Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh

123 2.2K 5
Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN () LÊ THỊ NHÂN THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: BÙI THỊ TÂM Cần Thơ, 5/ 2009 2 LỜI CẢM ƠN! Tôi xin chân thành biết ơn quý Thầy Cô thuộc Bộ môn Ngữ Văn, đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở Trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Dù có cố gắng để hòan thành bài viết, nhưng bản thân tôi tự thấy khả năng mình còn vụn vặt trong cách dùng từ cũng như về dung lượng chữ viết. Bởi do sự trang bị về mặt kiến thức còn non yếu, dù biết rằng trong cách trình bày sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cần thiết, nhưng có điều sự việc trên thế gian này không có gì là viên mãn mười phân vẹn mười, đã có tròn tất có khuyết, có đầy tất có vơi, đã có dài tất có ngắn. Tôi rất tiếc gì không có điều kiện để đi sâu hơn vào những tư liệu quý giá này, nếu có thời gian chắc chắn tôi sẽ tìm ra được nhiều vấn đề nữa hết sức lý thú! Đó cũng là mặt hạn chế đáng tiếc xảy ra cho người viết. Từ đề tài nghiên cứu này rất mong quý Thầy cô tận tình dạy bảo và giúp em có cách nhìn nhận đúng đắn, để vận dụng phương pháp được tốt hơn trong cách viết cũng như trong cách dùng vốn ngôn ngữ tiếng Việt, để đáp lại tấm lòng ưu ái của quý Thầy cô em sẽ cố gắng học hỏi, nghiên cứu và khắc phục những mặt hạn chế của mình. Cần Thơ, ngày 04 tháng 05 năm 2009 Người viết (Đã ký) Lê Thị Nhân 3 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU Số trang 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………… .2 3. Mục đích yêu cầu………………………………………………………… 6 4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………… .7 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… .8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ 1.1. Khái niệm về thành ngữ……………………………………………………9 1.2. Cấu tạo của thành ngữ…………………………………………………… .11 1.2.1. So Sánh………………………………………………………………… .11 1.2.2. Phép đối………………………………………………………………… 12 1.2.3. Phép điệp………………………………………………………………….13 1.3. Đặc điểm của thành ngữ…………………………………………………….15 1.3.1. Tính biểu trưng………………………………………………………… 15 1.3.2. Tính dân tộc và tính cụ thể……………………………………………… 16 1.3.3. Tính biểu thái…………………………………………………………… 18 1.3.4. Tính hình tượng………………………………………………………… .18 1.3.5. Tính điệp và đối………………………………………………………… .19 1.4.Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ và tục ngữ…………………….- 1.4.1. Phân loại thành ngữ……………………………………………………….- 1.4.1.1. Dựa vào cấu trúc……………………………………………………… .- 1.4.1.1.1. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm từ……………………………… - 1.4.1.1.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị…………………………….19 1.4.1.2. Dựa vào nguồn gốc…………………………………………………… .20 1.4.1.2.1. Thành ngữ Thuần Việt……………………………………………… - 1.4.1.2.2. Thành ngữ Hán Việt………………………………………………… - 1.4.1.3. Dựa vào tính biểu trưng…………………………………………………- 1.4.1.3.1. Thành ngữ có tính biểu trưng thấp……………………………………- 1.4.1.3.2. Thành ngữ có tính biểu trưng cao…………………………………….20 4 1.4.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ………………………………………… .21 1.4.2.1.Những nét giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ………………22 1.4.2.2. Những nét khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ……………….- 1.4.2.2.1.Về mặt ý nghĩa……………………………………………………… .22 1.4.2.2.2. Về mặt ngữ pháp…………………………………………………… .23 1.4.2.2.3. Về mặt chức năng…………………………………………………… 23 1.5. Ý nghĩa của thành ngữ………………………………………………………25 CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH 2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh………………………27 2.1.1. Cuộc đời………………………………………………………………….28 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác……………………………………………………….29 2.2. Phân loại thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh…………………… 30 2.2.1. Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ…………………………………… 31 2.2.2. Thành ngữ có cấu trúc là một cụm chủ vị……………………………… 33 2.2.3. Thành ngữ Thuần Việt………………………………………………… .35 2.2.4. Thành ngữ Hán Việt…………………………………………………… .39 2.2.5. Thành ngữ có tính biểu trưng…………………………………………….43 2.2.6. Thành ngữ có tính dân tộc và tính cụ thể…………………………………45 2.2.7. Thành ngữ có tính biểu thái………………………………………………49 2.2.8. Thành ngữ tính hình tượng………………………………………………50 2.2.9. Thành ngữ có tính điệp và đối……………………………………… .… 51 2.3. Mục đích sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh…………… .56 2.3.1. Thành ngữ miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm………………………… .57 2.3.2. Thành ngữ miêu tả nhân vật trong tác phẩm…………………………… .60 2.3.2.1. Thành ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật……………………………… .61 2.3.2.2. Thành ngữ miêu tâm lí tính cách hình nhân vật……………………… .65 2.3.2.3. Thành ngữ miêu tả hàng động hoạt động nhân vật…………………… 69 CHƯƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO CỦA HỒ BIÊU CHÁNH TRONG VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ Ở MỘT SỐ TÁC PHẨM 3.1. Sử dụng thành ngữ ở dạng nguyên mẫu……………………………………76 3.2. Sử dụng thành ngữ ở dạng sáng tạo……………………………………… .82 3.2.1. Thành ngữ dùng ở dạng mượn ý………………………………………….83 5 3.2.2. Thành ngữ dùng ở dạng tách đôi………………………………………….85 3.2.3.Thành ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân………….87 PHẦN KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 PHẦN MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài. Ngôn ngữ tiếng Việt vốn là phương tiện giao tiếp của con người, nó được hình thành và tồn tại trên cơ sở vững chắc trong kho tàng văn học, nhưng trong toàn bộ hệ thống ngôn ngữ thì thành ngữ luôn giữ vai trò quan trọng, là một kho tàng tri thức vô cùng quý báu của nhân dân. Cũng như trong ca dao, dân ca, tục ngữ,…thì thành ngữ là tiếng nói quen thuộc gần gũi nhất, nó được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, từ triết lý nhân sinh quan và thế giới quan. Với hình thức cấu tạo ngắn gọn không trau chuốt, nhìn vào ta sẽ thấy dễ đọc dễ nhớ. Vì thế, việc sử dụng thành ngữ trong giao tiếp cũng như trong sáng tạo nghệ thuật văn học, sẽ làm cho lời nói giàu bản sắc đậm tính dân tộc. Với đề tài “Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh” thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn biệt tài sử dụng lớp thành ngữ của tác giả rất Nam Bộ, lấy từ chất liệu ngôn ngữ dân gian trong cuộc sống mà nên, đọc vào ta sẽ có cảm giác rất gần gũi đến không ngờ. Đến với đề tài người nghiên cứu thấu hiểu được tâm tư tình cảm của Hồ Biểu Chánh qua một số tác phẩm tiêu biểu, trong trang viết của ông xuất hiện rất nhiều những nhân vật, mà đặc biệt là người nông dân Nam Bộ sống ở miền sông nước Hậu Giang trải dài trên các vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thực lòng mà nói tôi chưa bao giờ thích tìm hiểu về Hồ Biểu Chánh ngay cả chính tác phẩm tôi cũng không thèm đọc, bởi do vô tình mà tôi đọc được tác phẩm của ông và tìm hiểu sâu thêm trong quá trình học, và khi đọc được bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Trung khi viết về Hồ biểu Chánh đã tâm sự thế này: “Dạy văn trên 20 năm ở miền Nam, nhưng mới chỉ đọc Hồ Biểu Chánh gần đây gì trước đây khinh chê không thèm đọc” [17;6]. Sau khi đọc xong Giáo Sư Trung nhận thấy tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thật cảm động, thật hay, thật hấp dẫn, một người lớn tuổi của ông đã thú nhận với ông: “Chả nhẽ, tôi trên 60 tuổi rồi mà còn nói bị xúc động như muốn rơi nước mắt” [17;6]. Chính vì lời lẽ tha thiết đó làm cho tôi có một cách nhìn khác ở Hồ Biểu Chánh so với các nhà văn đương thời, nói một cách cụ thể tác phẩm của ông giúp tôi rất nhiều trong thời gian học, cùng vốn từ ngữ phong phú đó càng làm tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé. Với cách diễn đạt thật sâu xa gợi cho tôi nhiều cảm tưởng mới mẽ, từ đó rút ra bài học là phải tự mình nghiên cứu thể nghiệm và trải qua suy luận tưởng tượng, mới có được những gì mà mình cần đạt. Đó cũng là lý do để người viết chọn đề tài này để hòan thành tốt bài luận văn. 8 Qua lớp thành ngữ trong tác phẩm ta sẽ thấy được điều kỳ diệu và sự tinh tế của tư duy dân tộc và quan điểm thẩm mĩ của cha ông ta đã được tác giả thu gom lại, và có sự sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ. Tôi càng khẳng định rằng cuộc đời ông luôn gắn liền trong các tác phẩm, mượn hình ảnh nhân vật để nói lên nỗi thống khổ của cuộc đời mình, và xúc động thay khi phải đọc những trang cuộc đời thật quá bất công của những con người nghèo, tôi mường tượng như chính cuộc đời mình có trong đó. Từ tác phẩm tôi muốn tự rèn luyện bản thân mình có được bước đi vững vàng trong cuộc đời hơn. Với câu triết lý sâu sắc nhất của nhà văn Trung Quốc đã nói: “Thế hệ chúng ta thật đáng buồn, đáng tội, tất cả những lời hay tiếng đẹp đã được tiền nhân sử dụng cả. Ta sinh ra quá muộn ư? Hay là vì không sáng tạo được cái đẹp? Câu triết lý này quả rất đúng. Vì thế hệ chúng ta hôm nay chỉ là sao chép và dựa vào cái sáng tạo có sẵn, mà từ đó có cách nhìn mới để vun bồi cho nghệ thuật sáng tạo văn học. Chính vì điều này mà người nghiên cứu thuộc thế hệ hôm nay, với những câu nói lời văn ít nhiều cũng có ảnh hưởng và mang dáng dấp của các bậc tiền nhân đi trước. Vì lẽ đó mà tôi chủ động tìm đến đề tài với mục đích là phải tích lũy thêm từ cái cũ mà mở rộng được những cái mới cho riêng mình. 2. Lịch sử vấn đề. Hồ Biểu Chánh là nhà văn lớn ở miền Nam, ông được xem là người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Ông còn là một trong những người viết tiểu thuyết thành công ở giai đoạn mở đầu cho văn học Việt Nam, vì đã phản ánh đúng hiện trạng cuộc sống xã hội Nam Bộ vào những năm đầu thế kỉ XX. Ông có hơn năm mươi năm làm văn, viết đến sáu mươi cuốn tiểu thuyết. Hồ Biểu Chánh còn có công đóng góp hết sức to lớn đối với văn học nước nhà ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết, thơ ca, báo chí, dịch thuật…Tác phẩm đầu tay là U tình dục (1909) và khi qua đời năm (1958) còn hàng chục cuốn chưa in, hiện nay những tài liệu nghiên cứu về ông còn rất ít, chỉ nói chung chung và khái quát chứ không đi sâu vào một vấn đề cụ thể. Những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh lớp thành ngữ chiếm rất nhiều, thế mà người nghiên cứu chưa thấy được các nhà nghiên cứu chú tâm khai thác một cách triệt để, và sâu sắc từ phương diện nội dung tư tưởng lẫn phương diện nghệ thuật. Nếu nói về phương diện nghiên cứu thì phải kể đến các công trình nghiên cứu đáng kể như: 9 Hoài Anh “Chân dung văn học”. Nxb. Hội nhà văn - 2001 đã có nhận định về nhà tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh như sau: “Điều kì lạ ở Hồ Biểu Chánh là ông vẫn ung dung thích thản với phong thái của một nhà hiền triết đem những bài học luân lý của quá khứ, để nhắc nhở hiện tại và hướng tới tương lai, khuyên con người phải biết “Vì nghĩa vì tình” nhớ đến “Cha con nghĩa nặng”, bởi mang “Nặng gánh cang thường” khen người “Trọn nghĩa vẹn tình” vì “Đại nghĩa diệt thân” thương kẻ “Một đời tài sắc” mà “Chút phận linh đinh” căm ghét “Nhơn tình ấm lạnh” chạy theo “Tiền bạc bạc tiền” để đến nỗi “Kẻ làm người chịu” thấy thân phận con người trong xã hội kim tiền chẳng khác chi “Ngọn cỏ gió đùa” ông càng “Cay đắng mùi đời” trước bao điều “Thiệt giả giả thiệt” nên ông “Tỉnh mộng” ngoài tuy “Cười gượng” nhưng trong “Khóc thầm” [15;143]. Khuynh hướng đạo lý đã bộc lộ ngay ở nhan đề tác phẩm, không e ngại ở chỗ nó làm giảm giá trị nghệ thuật do ông đã có một mục đích, một lý tưởng viết văn mà ông quyết theo đuổi đến cùng. Từ nhận định này người viết vẫn chưa thấy nghiên cứu sâu về thành ngữ mà chỉ nói sơ lược về cuộc đời và các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh. Về nhận định của Vũ Ngọc Phan trong quyển “Nhà văn hiện đại phê bình văn học 1” có nói về Hồ Biểu Chánh là về đường lý tưởng. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng giống như tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, nghĩa là cả hai nhà văn này điều lấy luân lý làm gốc, lấy cổ gia đình làm khuôn mẫu, lấy sự trung hậu làm điều cốt yếu trong mọi việc ở đời. Nhưng tiểu thuyết của họ Hồ lại khác tiểu thuyết của họ Hoàng về mấy phương diện. “Tiểu thuyết của họ Hoàng thiên về tả tình và giọng văn nhiều chổ ủy mị, cầu kỳ, không tự nhiên; còn tiểu thuyết của họ Hồ thiên về tả việc và lời văn mạnh mẽ giản dị, nhiều chỗ như là nói thường [18;335]. Cho nên việc Hồ Biểu Chánh sử dụng từ địa phương xen lẫn với từ toàn dân, và những từ ấy được ông sử dụng lặp đi lặp lại thường xuyên trong tác phẩm của mình. Vì vậy độc giả ở các vùng khác có thể đọc và hiểu được nội dung tác phẩm của ông. Nếu ta làm cuộc so sánh về bút pháp giữa Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh, thì chúng ta thấy rằng ở Hồ Biểu Chánh đã tạo nên một thế đứng đối lập với ngôn ngữ của các tác giả ở phương Bắc. Và điều đáng chú ý hơn nữa là nhà nghiên cứu Trần Thị Ngọc Lang ở cuốn “Phương ngữ Nam Bộ”. Nxb. KHXH - Hà Nội. 1995 với bài viết: “Ngôn ngữ Hồ Biểu Chánh những phương diện cần nghiên cứu” viết về vấn đề phương diện nghiên cứu ngôn ngữ, và những đặc điểm ngôn ngữ của Hồ Biểu Chánh. Ở bài nghiên cứu này tác 10 giả chỉ đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ, mà đặc biệt là phương ngữ Nam Bộ, chứ không nói gì đến thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Đồng thời tác giả còn chỉ ra được phần nào tầm quan trọng của ngôn ngữ tác phẩm Hồ Biểu Chánh đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Nhà phê bình Thiếu Sơn trong cuốn “Thiếu sơn toàn tập” (tập 1) là người đã viết về Hồ Biểu Chánh trong “Phê bình văn học cảo” (1993) đã nhận định về tiểu thuyết của ông: “Cái khó là câu chuyện phải sao cho có lý, lời thuật phải sao cho gọn gàng, cái cơ mưu phải sao cho tự nhiên, cách kết cấu phải sao cho ý vị.” [20;83]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung trong quyển “Phác thảo văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại” của giáo sư Hoàng Nhân. Nxb. Mũi Cà Mau - 1998 đã nhận định: “Hồ Biểu Chánh đã góp phần tích cực vào việc chuyển giai đoạn cho tiểu thuyết nói riêng cho văn học dân tộc nói chung” [19;180]. Hạn chế của tác giả là đã lẫn tránh thực tại chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta đầu thế kỉ XX. Khi lùi lại một thế kỷ đi tìm sự trùng hợp về thời gian với các sự kiện nội dung nguyên tác. Với phần nhận định này thì cũng chỉ nói tóm lược về sự nghiệp sáng tác văn chương của Hồ Biểu Chánh chứ không nghiên cứu vào cụ thể của thành ngữ. Trong cuốn “Phê bình bình luận văn học”. Nxb. Văn nghệ - TPHCM là do những nhà nghiên cứu về tác phẩm Hồ Biểu Chánh đều có những nhận định khá sâu sắc như: Giáo sư Lê Đình Kỵ cho rằng: “Chúng ta không vì những mặt tiêu cực trong cuộc đời chính trị của Hồ Biểu Chánh mà có định kiến, đi đến coi sự nghiệp sáng tác giàu tính nhân dân của ông. Điều này chính đáng và cần thiết đối với sáng tác của các nhà văn sống trong xã hội cũ nói chung của Hồ Biểu Chánh nói riêng”[19;72]. Về giá trị tư tưởng tác phẩm Hồ Biểu Chánh, giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng : “Điều Hồ Biểu Chánh quan tâm sâu xa và thể hiện đậm nét trong tác phẩm của mình là: làm thế nào cho xã hội có được phong hóa lành mạnh. Vốn là người bản chất nhân hậu, ông chưa bao giờ đứng về phía cái mới để đả kích cái cũ, hay ngược lại đứng về phía cái cũ để đả kích cái mới. Thái độ của ông là tìm cách dung hòa cái mới và cái cũ, theo ông cái mới và cái cũ đều có những ưu điểm riêng của nó”[19;72]. Tiến sĩ Lê Ngọc Trà lại cho rằng: Cái độc đáo nhất và giá trị nhất của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nhằm chủ yếu không phải ở chổ nó mô tả phong tục hay tuyên truyền đạo lý mà ở chỗ thông qua mô tả phong tục, kết hợp tư tưởng là chủ nghĩa hiện [...]... Hồ Biểu Chánh miêu tả một cách tường tận Về ngôn ngữ tác phẩm Hồ Biểu Chánh giáo sư Cù Đình Tú, nhà nghiên cứu Hồng Dân, Trịnh Hoàng Mai đều nhất trí ở chổ: “ Hồ Biểu Chánh đã vận dụng khẩu ngữ hàng ngày nâng lên thành ngôn ngữ văn chương trong tác phẩm, khác với lối văn ước lệ, biền ngẫu trước đó”[19;75] Tác giả chỉ đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ đặc biệt là phương ngữ Nam Bộ, chứ không nói về thành ngữ. .. Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh 4 Phạm vi nghiên cứu Về mặt phạm vi của đề tài nghiên cứu Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh thì có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều bình diện khác nhau, nhưng nhìn chung nhiều công trình nghiên cứu này chỉ nhận xét khái quát chung chung chưa rõ ràng kể cả nội dung lẫn nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh Đặc biệt là lớp thành ngữ không có công... thành ngữ Nhờ những đặc điểm này mà thành ngữ trở thành một trong những yếu tố rất quan trọng trong lĩnh vực văn chương 1.4 Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ và tục ngữ 1.4.1 Phân loại thành ngữ Thành ngữ có cấu tạo phức tạp và đa dạng, nên việc phân loại thành ngữ dựa vào những tiêu chí sau: 1.4.1.1 Dựa vào cấu trúc của thành ngữ, ta có hai loại: 1.4.1.1.1 Thành ngữ có kết cấu là một cụm từ: Ví... Biểu Chánh [19;325] 3 Mục đích yêu cầu Trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt thì thành ngữ là phương tiện giao tiếp, cũng như trong sáng tác nghệ thuật văn chương là tất yếu Vì thành ngữ là tiếng nói là hơi thở của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam, không những vậy mà thành ngữ còn tạo lập mối quan hệ giao tiếp giúp con người đến gần nhau hơn Đến với đề tài Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh ... cách thấu đáo hơn về thành ngữ 1.3 Đặc điểm của thành ngữ 1.3.1 Tính biểu trưng Tính biểu trưng của thành ngữ thể hiện ở chổ hình ảnh hoặc sự việc, sự vật cụ thể miêu tả trong thành ngữ, là nhằm nói về những ý niệm khái quát hoá Do tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa đã tạo nên tính biểu trưng của thành ngữ, và tính biểu trưng đã trở thành đặc điểm nổi bật của thành ngữ Tính biểu trưng có ý nghĩa... ý nghĩa của các thành ngữ được sử dụng ở 12 từng câu văn trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh Song người viết ngoài việc chỉ ra vấn đề của thành ngữ, còn phải làm rõ vấn đề nội dung tác phẩm cũng như về phương diện nghệ thuật cần khai thác từng mạch vấn đề được tác giả bao quát ở trong tác phẩm Nội dung đề tài đòi hỏi người nghiên cứu phải chú tâm khai thác rõ ràng từng thành ngữ và giá trị biểu đạt của nó... 2: THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH 2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh Hồ Biểu Chánh là một tác gia văn học rất quen thuộc với giới văn chương chúng ta Quen thuộc bởi vì ông là một nhà văn lớn ở miền Nam, và là người tiên phong đi đầu trong giai đoạn mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Với cây bút sáng giá nhất ông đã đóng góp cho văn học nước nhà một dung lượng tác. .. và “đầu” trong thành ngữ “Đầu Ngô mình Sở ”, “đầu” và “tay” trong thành ngữ “Đầu cua tai nheo”, “đầu” và “mặt” trong thành ngữ “Đầu trâu mặt ngựa”, “đầu” và “đuôi” trong thành ngữ “Đầu voi đuôi chuột”,… đều là những từ chỉ các bộ phận trên cơ thể con người hay sự vật.Hoặc “con”, “cháu”, “ông”, “cha” trong thành ngữ “Con ông cháu cha” đều là những từ chỉ quan hệ biểu thị, quan hệ thân thuộc trong gia... khăn trong quá trình nghiên cứu, nhưng nó cũng có sự lôi cuốn hấp dẫn làm cho người viết được tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn Cùng với số lượng tác phẩm tài liệu nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh còn hạn chế, nên việc nghiên cứu thành ngữ còn ở dạng khảo sát chưa đi sâu một cách cụ thể, cho nên người viết chỉ tập trung tìm hiểu thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh Bên cạnh đó, đòi hỏi phải chỉ ra các thành. .. thành ngữ điều trước tiên là chúng ta phải xác định được thành ngữ, và nắm được khái niệm của thành ngữ, thì ta mới hiểu được nội dung ý nghĩa mà thành ngữ muốn thể hiện Từ xưa đến nay thành ngữ luôn được xem là loại hình ngôn ngữ đặc sắc, thành ngữ vốn gắn liền với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, ngôn ngữ của nó rất bình dân, gần gũi với mọi tầng lớp xã hội cho nên thành ngữ đã xuất hiện trong . nói gì đến thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Đồng thời tác giả còn chỉ ra được phần nào tầm quan trọng của ngôn ngữ tác phẩm Hồ Biểu Chánh đối. tác phẩm Hồ Biểu Chánh …………...56 2.3.1. Thành ngữ miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm ………………………...57 2.3.2. Thành ngữ miêu tả nhân vật trong tác phẩm …………………………...60

Ngày đăng: 10/04/2013, 12:15

Hình ảnh liên quan

hoàn chỉnh như: một từ làm ột hình thức diễn đạt súc tích giàu hình ảnh, nên nó được - Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh

ho.

àn chỉnh như: một từ làm ột hình thức diễn đạt súc tích giàu hình ảnh, nên nó được Xem tại trang 39 của tài liệu.
BẢNG THỐNG KÊ THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU - Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh
BẢNG THỐNG KÊ THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM HỒ BIỂU Xem tại trang 103 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan