xúc với thông tin xã hội. Vì cũng giống như trẻ bình thường, trẻ tự kỷ cũng được ôm, bế ẵm, nói chuyện và được cha mẹ đút ăn trong suốt quá trình tương tác mặt đối mặt. Tuy nhiên nếu trẻ nhỏ bị tự kỷ thấy rằng những tương tác như vậy thiếu 10 hứng thú hoặc khen thưởng, trẻ có thể không chú ý một cách chủ động đến những khuôn mặt và giọng nói hoặc cảm nhận thông tin xã hội trong bối cảnh cảm xúc xã hội rộng lớn hơn. V. Ảnh hưởng của bệnh tự kỷ 1. Đối với bản thân trẻ: - Tự kỷ làm trẻ mất đi những khả năng cơ bản trong giao tiếp xã hội, và làm hạn chế khả năng sinh hoạt cộng đồng cũng như tự chăm sóc bản thân của trẻ. - Từ những ảnh hưởng bệnh lý trên, tự kỷ dẫn đến một hệ quả tất yếu là trẻ mắc bệnh bị cô lập khỏi môi trường xã hội, và thường bị xã hội xa lánh, tránh né, đồng nhất với người mắc bệnh tâm thần, thiểu năng trí tuệ. 2. Đối với gia đình có trẻ tự kỷ - Việc có con, cháu, người thân mắc bệnh tự kỷ là một nỗi đau rất lớn của bậc làm ông bà, cha mẹ. Ảnh hưởng trước tiên là những biến động, suy sụp về mặt tinh thần ở người lớn. Họ dễ bị mặc cảm, bi lụy trước tình trạng của con mình, và trước những soi mói, dèm pha của xã hội (xuất phát từ định kiến về việc sống không tốt ở tiền kiếp nên con cháu lãnh hậu quả của người phương Đông). Nhiều phụ huynh phải cố che giấu tâm trạng nặng nề của mình trong khi chu toàn công việc và tỏ những thái độ phù hợp với vị thế xã hội của chính họ. - Không chỉ chịu những tác động về mặt tinh thần, do việc chăm sóc trẻ tự kỷ không hề đơn giản nên phụ huynh thường tốn nhiều thời gian và công sức, dẫn đến công việc thường sa sút, nhiều người phải nghỉ hẳn ở nhà để chăm con. - Chăm lo cho con cái bị tự kỷ cần một sự bao dung và kiên nhẫn rất lớn. Qua một số khảo sát ở Bệnh viện Nhi Đồng II, kết quả đã thể hiện phần lớn phụ huynh chăm sóc trẻ Các yếu tố nhạy cảm - Gene nhạy cảm - những yếu tố nhạy cảm khác Các quá trình nguy cơ - Thay đổi các kiểu tương tác giữa trẻ và môi trường Kết quả - Phát triển một cách bất thường các chu trình thần kinh và biểu hiện thành hội chứng tự kỷ [...]... cho thấy nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn hẳn ở trẻ có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trước sinh, trong sinh và sau sinh như: mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh già tháng, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ phải can thiệp sản khoa khi sinh, trẻ vàng da ngay sau sinh bất thường, trẻ xem truyền hình trên 6 giờ/ngày Theo đó, trẻ xem truyền hình trên 3 giờ/ngày có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 20,6 lần trẻ... sớm tìm hiểu, học hỏi cách chơi và giao tiếp với con Thai nhi 6 tháng đã có năng lực nhìn, nghe, vì vậy sau khi siêu âm xác định thai trai hay gái, bố mẹ nên đặt tên để gọi tên và nói chuyện với con trong thời gian này Sau khi trẻ ra đời, cha mẹ nên tìm cách chơi, trò chuyện với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực Trước một đứa trẻ tự kỷ, bạn nên: 1 Tìm hiểu tự kỷ là gì: Để giúp trẻ tự kỷ, bạn cần hiểu. .. học sinh (trẻ tự kỷ) la hét, chạy nhảy, thậm chí đánh và cắn co giáo - Các trường học có học sinh tự kỷ thường phải nhận một số ý kiến phản hồi từ phía các phụ huynh khác, khi họ không muốn con cái mình phải học chung với người bị tự kỷ Một số biểu hiện của trẻ tự kỷ cũng dễ gây mất trật tự, xáo động ở môi trường sư phạm thông thường Trước đây, trên thế giới cũng như ở Việt nam, khi mà hiểu biết về. .. mà hiểu biết về Hội chứng tự kỷ nói chung còn nhiều hạn chế, người tự kỷ được xếp chung với nhóm bệnh nhân tâm thần, bị cách ly khỏi cộng đồng và trở thành những người tàn phế, thành gánh nặng của gia đình và xã hội Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, các nghiên cứu khoa học và thực nghiệm đã chỉ ra rằng, tuy gặp nhiều trở ngại, nhất là về giao tiếp xã hội và ngôn ngữ, người tự kỷ vẫn hoàn toàn có khả... trẻ tự kỷ, bạn cần hiểu rõ bệnh tự kỷ là gì Tự kỷ có nhiều hình thức và ảnh hưởng tới mỗi trẻ mỗi khác nhau Bạn càng hiểu rõ bao nhiêu càng dễ dàng tiếp cận trẻ bấy nhiêu 2 Tham gia lớp học giao tiếp với trẻ tự kỷ: Giao tiếp với trẻ tự kỷ khác rất nhiều so với giao tiếp cùng những trẻ bình thường khác Cần sử dụng nhiều kỹ năng để giúp trẻ học, đương đầu với thực tế và thích nghi với những hoàn cảnh... nhập cộng đồng, có thể học tập, làm việc và sống độc lập VI Các biện pháp phát hiện và can thiệp: Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi bệnh tự kỷ và không có biện pháp nào phù hợp cho tất cả Các lựa chọn điều trị gồm liệu pháp hành vi và giao tiếp nhằm giải quyết những khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi của trẻ Thuốc không cải thiện được các dấu hiệu chủ yếu tự kỷ, nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu... trị bệnh: 12 - Xây dựng lại cấu trúc tâm lý và nhân cách cá nhân tùy từng trường hợp cụ thể, giúp trẻ trở lại đúng khung tâm lý của trẻ - Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội - Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân - Tập phát triển... trẻ tự kỷ Khi tham gia hội 13 thảo, học giao tiếp với trẻ tự kỉ, bạn sẽ chuẩn bị được nhiều kỹ năng để sẵn sàng giúp trẻ hòa nhập hơn với cộng đồng 3 Nhớ rằng mỗi trẻ là khác nhau: Dù đã được trang bị kiến thức về trẻ tự kỷ, bạn vẫn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thích nghi với trẻ nhé! Có thể với trẻ này, sự giao tiếp bằng ánh mắt, nụ cười tạo nên hiệu quả nhưng trẻ khác lại cần bạn nói chuyện và cùng... quan trọng: đừng kì thị và xa lánh trẻ 6 Trẻ có nhịp độ riêng: Cố gắng hiểu trẻ và biết được tốc độ tiếp thu của trẻ để có sự điều chỉnh hợp lý Hãy luôn nhớ để trẻ tự đi theo nhịp độ riêng của chúng 7 Không kỳ vọng: Bạn đừng nản lòng khi trẻ không trả lời bạn hoặc có những câu trả lời thiếu chủ ngữ Nhiều trẻ tự kỷ dù biết bạn hỏi gì nhưng lại lựa chọn sự im lặng Bạn hỏi một câu hỏi và mong chờ một phản... đầu chán nản và mệt mỏi, không còn mấy hi vọng Họ vừa buồn, vừa lo, vừa muốn buông xuôi, vừa không nỡ Những phụ huynh rơi vào hoàn cảnh này có một đời sống không mấy khi thoải mái và rất dễ bị stress 3 Đối với xã hội - Nhiều ý kiến cho rằng trẻ tự kỷ cũng giống như những trẻ mắc bệnh tâm thần, đều là gánh nặng cho xã hội - Những người có lòng nhân ái, làm tình nguyện viên chăm sóc trẻ tự kỷ thường rất . trẻ tự kỷ thì nguy cơ có trẻ thứ hai bị tự kỷ cao gấp 15-30 lần cha mẹ có trẻ phát triển bình thường. Nếu một trẻ sinh đôi cùng trứng bị tự kỷ thì anh chị em sinh đôi sẽ có khả năng bị tự kỷ cao. phát triển của tiểu não có bằng chứng tương ứng ở những cá thể bị tự kỷ. Các yếu tố tâm lý thần kinh: -Tỷ lệ động kinh và những bất thường về điện não đồ có ở khoảng 50% người bị tự kỷ, điều này. những con số cao hơn. Giới tính: Khuyết tật tự kỷ xuất hiện nhiều ở các bé trai: trong 94 bé trai thì có 1 em tự kỷ, và trong 5 em tự kỷ thì thường có 4 em trai và 1 em gái. Giai tầng kinh tế -

Ngày đăng: 21/06/2015, 12:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan