THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ, GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN CẬN ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN TỚI

3 238 1
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ, GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN CẬN ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN TỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ, GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN CẬN ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN TỚI PGS TS Nguyễn Hồng Minh I. Khái quát về nông nghiệp đô thị trên thế giới và ở Việt Nam 1. Khái niệm nông nghiệp đô thị Nông nghiệp đô thị là quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường Quá trình đó được diễn ra ở các vùng xen kẽ hoặc tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô. 2. Nông nghiệp đô thị trên thế giới Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô thị ở các quốc gia. Trên thế giới, gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị là từ nông nghiệp đô thị, 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị. Rất nhiều đô thị nổi tiếng trên thế giới phát triển mạnh về nông nghiệp đô thị. Ở Matxcơva (Nga) 65% gia đình có mô hình VAC đô thị, ở Dactxalam là 68%, Maputo 37%, Tại Béclin (Đức), có 8 vạn mảnh vườn trồng rau ở đô thị; hàng vạn cư dân ở Niu Oóc (Hoa Kỳ) có vườn trồng rau trên sân thượng. Tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu , nông nghiệp đô thị, ven đô cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50% về thịt, trứng của người dân 3. Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam Ở Việt Nam, do nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ, quỹ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp; thực tế này đòi hỏi lãnh đạo các địa phương, ngành nông nghiệp cũng như các hộ nông dân phải thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng - vật nuôi, mở ra hướng phát triển cho nông nghiệp đô thị. Trong khi các cấp chính quyền, các viện, trường, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu, nghiên cứu thì tự bản thân người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác đã nghiên cứu, sáng tạo và tìm ra các phương thức sản xuất riêng cho mình, phù hợp với điều kiện đất đai hạn chế nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay Việt Nam có các loại hình nông nghiệp đô thị như sau: - Nông nghiệp đô thị tạo GDP trực tiếp: Trồng hoa kiểng, sinh vật cảnh; trồng, chăn nuôi tạo thực phẩm tại chỗ; nông nghiệp công nghệ cao. - Nông nghiệp tạo GDP gián tiếp: Nông nghiệp phục vụ hoa viên, nhà hàng; nông nghiệp sinh thái, công viên, cây xanh, đô thị; nông nghiệp du lịch nghỉ dưỡng. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị ở các thành phố lớn: - Hà Nội: Mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc bưởi Diễn; mô hình trồng cam Canh; chăn nuôi bò sữa. Ngoài ra, các hộ gia đình còn trồng rau trong chậu, hộp xốp, làm vườn rau trên sân thượng - Đà Nẵng: Mô hình trồng hoa, cây cảnh; mô hình sản xuất rau sạch; mô hình trồng rau mầm. - TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao như: Khu nông nghiệp công nghệ cao (Củ Chi), Trung tâm Công nghệ sinh học (Quận 12), Trung tâm thủy sản (Cần Giờ)… nhằm tạo ra các giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, đặc sản, phân bón, kỹ thuật để cung cấp cho nhu cầu tại chỗ và thị trường bên ngoài trong tiến trình phát triển nông nghiệp đô thị. II. Giải phát phát triển nông nghiệp cận đô thị theo hướng bền vững 1. Quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp tại các đô thị theo hướng nông nghiệp đô thị Quy hoạch là bước đi đầu tiên, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và tiến trình đô thị hóa. Hay nói khác hơn là căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường, thị trường của từng đô thị thực hiện quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp đô thị và quy hoạch chi tiết ngành hàng, mô hình mỗi làng một sản phẩm theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Triển khai nghiên cứu ứng dụng KH&CN về nông nghiệp đô thị Mục tiêu của công việc này là xác định luận cứ khoa học và thực tiễn về khoa học công nghệ và khoa học quản lý đối với sản xuất nông nghiệp đô thị để từ đó xác lập cơ cấu sản xuất, những quy trình công nghệ, mô hình tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ phù hợp, khả thi cho sản xuất nông nghiệp đô thị của từng đô thị trong tỉnh. So với nông nghiệp nông thôn thì nông nghiệp đô thị tại tỉnh ta chưa có nhiều kết quả nghiên cứu và ứng dụng, vì vậy đây là bước đi cần thiết và đảm bảo tính an toàn bền vững trong quá trình phát triển nông nghiệp đô thị tại địa phương. 3. Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư chuyển giao KH&CN và khuyến nông về nông nghiệp đô thị Đây không phải là việc làm mới mà nội dung này cũng đã được thực hiện với sản xuất nông nghiệp nông thôn trước đây. Tuy nhiên với sản xuất nông nghiệp đô thị là loại hình sản xuất mới nên cần có những dự án khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông đầu tư để giúp nông dân trong đô thị thay đổi tập quán canh tác truyền thống, tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật công nghệ và mô hình quản lý tổ chức sản xuất mới, phù hợp với yêu cầu của môi trường, điều kiện sản xuất, tiêu thụ của đô thị. 4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách mới đối với nông nghiệp đô thị Đối với sản xuất nông nghiệp nông thôn hiện tại đã có nhiều cơ chế chính sách của Chính phủ, bộ ngành Trung ương và của tỉnh, song nông nghiệp đô thị hiện tại vì là loại hình sản xuất mới và mang tính đặc thù của từng địa phương nên trước tiên cần có những cơ chế chính sách cấp tỉnh trong việc đầu tư hỗ trợ sản xuất, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm để tạo đà, tạo thế cho nông nghiệp đô thị được hình thành và phát triển bền vững. Chính sách này không chỉ để phát triển nông nghiệp đô thị mà còn có ý nghĩa giải quyết vấn đề an sinh xã hội đối với nông dân bị thu hồi tư liệu sản xuất trong đô thị. Tóm lại, các nội dung, bước đi được đề xuất để hình thành và phát triển nông nghiệp đô thị tỉnh ta thời gian đến thực chất là nội hàm của đề án phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị tại các đô thị trong tỉnh. Vì vậy chúng tôi kiến nghị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cần xây dựng đề án phát triển nông nghiệp đô thị trình UBND tỉnh phê duyệt, có như vậy thì sản xuất nông nghiệp đô thị tại Quảng Ngãi mới phát triển bền vững, đúng hướng và khả thi. . phát triển nông nghiệp đô thị. II. Giải phát phát triển nông nghiệp cận đô thị theo hướng bền vững 1. Quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp tại các đô thị theo hướng nông nghiệp đô thị Quy hoạch. cho đô thị là từ nông nghiệp đô thị, 25 - 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị. Rất nhiều đô thị nổi tiếng trên thế giới phát triển mạnh về nông nghiệp đô thị. . THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẬN ĐÔ THỊ, GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN CẬN ĐÔ THỊ TRONG THỜI GIAN TỚI PGS TS Nguyễn Hồng Minh I. Khái quát về nông nghiệp đô thị trên thế giới và

Ngày đăng: 21/06/2015, 11:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan