thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

47 1.8K 1
thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo về thực trạng của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và chống tội phạm này. Báo cáo gồm các phần: I. Lý luận II. đường lối xử lý III. Thực trạng IV. giải pháp V. Kết luận Đề tài đạt điểm giỏi trong kỳ báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế của khoa kinh tế luật trường ĐH Mở Tp. HCM

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú LỜI CẢM ƠN Trong suốt bốn năm học tập tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu mà Quý Thầy, Cô đã truyền đạt cùng với những kỹ năng cần thiết sẽ giúp em vững vàng hơn khi bước vào thực tiễn công việc. Em xin chân thành cảm ơn tập thể Quý Thầy, Cô của khoa Kinh tế - Luật trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình ba tháng thực tập vừa qua, tuy ban đầu còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế. Nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn Phạm Thanh Tú đã giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thanh Tú. Em cũng xin chân thành cảm ơn Văn phòng Luật sư Quang Trung, Trưởng văn phòng – Luật sư Vũ Mạnh Hòa và Luật sư tập sự Hoàng Đăng Vĩnh Huy, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại Quý Văn phòng. Do giới hạn về thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến, hướng dẫn từ Quý Thầy, Cô để bài báo cáo được hoàn thiện tốt hơn. Cuối cùng, một lần nữa em xin cảm ơn Quý Thầy, Cô, giảng viên hướng dẫn Phạm Thanh Tú. Chúc Quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giáo dục cao quý của mình. Em cũng xin cảm ơn và kính chúc Văn phòng Luật sư Quang Trung, Luật sư Vũ Mạnh Hòa, Luật sư tập sự Hoàng Đăng Vĩnh Huy luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc. SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………… Xác nhận của giảng viên hướng dẫn SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS BLDS TAND VKSND TANDTC VKSNDTC XHCN TNHH Tp.HCM Bộ luật Hình sự Bộ luật Dân sự Tòa án nhân dân Viện kiểm sát nhân dân Tòa án nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân tối cao Xã hội chủ nghĩa Trách nhiệm hữu hạn Thành phố Hồ Chí Minh SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và số bị cáo Bảng 3.2: Động thái diễn biến các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ năm 2010 - 2012 (lấy năm 2010 làm gốc so sánh). SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội thì mặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Trong số này, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, việc xét xử loại tội phạm này trong thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc xác định tội danh, quyết định hình phạt, vấn đề “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế và “phi hình sự hóa”. Các cơ quan áp dụng pháp luật đôi lúc còn tỏ ra lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật, do đó, phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” để nghiên cứu, nhằm tìm hiểu thực trạng của tội phạm này, qua đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp đối với tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” góp phần phòng ngừa và chống tội phạm này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Quá trình nghiên cứu của đề tài này nhằm hướng đến mục tiêu: - Làm rõ các dấu hiệu pháp lý về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. - Thực trạng về tội phạm này, các vấn đề bất cập, các thiếu sót, hạn chế của quy định về tội phạm này trong thực tiễn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Trang Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú 1.3 Phạm vi nghiên cứu Trong chuyên đề báo cáo này sẽ nghiên cứu quy định pháp luật về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và thực trạng của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua số liệu trong giai đoạn ba năm từ 2010 – 2012 trên phạm vi cả nước. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm hướng đến những mục tiêu đã đề ra, trong bài báo cáo này sẽ sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp nghiên cứu tổng hợp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xã hội học kết hợp với tư duy logic để xây dựng đề tài. 1.5 Kết cấu chuyên đề PHẦN 1: MỞ ĐẦU PHẦN 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN PHẦN 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT PHẦN 5: KẾT LUẬN SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Trang Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú PHẦN 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 2.1 Khái niệm chung về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa, nước ta đã và đang đẩy mạnh hội nhập với thế giới. Việc được các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đồng ý cho gia nhập là thành quả của sự nỗ lực không ngừng trong các chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam. Cùng với đó là tiến trình khu vực hóa hướng đến việc thành lập cộng đồng chung ASEAN vào năm 2016. Với xu hướng đó việc các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng thương xuyên, đa dạng nhiều chiều là một hệ quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, nhưng kèm theo đó là những biến tướng phát sinh. Việc nhận diện đúng ranh giới giữa giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại với hành vi phạm tội hình sự để có biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật một cách hữu hiệu là điều rất cần thiết, mang ý nghĩa to lớn. Điều đó nhằm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Loại bỏ tình trạng “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, tránh nhầm lẫn và bỏ lọt tội phạm. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu nghiên cứu làm rõ mặt khái niệm về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tội phạm là một khái niệm được khoa học Luật Hình sự chú trọng nghiên cứu, tại Điều 8 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa 10 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, được sửa đổi, bổ sung tại Quốc hội khóa 12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 (sau đây gọi tắt là BLHS) định nghĩa như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Trang Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” Khái niệm tội phạm tại Điều 8 BLHS đã thể hiện rõ được quan điểm của nhà nước ta về tội phạm và cũng khái quát được đầy đủ các yếu tố của tội phạm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản về mặt cấu trúc cũng có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành trên. Ngày 27 tháng 06 năm 1985 Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Hình sự, lần đầu tiên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một bộ luật, đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc trong lịch sử lập pháp hình sự của nước ta. BLHS 1985 đã giành hai chương quy định về tội xâm phạm sở hữu, chương IX – các tội xâm phạm sở hữu XHCN và chương VI – các tội xâm phạm sở hữu của công dân. Trong đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 135 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN) và Điều 158 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân). Điều 135 quy định: “1. Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm…” và Điều 158 quy định: “1. Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm…”. Việc quy định hai điều luật về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã thể hiện sự nghiêm trọng của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên cả hai điều luật đều không mô tả hành vi khách quan của tội phạm trong cấu thành tội phạm mà chỉ quy định một cách rất chung, rất khó để xác định tội phạm. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đòi hỏi các quy định pháp luật cũng phải có những thay đổi phù hợp với từng thời kỳ, theo đó BLHS 1985 đã được sửa đổi bốn lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN cũng được sửa đổi hai lần vào các năm 1989 và 1992, tội SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Trang Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân được sửa đổi một lần vào năm 1991. Tuy nhiên, các lần sửa đổi này chỉ sửa đổi hoặc bổ sung các tình tiết tăng nặng, các khung hình phạt mà vẫn không có mô tả về hành vi khách quan và cũng không có các văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc định nghĩa về tội phạm này và việc xác định tội phạm trong thực tiễn là khá mơ hồ và gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trình độ lập pháp. Ngày 22 tháng 11 năm 1999 Quốc hội X đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999, theo đó Điều 140 BLHS về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ra đời là kết quả của sự sửa đổi một cách căn bản, từ hai điều luật riêng rẽ trong BLHS năm 1985. Việc sửa đổi này là hoàn toàn phù hợp, qua đó giúp định nghĩa được rõ ràng hơn về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khắc phục được nhược điểm về mặt khách quan của tội phạm, đã có mô tả cụ thể trong cấu thành tội phạm, điều này có vai trò quan trọng trong việc xác định tội phạm và tránh oan sai. Ngày 19 tháng 06 năm 2009, tại Quốc hội XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999, theo đó tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 chỉ sửa đổi về yếu tố định lượng cụ thể là nâng mức định lượng trong cấu thành tội phạm của BLHS 1999 lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giá trị từ một triệu đồng trở lên là đã cấu thành tội phạm này thì được sửa đổi nâng mức định lượng lên bốn triệu đồng. Quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 BLHS 1999 như sau: “Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Trang [...]... hành vi phạm tội 9 Trong tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt được tài sản, ngoài ra có thể người phạm tội còn có một số mục đích khác Nhưng mục đích phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vì trong hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích phạm tội Cả bốn yếu tố cấu thành tội phạm. .. hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ năm 2010 – 2012 diễn ra như sau: Bảng 3.1: Số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và số bị cáo Năm Tổng số vụ án phạm tội lạm dụng Tổng số bị cáo phạm tội lạm dụng SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Tỷ lệ (%) bị cáo/vụ án Trang Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tín nhiệm chiếm đoạt. .. hiệu pháp lý gần giống với nhau trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Việc phân tích, nắm bắt rõ các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này giúp chúng ta phân biệt với các tội phạm khác có dấu hiệu gần giống trong thực tiễn áp dụng Phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có cấu thành gần giống nhất với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, ... sung đối với tội phạm này, việc áp dụng thêm hình phạt bổ sung đã góp phần làm tăng hiệu quả của hình phạt chính, hoàn thiện đường lối xử lý và nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản PHẦN 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 3.1 Diễn biến của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trong những năm... của tội phạm nói chung Hành vi khách quan của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu và trái pháp luật hình sự Trong hành vi khách quan của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đã nhận tài sản của người khác một cách hợp pháp, ngay thẳng, sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản. .. cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú b) Vay mượn thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. ” Như vậy, theo quy định này, có thể định nghĩa tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: Tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. .. nữa là trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không nhất thiết phải thông qua hợp đồng để có được tài sản của chủ sở hữu Phân biệt với tội tham ô tài sản: Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giống nhau là đều có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản đang trong sự quản lý của người phạm tội sau khi đã nhận được tài sản từ chủ sở hữu Điểm khác nhau cơ bản để phân biệt hai tội này là về... phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm Khi xâm phạm đến các quan hệ sở hữu nghĩa là xâm phạm đến các quyền: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản Để xâm phạm đến quan hệ sở hữu thì người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải tác động đến tài sản Tài sản chính là đối tượng tác động của loại tội phạm này, là đối tượng... người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý 8 Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là động cơ vì vụ lợi cá nhân Nhưng như đã đề cập ở trước, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Về mục đích phạm tội, mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt được khi thực hiện... phương thức để chiếm đoạt Thời điểm hoàn thành tội phạm này là khi người phạm tội có hành vi chiếm đoạt Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong mặt khách quan của tội phạm này bao gồm hai hành vi là gian dối và chiếm đoạt Khi thực hiện tội phạm người phạm tội có ý thức chiếm đoạt ngay từ đầu, có hành vi gian dối để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp từ chủ sở hữu tài sản Hành vi gian . 2010 - 2012 (lấy năm 2010 làm gốc so sánh). SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Báo cáo thực. Minh SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Thạc sĩ – Phạm Thanh Tú MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và số bị cáo Bảng. tiễn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. SVTH: Nguyễn Quốc Quân – MSSV: 1054062231 Trang Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ngày đăng: 17/06/2015, 08:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    • 1.1 Lý do chọn đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu

    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu

    • 1.5 Kết cấu chuyên đề

    • PHẦN 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

      • 2.1 Khái niệm chung về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

      • 2.2 Dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

        • 2.2.1 Khách thể của tội phạm

        • 2.2.2 Mặt khách quan của tội phạm

        • 2.2.3 Chủ thể của tội phạm

        • 2.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm

        • 2.3 Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác

        • 2.4 Đường lối xử lý

        • PHẦN 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

          • 3.1 Diễn biến của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

          • 3.2 Những kết quả đã đạt được trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

          • 3.3 Những khó khăn trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

          • 3.4 Nguyên nhân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan