BÁO CÁO QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI)

29 702 6
BÁO CÁO QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trải qua gần 1000 năm lịch sử, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều thời đại và là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô và cả nước.Văn Miếu được dựng lên vì có đạo Khổng, căn cứ vào hiện trạng vào trình tự bố trí các công trình kể cả tên đặt cho các công trình ta thấy rõ ràng Khổng Miếu ở Khúc Phụ của Trung Quốc và Văn Miếu QTG có họ hàng rất gần. Bố cục chung của Văn Miếu đã làm theo một công thức xây Khổng Miếu mà phong kiến Trung Quốc đã phổ biến. Tuy nhiên Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng có một phong cách riêng của Việt Nam.

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI) DANH SÁCH NHÓM 2 STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Lê Thị Mỹ Lộc 082054C 2 Trần Hữu Song Tùng 083105C 3 Nguyễn Thị Thu Vân 083106C 4 Nguyễn Thị Kiều Oanh 083100C 5 Trần Võ Hoàng Diễm 082041C 6 Phùng Lê Như Ý 082076C VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI) Nhóm 2 Page 1 I. GIỚI THIỆU VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM - Trải qua gần 1000 năm lịch sử, Văn Miếu- Quốc Tử Giám vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều thời đại và là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô và cả nước. - Văn Miếu được dựng lên vì có đạo Khổng, căn cứ vào hiện trạng vào trình tự bố trí các công trình kể cả tên đặt cho các công trình ta thấy rõ ràng Khổng Miếu ở Khúc Phụ của Trung Quốc và Văn Miếu QTG có họ hàng rất gần. Bố cục chung của Văn Miếu đã làm theo một công thức xây Khổng Miếu mà phong kiến Trung Quốc đã phổ biến. Tuy nhiên Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng có một phong cách riêng của Việt Nam. - Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Văn Miếu đã có từ thời phong kiến phía bắc thống trị và truyền bá đạo Khổng; còn công trình thì được “sửa sang” vào thời Lý. - Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận các học trò giòi trong thiên hạ Quốc Tử Giám và Văn Miếu được sửa sang thời Trần, năm 1243; thời Lê đã trùng tu tất cả 4 lần năm 1511, 1567, 1762, 1785. - Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám và là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Nhóm 2 Page 2 Tượng thờ vua Lý Thánh Tông – người có công lập ra Quốc Tử Giám Nhóm 2 Page 3 II. KIẾN TRÚC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 1. Sơ lược Mô hình toàn cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám được trưng bày tại nhà Thái Học - Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội), quay mặt về hướng Nam với tổng diện tích 55.027m 2 gồm Hồ Văn, vườn Giám và Nội tự. Nội tự được chia làm năm khu vực: Khu thứ nhất : từ cổng Văn Miếu tới cổng Đại Trung. Khu thứ hai : nổi bật với Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng năm 1805 với kiến trúc gỗ, bốn mặt có cửa sổ tròn và những con tiện tỏa ra tứ phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng.  Khu thứ ba : là nơi lưu giữ bia tiến sĩ được dựng từ năm 1484.  Khu thứ tư : thờ Khổng tử và bài vị của 72 vị học trò xuất sắc của Khổng Tử và thờ Chu Văn An, Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Nhóm 2 Page 4  Khu thứ năm : là nhà Thái Học, vốn là Quốc Tử Giám xưa, trường đại học quốc gia đầu tiên ở nước ta.Các công trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách nghệ thuật của các triều đại Lê, Nguyễn và những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam, công trình Thái Học được xây dựng vào năm 2000 trên nền của Quốc Tử Giám xưa (Thái Học đường) với diện tích mặt bằng hơn 6000m 2 . - Nhà chính của Văn Miếu là Đại Thành thờ Khổng Tử, ba gian hai chái, lợp ngói đồng. - Hai bên Đông – Tây điện Đại Thành là dãy nhà nhỏ hơn để thờ các vị “Tiên Hiền”, mỗi dãy 7 gian. - Điện Canh Phúc là nơi vua thay áo trước khi vào lễ, có một gian hai chái. - Nhà Thái Học là nơi trụ sở chính của trường gồm 3 gian, lợp ngói đồng. Giảng đường phía Đông, phía Tây hai dãy đều 14 gian. Nhà ở của học sinh phía Đông và Tây nhà Thái Học, mỗi bên 3 dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người ở. Nhóm 2 Page 5 2. Kiến trúc từng khu a) Khu thứ nhất: - Bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn. Văn miếu môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất. Đại Trung Môn - Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê chầu vào. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau. - Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo Nhóm 2 Page 6 rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới. - Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. - Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn. b) Khu thứ hai - Từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê văn các là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Tỷ lệ của Khuê Văn Các Nhóm 2 Page 7 - Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao. - Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ 奎 文 閣 (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng. - Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. - Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ. Nhóm 2 Page 8 Khuê Văn Các - Thiên Quang Tỉnh, nơi giao hoà của đất, trời c) Khu thứ ba - Gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. - Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên. Nhóm 2 Page 9 Toàn cảnh Thiên Quang Tỉnh (nhìn từ gác Khuê Văn), hai bên là hai khu nhà bia, phía cuối hình là Đại thành môn dẫn vào không gian thứ ba - Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Vườn bia trước khi tu sửa Khu nhà bia tiến sĩ Nhóm 2 Page 10 [...]... nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước có 5 cửa và mặt sau có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và... hòa giữa đạo và đời, là thành phẩm của công trình kiến trúc vĩnh cửu trước thời gian - Trải qua những thăng trầm trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng có nhiều sự đổi thay Từ tháng 4/1962, khi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng là di tích cấp quốc gia cho đến nay, khu di tích đã được quan tâm bảo tồn, tôn tạo Trong quá... rồng hay các bậc thềm đi vào các khu nhà trong di tích Văn Miếu Đá cũng là loại vật liệu không thể thiếu trong kiến trúc cổ Ở Việt Nam còn có rất nhiều các công trình dùng đá làm vật liệu chính như Thành nhà Hồ (Thanh Hoá), Chùa Phát Di m (Ninh Bình) Nhóm 2 Page 19 - Giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ được tạo bởi không gian kiến trúc đột phá nhưng lại hòa quyện với không... lúa nước xưa kia Hoa văn trên kiến trúc, đôi khi chỉ là những nét chấm phá rất mộc mạc nhưng cũng rất hình tượng III- QUÁ TRÌNH TRÙNG TU 1 Giai đoạn trước chiến tranh - Qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn luôn tồn tại Sau mỗi cuộc xâm lăng, khu di tích bị tàn phá nặng nề, các triều đại vua Đại Việt vẫn chủ trương tu bổ và xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày một rộng lớn... truyền thống, giữ những nét kiến trúc, đặc trưng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhưng vẫn tạo nên nét mới phù hợp với thời đại Nhóm 2 Page 26 - Năm 1991: Tu bổ điện Đại Thành và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước sau khi được Bộ Văn hóa -Thông tin phê duyệt, dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và khai thác du lịch Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tiến hà nh Nhà bảo quản 82 bia tiến sĩ được xây dựng bằng số tiền 70.000... được xây dựng mô phỏng theo các kiến trúc cổ truyền của Việt Nam nhưng không theo lối kiến trúc của một triều đại nào Do vậy khu di tích Quốc Tử Giám sẽ được xây dựng theo lối mô phỏng, tương đối đơn giản, tuy nhiên về mặt tổng thể, nó sẽ hài hoà hơn với các công trình kiến trúc hiện có của khu di tích, giữ được cảnh quan chung và đáp ứng được yêu cầu tôn vinh và phát triển văn hoá dân tộc    Nhóm... nhất dựng trong Văn Miếu theo chủ trương của vị minh quân - nhà văn hoá Lê Thánh Tông Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa chữa lại công trình kiến trúc và đến năm 1785 thì đổi tên thành nhà Thái Học - Thời Mạc, các khoa thi vẫn được tổ chức đều đặn Việc tu bổ Văn Miếu Quốc Tử Giám đã được tiến hành từ năm 1536 đến mùa xuân năm 1537 thì hoàn tất - Năm 1662, dưới thời vua Lê Trung Hưng, khu di tích được tu... Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông 4 Vật liệu a) Gỗ - Kiến trúc cổ Việt Nam luôn lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình Đặc biệt, các khu nhà thuộc tổng thể Văn Miếu Quốc Tử Giám hầu hết được dựng nên bằng gỗ lim với các cột, kèo, xà Những cột bằng gỗ lim làm... thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, Tượng thờ đức Khổng Tử tại điện Đại thành một nhà giáo tài đức, có nhiều học trò thành đạt đời Trần d) Khu thứ tư - Đại Thành Môn – Khu Điện Thờ là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung Nhóm 2 Page 11 - Cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian... độc đáo, thể hiện văn hoá của dân tộc Việt Kiến trúc cổ truyền với những hoa văn họa tiết đặc sắc được chạm khắc trên chất liệu gỗ đã phản ánh lịch sử và nét văn hoá qua mỗi thời kỳ, không gian của tổng thể di tích đã làm cho kiến trúc tôn giáo này không chỉ đặc sắc mà còn gợi mở về những ngôi nhà xưa của đồng bằng Bắc Bộ - Người Việt xưa luôn thích sự dàn trải trong không gian kiến trúc, vì thế dẫn . công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết kế tu bổ di tích - Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật, nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13 - 7 - 1999. -. khu di tích bằng gạch vồ, loại gạch đặc trưng từ thời Lê vào thế kỷ XVII- XVIII, có tu i thọ đã trên 300 năm tu i. Sân của các khu nhà lại được lát bằng gạch bát truyền thống. Tổng thể công trình. Giám được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng là di tích cấp quốc gia cho đến nay, khu di tích đã được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Trong quá trình trùng tu, tất cả các hạng mục thảm

Ngày đăng: 16/06/2015, 11:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan