tóm tắt luận án phân lập và tuyển chon vi khuẩn cố định đạm pseudomonas spp bón cho cây lúa cao sản vùng đồng bằng sông cửu long

29 669 0
tóm tắt luận án phân lập và tuyển chon vi khuẩn cố định đạm pseudomonas spp bón cho cây lúa cao sản vùng đồng bằng sông cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ BÁO CÁO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM PSEUDOMONAS SPP. BÓN CHO CÂY LÚA CAO SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành VI SINH VẬT HỌC Mã số 62 42 40 01 NGÔ THANH PHONG Cần Thơ, 6/2012 1 MỤC LỤC Tóm lược 2 Summary 3 Chương I: Mở đầu – Tổng quan về đề tài 4 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 4 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 5 1.5. Những đóng góp của luận án 6 1.6. Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học 6 Chương II: Tổng quan tài liệu 7 2.1. Cố định đạm sinh học 7 2.2. Tổng quan về vi khuẩn Pseudomonas 7 2.3. Cơ chế cố định đạm của Pseudomonas 9 2.4. Ứng dụng cố định đạm của Pseudomonas 10 2.5. Vai trò của đạm đối với cây lúa 10 Chương III: Nội dung, phương tiện và phương pháp nghiên cứu 11 3.1. Nội dung nghiên cứu 11 3.2. Phương tiện nghiên cứu 11 3.3. Phương pháp nghiên cứ u 12 Chương IV: Kết quả và thảo luận 13 4.1 Kết quả thu mẫu đất vùng rễ lúa 13 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn cố định đạm 13 4.3. Kết quả đánh giá khả năng cố định đạm của vi khuẩn 15 4.4. Kiểm tra vi khuẩn bằng phương pháp sinh học phân tử 17 4.5. Hiệu quả cố định đạm của các dòng vi khuẩn với cây lúa cao sản 21 Chương V: Kết lu ận và đề nghị 27 5.1. Kết luận 27 5.2. Đề nghị 27 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 28 2 TÓM LƯỢC Những nội dung của đề tài đã được thực hiện nhằm đạt đến mục tiêu tuyển chọn được một số dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. có khả năng cố định đạm hữu hiệu với cây lúa cao sản. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đạt được như sau: Phân lập được 150 dòng vi khuẩn cố định đạm từ 130 mẫu đất vùng r ễ lúa của 13 tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long trên môi trường Pseudomonas Isolation Agar (Difco). Tất cả 150 dòng vi khuẩn đều có khả năng tổng hợp NH 4 + trong đó có 86/150 dòng có khả năng tổng hợp NH 4 + cao hơn 5 mg/l. Các dòng tổng hợp NH 4 + cao được phân tích PCR-16S rRNA với cặp mồi đặc hiệu FGPS4-281bis và FGPS1509’-153 để nhận diện Pseudomonas. Kết quả có 55/86 dòng vi khuẩn có băng ở vị trí 1500 bp so với thang chuẩn. Tiếp tục phân tích PCR-nifH rRNA với cặp mồi đặc hiệu PolF-115 và PolR-476 để nhận diện Pseudomonas có đoạn gen nifH , đã phát hiện 32/55 dòng vi khuẩn có băng tương ứng 361 bp so với thang chuẩn. Chọn 20 trong số 32 dòng vi khuẩn có đoạn gen nifH để kiểm chứng lại khả năng cố định nitơ và cả 20 dòng vi khuẩn đều biểu hiện hoạt tính của nitrogenase thông qua phương pháp khử acetylene (ARA). Đánh giá hiệu quả của 20 dòng vi khuẩn này lên chiều cao và trọng lượng khô của cây lúa cao sản trồng trong dung dịch khoáng (không sử dụng đạm) trong 20 ngày. Kết quả giải trình tự DNA và so sánh với ngân hàng dữ liệu NCBI cho thấy cả 4 dòng này đều tương đồng di truyền 98-99% so với Pseudomonas stutzeri, 7 dòng này đều tương đồng di truyền 97-100% so với các loài thuộc giống Burkholderia. Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện để đánh giá khả năng cố định đạm của 4 dòng vi khuẩn P. stutzeri PS1 (TG1), P. stutzeri PS4 (BT1), B. vietnamiensis BV3 (KG1) và B. vietnamiensis BV5 (CT1). Kết quả cho thấy từng dòng vi khuẩn P. stutzeri PS4 và B. vietnamiensis BV3 đều cung cấp đến 50% đạm sinh học trong khi dòng P. stutzeri PS1 và B. vietnamiensis BV5 chỉ cung cấp được 25% nhu cầu đạm sinh học cho sự phát triển của cây lúa cao sản. Từ khóa: Burkholderia vietnamiensis, cố định đạm sinh học, đất phù sa, đất vùng rễ, gen nif, lúa cao sản, Pseudomonas stutzeri 3 SUMMARY The aim of this study was isolation and selection Pseudomonas spp. strains with the high biological nitrogen fixation (BNF) ability to apply to high-yielding rice cultivated on the soil of the Mekong Delta. The results achieved as follows: One hundred and fifty isolates were isolated from 130 soil samples (rice rhizosphere soils of 13 provinces in Mekong Delta). All of them were able to synthesize NH 4 + , 86/150 isolates synthesized NH 4 + higher than 5 mg/l. The effective isolates (high NH 4 + biosynthesis) were analysed by PCR- 16S rRNA technique with primers FGPS4-281bis and FGPS1509'-153 to identify Pseudomonas spp. The results showed that 55/86 isolates having band at 1500 bp in comparision to standard ladder; 32/55 isolates were determined nifH gene with PCR technique with specific primer PolF-115 and PolR-476 which had band at 361 bp in electrophoresis gel. Twenty isolates in 32 isolates had high nitrogenase activity through ARA method. Screening of 20 isolates by evaluation of 20 isolates’s effectiveness on rice cultivated mineral solution free N in 20 days (in- vitro), the results showed that six isolates having high BNF ability manifested on height and dry weight of high-yielding rice. The results showed that four isolates were similarity of 98-99% with P. stutzeri. Besides that, seven isolates were further sequenced with DNA from PCR-16S rRNA products, the results showed that all of them were 97- 100% similarity with species of the genus Burkholderia. The results of a field experiment showed that PS4 strain and/or BV3 strain had biological nitrogen fixation ability equivalent to 50% inorganic fertilizer while two strains (PS1 and/or BV5) only provided 25% nitrogen requirement for rice growth. Keywords: alluvial soil, biological nitrogen fixation, Burkholderia vietnamiensis, high-yielding rice, nif gene, Pseudomonas stutzeri, rhizosphere soil 4 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gần 4 triệu ha, trong đó có 1,7 triệu ha đất nông nghiệp được sử dụng để trồng lúa với diện tích canh tác lúa hàng năm lên đến 3,9 triệu ha. Phân bón nói chung và phân đạm hoá học nói riêng đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng năng suất cây trồng. Để đảm bảo năng suất, nông dân đã s ử dụng rất nhiều phân bón nhưng hiện nay giá cả phân bón hóa học ngày càng tăng cao làm tăng giá thành sản xuất và giảm hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp, đồng thời không đảm bảo cho một hệ sinh thái phát triển bền vững. Việc nghiên cứu ứng dụng các chủng vi khuẩn có khả năng cố định đạm hữu hiệu bón cho cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long mang tính cấp thiết nhằm góp phần giảm sử dụng phân đạm hóa học cho cây lúa nhưng vẫn giữ vững năng suất, bảo vệ môi trường và góp phần đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong khu vực. Do đó, đề tài của nghiên cứu sinh được thực hiện nhằm nhận diện và xác định được những dòng Pseudomonas spp. có khả năng cố định đạm hữu hiệu trên cây lúa cao sản. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chính: Chọn lọc được một số dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. mang gen nif có khả năng cố định đạm hữu hiệu, cung cấp 25-50% nhu cầu đạm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa cao sản. - Mục tiêu cụ thể: (1) Phân lập và tách ròng các dòng Pseudomonas bản địa có trong đất vùng rễ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long làm nguồn vi khuẩn cố định đạm với cây lúa cao sả n; (2) Khảo sát đặc điểm, khả năng cố định đạm sinh học và nhận diện vi khuẩn Pseudomonas trên các mức độ hình thái, hóa sinh và sinh học phân tử (DNA); (3) Đánh giá hiệu quả cố định đạm của các dòng vi khuẩn với cây lúa cao sản ở mức độ in-vitro cho đến nhà lưới và ngoài đồng ruộng. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân lập vi khuẩn Pseudomonas spp. từ đất vùng rễ lúa ở đồng b ằng sông Cửu Long dựa trên môi trường chuyên biệt, đồng 5 thời kiểm tra và nhận diện các dòng vi khuẩn bằng các phương pháp hóa sinh và phương pháp sinh học phân tử. - Xác định sự hiện diện gen nif và đánh giá khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. đã phân lập được. - Chọn lọc các dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. dựa trên cơ sở các thí nghiệm in-vitro và trong nhà lưới để tiến hành xác định hiệu quả cố định đạm của các dòng vi khuẩ n trên cây lúa cao sản trồng ở ngoài đồng. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. có khả năng cố định đạm với cây lúa cao sản. Phạm vi nghiên cứu: các dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. bản địa được phân lập từ đất vùng rễ lúa trồng ở 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, có mang gen nif và có khả năng cố định đạm hữu hiệ u với cây lúa cao sản trồng ở trên đất phù sa Nông trường Sông Hậu, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ. 1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 1.4.1. Thời gian nghiên cứu - Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số 6919/QĐ-BGDĐT ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thời gian đào tạo theo hệ không tập trung là 4 năm (11/2008 – 11/2012), theo Quyết định giao đề tài và người h ướng dẫn Nghiên cứu sinh số 468/QĐ-ĐHCT ngày 13/11/2008 của Hiệu Trưởng trường Đại Học Cần Thơ. Thời gian nghiên cứu của nghiên cứu sinh cho đến khi hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo đề cương của đề tài: 11/2008 – 9/2011. 1.4.2. Địa điểm nghiên cứu - Các ruộng lúa được thu mẫu đất vùng rễ ở 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long. - Các phòng thí nghiệm Sinh học tế bào, Vi sinh vật đất, Sinh họ c phân tử, Chuyên sâu và Nhà lưới thuộc một số Khoa, Viện của trường Đại Học Cần Thơ. 6 - Ruộng lúa của ông Đào Văn Sơn, nông dân ở ấp 3, xã Thới Hưng (Nông trường Sông Hậu), huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ. 1.5. Những đóng góp của luận án - Phân lập được 150 dòng vi khuẩn từ đất vùng rễ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả 150 dòng vi khuẩn này đều có khả năng tổng hợp NH 4 + , góp phần tìm ra nguồn vi sinh vật cố định đạm sinh học cung cấp cho cây lúa cao sản. - Xác định được sự hiện diện của gen nifH ở 32 dòng vi khuẩn, trong đó có 11 dòng vi khuẩn triển vọng được giải trình tự DNA, gồm có 4 dòng vi khuẩn được xác định tương đồng 98-99% với Pseudomonas stutzeri, 5 dòng vi khuẩn được xác định tương đồng 98-100% với Burkholderia vietnamiensis và 2 dòng được xác định tương đồng 97% với Burkholderia kururiensis, trong đ ó có 1 dòng còn tương đồng 97% với Burkholderia brasilense - Có 4/6 dòng vi khuẩn triển vọng trong chậu được thí nghiệm chủng cho cây lúa cao sản. Kết quả cho thấy từng dòng vi khuẩn P. stutzeri PS4 (TG1) và B. vietnamiensis BV3 (KG1) đều có khả năng cung cấp đến 50%N trong khi dòng P. stutzeri PS1 (BT1) và B. vietnamiensis BV5 (CT1) đảm bảo được 25% nhu cầu đạm cho sự phát triển của cây lúa cao sản. 1.6. Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học - Đồng bằng sông Cử u Long hiện đang trồng nhiều giống lúa cao sản và những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có sự hiện diện của Pseudomonas spp. ở vùng rễ của nhiều loại cây trồng trong đó có cây lúa cao sản. Vì vậy, nghiên cứu về vi khuẩn Pseudomonas spp. đang được quan tâm, đặc biệt là tìm hiểu về khả năng cố định đạm với sự hiện diện của gen nifH ở các dòng vi khuẩ n này. - Giá thành phân hóa học trên thị trường hiện đang tăng cao là gánh nặng cho nông dân, đồng thời việc sử dụng nhiều phân hóa học sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, không đảm bảo sự phát triển bền vững, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, nghiên cứu và tuyển chọn các dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. có khả năng cố định đạm hữu hiệu, dễ nhân nuôi v ới giá thành rẻ bón cho cây lúa cao sản là hướng nghiên cứu cần thiết. 7 CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cố định đạm sinh học 2.1.1. Khái quát về cố định đạm sinh học Cố định đạm sinh học là quá trình khử N 2 thành NH 3 dưới sự xúc tác của enzyme nitrogenase. Sau đó, NH 3 có thể kết hợp với các acid hữu cơ để tạo thành các acid amin và protein. Vi khuẩn cố định đạm có thể cộng sinh hoặc sống tự do nhưng cũng có thể nội sinh (Mattos và ctv., 2008). 2.1.2. Chu trình nitơ Chu trình nitơ là quá trình biến đổi của nitơ trong sinh quyển, trong đó nitơ xuất hiện dưới nhiều dạng tự do hay kết hợp (nitơ phân tử trong khí quyển, các nitrit, nitrat, amoni, protein, acid amin ). 2.1.3. Vi khuẩn cố định đạm sống t ự do Vi khuẩn cố định đạm sống tự do ở vùng rễ lúa và những cây thuộc họ hòa bản đã giúp cây trồng phát triển tốt cũng như hạn chế đến mức thấp nhất lượng đạm hóa học trong nền sản xuất nông nghiệp (Kannaiyan, 1999). Hình 2.1. Một số nguồn nitơ cung cấp cho cây 2.2. Tổng quan về vi khuẩn Pseudomonas 2.2.1. Đặc điểm của Pseudomonas Vi khuẩn Pseudomonas thường là vi khuẩn Gram âm, hình que. Có chiên mao ở cực nên có khả năng lội tốt trong nước, không có khả năng tạo 8 bào tử. Pseudomonas là vi khuẩn sống tự do, chúng hiện diện khắp nơi như trong đất, trong nước, thực vật, động vật, một số làm hư thực phẩm. Chúng có khả năng hô hấp hiếu khí hay kỵ khí trong môi trường không có ôxi. Nhiệt độ thuận lợi để chúng phát triển là 30 – 37 o c. Hình 2.2. Pseudomonas dưới kính hiển vi điện tử (http:www.texbookofbacteriology.net/Pseudomonas.ect.html, ngày 19-9- 2009) 2.2.2. Phân loại Pseudomonas Giống (chi) vi khuẩn Pseudomonas có hơn 140 loài, hầu hết thuộc nhóm hoại sinh (Iglewski và Woods, 1983). Yabuuchi và ctv. (1992) lần đầu tiên đã tìm ra giống Burkholderia dựa vào việc phân tích di truyền rRNA nhóm II, trên cơ sở phân loại lại 2 loài Pseudomonas pickettii và Pseudomonas solanacearum được chuyển đổi từ giống Ralstonia. Việc phân loại lại một số loài Pseudomonas và đ ã đặt lại tên những loài này là Burkholderia (Yabuuchi và ctv., 1995). 2.2.3. Những loài Pseudomonas có khả năng cố định đạm Vi khuẩn Pseudomonas sp. phân bố rộng rãi và đa dạng nhiều chủng loài (Rangarajan và ctv., 2001; 2002). Một số loài thuộc giống Pseudomonas có khả năng cố định đạm đã được khẳng định từ lâu (Krotzky và Werner, 1987; Chan và ctv., 1994), trong đó có Pseudomonas stutzeri (Vermeiren, 1999). Ngoài ra, Burkholderia vietnamiensis đã được xác định là loài có khả năng cố định đạm cho cây trồng nhờ hệ thống gen nif có khả năng tổng hợp enzyme nitrogennase (Menard và ctv., 2007). 9 2.2.4. Phân lập và xác định Pseudomonas Sử dụng môi trường đặc chủng Pseudomonas Isolation Agar 46,4g/l (Difco). Đồng thời, bằng kỹ thuật di truyền phân tích trình tự rRNA ribô thể - Kỹ thuật PCR-16S-rRNA gen, Mirza và ctv. (2006) đã xây dựng được cây di truyền của các nhóm loài Pseudomonas. 2.3. Cơ chế cố định đạm của Pseudomonas 2.3.1. Enzyme nitrogenase Nitrogenase là một đa enzyme (phức hệ enzyme) xúc tác cho phản ứng cố định N 2 , khử N 2 thành NH 3 . Enzyme nitrogenase được điều khiển tổng hợp bởi một hệ thống gen nif có trong bộ genome của tế bào vi khuẩn. 2.3.2. Bộ gen (genome) của Pseudomonas và sự điều khiển tổng hợp nitrogenase Genome và hệ thống gen nif của Pseudomonas Thông tin di truyền chuyên biệt về sự cố định đạm đã được xác định trong bộ genome của Pseudomonas stutzeri A1501. Đó là “vùng cố định đạm” (nitrogen fixation region) có kích thước 49kb, gồm 59 gen có liên quan. Thứ tự của các gen nif trong cấu trúc của “vùng cố định đạm” ở Pseudomonas stutzeri A1501 được khởi đầu là vùng PST1301, vùng giữa lần lượt bao gồm các gen nifQ – nifB – nifA – nifL - nifY2 – nifHDKTY – nifENX – nifUSV – nifWZM – nifF và vùng PST1360 ở đầu còn lại (Klipp và ctv., 2004) Sự điều khiển tổng hợp enzyme nitrogenase Theo nghiên cứu của Yan và ctv. (2008), hệ thống của gen nif ở Pseudomonas stutzeri A1501 là một hệ thống hoàn chỉnh gồm các loại gen nif quy định tổng hợp các thành phần cấu tạo nên phức nitrogenase. Hình 2.3. “Vùng cố định đạm” (nitrogen fixation region) của Pseudomonas stutzeri A1501 (Yan và ctv., 2008) [...]... được mục tiêu Phân lập và xác định vi khuẩn Pseudomonas spp có mang gen nif cố định đạm hiện diện trong đất vùng rễ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và chọn lọc các dòng Pseudomonas spp có độ hữu hiệu cao trên lúa cao sản , các vấn đề đã được xây dựng cho quá trình thực hiện đề tài bao gồm những nội dung nghiên cứu như sau: - Phân lập vi khuẩn Pseudomonas spp từ đất quanh vùng rễ lúa bằng môi trường... chứa sản phẩm phản ứng PCR ; Giải trình tự DNA và so sánh với ngân hàng dữ liệu NCBI Đánh giá hiệu quả cố định đạm sinh học của các dòng vi khuẩn với cây lúa cao sản: Ảnh hưởng của vi khuẩn lên cây lúa trồng trong ống nghiệm với vi c sử dụng dung dịch khoáng dành cho cây lúa (Kronzucker và ctv., 1999); Hiệu quả của vi khuẩn cố định đạm với cây lúa cao sản trồng trong chậu ở nhà lưới; Hiệu quả cố định đạm. .. di sản phẩm PCR 3.3 Phương pháp nghiên cứu Thu mẫu đất vùng rễ lúa Thu mẫu đất vùng rễ lúa ở 13 tỉnh và thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, (thu 10 mẫu đất ở 10 ruộng lúa khác nhau ở mỗi tỉnh hoặc thành phố) Phân lập vi khuẩn cố định đạm từ đất vùng rễ lúa: Trải mẫu; Làm thuần, quan sát, mô tả đặc điểm khuẩn lạc và tế bào vi khuẩn; Trữ mẫu ròng Xác định khả năng cố định đạm (in-vitro) của vi khuẩn: ... tra và đánh giá hiệu quả cố định đạm các dòng vi khuẩn Pseudomonas spp trên cây lúa cao sản trồng ngoài đồng 3.2 Phương tiện nghiên cứu 3.2.1 Vật liệu Mẫu đất vùng rễ lúa được thu ở 13 tỉnh, thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long và giống lúa OM2517 3.2.2 Dụng cụ và thiết bị: ở phòng thí nghiệm vi sinh vật đất và sinh học phân tử 3.2.4 Các loại hóa chất và môi trường nuôi cấy vi khuẩn Môi trường Pseudomonas. .. cố định đạm 4.2.1 Các dòng vi khuẩn đã được phân lập Có tất cả 150 dòng vi khuẩn được phân lập trong đất vùng rễ lúa trên môi trường đặc hiệu Pseudomonas Isolation Agar (Difco) (Bảng 4.1) Từ một mẫu đất có thể phân lập được từ 1 đến 2 dòng vi khuẩn dựa vào màu sắc và hình dạng của khuẩn lạc Bảng 4.1 Các dòng vi khuẩn được phân lập từ đất vùng rễ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Số lượng Số dòng Ký hiệu... CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Ngô Thanh Phong, Cao Ngọc Điệp, Trần Thị Xuân Mai (2011), Phân lập, nhận diện và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm bón cho cây lúa cao sản Đề tài cấp Bộ 2009-2010, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, B2009-16-119 2 Ngô Thanh Phong, Nguyễn Thị Minh Thư, Cao Ngọc Điệp (2010), Phân lập và nhận diện vi khuẩn cố định đạm trong đất vùng rễ lúa trồng trên đất phù sa tỉnh Kiên Giang Tạp chí... Phan Kim Định và Cao Ngọc Điệp (2011), Xác định mức độ thay thế phân đạm của vi khuẩn Pseudomonas sp BT1 và BT2 với cây lúa cao sản trồng trong chậu Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 20a: 92-99 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐƯỢC PHẢN BIỆN “Nhận diện gen mã hóa enzyme nitrogenase nif trong vi khuẩn Pseudomonas stutzeri phân lập từ đất vùng rễ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ’ – Ngô Thanh Phong và Cao Ngọc Điệp... dòng vi khuẩn và sử dụng phần mềm Mega 5.0 để xây dựng cây phả hệ 12 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả thu mẫu đất vùng rễ lúa Mẫu đất vùng rễ lúa được thu nhiều đợt ở 13 tỉnh, thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long, mỗi tỉnh, thành thu 10 mẫu đất ở 10 ruộng lúa khác nhau Kết quả thu được 130 mẫu đất vùng rễ lúa ở 130 ruộng lúa phân bố đều trong mỗi điểm 4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn cố định đạm. .. Dòng vi khuẩn CT1: Burkholderia vietnamiensis BV5 Dòng vi khuẩn KG8: Burkholderia kururiensis BK1 Dòng vi khuẩn CM1: Burkholderia kururiensis BK2 20 4.5 Hiệu quả cố định đạm của các dòng vi khuẩn với cây lúa cao sản 4.5.1 Ảnh hưởng của vi khuẩn với cây lúa trồng trong ống nghiệm Xem xét kết hợp các kết quả về khả năng tổng hợp NH4+, ARA, ảnh hưởng lên chiều cao và trọng lượng cây lúa thì các dòng vi khuẩn. .. hiệu và nhận diện chúng bằng cặp mồi chuyên biệt dựa theo PCR-16S-rRNA - Đánh giá khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn để làm cơ sở chọn lọc các dòng vi khuẩn hữu hiệu, đồng thời xác định gen nif của các dòng vi khuẩn Pseudomonas spp đã phân lập được - Chọn lọc các dòng vi khuẩn hữu hiệu dựa trên các kết quả thí nghiệm về khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn trong phòng thí nghiệm và nhà . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ BÁO CÁO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM PSEUDOMONAS SPP. BÓN CHO CÂY LÚA CAO SẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG. có trong đất vùng rễ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long làm nguồn vi khuẩn cố định đạm với cây lúa cao sả n; (2) Khảo sát đặc điểm, khả năng cố định đạm sinh học và nhận diện vi khuẩn Pseudomonas. Phân lập và xác định vi khuẩn Pseudomonas spp. có mang gen nif cố định đạm hiện diện trong đất vùng rễ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và chọn lọc các dòng Pseudomonas spp. có độ hữu hiệu cao

Ngày đăng: 18/06/2015, 21:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bia Tom Tat.pdf

  • Noi Dung Tom tat.pdf

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan