ĐỀ THI HỌC KÌ II KHỐI 10 VÀ ĐÁP ÁN

5 411 0
ĐỀ THI HỌC KÌ II KHỐI 10 VÀ ĐÁP ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX) Chương trình chuẩn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu. Câu 1: Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Trong đó đặc trưng nào là cơ bản nhất? ( 1 điểm) Câu 2: Phân tích và chữa lỗi trong các câu sau: (1 điểm) a. Qua tác phẩm “Truyện Kiều” đã cho ta thấy hình ảnh của người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh. b. Nếu đội nào thắng sẽ giành quyền vào vòng tứ kết. c. Cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng. d. Cái làng nhỏ quê mùa ven sông tấp nập thuyền ghe. Câu 3: Nêu ý nghĩa của chi tiết hồi trống Cổ Thành trong hồi 28 – tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung? (1điểm) Câu 4: Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: (2 điểm) “ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa ”. (Nỗi thương mình, Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du) Câu 5: (5 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài thuyết minh để giới cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. ……………………… Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè Đề chính SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX) HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Câu 1: (1 điểm) - Nêu được 3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: + Tính hình tượng + Tính truyền cảm + Tính cá thể hóa - Đặc trưng cơ bản nhất: tính hình tượng Lưu ý: Mỗi ý được 0.25 điểm Câu 2 : (1 điểm). a. Sai: Câu mới có trạng ngữ, thiếu C-V Chữa: C1: Qua tác phẩm “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã cho ta thấy hình ảnh của người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh. C2: Bỏ từ “qua”: Tác phẩm “Truyện Kiều” đã cho ta thấy hình ảnh của người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh. b. Sai: Câu mới có trạng ngữ và vị ngữ, thiếu chủ ngữ. Chữa: Nếu đội nào thắng, đội đó sẽ giành quyền vào vòng tứ kết. c. Sai: Câu thiếu chủ ngữ. Chữa: Chúng ta vẫn cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng. d. Sai: Câu thiếu vị ngữ. Chữa: C1: Cái làng nhỏ quê mùa ven sông ấy giờ luôn tấp nập thuyền ghe. C2: Cái làng nhỏ quê mùa ven sông tấp nập thuyền ghe ấy đã khác xưa rồi. Lưu ý: Mỗi ý được 0.25 điểm Câu 3 : Ý nghĩ chi tiết hồi trống Cổ Thành trong hồi 28- tác phẩm « Tam quốc diễn nghĩa » của La Quán Trung : - Hồi trống giải nghi với Trương Phi - Hồi trống minh oan cho Quan Công . → Hồi trống thử thách, đoàn tụ, ca ngợi tình nghĩa anh em. → Hồi trống ca ngợi đoàn tụ giữa các anh hùng. ⇒ Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt. Câu 4 : Cảm nhận về hai câu thơ : * Học viên có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau : - Bối cảnh Kiều bộc lộ tâm trạng của mình: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. Đây là khoảnh khắc hiếm hoi Kiều đối diện với chính mình, sống thực với mình nhất. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè - Tâm trạng đầy thảng thốt của Thúy Kiều, từ “mình” lặp lại ba lần trong một câu thơ có nhịp điệu thổn thức như một tiếng khóc nghẹn ngào. Cái giật mình bất chợt thể hiện sự ngạc nhiên và hoang mang đến sợ hãi củaThúy Kiều trước sự đổi thay ghê gớm của số phận mình. → thể hiện nhân cách lòng tự trọng của Kiều. - Sự cảm thông, thương xót của Nguyễn Du đối với thân phận đầy bất hạnh, tủi hờn của nàng Kiều. * Hướng dẫn chấm: - 2.0 - 1.5 điểm: + Trình bày được các ý nêu trên. + Diễn đạt tốt, có cảm xúc. + Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - 1.0 điểm: + Trình bày được nửa số ý nên trên. + Văn chưa mạch lạc nhưng cũng diễn đạt được ý. + Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - 0.5 điểm: + Trình bày được khoảng một phần ba số ý nêu trên. + Văn lủng củng nhưng cũng diễn đạt được ý. + Còn nhiều lỗi diễn đạt. - 0.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 5 : I. YÊU CẦU CHUNG : - Biết cách làm văn thuyết minh văn học, vận dụng tốt các hình thức kết cấu và các phương thức biểu đạt. - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Vận dụng các phương pháp thuyết minh đã học, có thể kết hợp thêm các yếu tố tự sự, biểu cảm. II. YỀU CẦU CỤ THỂ : * Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau : 1. Mở bài : - Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới có những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc. 2. Thân bài : - Giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Trãi + Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức trai, quê gốc ở Chi Ngại (Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). + Giới thiệu về cha, mẹ của Nguyễn Trãi. + Cuộc đời ông gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của dân tộc : giặc Minh sang xâm lược, Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê… + Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một người anh hùng lẫy lừng nhưng lại oan khuất và bi kịch nhất trong lịch sử. - Giới thiệu về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi : Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè + Nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc bởi ông có một khối lượng lớn các tác phẩm chính luận sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, nhân nghĩa. Nghệ thuật viết chính luận của ông cũng lên đến bậc thầy. + Nguyễn Trãi còn là nhà thơ trữ tình xuất sắc :  Về mặt nội dung : Thơ ông phản chiếu vẻ đẹp của tâm hồn ông trong sáng, đầy sức sống. Nguyễn Trãi hiện lên trong thơ vừa là người anh hùng vĩ đại, vừa là con người trần thế bình dị.  Về mặt nghệ thuật : Ông đã có những cách tân lớn trên hai phương diện thể loại và ngôn ngữ. Ông đã đan xen thành công những câu thơ lục ngôn vào thể thơ thất ngôn Đường luật. Ông đã góp phần Việt hóa ngôn ngữ thơ Nôm. - Đánh giá về đóng góp của Nguyễn Trãi với văn hóa, văn học dân tộc : + Ông đã trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí – Trần đồng thời mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới. + Ông đã để lại tập thơ Nôm sớm nhất làm di sản thơ Nôm Việt Nam độc đáo. + Nguyễn Trãi đã đưa ý thức dân tộc lên đến đỉnh cao kết tinh tư tưởng Việt Nam thời trung đại. 3. Kết bài: - Nguyễn Trãi sống mãi trong tâm hồn người đọc bởi ông vừa là nhà thơ vừa là danh nhân văn hóa lớn. - Nguyễn Trãi được coi là người đặt nền móng cho thơ Nôm Việt Nam phát triển và lên đến đỉnh cao. III. CÁCH CHO ĐIỂM: ĐIỂM 5,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu sức thuyết phục. - Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục. - Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. ĐIỂM 2,5: - Đáp ứng nửa những yêu cầu nêu trên - Nắm được phương pháp thuyết minh. - Bố cục có chỗ chưa hợp lí, biết chọn dẫn chứng. - Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, không nhiều lỗi diễn đạt. ĐIỂM 1,0: - Còn lúng túng trong phương pháp, chưa biết cách thuyết minh. - Nội dung còn sơ sài, dẫn chứng chưa đúng, chưa tiêu biểu. - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, nhiều lỗi diễn đạt ĐIỂM 00,0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè . – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2 010 – 2011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX) Chương trình chuẩn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu. . Bè Đề chính SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX) HỌC KÌ II NĂM HỌC 2 010 –. Câu mới có trạng ngữ và vị ngữ, thi u chủ ngữ. Chữa: Nếu đội nào thắng, đội đó sẽ giành quyền vào vòng tứ kết. c. Sai: Câu thi u chủ ngữ. Chữa: Chúng ta vẫn cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày

Ngày đăng: 18/06/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  • TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  • HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (HỆ GDTX)

  • HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan