HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO LỚP 11 GÓP PHẦN RÈN LUYỆN TÍNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

37 574 1
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO LỚP 11 GÓP PHẦN RÈN LUYỆN TÍNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU  HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO LỚP 11 GÓP PHẦN RÈN LUYỆN TÍNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH   Tác giả : Nguyễn Văn Hải  Tổ bộ môn : Hóa học Năm học 2014 – 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 8 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ ĐÍNH 32 MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, ban chấp hành Trung ương khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, một trong những nhiệm vụ được đặt ra là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và tự đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Ở các cấp I, II các em được hình thành thói quen chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp nhưng hiện nay lên tới cấp III phần lớn học sinh không có sự chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, nếu có thì cũng nhiều khi vẫn sơ sài khi có yêu cầu của giáo viên. Hầu hết các em vẫn chưa thích ứng với yêu cầu nói trên – yêu cầu về sự tích cực chủ động, sáng tạo và tính tự học của học sinh. Tài liệu tham khảo ngày càng được xuất bản nhiều trên thị trường, cũng như tài liệu trên internet phục vụ khá tốt cho việc chuẩn bị bài mới của học sinh. Việc chuẩn bị bài mới thật sự không mất nhiều thời gian mà mang đến hiệu quả cao trong học tập, phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. Và để có sự định hướng, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học phù hợp, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát huy tính tích cực của học sinh, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy và học, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu về thiết kế tài liệu “Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới” nhằm “rèn luyện tính tự học của học sinh”. 1 II. Mục đích nghiên cứu - Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả dạy – học môn hóa. - Tìm hiểu khả năng và năng lực của học sinh khi tiếp xúc với một phương pháp học mới. Giới thiệu và hướng dẫn thêm một phương pháp học tập tích cực cho học sinh lựa chọn nhằm phát huy tối đa năng lực của học sinh. - Giảm tải bớt gánh nặng thời gian giảng dạy so với nội dung chương trình hóa học lớp 11. - Rèn trí thông minh, tính tự giác, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo ra hứng thú học tập bộ môn hoá học của học sinh phổ thông. III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết chương nitơ – photpho lớp 11 cơ bản. - Tìm hiểu thực trạng chuẩn bị bài mới của học sinh. - Thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới chương nitơ – photpho lớp 11 cơ bản. - Thiết kế một số giáo án có sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới đã xây dựng trong chương nitơ – photpho lớp 11 cơ bản. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của việc sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới. IV. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới. - Sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trong dạy học hóa học lớp 11 cơ bản nâng cao hiệu quả dạy – học, tạo sự hứng thú cho học sinh. - Có thể mở rộng áp dụng cho các chương khác của chương trình hóa học phổ thông. V. Giới hạn của đề tài Thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trong chương 2 nitơ – photpho hóa học lớp 11. 2 VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập hoá học phổ thông, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức - kĩ năng, các nội dung lí thuyết về bài tập hoá học và các tài liệu liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu nội dung kiến thức chương nitơ – photpho. - Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống quá. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu thực trạng việc chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng của đề tài). 3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, các kết quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực. 4. Trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp, học sinh trong quá trình nghiên cứu 5. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm sư phạm cho lớp thực nghiệm 11A8 và lớp đối chứng 11A9 năm học 2014 – 2015 tại trường THPT Nguyễn Du, Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong chương 2 nitơ – photpho môn hóa học lớp 11 cơ bản; kiểm tra, đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu qua bài kiểm tra 45 phút. VII. Giả thiết nghiên cứu Nếu sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thì kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng cao, rèn luyện tính tự học, tích cực cho học sinh. 3 VIII. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận về tự học 1.1. Khái niệm tự học Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2011: “…tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…”. Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hoạt động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tự tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định”. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện… Đối với học sinh, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. 1.2. Các hình thức tự học Tự học có thể diễn ra theo 3 hình thức: - Tự học không có hướng dẫn: người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. - Tự học có hướng dẫn: có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. - Tự học có hướng dẫn trực tiếp: có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. 4 1.3. Chu trình tự học của học sinh Chu trình tự học của học sinh là một chu trình 3 thời: ♦ Thời (1): Tự nghiên cứu Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hoặc sản phẩm thô có tính chất cá nhân. ♦ Thời (2): Tự thể hiện Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. ♦ Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). 1.4. Vai trò của tự học - Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. - Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi đường thì có hạn. - Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học sinh biết cách tự học, học sinh sẽ “có ý thức và xây dựng tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. 5 (1) Tự nghiên cứu (2) Tự thể hiện (3) Tự kiểm tra Tự điều chỉnh - Tự học là con đường thử thách rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi con người trên con đường lập nghiệp. - Tự học của học sinh THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông. - Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh THPT. Vì nếu không có kỹ năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học, cao đẳng học sinh sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học tập tốt. - Tự học đang trở thành chìa khóa vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. 2. Cơ sở lí luận về tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới - Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới là tư liệu học tập có chứa đựng những thông tin, tri thức để học sinh tự đọc, tự nghiên cứu bài học trước khi được giáo viên giảng dạy trên lớp. Tài liệu được biên soạn phải phù hợp với: đặc thù của môn học; nội dung kiến thức trong mỗi chương, mỗi bài học; trình độ của học sinh. - Hoạt động hướng dẫn học sinh có thể được thực hiện trực tiếp giữa giáo viên và học sinh trong bài lên lớp bằng hình thức giao nhiệm vụ gián tiếp thông qua tài liệu. Tài liệu được thiết kế dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của từng bài, từng chương và đối với từng môn học. Tài liệu được chia thành 4 phần: tài liệu tham khảo, phiếu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới, sơ đồ tư duy củng cố kiến thức, câu hỏi trắc nghiệm. Tài liệu được thiết kế với mục đích nâng cao hiệu quả việc chuẩn bị bài mới của học sinh, phát huy khả năng tự học của học sinh, hình thành năng lực tư duy sáng tạo. Tài liệu còn giúp rèn luyện cho học sinh năng lực đọc sách, tóm tắt, phân tích, tổng hợp, đánh giá. 6 IX. Kế hoạch và cách thức thực hiện 1. Kế hoạch thực hiện STT Thời gian Công việc 1 Từ 15/06/2014 đến 15/07/2014 Xác định đề tài nghiên cứu Xây dựng đề cương chi tiết 2 Từ 15/07/2014 đến 31/07/2014 Thu thập tư liệu lý luận dạy học, tư liệu phương tiện dạy học 3 Từ 01/08/2014 đến 31/08/2014 Nghiên cứu, viết phần cơ sở lý luận 4 Từ 01/09/2014 đến 31/10/2014 Thiết kế bộ đề kiểm tra. Thực nghiệm sư phạm và khảo sát đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 5 Từ 01/11/2014 đến 15/11/2014 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. 6 Từ 15/11/2014 đến 30/11/2014 Viết, kiểm tra và hoàn tất đề tài. 2. Cách thức thực hiện - Giảng dạy theo đúng phân phối chương trình. - Soạn tài liệu phát cho học sinh và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trong chương nitơ – photpho trước mỗi tiết học. - Đầu tiết học kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Cuối mỗi tiết học kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức. - Tiến hành thực nghiệm và đối chứng: + Giáo viên hướng dẫn và dạy học lớp ở nhóm 1 cùng với tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới. Lớp ở nhóm 2 dạy học theo cách thông thường. + Thực nghiệm lần 1 (kiểm tra phân loại trình độ học sinh): Kiểm tra sau chương 1 ở các lớp thuộc hai nhóm theo cách thông thường, chấm điểm và phân loại. + Thực nghiệm lần 2 (kiểm tra đánh giá mức độ hiệu quả): Sau khi hoàn tất chương 2: nitơ – photpho tiến hành kiểm tra, chấm điểm phân loại và đánh giá. 7 NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG 1. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay - Hầu hết giáo viên đều đang tích cực áp dụng các phương pháp dạy học mới vào trong giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Nhiều phương pháp dạy học hiện nay đã góp phần phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, tiết học trở nên sinh động hơn. - Nhưng bên cạnh đó nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, chưa thật sự đổi mới, việc áp dụng phương pháp mới chưa thành thục, còn nhiều bất cập; chưa lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên là người hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức; chưa khuyến khích được sự tự học, chưa tập trung vào dạy cách học cho học sinh để tạo cơ sở học sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. 2. Thực trạng học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, tính tự giác, tích cực của học sinh - Chuẩn bị bài mới là một khâu trong quá trình dạy và học, tác động một phần vào hiệu quả và chất lượng dạy học. - Hầu hết giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, nếu có thì cũng chỉ mới ở mức độ sơ sài dưới hình thức yêu cầu học sinh về đọc trước bài sắp học tiết sau. - Thời lượng học sinh dành cho việc tự học ở nhà nhìn chung là ít, nhất là khi không có sự hướng dẫn của giáo viên. Theo khảo sát nhanh học sinh ở các lớp chúng tôi nhận thấy hầu hết các em không có sự chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, chủ yếu là học bài cũ. - Khi được giáo viên giao nhiệm vụ về chuẩn bị bài mới thì học sinh chưa tích cực, chủ động tìm tòi, nghiên cứu kiến thức; giáo viên chưa khai thác được thời gian tự học của học sinh, giáo viên mất nhiều thời gian để diễn giảng nội dung kiến thức mới. - Theo ý kiến phản hồi từ học sinh thì hầu hết các em không rõ chuẩn bị bài mới là cần chuẩn bị ra sao, cần làm những việc gì. Theo đó các em nếu có sự chuẩn bị thì cũng chỉ mới dừng ở mức độ là đọc qua nội dung bài học trong sách giáo khoa, sự chuẩn bị còn sơ sài, chưa mang lại hiệu quả cao. 8 [...]... 13.http://webtruong.com/nghien-cuu-giang-day/phuong-phap-nang-cao-chat-luong-hocsinh-yeu-mon-hoa-hoc.html 14 http://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu 15 www.google.com 16 www.violet.vn PHỤ ĐÍNH 1 Danh sách học sinh và điểm thực nghiệm sư phạm STT Lớp TN Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8 11A8... dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh; rèn luyện tính tự giác, tự học cho học sinh; giúp học sinh nắm bắt và củng cố tốt hơn nội dung kiến thức mới; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học 9 II BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Tìm hiểu tổng quan về chương nitơ – photpho lớp 11 cơ bản 1.1 Cấu trúc của chương Chương trình hóa học 11 cơ bản THPT gồm 9 chương, ... 7 9 5 5 6 5 4 9 6 6 5 7 7 10 8 8 10 7 6 7 7 8 8 7 8 9 9 7 8 6 5 7 10 7 9 5 lớp ĐC Họ và tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 32 STT 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 11A7 Nguyễn Thị Trâm Anh Nguyễn Đan Linh Chi Lê Quốc Dũng Nguyễn Vũ Châu Giang... vụ cho việc dạy học trong nhà trường, rèn luyện cho học sinh khả năng tự đọc, tự lĩnh hội tri thức Để phát huy hết chức năng của công cụ này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng thuần thục thông qua sự định hướng khoa học của giáo viên Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới giúp cho học sinh sử dụng sách giáo khoa hiệu quả hơn Việc thiết kế tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới cần tuân theo... kiến thức và học tập hiệu quả hơn Vậy, việc sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thực sự nâng cao kết quả học tập cho học sinh, rèn luyện được cho học sinh tính chủ động, tự học, gây được sự hứng thú, tích cực trong học tập bộ môn hóa KẾT LUẬN I Ý nghĩa của đề tài đối với công tác - Việc sử dụng tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới sẽ tăng hiệu quả dạy học đối với môn học - Riêng... các lớp 11A8, 11A9 trường THPT Nguyễn Du, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1 (nhóm TN): lớp 11A8 + Nhóm 2 (nhóm ĐC): lớp 11A9 - Nội dung thực nghiệm : chương nitơ - photpho ở lớp 11 cơ bản chương trình hóa học phổ thông 3.2 Mục đích thực nghiệm Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới - Tính khả thi: + Số lượng học sinh sử dụng tài liệu để tự học. .. sinh chuẩn bị bài mới 2.4.1 Đối với giáo viên Để có thể phát huy tốt hiệu quả của “tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới , trong quá trình dạy học giáo viên cần phải thể hiện tốt vai trò định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh cách sử dụng tài liệu nhằm đem lại kết quả học tập tốt nhất - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập một cách cụ thể, hướng dẫn học. ..- Theo phản hồi từ phía học sinh thì học sinh rất thích được chuẩn bị bài mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên bằng tài liệu hướng dẫn cụ thể 3 Thực trạng về tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới - Tài liệu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới hiện nay còn khan hiếm, chủ yếu lưu hành nội bộ hay ở vài giáo viên, chưa được áp dụng... của học sinh sau khi cho học sinh tự nghiên cứu phần bài tập + Nếu còn thời gian thì giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập tương tự, sau đó giáo viên cùng học sinh chỉnh sửa, rút kinh nghiệm - Với nội dung lí thuyết trong phiếu hướng dẫn chuẩn bị bài mới, giáo viên có thể sử dụng làm nội dung cơ bản để dạy cho học sinh - Giáo viên cần nắm rõ năng lực thực của học sinh thông qua quá trình dạy học. .. kiến thức thông qua sơ đồ tư duy, giúp học sinh hiểu bài và nắm vững kiến thức hơn II Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 1 Bài học kinh nghiệm - Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách thức hoàn thành tài liệu chuẩn bị bài mới Cần có biện pháp kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh bằng một số cách như: 29 + Nhờ tổ trưởng (hoặc lớp trưởng, lớp phó học tập) kiểm tra sau đó báo lại + Kiểm . tượng xảy ra là A. Có kết tủa trắng B. Không có hiện tượng xảy ra C. Có mùi khai bay lên và có kết tủa trắng D. Có khí mùi khai bay lên 18. Chỉ dùng một thuốc thử, nhận biết 3 dung dịch sau : (NH 4 ) 2 SO 4 ,. bị bài mới thì học sinh chưa tích cực, chủ động tìm tòi, nghiên cứu kiến thức; giáo viên chưa khai thác được thời gian tự học của học sinh, giáo viên mất nhiều thời gian để diễn giảng nội dung. hiểu cũng như nghiên cứu của học sinh nhưng các em chưa được tiếp cận cũng như chưa biết cách khai thác. 4. Thực trạng củng cố bài học hiện nay sau mỗi tiết dạy - Phản hồi nhanh từ phía học sinh

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • I. Lí do chọn đề tài

    • II. Mục đích nghiên cứu

    • III. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • IV. Những đóng góp mới của đề tài

    • V. Giới hạn của đề tài

    • VI. Phương pháp nghiên cứu

    • VII. Giả thiết nghiên cứu

    • VIII. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

    • IX. Kế hoạch và cách thức thực hiện

    • NỘI DUNG

      • I. THỰC TRẠNG

      • II. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

      • III. Hiệu quả áp dụng

      • KẾT LUẬN

        • I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác

        • II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển

        • III. Đề xuất, kiến nghị

        • TÀI LIỆU THAM KHẢO

        • PHỤ ĐÍNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan