Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp bảo vệ môi trường môn Địa lý 7

6 2.8K 63
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp bảo vệ môi trường môn Địa lý 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một s I. Phần mở đầu. 1.lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. II. Nội dung nghiên cứu. 1. Cở sở pháp lý. 2. Cơ sở lý luận. 3. Cơ sở thực tiễn. III. Phương pháp thực hiện. 1. Phương pháp đàm thoai. 2. Phương pháp trực quan. 3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 4. Phương pháp thảo luận. 5. Phương pháp kiểm tra đánh giá. 6. Phương pháp nêu gương. 7. Phương pháp phối hợp, kết hợp. IV. Kết quả. V. Kết luận và kiến nghị. 1. Kết luận. 2. Kiến nghị. Danh mục tài liệu tham khảo. Nhận xét và xếp loại của tổ chuyên môn. Nhận xét và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của Trường. Nhận xét và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của ngành. PHẦN MỤC LỤC NỘI DUNG PHẦN I: MỞ ĐẦU: 1: Lí do chọn đề tài: - Năm học 2011– 2012 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo để học sinh noi theo. Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin. - Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và qúa trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh, so với việc học tập và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Cũng chính do đặc điểm đó mà giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý, nhưng đặc biệt là môn Địa lí. - Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất. Nhưng môi trường hiện nay như chúng ta đã biêt nó đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm một cách trầm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau: như núi lửa, bão cát…và do sự phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người, con người chưa thật sự có ý thức cao về bảo vệ môi trường, nh nguyên rừng cạn kiệt, xả rác bừa bài từ đó nó đã đem lại cho con người những thảm họa khôn lường như gây hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu thay Đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan ra, gây ra thiên tai và những căn bệnh hiểm nghèo, nó đã mang đi biết bao tính mạng của người dân vô tội. - Để giảm bớt những hậu quả do thiên nhiên gây ra đó là việc bảo vệ môi trường hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu nói chung, ở nước ta bảo vệ môi trường là một vấn đề đang được quan tâm sâu sắc. - Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng và đưa vào giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học, trong đó có môn Địa lí ở các cấp học. - Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí trong những năm qua tôi đã trăn trở và suy nghĩ làm thế nào cho môi trường sống được trong sạch và lành mạnh hơn. Nên tôi đã mạnh dạng viết đè cương sáng kiến kinh nghiệm này để áp dụng vào việc giảng dạy của mình để giáo dục thế hệ trẻ ngày nay có ý thức hơn và góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường hiện hay về mai sau. - Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài: Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc THCS đặc biệt 9 ở trường THCS Nguyễn Thị Định. 2. Mục đích nghiên cứu: - Qua đề tài này, mục đích đạt được của tôi nhằm nâng cao chất lượng giờ giảng dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học, thông qua việc làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp nhiều phương pháp đặc trưng bộ môn, cũng như kết hợp với các bộ môn khác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, học sinh sẽ có thói quen năng động sáng tạo phát huy cao độ năng lực tự học của mình, góp phần đẩy mạnh hơn nữa nền giáo dục của nước nhà. Vấn đề cơ bản là giúp các em học sinh địa phương có phương pháp học tập hợp lí với yêu cầu hiện tại. - Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến thức mới, những phần trọng tâm của bài học, chưa chú trọng lồng ghép những kiến thức phải tích hợp, bởi vì những kiến thức phải tích hợp chỉ là một đơn vị nhỏ trong một bài học nào đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối với học sinh rất thờ ơ với việc bảo vệ môi trường, ý thức về môi trường còn rất hạn chế không những không bảo vệ mà còn hủy hoại môi trường như: uống, sinh hoạt xả rác bừa bãi, phá hoại cây xanh… - Để có được môi trường xanh – sạch – đẹp, giáo viên truyền đạt kiến thức của bài học còn phải chú trọng việc lồng ghép và tích hợp môi trường vào bài dạy và giáo dục tư tưởng cho học sinh không chỉ ở bài học mà ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy tôi chọn đề tài này ứng dụng vào giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Thị Định. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. * Nhìn chung với đề tài này cần phải giải quyết các vấn đề sau: - Tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ môn, tình hình học tập của học sinh. - Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường, ý thức về môi trường của các em học sinh, từ đó thấy được những mặt tích cực cũng như khó khăn của phương pháp. - Phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt chưa thuận lợi để áp dụng vào thực tế giảng dạy. * Nhiệm vụ của giáo viên: - Giáo viên là người có vai trò to lớn trong việc hưỡng dẫn, tổ chức hoạt động học tập của các em học sinh, do đó chúng ta phải cố gắng chuẩn bị tốt tiến trình lên lớp kể cả phương tiện dạy học và hệ thống phương pháp dạy học phù hợp. Để thực hiện phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lí bậc THCS thành công thì theo tôi có những giải pháp như sau: + Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. + Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và qúa trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học tập và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. * Nhiệm vụ học sinh: - Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh đều phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, vai trò của mình. - Trước tiên học sinh phải có đủ phương tiện, đồ dùng học tập tối thiểu cho bộ môn. - Trong giờ học luôn có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực chú ý nghe giảng, luyện tập theo sự chỉ đạo của giáo viên. - Làm bài tập về nhà đầy đủ, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. 5. Phương pháp nghiên cứu . - Để đề tài có hiệu quả cao, chúng ta cần có phương pháp đúng đắn. - Trước tiên phải có sự quan sát đánh giá tình hình của học sinh, chất lượng học tập, ý thức học tập của các em học sinh. - Khi đánh giá được tình hình học tập của học sinh, tôi lựa chọn nội dung nghiên cứu, từ đó tôi quyết định tìm tòi tài liệu phù hợp phục vụ cho đề tài, tiếp theo tôi tìm hiểu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. - Cùng với tài liệu đã thu thập được, tôi viết đề cương sau đó đưa ra tổ chuyên môn cùng thảo luận. - Được sự đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn, tôi thực hiện viết đề tài. - Qua quá trình nguyên cứu đề tài trên lý thuyết kết hợp với thực tế học sinh, tôi kết hợp điều chỉnh các thiếu sót, bất cập nảy sinh. - Nói chung phương pháp cơ bản để tôi chọn đề tài này đó là phương pháp: + Điều tra: Lấy ý kiến của đồng nghiệp, ý kiến của học sinh. + Tổng hợp, tổng hợp từ tài liệu, tổng hợp từ ý kiến của đồng nghiệp. - Những điều quan trọng là phải đảm bảo nội dung, phương pháp, bám sát chuẩn kiến thức vào giảng dạy ở trên lớp. PHẦN II: NỘI DUNG: 1. Cơ sở pháp lý: - Mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kì đổi mới. - Trước tiên toàn ngành giáo dục hưởng ứng cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” - Tiếp tục thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hiện đại hóa giáo dục, tăng cường nề nếp, kỉ cương trong giáo dục. - Nắm bắt được tầm quan trong của môn Địa lí để các em học sinh có cách nhìn nhận và thái độ đúng đắn trước tự nhiên, con người và xã hội. - Ngoài ra bộ môn Địa lí còn giúp cho các en học sinh có cách nhìn nhận và thái độ đúng đắn trước tự nhiên, con người và xã hội. 2. Cơ sở lý luận: - Cũng giống như tất cả các môn học khác, phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Địa lí bậc THCS, giảng dạy trong thời kì đổi mới đó là luôn phát huy vai trò chủ động sáng tạo cho học sinh. Trong gời học, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp để giúp sinh tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó. Trong giờ học ở trường cũng như ở nhà học sinh luôn phát huy tối đa sự nhận biết các mối quan hệ gây ô nhiễm môi trường, kĩ năng mô tả nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó …Qua đó rèn luyện thói quen lao động, độc lập, sáng tạo phù hợp với yêu cầu của xu thế phát triển của xã hội ngày nay. - Có sự hiểu biết về tự nhiên, con người và xã hội ở các châu lục nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. - Hình thành các kĩ năng địa lí và phát triển tư duy. - Cũng như các môn khác, môn Địa lí ở trường THCS có những thuận lợi và khó khăn riêng. 3. Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi: Nhà trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, được sự cộng tác giúp đỡ của các ban ngành, trường luôn được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tây Hòa. - Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và an tâm công tác, tâm huyết với nghề. - Học sinh có khả năng nắm bắt kiến thức nhanh nhạy, có ý thức bảo vệ môi trường rất thuận lợi cho việc dạy, học và tích hợp môi trường của thầy và trò. - Các bậc phụ huynh rất quan tâm và phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục học sinh. b. Khó khăn: Còn số ít học sinh có ý thức học tập chưa tốt, vận dụng kiến thức tích hợp vào làm bài và thực tế còn hạn chế, chưa có ý thức bảo vệ môi trường như: ăn uống xong còn xả rác bừa bãi, ngồi học trong lớp còn lót giấy ngồi xong không dọn dẹp thời gian tiếp xúc với học sinh còn ít… Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng . Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung . Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí bậc THCS Thị Định. 1 . Phương pháp đàm thoại: - Đàm thoại, thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại giáo viên hỏi học sinh trả lời, cuối cùng giáo viên chốt chuẩn kiến thức. Ví dụ : Dạy Địa Lí ở lớp 6 bài 17 Mục 2: Giáo viên đưa ra một số nguyên nhân ô nhiễm không khí như: khí thải công nghiệp, cháy rừng sẽ làm thủng tầng ôzôn. Giáo viên đặt câu hỏi thủng tầng ô zôn sẽ gây tác hại gì đối với môi trường và con người? - Học sinh: trả lời qua đó giáo viên, giáo dục tư tưởng cho học sinh. 2. Phương pháp trực quan: ( sử dụng tranh ảnh địa lí) - Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về môi trường giúp học sinh có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, hiện tượng xói mòn đất ở những vùng đất trống, đồi trọc - Cùng với những bức tranh sách giáo khoa, trong khi dạy địa lí giáo viên nên sử dụng những ảnh minh hoạ có nội dung phù hợp và sắp xếp theo từng chủ đề. Đặc biệt sử dụng máy chiếu đưa những hình ảnh sôi động hoặc những đoạn phim nói về môi trường hiện nay. - Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh hoặc đoạn phim để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì, ở đâu và mô tả hiện tượng. Cuối cùng giáo viên gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng. - Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả, giáo viên nhận xét bổ sung. - Trong dạy học Địa lí, giáo viên nên triệt để sử dụng những tranh ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa , bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể. Ví dụ: Dạy Địa Lí ở lớp 7 bài 17 Mục 2: Giáo viên cho học sinh quan sát hai ảnh yêu cầu học sinh cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển. Cách triển khai tốt mục này là cho học sinh trao đổi sau đó cho học sinh trình bày ý kiến của mình. Cuối cùng giáo viên tổng hợp các câu trả lời, bổ sung kiến thức và hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh. - Như vậy, khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung cần được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh, ảnh. 3. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện như sau: Ví dụ: Dạy bài 24 Địa lí lớp 8 Vùng biển Việt Nam mục 2. - Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề: Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi phong phú, da dạng có giá trị to lớn về nhiều mặt như (kinh tế, an ninh quốc phòng, khoa học ). Giáo viên sử dụng những đoạn phim hoặc tranh, ảnh địa lí có nội dung cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và sự giàu có về hải sản cho học sinh quan sát, nói lên giá trị biển nước ta. Sau đó cho học sinh quan sát tiếp những bức tranh nói về thực trạng về môi trường biển nước ta hiện nay. - Chất thải công nghiệp, rác thải đô thị và khai thác hải sản không hợp lý của người dân đã làm cho môi trường biển bị suy thoái dẫn tới tài nguyên biển có nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng. - Giáo viên đặt câu hỏi cho biết vai trò, ý nghĩa của biển nước ta. Hiện nay biển nước ta đã và đang có nguy cơ bị ô nhiễm và một số tài nguyên đang bị cạn kiệt. Bằng kiến thức đã học và thực tế em hãy Cho biết nguyên nhân, hậu quả và đưa ra các biện pháp giải quyết. - Qua đó học sinh dễ dàng phát hiện và đưa ra cách giải quyết vấn đề. 4. Phương pháp thảo luận: - Sử dụng phương pháp này hệ thống câu hỏi phải khó, đòi hỏi có tính tập thế. Để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường. Giáo viên: có thể tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Giáo viên ra hạn thời gian. - Bước 2: Học sinh thảo luận ( theo nhóm hoặc bàn ) - Bước 3: Giáo viên sử dụng phiếu học tập. - Bước 4: Phân công nhóm trưởng. - Bước 5: Cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cho các nhóm nhận xét cho nhau. - Bước 6: Giáo viên tổng hợp các ý kiến và chuẩn kiến thức, khen thưởng các nhóm làm tốt. Ví dụ: Dạy bài 2: “DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ” ở lớp 9 mục II. - Giáo viên: Cho các nhóm dựa vào biểu đồ gia tăng dân số nước ta; hãy nhận xét về tình hình gia tăng dân số nước ta qua các năm. Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? Dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến những hậu quả gì? đưa ra biện pháp giải quyết? Cho ví dụ minh họa? - Qua đó giáo viên, giáo dục tư tưởng cho học sinh như giảm tỉ lệ gia tăng dân số thì diện tích đất trồng và diện tích rừng ít bị thu hẹp lại, môi trường ít bị suy thoái 5. Phương pháp kiểm tra đánh giá: - Đây là phương pháp rất quan trọng của việc dạy và học. Giúp cho giáo viên biết được khả năng truyền đạt kiến thức của mình và cách tích hợp giáo dục môi trường vào nội dung bài học, nhận biết được sự tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào việc bảo vệ môi trường như thế nào của học sinh để từ đó có biện pháp khắc phục cho dạy và học về sau. - Trong quá trình dạy học tôi thường xuyên kiểm tra học sinh với nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra thường xuyên hay định kỳ tôi đều có sự lồng ghép môi trường vào các bài kiểm tra, mục đích là muốn nhắc nhở học sinh về ý thức bảo vệ môi trường. Để có được kết quả theo ý muốn tôi thông báo trước cho học sinh biết nếu các bài kiểm tra mà nói về vấn đề bảo vệ môi trường em nào vận dụng kiến thức tốt thầy sẽ khuyến khích và cho điểm tối đa từ đó tăng thêm sự hứng thú cho các em. 6. Phương pháp nêu gương: - Trong quá trình thực hiện, học sinh tự phát hiện, theo dõi những hành vi tốt của bạn mình và nêu gương trước lớp, giáo viên có hình thức khen thưởng, tuyên dương, động viên ngay trước tập thể lớp ( việc này có thể thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp hoặc kết hợp với tổng phụ trách tuyên dương trước cờ trong giờ chào cờ). - Ngoài ra, tôi còn luôn sử dụng thêm biện pháp “ Nói và làm cũng như học đi đôi với hành” đó là các giờ lên lớp khi bước vào lớp giáo viên làm gương cho học sinh bằng cách không lấy giấy kê ghế để ngồi hoặc trên ghế giáo viên có giấy để sắn giáo viên cũng không nên ngồi mà hãy gom bỏ vào sọt rác còn với học sinh khi bước vào lớp giáo viên quan sát vệ sinh lớp nếu phát hiện có rác yêu cầu học sinh gom ngay mới vào học học sinh vừa làm, giáo viên đưa ra những lời nói giáo dục cho các em như: “ Đây là môi trường sống của chúng ta hãy bảo vệ nó cũng như bảo vệ chính bản thân mình”. 7. Phương pháp phối hợp, kết hợp: - Ngoài những phương pháp dạy tôi thường xuyên tổ chức như trên thì một phương pháp không thể thiếu được trong việc bảo vệ môi trường đó là; phương pháp phối hợp với các ban ngành như: Đoàn, Đội, Hội cha mẹ phụ huynh học hinh của trường, của lớp để giáo dục, dạy dỗ các em. Nhắc nhở các em cả cách ăn uống nên chọn đồ ăn thức uống có nguồn gốc sạch sẽ, an toàn bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và người thân của mình. đồ ăn thức uống hiện nay sử dụng hóa chất độc hại gây ra những căn bệnh như: ung thư, đường ruột cho học sinh nghe để học sinh biết và phòng tránh. Đây là biện pháp tôi đã và đang sử dụng cho những năm học vừa qua. PHẦN VI: KẾT QUẢ. - Năm học 2010 – 2011 tôi đã áp dụng đề cương sáng kiến này vào chương trình địa lí ở bậc THCS đặc biệt là tôi đã áp dụng dạy lớp: 6-7 – 8 – 9, nhưng kết quả chưa được như mong muốn vì lần đầu mới áp dụng nên kinh nghiệm và xử lý các tình huống chưa được tốt. - Nhưng tôi vẫn không từ bỏ ý định bởi vì bảo vệ môi trường là mối quan tâm của toàn cầu nên tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường chung của nhân loại. Do đó tôi vẫn tiếp tục thực hiện cho năm học này và mãi về sau, năm học này tôi áp dụng thấy kết quả rất khả quan, cao hơn năm học 2010 - 2011. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. - Việc giảng dạy tích hợp bảo vệ môi trường thông qua bộ môn Địa lí là điều rất cần thiết đối với nhận thức của học sinh. Tuy nhiên cách thức tổ chức giảng dạy và lồng ghép một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết. Tránh tình trạng tích hợp một cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung bài học thêm nặng nề, học sinh sẽ chán nản. - Qua đó, giáo viên và học sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn đối với việc bảo vệ môi trường. - Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc áp dụng đề cương sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí bậc THSC ở Nguyễn Thị Định. 2. Kiến nghị. - Giáo dục bảo vệ môi trường là một hoạt động giáo dục liên bộ môn. Bởi vậy tôi mong ngành Giáo dục cung cấp nhiều tài liệu về môi trường để đưa vào dạy học tích hợp, giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường có hiệu quả hơn. - Trường nên cho học sinh lao động và quét dọn vệ sinh trường lớp thường xuyên. Đoàn, Đội tổ chức ngày “ chủ nhật xanh” nhiều hơn nữa để giáo dục học sinh. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -Tài liệu: Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung học cơ sở. Tác giả: Nguyễn Hải Hà- Nguyễn Việt Hùng- Phan Thị Lạc- Trần Thị Nhung- Phạm Thu Phương- Nguyễn Minh Phương. - Tài liệu: lý luận dạy học Địa lý. Tác giả: Nguyễn dược, Nguyễn Trọng Phúc. - Tạp chí: Thế giới trong ta. ố phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí bậc THCS . vệ môi trường. - Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc áp dụng đề cương sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lí. việc bảo vệ môi trường, ý thức về môi trường còn rất hạn chế không những không bảo vệ mà còn hủy hoại môi trường như: uống, sinh hoạt xả rác bừa bãi, phá hoại cây xanh… - Để có được môi trường. năng truyền đạt kiến thức của mình và cách tích hợp giáo dục môi trường vào nội dung bài học, nhận biết được sự tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào việc bảo vệ môi trường như thế

Ngày đăng: 17/06/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan