KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO HỌC SINH

9 589 1
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO HỌC SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO HỌC SINH (Dành cho việc ôn tập kiến thức môn Lịch sử & Địa lí cho học sinh lớp 5) I. Lý do chọn đề tài Môn Lịch sử - Địa lí là một môn học quan trọng trong chương trình lớp 5. Tuy nhiên, với nhiều lí do khác nhau và do đặc thù của môn học nên dần dần học sinh có tâm lí lại xem các môn học này như là những môn “phụ”. Do đó, tuy được học đầy đủ theo chương trình quy định nhưng các em lại nhớ không lâu các kiến thức về lĩnh vực lịch sử - địa lí. Vì vậy việc tổ chức ôn tập cho học sinh kiến thức về môn Lịch sử - Địa lí trước mỗi lần kiểm tra định kì cuối học kì I và cuối năm học là rất cần thiết. Bên cạnh đó, yêu cầu về việc nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, tạo sân chơi tập thể cho học sinh theo quan điểm “Học mà chơi, chơi mà học” là yêu cầu bức thiết trong trường học hiện nay. Ngoài ra, thực tế cũng đã chứng minh việc học tập thông qua những hình ảnh trực quan sinh động với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ tạo sự hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn đã thôi thúc tôi phải thường xuyên chỉ đạo, tổ chức các hình thức vui chơi –học tập cho học sinh . Trong hai năm học qua, bản thân tôi là một cán bộ quản lí đã trực tiếp chỉ đạo các ban ngành trong nhà trường tổ chức những trò chơi tập thể nhằm ôn tập kiến thức Lịch sử - Địa lí cho học sinh mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, tôi mạnh dạn viết đề tài: “Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập cho học sinh (Ôn tập kiến thức môn Lịch sử & Địa lí cho học sinh lớp 5)” KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO HỌC SINH II. Nội dung đề tài II.1. Cơ sở lí luận II.1.1. Đối với môn Lịch sử Trong các môn học ở trường phổ thông, môn lịch sử có chức năng rất quan trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp phần hình thành những phẩm chất của con người Việt Nam. 1 Tầm quan trọng của việc giáo dục lịch sử đối với sự phát triển của dân tộc và đất nước là rất rõ ràng. Do đó, chất lượng dạy và học môn này sẽ góp phần vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh. II.1.2. Đối với môn Địa lí Phân môn Địa lí cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức thực tế, vốn sống sau này đồng thời khơi gợi cho các em lòng yêu thích, ham muốn khám phá thiên nhiên, đất nước, con người …qua đó giáo dục lòng yêu quê hương, yêu con người cho các em một cách cụ thể hiệu quả nhất. Như vậy phân môn Địa lý là phân môn vừa chứa các yếu tố xã hội vừa chứa các yếu tố tự nhiên, có khối lượng kiến thức lớn, nhiều số liệu khó nhớ vì vậy làm cho học sinh ngại học. Hiện nay các em học sinh chưa có phương pháp học tập tốt, chủ yếu học một cách máy móc. Với tầm quan trọng của môn Lịch sử - Địa lí như thế nên phải nâng cao nhận thức đối với vai trò, vị trí của môn học này trong chương trình tiểu học. Muốn vậy phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, sáng tạo nhiều hình thức ôn tập kiến thức lịch sử - địa lí, bồi dưỡng hứng thú học tập, khắc phục lối học vẹt, ghi nhớ máy móc và học chỉ để đối phó với các lần kiểm tra định kì. II.2. Nội dung II.2.1. Thời gian tiến hành đề tài Trong hai năm học 2009-2010 và 2010-2011 tôi đã trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường tổ chức 3 cuộc thi dưới hình thức “vui để học” nhằm ôn luyện kiến thức cho học sinh trước mỗi lần kiểm tra định kì. Qua các lần tổ chức đề tài đã được thể nghiệm và bản thân tôi rút ra được những kinh nghiệm để tổ chức hội thi ngày càng hiệu quả hơn. II.2.2. Hình thức tổ chức Để tổ chức tốt cho việc “Chơi mà học” có hiệu quả tôi thường chỉ đạo các bộ phận liên quan tổ chức trò chơi lấy tên gọi “Đỉnh vinh quang”. Đây là trò chơi được lấy theo mô hình từ trò chơi “Rung chuông vàng” trên đài truyền hình VTV3 kết hợp với việc ứng dụng phần mềm Powerpoint trình 2 chiếu nội dung thi (Trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên màn chiếu, thí sinh ghi đáp án trên bảng con. Thí sinh trả lời đúng đáp án được tiếp tục tham gia câu hỏi tiếp theo; thí sinh trả lời sai bị loại ra ngồi bên ngoài khu vực thi chờ giáo viên chủ nhiệm “cứu”). Lực lượng tham gia gồm học sinh toàn khối 5 và các giáo viên chủ nhiệm lớp 5 (Giáo viên phải tham gia trò chơi nhỏ theo yêu cầu của Ban Tổ chức để “cứu” học sinh của mình khi hầu hết học sinh bị loại khỏi cuộc chơi trong khi câu hỏi trắc nghiệm của cuộc thi còn nhiều – Suốt cuộc thi giáo viênchỉ tham gia chơi một lần để “cứu” học sinh) II.2.3. Biện pháp tổ chức, thực hiện Để tổ chức thành công hội thi cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Thống nhất đề cương ôn tập, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Đây là khâu vô cùng quan trọng vì vậy nhóm thực hiện phải xác định cho được yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng trong từng giai đoạn của từng phân môn lịch sử, địa lí. Ví dụ: Phân môn lịch sử lớp 5 ở học kì I: có các chủ đề chính: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858- 1945); Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); ở học kì II có các chủ đề chính: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975); Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (1975 đến nay). Phân môn địa lí ở học kì I có chủ đề chính: Địa lí Việt Nam; ở học kì II có chủ đề chính: Địa lí thế giới nên nhóm thực hiện phải xác định kiến thức trọng tâm để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm đều có từ 3 - 4 ý và trong đó chỉ duy nhất 1 ý trả lời đúng. Sau khi đã thống nhất được đề cương ôn tập, Ban Tổ chức phải công bố rộng rãi cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh được biết để có sự chuẩn bị cho cuộc thi. Nhóm thực hiện xây dựng đề cương ôn tập và câu hỏi trắc nghiệm thường do Ban Giám hiệu, tổng phụ trách đội và tổ trưởng tổ 4-5; số lượng 3 câu hỏi trắc nghiệm thường cao hơn nhiều so với số lượng câu hỏi dùng thực tế tại các vòng thi. Bước 2: Thiết kế nội dung thi trên phần mềm ứng dụng PowerPoint. Phần này rất quan trọng vì phải đảm bảo tính bảo mật của cuộc thi đồng thời phải xác định đúng trọng tâm chương trình, chuẩn kiến thức - kĩ năng cần đạt và sát với đề kiểm tra định kì. Vì vậy phần này thường do Ban Giám hiệu và tổng phụ trách thực hiện (thuận lợi của nhà trường là Ban Giám hiệu và tổng phụ trách đều có khả năng thiết kế trò chơi trên phần mềm ứng dụng PowerPoint). Để cuộc thi hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh thì khâu thiết kế phải khai thác triệt để ưu thế của phần mềm ứng dụng PowerPoint như sử dụng hiệu ứng, chèn âm thanh, hình ảnh, thiết kế đồng hồ đếm ngược…sao cho phù hợp với nội dung từng câu hỏi, đáp án. Bước 3: Thành lập Ban Tổ chức, tổ giám sát, tổ thư kí Đây là bước quan trọng đảm bảo cho cuộc thi thành công. Trong đó việc chọn người dẫn chương trình phải là người có khả năng điều khiển cuộc thi sao cho vừa đúng quy chế vừa hài hước, dí dỏm có thể hướng cuộc thi theo hướng thuận lợi nhất khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Bên cạnh đó đội ngũ giám sát phải thật nhanh nhẹn, có khả năng bao quát rộng, phát hiện kịp thời thí sinh chọn đáp án sai hoặc nhìn kết quả của thí sinh bên cạnh…Ngoài ra người điều khiển trình chiếu phải có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm ứng dụng PowerPoint, biết khắc phục những lỗi kĩ thuật do máy tính gây ra, không làm gián đoạn cuộc thi; bộ phận hỗ trợ cũng phải làm tốt công tác chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, nguồn điện dự phòng khi bị cúp điện nửa chừng…thì cuộc thi mới bảo đảm được thành công trọn vẹn. Bước 4: Trình chiếu thử. Để tránh những sự cố làm ảnh hưởng kết quả cuộc thi thì nhất thiết phải trình chiếu thử. Bước này do Ban Giám hiệu, tổng phụ trách và người dẫn chương trình cùng tham gia trình chiếu thử nhằm phát hiện những lỗi kĩ thuật khi thiết kế các slide chứa nội dung câu hỏi trắc nghiệm đồng thời giúp người 4 dẫn chương trình nắm trước được nội dung, diễn tiến cuộc thi để sau này phối hợp tốt hơn với người phụ trách máy điều khiển trình chiếu trong khi tổ chức thi. Bước 5: Tổ chức hội thi - Địa điểm thi: Phải bố trí địa điểm thi cho thật phù hợp sao cho đủ rộng rải, thoáng mát để bố trí khu vực thi, khu vực dành cho thí sinh bị loại, khu vực tổ chức trò chơi nhỏ dành cho giáo viên…đồng thời phải bố trí khu vực đặt máy chiếu, màn chiếu thật hợp lí để cho việc trình chiếu nội dung thi được rõ nét nhất. - Các tiết mục giải trí bổ trợ giữa cuộc thi: Bên cạnh trò chơi nhỏ dành cho giáo viên, cần bố trí xen kẻ một số tiết mục giải trí như hát, múa, kể chuyện, ngâm thơ…nhằm làm giảm bớt sự căng thẳng của cuộc thi, tạo không khí vui nhộn cho hội thi. Đây là phần phụ nhưng sẽ góp phần làm cho hội thi thể hiện rõ hơn tính chất của hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tiến hành cuộc thi: phần này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng người điều khiển máy chiếu, người dẫn chương trình, đội ngũ giám sát sao cho cuộc thi diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh căng thẳng nhất là không để cuộc thi từ tính chất thi đua - học hỏi trở thành “ganh đua”, “đố kị” làm mất ý nghĩa của hội thi. - Kết thúc hội thi: Phần này phải chuẩn bị thật chu đáo. Trong khi Ban Tổ chức, tổ giám sát, tổ thư kí tổng hợp điểm thì người dẫn chương trình phải tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi nhỏ như trò chơi ô chữ, đố vui có thưởng, văn nghệ…không được để thời gian “chết”. Khi có kết quả hội thi thì tiến hành phát giải và đặc biệt phải chuẩn bị thật tốt phần tôn vinh thí sinh được bước lên bục Vinh quang (thí sinh có điểm số cao nhất – thí sinh trả lời được câu hỏi cuối cùng của hội thi) III. Kết quả đạt được: III.1. Chất lượng học tập môn Lịch sử - Địa lí tại thời điểm đầu năm học: 5 Năm học 2009-2010: Tháng điểm thứ nhất Ghi chú SL TL % - Điểm 9 – 10: 3/51 5,9 - Điểm 7 – 8: 25/51 49,0 - Điểm 5 – 6: 18/51 35,3 - Dưới điểm 5: 5/51 9,8 Năm học 2010-2011: Tháng điểm thứ nhất Ghi chú SL TL % - Điểm 9 – 10: 5/65 7,7 - Điểm 7 – 8: 29/65 44,6 - Điểm 5 – 6: 24/65 36,9 - Dưới điểm 5: 7/65 10,8 III.2. Chất lượng học tập môn Lịch sử - Địa lí sau mỗi lần kiểm tra định kì Sau những lần tổ chức hội thi hỗ trợ cho việc ôn tập kiến thức môn Lịch sử - Địa lí cho học sinh lớp 5 thì chất lượng học tập của học sinh qua môn học này được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau: Năm 2009 – 2010: Cuối học kì I Cuối học kì II So sánh cuối năm học với tháng SL TL % SL TL % - Điểm 9 – 10: 30/51 58,8 22 43,1 ↑ 37,2 - Điểm 7 – 8: 11/51 21,6 22 43,1 ↓ 5,9% - Điểm 5 – 6: 6/51 11,8 7 13,8 ↓ 21,5% - Dưới điểm 5: 4/51 7,8 0 0 ↓ 9,8% Năm 2010 – 2011: Cuối học kì I Cuối học kì II So sánh cuối HK I với tháng SL TL SL TL - Điểm 9 – 10: 34/65 52,3 - Điểm 7 – 8: 23/65 35,4 - Điểm 5 – 6: 7/65 10,8 - Dưới điểm 5: 1/65 1,5 V. Hiệu quả và khả năng phổ biến: 6 Qua thực tế những lần tổ chức trò chơi nhằm ôn tập kiến thức môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 của nhà trường cho thấy nếu có sự tổ chức tốt sẽ đem lại những kết quả khả quan về việc ôn luyện kiến thức thức cho học sinh đồng thời làm phong phú hơn các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường học. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ứng dụng phần mềm Powerpoint trong việc tổ chức “cuộc thi – trò chơi” cũng góp phần thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục – giảng dạy trong nhà trường; khai thác, sử dụng triệt để trang thiết bị hiện có trong nhà trường vào việc đổi mới phương pháp giáo dục - giảng dạy. Việc tổ chức trò chơi học tập, ôn luyện kiến thức cho sinh đã nêu trên dễ dàng áp dụng cho các môn học còn lại như: Tiếng Việt, Toán, Khoa học (Tự nhiên – Xã hội) ở tất cả các khối lớp. Nếu thường xuyên tổ chức hình thức trò chơi như thế thì trong nhà trường sẽ có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm phong phú và sẽ rất thuận lợi cho việc thiết kế, tổ chức trò chơi ôn luyện kiến thức cho các môn học, các khối lớp khác nhau. Việc tổ chức trò chơi nhằm ôn luyện kiến thức cho học sinh nếu được phối hợp tổ chức với các trường bạn trong xã, trong cụm thì ý nghĩa giáo dục càng đươc phát huy tốt hơn. Với nhiều ích lợi như thế lại không đòi hỏi phải tốn kém nhiều công sức, tiền bạc nên tôi thiết nghĩ kinh nghiệm này đều có thể áp dụng cho tất cả các trường học, cấp học trong huyện nhà. Trên đây là những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức trò chơi học tập mà bản thân đã đúc kết được trong hai năm qua. Rất mong đồng nghiệp và Hội đồng Đánh giá các cấp xem xét và góp ý để đề tài của tôi được áp dụng vào thực tế trong hoạt động giáo dục – giảng dạy trong nhà trường. Trân trọng cảm ơn. Đồng Kho, ngày 01 tháng 4 năm 2011 NGƯỜI VIẾT 7 Cao Thống Suý NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Xếp loại: . . . . . . . . . . TỔ TRƯỞNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG 8 Xếp loại: . . . . . . . . . . Đồng Kho, ngày tháng năm 2011 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT Xếp loại: . . . . . . . . . . Lạc Tánh, ngày tháng năm 2011 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 9 . lí cho học sinh mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, tôi mạnh dạn viết đề tài: Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập cho học sinh (Ôn tập kiến thức môn Lịch sử & Địa lí cho học sinh lớp 5)” KINH. ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO HỌC SINH (Dành cho việc ôn tập kiến thức môn Lịch sử & Địa lí cho học sinh lớp 5) I. Lý do chọn đề tài Môn Lịch sử - Địa lí là một môn học quan. những kinh nghiệm để tổ chức hội thi ngày càng hiệu quả hơn. II.2.2. Hình thức tổ chức Để tổ chức tốt cho việc Chơi mà học có hiệu quả tôi thường chỉ đạo các bộ phận liên quan tổ chức trò chơi

Ngày đăng: 18/06/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan