CHƯƠNG 4 SÀN LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG

18 4.4K 8
CHƯƠNG 4 SÀN LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 4 SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 34 1. CẤU TẠO Sàn liên hợp sử dụng phổ biến trong nhà cao tầng bao gồm các thành phần: tấm thép tôn định hình, cốt thép và bê tông đổ tại chỗ. Sự làm việc của sàn liên hợp thép – bê tông là nhờ vào sự tiếp xúc giữa bê tông và thép. Hình 4.1. Sàn liên hợp với tấm tôn hình bằng thép Sàn liên hợp thép – bê tông là bản sàn một phương, các bản sàn gác lên các dầm phụ được đỡ bởi các dầm chính đặt vuông góc với dầm phụ và gác lên các cột. Tùy theo ô bản lớn hay bé mà sử dụng thanh chống trong quá trình thi công, các ô bản có nhịp nhỏ hơn 3.5m thì không cần sử dụng thanh chống. Cốt thép trong bản liên hợp được dùng để : - Phân phối tải trọng - Gia cường cục bộ tại các lỗ mở của bản - Chống cháy, chịu Mômen âm phía trên và khống chế vết nứt do co ngót của bê tông. Vai trò của tấm tôn : - Đóng vai trò là sàn công tác trong quá trình thi công - Đóng vai trò là cốp pha vĩnh cữu cho cho sàn liên hợp - Đóng vai trò là cốt thép lớp dưới của bản sàn liên hợp khi bê tông đã đông cứng. Yêu cầu cấu tạo : - Chiều dày sàn liên hợp từ 10 – 40 cm; - Chiều dày của tấm tôn từ 0,75 – 1,0 mm, chiều cao từ 40 – 80 mm; - Có lớp mạ kẻm mỏng ở 2 mặt để chống ăn mòn - Thép tấm định hình là thép dập nguội. Sự dập nguội làm tăng độ bền cơ học của thép dẫn đến làm tăng khả năng chịu lực của tiết diện. Hình 4.2. Các loại sàn liên hợp - Giới hạn đàn hồi của tấm tôn khoảng 300 N/mm 2 ; - Chiều dày của toàn bộ sàn liên hợp là h, không được nhỏ hơn 80mm. Chiều dày của riêng phần bê tông h c trên các sườn của tấm tôn không được nhỏ hơn 40 mm để tránh sự phá hoại giòn và đảm bảo lớp bảo vệ cho cốt thép. Nếu sàn làm việc liên SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 35 hợp với dầm hoặc sử dụng như vách cứng, chiều dày tổng thể h không được nhỏ hơn 90 mm và h c không được nhỏ hơn 50 mm. - Kích thước tiêu chuẩn của cốt liệu trong bê tông phụ thuộc vào kích thước nhỏ nhất của cấu kiện và không được lớn hơn giá trị nhỏ nhất trong các giá trị sau :  0,4h c  b 0 /3 , với b 0 là chiều rộng trung bình của sườn tấm tôn;  31,5 mm (kích thước mắt sàn rây cốt liệu) Hình 4.3. Các kích thước của sàn và tấm tôn - Yêu cầu đối với gối tựa : gối tựa của sàn liên hợp phải có bề rộng nhỏ nhất là 75mm đối với các loại khối thường như dầm thép hoặc dầm bê tông và 100mm đối với các loại gối ít gặp như gạch đá. Các dạng liên kết giữa tấm tôn thép với bê tông : (a) Liên kết cơ học (b) Liên kết bằng chốt neo (c) Liên kết ma sát (d) Liên kết bằng cách làm biến dạng sóng tôn Hình 4.4. Các dạng liên kết điển hình trong sàn liên hợp 2. SỰ LÀM VIỆC CỦA BẢN LIÊN HỢP 2.1. Ba dạng làm việc của bản liên hợp - Tương tác hoàn toàn : không có trượt giữa thép và bê tông ở mặt tiếp xúc, phá hoại có thể là giòn hoặc dẻo, lực tới hạn P u lớn nhất. - Không tương tác : trượt rất lớn xảy ra tại bề mặt tiếp xúc của bê tông và thép, gần như không có sự truyền lực cắt, lực tới hạn P u nhỏ nhất. SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 36 - Tương tác một phần : trượt bé, lực cắt truyền một phần, tải tới hạn P u có giá trị trung gian giữa hai trường hợp trên, phá hoại giòn hoặc dẻo. 2.2. Độ cứng của bản liên hợp Hình 4.5. Sự làm việc của sàn liên hợp Độ cứng của sàn liên hợp : - Thể hiện bằng phần đầu của đường cong P – δ. - Độ cứng lớn nhất ứng với tương tác hoàn toàn. - Ba dạng liên kết giữa thép và bê tông :  Liên kết lý hóa : bé nhưng luôn tồn tại trong tấm tôn định hình;  Liên kết ma sát : hình thành ngay khi xuất hiện sự trượt vô cùng bé;  Liên kết neo cơ học : xuất hiện sau khi có sự trượt đầu tiên và phụ thuộc vào hình dáng mặt tiếp xúc giữa thép và bê tông. 2.3. Các dạng phá hoại - Dạng phá hoại I : Phá hoại do Mômen dương xảy ra tại giữa nhịp, xảy ra với những nhịp sàn lớn có bậc liên kết cao giữa thép và bê tông. Phá hoại theo tiết diện loại I. - Dạng phá hoại II : Phá hoại do trượt ngang, xảy ra khi liên kết giữa thép và bê tông đạt tới khả năng chịu lực giới hạn. Phá hoại theo tiết diện II dọc theo chiều dài trượt L s . - Dạng phá hoại III : Phá hoại do lực cắt đứng tại vị trí gối tựa, xảy ra với bản có chiều dày lớn, nhịp ngắn và chịu tải nặng. Phá hoại xảy ra theo tiết diện III. Hình 4.6. Tiết diện phá hoại của sàn liên hợp SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 37 3. KIỂM TRA Ở GIAI ĐOẠN THI CÔNG 3.1. Sơ đồ tính Do tính toán theo bản một phương nên cắt một dải có bề rộng 1m để tính, xem tấm tôn thép như dầm liên tục nhiều nhịp có mômen quán tính không đổi theo chiều dài nhịp. 3.2. Phân tích nội lực và mômen Theo Eurocode 4, phân tích đàn hồi tuyến tính được sử dụng do tấm tôn thuộc loại cấu kiện thành mỏng, dễ bị mất ổn định ngay trong giai đoạn đàn hồi, khi tấm tôn thép được xem như liên tục, độ cứng chống uốn là không đổi dọc theo chiều dài của tấm tôn và bỏ qua sự thay đổi độ cứng do mất ổn định cục bộ của thành tấm tôn tại những vùng chịu nén. Mômen quán tính được tính với toàn bộ tiết diện ngang của tấm tôn. Sự đơn giản hóa chỉ được dùng cho phân tích đàn hồi tổng thể. 3.3. Trạng thái giới hạn tới hạn 3.3.1. Tải trọng Khi làm việc như sàn công tác, coppha sàn, tấm thép tôn chịu các tải trọng - Trọng lượng bê tông ướt và tấm tôn thép - Tải trọng thi công - Tải thiết bị nếu có - Tải trọng bê tông tăng lên do sóng tấm tôn thép võng xuống và bê tông ướt trong quá trình thi công Theo Eurocode 4 , trong phạm vi diện tích bất kỳ 3m x 3m (hoặc là nhỏ hơn 3m), để kể đến tác động của tải trọng thi công và trọng lượng dư ra của bê tông, tải trọng sẽ lấy bằng 1,5 kN/m 2 , phần diện tích còn lại chịu tác động của tải trọng có giá trị là 0,75 kN/m 2 , các tải trọng này được bố trí sao cho xuất hiện mômen uốn và lực cắt lớn nhất. Mômen ở giữa nhịp Mômen ở gối tựa (a) Tải trọng thi công 1,5 kN/m 2 (b) Tải trọng thi công 0,75 kN/m 2 (c) Trọng lượng bản thân tấm tôn Hình 4.7. Tải trọng tác dụng lên tấm tôn thép 3.3.2. Kiểm tra khả năng chịu lực M Sd ≤ M Rd Với M Sd là giá trị mômen do tải trọng gây ra; M Rd là giá trị mômen đặc trưng cho khả năng chịu uốn của tiết diện . SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 38 Khả năng chịu uốn của tiết diện yp Rd ap eff W M f   Trong đó: f yp : giới hạn chảy của tấm tôn thép W eff : là mômen kháng uốn hữu hiệu của tiết diện tôn thép γ ap : hệ số an toàn của tấm tôn thép , lấy bằng 1,1 Trong luận văn này, cũng như trong thiết kế thực tế, sử dụng tấm tôn thép của hãng sản xuất TATA Steel, có cung cấp đầy đủ số liệu các giá trị M Rd và mômen quán tính I p của tấm tôn thép. 3.4. Trạng thái giới hạn sử dụng Độ võng tấm tôn dưới tải trọng bản thân và bê tông ướt, không kể đến tải thi công không được vượt quá L/180 hoặc 20mm, với L là nhịp tính toán của tấm tôn. Nếu độ võng δ giữa nhịp của tấm tôn dưới tác dụng của trọng lượng bản thân và bê tông ướt, nhỏ hơn 1/10 chiều cao bản, ảnh hưởng của sự gia tăng bê tông do bản võng có thể bỏ qua khi tính toán thép tấm định hình, nếu vượt qua giới hạn này, ảnh hưởng do bản võng phải được xét đến, bằng các giả định trong khi tính toán, chiều dày của bê tông được tăng lên trên toàn nhịp là 0,7. Độ võng tấm tôn xác định theo công thức 4 5 384 ap pL EI k   Trong đó: L: nhịp của tấm tôn thép (bằng khoảng cách giữa các gối) p: tải trọng tính toán. I p : Mômen quán tính hữu hiệu (mm 4 /m) E a : module đàn hồi của thép lấy bằng 210 000 N/mm 2 k : hệ số lấy như sau  k = 1 đối với tấm tôn tựa đơn trên 2 gối tựa  k = 0,41 đối với tấm tôn liên tục 2 nhịp bằng nhau (3 gối)  k = 0,52 đối với tấm tôn liên tục 3 nhịp bằng nhau  k = 0,49 đối với tấm tôn liên tục 4 nhịp bằng nhau Trong luận văn này, để đơn giản cho việc tính toán, sẽ dùng chương trình SAP2000 mô phỏng dầm liên tục để tính toán ra nội lực M Sd và độ võng δ để so sánh với sức kháng mômen và độ võng cho phép. 4. KIỂM TRA Ở GIAI ĐOẠN LIÊN HỢP 4.1. Sơ đồ tính Giống như ở giai đoạn thi công SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 39 4.2. Phân tích nội lực và mômen Có các phương pháp phân tích sau : - Phân tích tuyến tính không có sự phân phối lại mômen tại gối trung gian nếu xét đến ảnh hưởng do nứt bê tông. - Phân tích tuyến tính có sự phân phối lại mômen tại gối trung gian (giới hạn 30%) nếu không xét đến ảnh hưởng do nứt bê tông. - Phân tích dẻo cứng miễn là tiết diện có đủ khả năng xoay tại nơi có xoay dẻo. - Phân tích đàn dẻo kể đến đặc trưng phi tuyến của vật liệu. Phân tích tuyến tính thích hợp cho trạng thái giới hạn tới hạn và trạng thái giới hạn sử dụng. Phân tích dẻo sử dụng cho trạng thái giới hạn tới hạn. Bản liên tục có thể được thiết kế như một chuỗi nhịp đơn giản, tuy nhiên cần bố trí cốt thép trên các gối tựa trung gian để đảm bảo sự làm việc hợp lý trong quá trình sử dụng. Đối với tải đường thẳng vuông góc với nhịp sàn, bề rộng hiệu quả là bề rộng của sàn. Đối với tải tập trung hoặc tải đường thẳng song song với nhịp sàn, tải xem như phân bố trên bề rộng hiệu quả nhỏ hơn bề rộng của sàn (phần tính toán sẽ đề cập ở phần sau), cần bố trí thép ngang để đảm bảo tải đường hoặc tải tập trung phân bố đều trên bề rộng hiệu quả, cốt thép ngang này xem như cốt thép gia cường được thiết kế theo Eurocode 2 để chịu mômen uốn. Nếu hoạt tải tiêu chuẩn không vượt quá 7,5 kN đối với tải tập trung và 5kN/m 2 đối với tải phân bố thì đặt cốt thép ngang theo cấu tạo, diện tích cốt thép ngang > 0,2% diện tích phần bê tông phí trên sườn của tôn thép và kéo dài hơn bề rộng hiệu quả. 4.3. Trạng thái tới hạn giới hạn 4.3.1. Tải trọng Kiểm tra sàn theo trạng thái làm việc liên hợp sau khi bê tông đóng rắn và đã tháo bỏ tất cả các thanh chống tạm thời (nếu có), các tải trọng được xét đến: - Trọng lượng bản thân (tôn, cốt thép, bê tông); - Các tải trọng thường xuyên khác (trọng lượng các cấu kiện không chịu lực); - Phản lực thay đổi do dỡ bỏ các thanh chống (nếu có) trong quá trình đổ bê tông; - Do tác dụng của từ biến, co ngót, chuyển vị gối tựa; - Tác động của khí hậu (nhiệt độ, gió …) tùy từng trường hợp; - Tác dụng của tải trọng sử dụng. Trong tính toán nhà thông thường, người ta không kể sự thay đổi nhiệt độ vào trong tính toán. 4.3.2. Kiểm tra khả năng chịu mômen dương của sàn liên hợp, dạng phá hoại I Dạng phá hoại I do moment chịu moment dương: thép tấm định hình đạt giới hạn dẻo hay bê tông đạt đến cường độ chịu nén. Cốt thép bổ sung trong vùng kéo có thể được tính vào sức chịu tải Ứng xử của vật liệu thường được lý tưởng hóa với biểu đồ khối ứng suất dẻo cứng. SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 40 Kiểm tra ULS, ứng suất trong thép là giới hạn chảy tính toán yp ap f  , ứng suất trong bê tông là cường độ tính toán 0,85 ck c f  và ứng suất trong cốt thép bổ sung là cường độ tính toán sk s f  Cốt thép chống nứt hay cốt thép chịu kéo đối với moment âm có thể được bố trí trong phạm vi chiều cao của bản bê tông. Cốt thép này thường chịu nén khi chịu moment dương và thường bỏ qua khi tính toán khả năng chịu moment dương. Hai trường hợp cần xét đến tùy theo vị trí trục trung hòa dẻo Trường hợp 1 :Trục trung hòa dẻo nằm trên tấm tôn thép Hình 4.8. Biểu đồ ứng suất chịu mômen dương khi trục trung hòa dẻo nằm trên tấm tôn thép Bỏ qua khả năng chịu lực của bê tông trong vùng chịu kéo Chiều cao vùng bê tông chịu nén từ phương trình cân bằng hợp lực kéo trong tấm tôn N p , và lực nén trong bê tông N cf 0,85 p yp ap pl ck c Af x bf     d p : khoảng cách từ đỉnh sàn đến trọng tâm tấm thép tôn Cánh tay đòn z = d p – 0,5x pl Cân bằng mômen ta có : M Rd = N p z Khả năng chịu momen dương 2 yp pl p p p Rd ap x f M N z A d        SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 41 A p : diện tích tính toán tiết diện tấm thép tôn không kể đến lớp mạ kẽm 2x0.02 (mm) và những phần lồi lõm do chế tạo. Trường hợp 2 :Trục trung hòa dẻo nằm trong tấm tôn thép Hình 4.9. Biểu đồ ứng suất chịu mômen dương khi trục trung hòa dẻo nằm trong tấm tôn thép Khi trục trung hòa dẻo cắt qua thép tấm định hình, một phần tiết diện thép tấm định hình chịu nén. Bỏ qua phần bê tông ở bụng và bê tông chịu kéo. Hình 4.9 cho thấy, biểu đồ ứng suất có thể phân thành hai biểu đồ, mỗi biểu đổ biểu diện một phần moment kháng tính toán M p,Rd . Biểu đồ thứ nhất miêu tả cân bằng lực N cf tương ứng với khả năng chịu tải của bản bê tông (chiều cao h c ) được cân bằng bởi một phần lực kéo N p trong thép tấm định hình. Cánh tay đòn z phụ thuộc vào đặc trưng hình học của thép tấm. Moment tương ứng biểu đồ này là N cf. z. Tính toán cánh tay đòn z bằng phương pháp gần đúng. Biểu đồ thứ hai tương ứng với cặp lực cân bằng trong thép tấm định hình. Moment tương ứng M pr được gọi là moment dẻo giảm yếu của thép tấm, và phải được cộng thêm N cf .z. Moment kháng uốn: M p,Rd = N cf .z + M pr Lực nén trong bê tông: 0,85 ck cf c c f N bh   Một số tác giả đề xuất công thức gần đúng M pr moment kháng dẻo quy đổi của thép tấm định hình có thể được suy ra từ moment kháng dẻo tính toán M pa của tiết diện tính toán thép tấm định hình. 1,25. 1 cf p yp pr pa pa ap N Af M M M            SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 42 Hình 4.10. Đường cong thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa M pa và M pr Khả năng chịu uốn tính toán   , 0.5 / ps Rd cf pr cf c p p p yp ap M N z M N z h h e e e Af        Trong đó: ep: khoảng cách từ trục trung hòa dẻo đến mép dưới tấm tôn e: khoảng cách từ trọng tâm tấm tôn đến mép dưới tấm tôn. 4.3.3. Kiểm tra khả năng chịu mômen âm của sàn liên hợp, dạng phá hoại I - Dạng phá hoại I là do sức kháng moment âm. - Trục trung hòa dẻo thường nằm trong phạm vi chiều cao thép tấm định hình. - Bỏ qua thép tấm định hình chịu nén. - Bỏ qua bê tông chịu kéo. - Chỉ các thanh thép trong bản chịu kéo khi chịu moment âm. Sức kháng âm bằng f ys /γ s đối với cốt thép . [...]... kéo trung bình của bê tông fctm k1 = (1,6 – dp) ≥ 1 với dp tính bằng m Ap k2 = 1,2 + 40 ρ với ρ = b0 d p 45 SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG Ap : diện tích tôn thép chịu kéo nằm trong bề rộng b0 dp : khoảng cách từ trục trọng tâm tấm tôn thép đến mép trên sàn Hình 4. 14 Phá hoại cắt trong bê tông 4. 4 Trạng thái tới hạn sử dụng 4. 4.1 Độ võng Các giá trị giới hạn được kiến nghị trong EC3 là: - L/250 dưới tác... 0.2% tiết diện ngang của bê tông ở phía trên thép tấm định hình đối với kết cấu không sử dụng thanh chống và 0 .4% đối với kết cấu có sử dụng thanh chống 47 SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 5 LƯU ĐỒ THIẾT KẾ SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG Bắt đầu A Giả thiết tấm tôn thép, kích thước sàn và cốt thép lưới Đặc trưng tiết diện Kiểm tra trong giai đoạn thi công Kiểm tra trong giai đoạn liên hợp Kết thúc KIỂM TRA Ở...SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG Hình 4. 11 Biểu đồ ứng suất chịu mômen âm của tiết diện Khả năng chịu lực của các thanh cốt thép Af N s  s ys s Hợp lực trong bê tông xấp xỉ bằng N c  0,85bc x pl f ck c Với bc là bề rộng của vùng bê tông chịu nén lấy bằng bề rộng trung bình của sườn bê tông trên 1m Ta xác định được f As ys s x pl  f 0,85bc ck c Cánh tay đòn z x z  h  a  pl 2 Với: h : bề dày sàn. .. giai đoạn thi công Kiểm tra trong giai đoạn liên hợp Kết thúc KIỂM TRA Ở GIAI ĐOẠN THI CÔNG Bắt đầu 48 Tính giá trị mômen do tải trọng tác dụng MSd SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG δ ≤ δmax No A Yes Trở lại KIỂM TRA Ở GIAI ĐOẠN LIÊN HỢP Bắt đầu 49 Tính giá trị mômen do tải trọng tác SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 50 ... đến độ võng của trượt biên 4. 4.3 Nứt bê tông - Bề rộng khe nứt trong miền moment âm của bản liên tục cần được kiểm tra theo EC2 - Thường bề rộng tối đa của vết nứt là 0.3mm - Nếu bề rộng vết nứt lớn hơn giá trị này, cốt thép cần được bổ sung theo qui định của bê tông cốt thép thông thường - Khi bản liên tục được thiết kế như một loạt bản đơn giản, tiết diện ngang của cốt thép chống nứt lấy không nhỏ... bản sàn chỉ chịu 2 tải trọng tập trung đối xứng sao cho có cùng giá trị phản lực ở hai gối tựa hình 4. 12 (c), sau đó cân bằng diện tích biểu đồ lực cắt từng phần âm dương tương ứng với biểu đồ gốc hình 4. 12 (b) Trong hình 4. 12 (c), diện tích mỗi phần là 3wL2/8, từ đó suy ra vị trí đặt tải trọng tập trung chính là chiều dài Ls, cụ thể ở đây là 3L/8 44 SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG Đối với bản liên tục -. .. p p c p 12n n Với: Ip : mômen quán tính của tấm tôn thép n : hệ số qui đổi lấy trung bình của tác dụng ngắn hạn và dài hạn E Ea n  'a  Ecm  Ecm 1   Ecm   2 3  xc : vị trí trục trung hòa tính từ mặt trên của sàn, tính theo công thức :  nA  2bd p xc  p  1   1  b  nAp   46 SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG Trên tiết diện mà phần bê tông xem như không bị nứt, mômen quán tính Icu có thể... thuộc vào nhịp của sàn Hình 4. 13 Các dạng phá hoại phụ thuộc vào nhịp sàn 4. 3.5 Kiểm tra khả năng chịu cắt đứng (Vertical Shear) của sàn liên hợp, dạng phá hoại III Phá hoại dạng III tương ứng với khả năng chịu cắt theo phương đứng Dạng phá hoại này có thể nguy hiểm nơi thép tấm định hình có sự dập nổi hữu hiệu(vì vậy chống phá hoại dạng II) và được đặc trưng bởi sự trượt của bê tông và do vết nứt... lực tác dụng Khả năng chịu cắt τu phụ thuộc vào dạng thép tấm định hình và phải được thiết lập riêng cho tất cả các thép tấm định hình 43 SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG vì giá trị của nó là hàm số của sự bố trí cụ thể của hướng dập nổi, điều kiện bề mặt…v.v Khả năng chịu cắt dọc của bản được xác định theo phương pháp bán thực nghiệm gọi là phương pháp m-k được đề xuất bởi Porter và Ekberg (1976) Phương... đơn giản 2 gối tựa - Với tải phân bố đều trên toàn nhịp L, Ls = L /4 - Với tải tập trung, Ls là khoảng cách giữa vị trí tải trọng và gối tựa gần nhất - Với tải bất kỳ, Ls được tính theo nguyên tắc được minh họa trong ví dụ sau : Hình 4. 12 Ví dụ tính toán chiều dài Ls Trong hình 4. 12 (a), sàn chịu tải phân bố đều w và tải trong tập trung có giá trị wL, biểu đồ lực cắt của sàn cho ở hình 4. 12 (b) Thiết lập . cốt thép và bê tông đổ tại chỗ. Sự làm việc của sàn liên hợp thép – bê tông là nhờ vào sự tiếp xúc giữa bê tông và thép. Hình 4. 1. Sàn liên hợp với tấm tôn hình bằng thép Sàn liên hợp thép. CHƯƠNG 4 SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG 34 1. CẤU TẠO Sàn liên hợp sử dụng phổ biến trong nhà cao tầng bao gồm các thành phần: tấm thép tôn định. tôn : - Đóng vai trò là sàn công tác trong quá trình thi công - Đóng vai trò là cốp pha vĩnh cữu cho cho sàn liên hợp - Đóng vai trò là cốt thép lớp dưới của bản sàn liên hợp khi bê tông đã

Ngày đăng: 17/06/2015, 11:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan