ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

63 2.2K 8
ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn cho giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp, biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn cấp THCS (thời lượng 30 tiết), tài liệu gồm các nội dung sau: - Định hướng phương pháp dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội - Một số định hướng giảng dạy các tiết ôn tập trong chương trình Ngữ văn THCS - Định hướng tiến trình dạy các bài "hướng dẫn đọc thêm" phần văn bản trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức. Trong quá trình nghiên cứu, học tập rất mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp chỉ ra những thiếu sót, góp ý kiến để cuốn tài liệu ngày càng được hoàn thiên hơn. Xin chân thành cảm ơn! SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ThS Hồ Minh Thông - Giáo viên trường THCS Lê Văn Thiêm, TP. Hà Tĩnh PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Văn nghị luận là kiểu bài tập làm văn có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình ngữ văn cấp trung học. Nếu ở bậc học tiểu học và chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh chỉ được làm quen và luyện tập với các kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm thì đến lớp 7 trở về sau, các em chủ yếu học kiểu bài văn nghị luận. Kỹ năng bàn bạc, trao đổi, bày tỏ chính kiến của học sinh về một vấn đề nào đó trong văn học hoặc trong đời sống được định hướng, trau dồi mạnh mẽ, đặc biệt là kiểu bài văn nghị luận xã hội. Ngay từ lớp 7, lớp 8, học sinh đã bước đầu được làm quen với các dạng đề nghị luận xã hội, và đặc biệt vận dụng nhiều ở chương trình ngữ văn lớp 9. Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề được đặt ra rất cấp thiết đối với học sinh là học và làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào cho có hiệu quả. Và theo đó, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên dạy bộ môn ngữ văn là cần phải lựa chọn phương pháp giảng dạy như thế nào để giúp học sinh nắm vững kiến thức cũng như rèn luyện được kĩ năng làm kiểu bài văn này, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với bộ môn trong thời kì đổi mới. Đó chính là một đòi hỏi cấp bách nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với giáo viên văn THCS. Trong bối cảnh chưa có một tài liệu hướng dẫn chính thức nào về phương pháp giảng dạy kiểu bài văn này, các nguồn tư liệu tham khảo hầu như không đáng kể, giáo viên cảm thấy còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ và lúng túng khi đối diện với vấn đề này. Trong khi đó, vai trò của câu văn nghị luận xã hội trong các kì thi là vô cùng quan trọng, thường chiếm khoảng 30% tổng số điểm của bài thi. Điều đó đặt ra cho giáo viên Ngữ văn, nhất là giáo viên dạy lớp 9 những đòi hỏi nhất định cần phải đáp ứng được trước yêu cầu này. Trước tình hình đó, chúng tôi biên soạn tài liệu này như một gợi ý, một định hướng nhỏ để các đồng chí giáo viên tham khảo, trên cơ sở đó dần hoàn thiện cho mình 2 một phương pháp giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội một cách hiệu quả và nhất. Chắc chắn tài liệu sẽ còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa bộ tài liệu ngày càng tốt hơn. PHẦN 2 VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HIỆN NAY Ở CÁC TRƯỜNG THCS 2.1. Vấn đề giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội ở trường THCS hiện nay Những năm gần đây, do sự tác động mạnh mẽ của tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có văn hóa, giáo dục, vấn đề dạy học bộ môn Ngữ văn được Nhà nước, Bộ GD-ĐT, các cấp, ngành có liên quan cũng như cả xã hội đặc biệt quan tâm. Văn học hiện nay không chỉ hướng HS đến các tác phẩm văn chương kinh điển, rung cảm với những vẻ đẹp muôn thuở trong những áng văn bất hủ mà còn tạo cơ hội để các em bày tỏ những quan điểm, thái độ, chính kiến, cảm xúc, mơ ước, khát vọng của mình về những vấn đề gần gũi, quen thuộc xảy ra xung quanh cuộc sống đời thường, về những con người, những sự vật, những hình ảnh để lại trong các em những tình cảm, những suy nghĩ, trăn trở. Chẳng hạn, để hạn chế căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại, chúng ta có thể xây dựng các đề văn nghị luận phù hợp giúp HS trình bày quan điểm của mình về vấn đề này, tạo cơ hội và môi trường để HS nhập cuộc, có định hướng đúng đắn về vai trò của cá thể, của cái tôi cá nhân giữa cộng đồng. Chương trình Ngữ văn với những kiểu văn bản đa dạng, vừa tôn vinh những giá trị văn chương muôn thuở vừa phần nào cập nhật được hơi thở của đời sống văn học đương đại đã mang lại một luồng gió mới, sinh khí mới cho những người dạy và học văn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan, vấn đề giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội trong nhà trường THCS hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong cách dạy, nhất là chưa có những tìm tòi và nghiên cứu sâu để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, có tính khái quát để tiến hành được các chuyên đề chuyên sâu về nội dung này. Các bài dạy, chủ yếu là các bài dạy ôn tập vẫn mang tính manh mún, ra đề và hướng dẫn làm theo từng đề bài cụ thể, chưa mang tính định hướng xâu chuỗi, khái quát, bản chất về vấn đề, chưa giúp HS có được cách nhìn toàn diện về đặc trưng và phương pháp giải quyết kiểu đề này. Về phía HS, 3 nhiều em chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kiểu bài này. Các em vẫn tập trung phần lớn thời gian và tâm huyết để nghiên cứu và học tập kiểu bài nghị luận văn học - một nội đung chiếm thời lượng lớn trong chương trình. HS vẫn chưa phát huy tối đa khả năng tự tư duy, tự lập luận trước một vấn đề, một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội mà thường quen với kiểu tư duy nói lại, nhắc lại và sao chép lại những gì người khác đã nói. Một bộ phận HS chỉ chăm chắm vào các bài học trên lớp, tìm hiểu những kiến thức hạn hẹp trong sách giáo khoa mà quên mất trường học lớn nhất chính là cuộc đời rộng lớn, vô tận, thăm thẳm bên ngoài. Vì thế, các em thiếu hẳn những nhận thức xã hội cần thiết, không kịp thời nắm bắt được thông tin, thờ ơ, bàng quan với hơi thở nóng hổi của hiện thực xã hội. Điều đó khiến các em gặp không ít trở ngại và khó khăn khi giải quyết các đề văn nghị luận xã hội. Chính vì thế, qua thực tiễn khảo sát trong việc chấm chữa các bài kiểm tra đề văn nghị luận xã hội ở cấp THCS, chúng tôi nhận thấy nhiều em còn hết sức bỡ ngỡ, chưa nắm bắt được vấn đề, hoàn toàn lúng túng khi xử lí thông tin và trao đổi bàn bạc do chưa có phương pháp làm bài tốt. Bởi vậy, tính thuyết phục của một bài văn nghị luận hoàn toàn chưa đáp ứng được. 2.2. Nguyên nhân của hiện trạng đó 2.2.1. Nguyên nhân khách quan 2.2.1.1. Về chương trình Ngữ văn THCS hiện nay Ở chương trình lớp 7, mặc dù trong phần văn lập luận giải thích, lập luận chứng minh, SGK cũng đã định hướng, hướng dẫn kĩ năng, phương pháp làm bài văn nghị luận nhưng vẫn chưa rõ nét ở kiểu bài nghị luận xã hội, chủ yếu tập trung ở một số đề bài phân bố ở các tiết kiểm tra. Chương trình lớp 8 dành phần nhiều dung lượng cho kiểu bài văn thuyết minh, nghị luận văn học. Có một số đề văn mở nhưng vẫn chưa giới thiệu có hệ thống về văn nghị luận xã hội. Đến lớp 9, chương trình SGK đã có một số tiết ở học kì II đề cấp đến nội dung này như: - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Cách làm bài văn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 4 Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, xét về mức độ quan trọng và yêu cầu hiện nay, dung lượng đó là quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu trang bị kiến thức và phương pháp giảng dạy cho giáo viên cũng như chưa định hình được trong HS khái niệm đầy đủ về văn nghị luận xã hội. 2.2.1.2. Đối với phụ huynh, học sinh - Một trong những trở ngại lớn nhất đối với giáo viên dạy văn là vẫn còn một bộ phận lớn phụ huynh, học sinh xem nhẹ vai trò của môn văn, thả rơi không học hoặc học cũng chỉ để nhất thời phục vụ thi cử. Chính vì vậy, rất khó khăn cho người dạy trong việc hướng dẫn, định hướng, gợi mở cho HS, đặc biệt là đến với kiểu bài đòi hỏi nhiều sự đầu tự, tìm tòi, sự say mê, nhiệt huyết trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ, bản lĩnh của người viết như kiểu bài văn nghị luận xã hội - Một bộ phận lớn HS như đã nói ở trên là học theo hình thức "bác học", trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết mà thiếu kĩ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nhiều em hoàn toàn thờ ơ trước những thông tin thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách đang được cả xã hội quan tâm. Nhiều em sống khép kín, thiếu sự tương tác, giao cảm với bạn bè, với những người xung quanh, với những cảnh ngộ, những thân phận nhiều khi vô tình bắt gặp Hiện tượng vô cảm đó của một bộ phận HS cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, nhất là dạy văn nghị luận xã hội. 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan - Một bộ phận giáo viên chưa dành cho nội dung dạy học này một sự quan tâm đúng mức, chưa đầu tư thời gian, tâm huyết, trí tuệ để tìm tòi, nghiên cứu, từ đó tự định hướng cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả . Hầu hết giáo viên chỉ dừng lại ở mức dạy các tiết học được phân phối trong khung chương trình, chưa đầu tư được thành một hệ thống tri thức mạch lạc, khoa học, dễ hiểu và dễ vận dụng. Từ đó dẫn đến hiện tượng học sinh chán nản, lảng tránh, thậm chí là sợ hãi khi đối mặt với một đề văn nghị luận xã hội. - Một số giáo viên vẫn chưa dành nhiều thời gian để cập nhật các thông tin thời sự, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước cũng như trên thế giới. Do đó, các bài giảng nghị luận xã hội vẫn còn khô khan, thiếu sức sống, thiếu sức hấp dẫn đối với HS, chưa 5 kích thích và phát huy được niềm say mê cũng như ý thức của học sinh - của một cái tôi trên con đường trưởng thành trước những vấn đề quan trọng của xã hội, của con người. Nếu không ý thức tốt về vấn đề này, một số giáo viên dễ bị rơi vào hiện tượng tụt hậu, thiếu thuyết phục đối với những em học sinh ham tìm hiểu và có kiến thức xã hội chắc chắn, phong phú, sâu rộng. 2.3. Giải pháp khắc phục 2.3.1. Đối với chương trình SGK - Cần bổ sung hệ thống tri thức đủ, cần thiết, cân đối với các nội dung khác về kiểu bài văn này để giúp GV và HS có điều kiện tốt hơn trong dạy và học - Cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến các tiết học rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm bài văn nghị luận, trong đó có nghị luận xã hội 2.3.2. Đối với phụ huynh, học sinh - Cần nhận thức đúng đắn về vai trò của bộ môn văn trong hành trình sống và hoàn thiện nhân cách con người - Cần dành sự quan tâm, thời gian nghiên cứu học tập đối với bộ môn một cách phù hợp, tránh những nhận thức lệch lạc, phiến diện. - Cần tăng cường mở rộng hiểu biết xã hội, quan tâm nhiều hơn đến đời sống của quê hương, đất nước, tỏ thái độ, cảm xúc khi chứng kiến những hiện tượng cảm động, đáng khích lệ hay đáng lên án, cần chia sẻ hay quyết tâm loại bỏ Tăng cường cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi, luôn có ý thức bộc lộ thái độ, chia sẻ quan điểm hay khẳng định chính kiến của mình về một vấn đề, một hiện tượng nào đó xảy ra quanh cuộc sống của mình. 2.3.3. Đối với giáo viên - Cần nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội cho học sinh trong chương trình Ngữ văn cấp trung học. Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng để bồi dưỡng tri thức, cảm xúc, thái độ cho học sinh về con người và cuộc sống - Cần tăng cường thu thập thông tin, tư liệu các nguồn để tham khảo và vận dụng về vấn đề giảng dạy kiểu bài này 6 - Thường xuyên có ý thức trau dồi hiểu biết về các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ, luôn cập nhật kịp thời các thông tin cũng như tăng cường tìm hiểu về tâm lí, cảm xúc của lứa tuổi đang giáo dục để từ đó dễ dàng tiếp cận và hướng dẫn các em cách học - Xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn đề cương ôn tập nội dung này theo từng chuyên đề để có hướng triển khai phù hợp và khả thi nhất Phần 3 mà chúng tôi biên soạn sau đây là một gợi ý nhỏ với các đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội này. PHẦN 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 3.1. Định hướng nội dung giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội 3.1.1. Thế nào là văn nghị luận? Trước hết, khi dạy kiểu bài này, giáo viên cần có thao tác hệ thống hóa kiến thức về phương thức biểu đạt nghị luận và kiểu bài văn nghị luận học sinh vốn đã được làm quen từ lớp 7. 3.1.1.1.Nghị luận là gì? - Nghị luận là một phương thức biểu đạt quan trọng, quen thuộc và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người. - Nghị luận là bàn bạc, trao đổi, trình bày quan điểm, ý kiến của người viết về một vấn đề nào đó trong văn học cũng như trong đời sống. 3.1.1.2. Văn nghị luận là gì? Văn nghị luận là dạng bài văn người viết bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm, suy nghĩ, thái độ của mình về một vấn đề, một hiện tượng nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình. 3.1.1.3. Các kiểu bài văn nghị luận 3.1.1.3.1. Nghị luận văn học Là kiểu bài văn người viết trình bày những hiểu biết, cảm nhận, suy nghĩ, thái độ của mình về một vấn đề văn học: 7 - Nghị luận về một tác giả văn học - Nghị luận về tác phẩm văn học - Nghị luận về một vấn đề văn học 3.1.1.3.2. Nghị luận xã hội - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Là nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, so sánh, chứng minh, đối chiếu, phân tích để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. 3.2. Thế nào là nghị luận xã hội? Ở đây, chúng ta có thể hiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và một sự việc hiện tượng đời sống được gọi chung là nghị luận xã hội. Khi giảng dạy nội dung này, giáo viên cần định hướng cho học sinh nhận thức được các sự việc, hiện tượng xã hội, các vấn đề tư tưởng, tình cảm, đạo lí được bàn bạc thường là những vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa thiết thực, nóng hổi, cấp bách, có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống con người. Ví dụ: Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2, tr22 (NXB GD, 2009) giới thiệu một số đề văn: Đề 1. Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình. Đề 3. Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng họ tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. 3.2.1. Đặc điểm của kiểu bài văn nghị luận xã hội Nghị luận xã hội mang những đặc điểm chung của văn nghị luận, đó là tính chặt chẽ của lập luận, hệ thống luận điểm, luận cứ được xác lập rõ ràng, mạch lạc, tính thuyết phục cao Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghị luận xã hội có những đặc điểm đáng chú ý khác mà giáo viên cần phân tích, hướng dẫn để học sinh nắm vững. 8 3.2.2. Nội dung nghị luận Nội dung của kiểu bài nghị luận này hướng đến các sự việc, hiện tượng có vấn đề trong đời sống xã hội. Bài văn không hướng đến các những vấn đề mang tính lý thuyết, lý luận hay những giá trị văn chương mà đối tượng trực tiếp chính là đời sống bộn bề, phong phú, đa chiều. Chính vì vậy, hơi thở của cuộc sống, của hiện thực luôn ắp đầy trong bài văn. 3.2.3. Phương pháp nghị luận Đối với kiểu bài này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp làm bài phù hợp. Cần nhận thức rõ vấn đề cần nghị luận cụ thể là gì, phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết. Mỗi một dạng đề phải tương ứng lựa chọn những cách giải quyết riêng, tránh làm bài chung chung, tư duy không mạch lạc, luận điểm xác lập trừu tượng, không rõ ràng. Trong phạm vị của tư liệu này, chúng tôi đề cập đến một số dạng đề và cách giải quyết để các đồng chí cùng tham khảo (mục 3.3) . 3.2.4. Quan điểm, thái độ của người viết Có thể nói, nghị luận xã hội là kiểu bài ghi đậm dấu ấn cá nhân của người viết nhiều nhất. Đối với các vấn đề được bàn bạc, người viết có quyền bộc lộ một cách thẳng thắn suy nghĩ, nhận thức của mình về vấn đề đó. Người viết có thể trình bày và đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời phê phán, không đồng tình, phản bác những ý kiến đi ngược lại với tư duy và nhận thức của bản thân. Không gian của bài văn nghị luận xã hội là một không gian rất mở, rất thoáng để người viết tự do bày tỏ chính kiến, suy nghĩ, cảm xúc của mình. Người viết luôn có cảm giác nhập cuộc, có trách nhiệm hơn trước cộng đồng và xã hội; luôn khao khát thể hiện cảm xúc, chia sẻ tình cảm từ những vấn đề đặt ra. 3.2.5. Các thao tác lập luận quen thuộc trong bài văn nghị luận xã hội - Giải thích - Chứng minh - Phân tích - Bình luận - So sánh 9 - Bác bỏ Bên cạnh đó, người viết cũng có thể linh hoạt vận dụng kết hợp thêm các phương thức biểu đạt khác như tự sự (kể một câu chuyện nhỏ, một mẩu truyện ngắn, súc tích nhưng nhiều ý nghĩa), miêu tả, biểu cảm để bài văn hấp dẫn hơn. Các thao tác trên được sử dụng hoàn toàn theo chủ ý của người viết, không nhất thiết phải quá khuôn mẫu và cứng nhắc, miễn sao đi được đến đích của bài văn. 3.2.6. Yêu cầu về hình thức: Cũng như các bài văn khác, bố cục bài nghị luận xã hội phải có đầy đủ 3 phần, triển khai một cách mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động, hấp dẫn. 3.3. Hướng dẫn cách làm một số dạng đề văn nghị luận xã hội Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận thức đúng về bản chất, yêu cầu của đề ra, xem đề này thuộc dạng cụ thể nào để từ đó xác định phương pháp làm bài tốt. Mỗi dạng đề có một cách làm bài khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu và định hướng cách dạy phương pháp làm bài cho HS qua một số dạng đề cụ thể. Dạng 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng có tính tiêu cực trong đời sống xã hội Ví dụ: Đề 1. Bạo lực học đường và suy nghĩ, nhận thức của em. Đề 2. Vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay. Đề 3. Tai nạn giao thông và trách nhiệm của cộng đồng, của toàn xã hội, của thế hệ trẻ… Đề 4. Bàn về vấn đề tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục Đề 5. Bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại Đối với dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng có tính tiêu cực, học sinh nên xác lập hệ thống luận điểm như sau: 1. Giải thích vấn đề Với luận điểm đầu tiên này, học sinh nên giải thích về hiện tượng, vấn đề mình đang nghị luận. Thao tác này giúp vấn đề trở nên sáng rõ và người viết ngay từ đầu cũng đã thể hiện được mức độ nắm bắt sự việc của bản thân. HS cần xác định được trọng tâm của đề ra để từ đó hiểu cần phải giải thích những khái niệm, những ngôn từ gì mà đề bài đang đặt ra. Ví dụ, ở đề 4, HS nhất thiết phải giải thích bệnh thành tích trong 10 [...]... số gợi ý của chúng tôi nhằm định hướng cho giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn cách giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội như thế nào cho sát thực, dễ hiểu, dễ vận dụng Trong khuôn khổ của tài liệu, chúng tôi chỉ trình bày phác thảo về cách xác lập hệ thống ý cho một số dạng bài cụ thể Các phần mở bài, kết bài trong bố cục của bài văn, giáo viên tự hướng dẫn HS Lưu ý, kiểu bài văn này thường được giới hạn... những đề bài bàn về những hiện tượng có ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội (Ví dụ: Bài học sau một chuyến đến thăm làng trẻ SOS; Giới trẻ và những hành động thiện nguyện vì cộng đồng ) Sở dĩ chúng tôi đưa kiểu đề bài này vào dạng 2 là để HS phân biệt được với các đề bài bàn về những vấn đề tiêu cực ở dạng 1, từ đó nắm chắc phương pháp và kĩ năng làm bài Bên cạnh đó, cách làm bài văn nghị luận về... (SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr22) Hoặc giáo viên có thể ra đề từ một ý kiến, nhận định, một câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, một câu danh ngôn Ví dụ: Đề 7 Viết bài văn nghị luận bàn về câu nói của nhà văn Nga Pautopxki: "Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa, hãy tin rằng cuộc sống là một điều kì diệu" Kiểu đề 6 và 7 thường dành cho đối tượng HS khá, giỏi; vấn đề nghị luận trong các đề bài này... dung lượng ngôn ngữ nhất định, nên HS phải rất chú ý đến vấn đề thời gian, viết chặt chẽ, cô đọng, tránh lan man; phần mở bài tập trung giới thiệu thẳng vào vấn đề, kết bài viết gọn, khẳng định lại quan điểm, tư tưởng của mình về chủ đề của bài viết Giáo viên cũng cần lưu ý lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt phù hợp với từng đối tượng HS cụ thể MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP TRONG... chọn hệ thống phương pháp giảng dạy hợp lý Chúng ta cần thống nhất với nhau rằng sẽ không có một phương pháp độc tôn hay duy nhất cho tất cả các bài ôn tập tiếng Việt mà người dạy phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức của từng tiết ôn tập để lựa chọn phương pháp thích hợp, bài tập hợp lý Mặt khác, giờ ôn tập không phải là tiết học mà giáo viên trình bày lại những kiến thức đã dạy một cách đơn... nói chung Từ thực tế đó nên trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi đề nghị một số phương pháp và gợi ý nội dung cho các bài ôn tập tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay để các đồng nghiệp cùng tham khảo và định hướng nội dung ôn tập III Định hướng chung Ở môn Ngữ văn lớp 6 THCS tài liệu phân phối chương trình môn Ngữ văn áp dụng cho cấp THCS bắt đầu từ năm học 2007-2008 của Bộ Giáo dục... sâu sắc Đó cũng chính là bài học nhận thức và hành động của người viết Với các dạng đề cụ thể như đã trình bày ở trên, giáo viên nên hướng dẫn HS có cách tư duy linh hoạt, không nên quá máy móc, cứng nhắc trong tiến trình làm bài, trong cách sắp xếp luận điểm, tạo lập đoạn văn nhưng vẫn cần chú trọng đến tính khoa học, tính logic của lập luận Vấn đề dẫn chứng trong bài văn nghị luận hết sức quan 16 trọng... từ nhiều nguồn: từ tài liệu, sách vở, các phương tiện truyền thông, từ hiện thực cuốc sống phong phú xung quanh mình, từ các tác phẩm văn học đã được học và đọc Dẫn chứng đưa vào bài văn phải tinh, sâu sắc, giàu ý nghĩa, phục vụ triệt để cho các luận điểm được triển khai Phần liện hệ bản thân, bài học nhận thức và hành động, giáo viên cần định hướng cho HS hướng đến một lối viết chân thành, tự nhiên,... xác định được đó là vấn đề 13 gì, thông điệp mà câu chuyện, câu danh ngôn ấy chuyển tải đến người đọc là như thế nào Các đề bài đó cũng có thể được diễn đạt hiển ngôn và định hướng phạm vi nghị luận gọn, rõ hoặc hẹp hơn dành cho đối tượng HS đại trà Chẳng hạn đề 6 trình bày lại như đề 4, đề 7 trình bày lại như đề 5 Tùy từng đề bài cụ thể, HS lựa chọn những cách triển khai phù hợp Giáo viên có thể định. .. viên cần xác định đúng mục tiêu yêu cầu và chuẩn kiến thức cơ bản để chọn các đơn vị kiến thức và bài tập để giảng dạy mà không nhất thiết phải dạy hết các kiến thức như có trong SGK Giáo viên cần phải cụ thể hoá các sơ đồ 1…5 trong SGK bằng hệ thống bài tập và đối với các tiết dạy ôn tập Tiếng Việt giáo viên có thể không kiểm tra bài cũ mà lồng ghép hoạt động này thông qua hoạt động làm bài tập của . về phương pháp giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội này. PHẦN 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 3.1. Định hướng nội dung giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã. sau: - Định hướng phương pháp dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội - Một số định hướng giảng dạy các tiết ôn tập trong chương trình Ngữ văn THCS - Định hướng tiến trình dạy các bài " ;hướng. TĨNH ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ThS Hồ Minh Thông - Giáo viên trường THCS Lê Văn Thiêm, TP. Hà Tĩnh PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Văn nghị luận là kiểu bài tập làm văn có

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan