OÀN THIỆN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN

28 332 0
OÀN THIỆN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội nhập kinh tế kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp về cả số lượng và hiệu quả hoạt động. Sự phát triển này đòi hỏi có một chế độ kết toán mới phù hợp và thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Hội nhập kinh tế kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp về cả số lượng và hiệu quả hoạt động. Sự phát triển này đòi hỏi có một chế độ kết toán mới phù hợp và thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp làm sao vừa dễ áp dụng đồng thời lại phản ánh được đầy đủ và chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với đòi hỏi này gần đây Bộ Tài Chính liên tục sửa đổi bổ sung các chuẩn mực kế toán cũ đã không còn phù hợp bằng các chuẩn mực hoàn chỉnh hơn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Những quy định này đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp nhưng đồng thời vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp là một trong rất nhiều các văn bản mới được ban hành gần đây. Thông tư này có vị trí hết sức quan trọng đặc biệt trong điều kiện hiện nay ở nước ta do mới ra nhập WTO nên sẽ không tránh khỏi các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Lập dự phòng giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để đối phó với những tổn thất có thể xảy ra trong năm tài chính theo đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn nếu có rủi ro và giảm thiểu được những tổn thất đáng tiếc do chưa chuẩn bị đối phó trước. Đồng thời, việc trích lập dự phòng cũng là tôn trọng nguyên tắc thận trọng trong việc phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá trị thị trường có thể thực hiện được của nó và giá trị của các khoản phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được. Như vậy giá trị tài sản của doanh nghiệp được phản ánh trên bảng cân đối sẽ đáng tin cậy hơn. Do vậy việc hiểu rõ về cách trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá tài sản là rất cần thiết. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN: 1. Một số quy định chung: a. Khái niệm: Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa ghi nhận vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài hcính của niên độ báo cáo để có nguồn tìa chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ kế toán liền sau. b. Tính tất yếu của dự phòng giảm giá tài sản: Lập dự phòng là cách để doanh nghiệp vừa thực hiện được nguyên tắc hạch tóan theo giá gốc lại vừa phản ánh được giá trị thực tế của các tài sản của mình trên báo cáo tài chính. Như vậy để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thận trọng thì việc trích lập dự phòng là tất yếu phải làm nhằm đảm bảo giá trị tài sản của doang nghiệp được phản ánh một cách trung thưc hợp lý nhất. c. Phân loại: Theo chế độ kế toán thì dự phòng giảm giá tài sản gồm một số loại: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. d. Thời điểm trích lập dự phòng: Các khoản dự phòng giảm giá đầu tư được trích lập vào thời điểm cuối kì kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài Chính chấp nhận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lich thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. Đối với các doanh nghiệp có lập báo cáo giữa niên độ trong trường hợp có biến động lớn về dự phòng thì có thể điều chỉnh trích thêm hoặc hoàn nhập vào cuối kì kế toán giữa niên độ. e. Hội đồng thẩm định mức trích lập dự phòng: Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Hội đồng gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan và một số chuyên gia nếu cần. Giám đốc doanh nghiệp là người quyết định thành lập Hội đồng. 2. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: a. Đối tượng, điều kiện phương pháp tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho:  Đối tượng lập dự phòng: Vật tư, hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp mà giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc ghi nhận trên sổ của hàng tồn kho. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368  Điều kiện lập dự phòng: Hàng tồn kho được trích lập dự phòng nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. - Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.  Công thức tính dự phòng cần lập: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. b. Phương pháp hạch toán:  Tài khoản sử dụng: Tài khoản 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Kết cấu tài khoản 159: Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kì. Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kì. Số bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kì.  Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: - Cuối kì kế toán năm (cuối quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên kế ghi: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán: Mức dự phòng cần lập trong kì Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Cuối kì kế toán năm (cuối quý) tiếp theo: + Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn ghi: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi: Nợ TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632- Giá vốn hàng bán c. Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm định tài sản bị huỷ bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoá phải huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế. Hội đồng xử lý tài sản gồm: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hoá tồn đọng để quyết định xử lý huỷ bỏ vật tư, hàng hoá nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hoá đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật. Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hoá). Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Ghi: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nợ TK 111,112 .: Số thu hồi được Nợ TK 159: Số dùng dự phòng bù đắp Nợ TK 632: Số chênh lệch còn thiếu Có TK 152,153,156 .: Giá trị hàng hóa vật tư hủy bỏ 3. Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi: a. Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: - Đối với tổ chức kinh tế: + Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức. + Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán. - Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau: + Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ. + Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ. + Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả. - Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi được của doanh nghiệp (nếu có). b. Điều kiện lập dự phòng và phương pháp tính mức dự phòng cần lập:  Điều kiện lập dự phòng: Các khoản nợ phải thu khó đòi phải được theo dõi cho từng đối tượng từng nội dung từng khoản nợ trong đó chi tiết nợ phải thu khó đòi. Các khoản nợ phải thu được coi là khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu là: - Số tiền phải thu phải theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. - Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách hàng nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…  Căn cứ ghi nhận nợ phải thu khó đòi: - Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần vẫn chưa thu được. - Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.  Mức dự phòng cần lập của các khoản nợ phải thu khó đòi: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn . thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng từ, tài liệu chứng minh theo quy định thì lập Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo quy định. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. c. Phương pháp hạch toán dự phòng phải thu khó đòi:  Tài khoản sử dụng: Tài khoản 139: dự phòng nợ phải thu khó đòi Kết cấu tài khoản 139: Bên Nợ: - Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi - Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi Bên Có: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Số bên Có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kì.  Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: - Cuối niên độ kế toán (cuối quý) xác định mức dự phòng cần lập lần đầu: Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Mức dự phòng cần lập Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi. - Trong niên độ kế toán sau hoặc trong quý sau: + Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không đòi được quyết định xóa nợ và sử dụng quỹ dự phòng để bù ddawps thiệt hại: Nợ TK 139: Phần dự phòng đã lập Nợ TK 642 (6426): Phần chưa lập dự phong. Có TK 131, TK 138… : Số nợ phải thu khó đòi đã xử lý. Đồng thời ghi: Nợ 004- Nợ khó đòi đã xử lý. Nếu sau này đòi được các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý được hạch toán: Nợ TK 111, TK 112 Có TK 711 Đồng thời ghi Có 004 + Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể bán cho các công ty mua bán nợ: Khi hoàn thành thủ tục bán và thu được tiền ghi: [...]... TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN: 19 1 Thực trạng hạch toán dự phòng giảm giá tài sản tại các doanh nghiệp: 19 a Hạch toán dự phòng giảm giá tài sản trước khi ra đời thông tư 13/2006/TT-BTC: 19 b Hạch tóan dự phòng giảm giá tài sản trong thông tư 13/2006/TT-BTC: 21 c Thực tế áp dụng việc hạch tóan dự phòng giảm giá tài sản trong các doanh nghiệp:... tượng dự phòng: như hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn khom dự phòng các giảm giá các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi vào thu nhập khác Trong khi đó trong chế độ kế toán thì lại hoàn nhập các khoản dự phòng bằng cách ghi giảm chi phí của các hoạt động liên quan đến đối tượng lập dự phòng (hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi giảm giá vốn hàng bán, hoàn nhập dự phòng phải... tóan các khoản giảm giá tài sản được quy định trong thông tư 64 như sau: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi được đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp và hoàn nhập toàn bộ số dự phòng của niên độ trước vào thu nhập của hoạt động bất thường Còn dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán lúc trích lập dự phòng cho và chi phí tài chính còn hoàn nhập dự phòng vào doanh thu tài chính -... HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN: 2 1 Một số quy định chung: 2 a Khái niệm: 2 b Tính tất yếu của dự phòng giảm giá tài sản: 2 c Phân loại: 2 d Thời điểm trích lập dự phòng: 3 e Hội đồng thẩm định mức trích lập dự phòng: 3 2 Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: .3 a Đối tượng, điều kiện phương pháp tính dự phòng giảm giá hàng... Hoàn nhập số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tài chính ngắn hạn kỳ này phải lập nhỏ hơn số đã lập cuối kì trước Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (Số cần trích lập lần đầu và số chênh lệch giữa số dự phòng kỳ này phải lập lớn hơn số đã lập cuối kì trước) Số bên Có: Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn hiện có cuối kỳ - Tài khoản 229: dự phòng giảm giá. .. tác kế toán trong doanh nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thông tư 64/TC- TCDN ngày 15/9/1997 Hướng dẫn chế độ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp nhà nước 2 Thông tư 107/2002/TT- BTC ngày 31/12/2001 Hướng dẫn chế độ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp... sử dụng trong hạch toán dự phòng giảm giá tài sản: i Bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Loại hàng Số lượng Giá trị ghi sổ 1 2 3 Mức dự phòng cho năm tới 5=4-3 Giá trị thuần có thể thực hiện được 4 Dự Lập bổ phòng sung số còn lại thiếu 6 7=5-6 Hoàn nhập số thừa 8=6-5 Cộng ii Bảng kê chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi:... nghiệp về việc hạch toán hoàn nhập dự phòng về tài khoản sử dụng Có doanh nghiệp thì sử dụng tài khoản doanh thu (thu nhập) trong khi đó cũng có những doanh nghiệp lại sử dụng tài khoản chi phí d Một số nhận xét về hạch tóan dự phòng giảm giá tài sản hiện nay: Chưa có chế tài xử lý việc trích lập dự phòng sai gồm cả việc không trích dự phòng và việc cố tình làm tăng mức dự phòng cần lập Dẫn đến một... hàng hoá đã trích lập dự phòng 6 3 Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi: 7 a Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: 7 b Điều kiện lập dự phòng và phương pháp tính mức dự phòng cần lập: 8 c Phương pháp hạch toán dự phòng phải thu khó đòi: .9 4 Hạch toán dự phòng giảm giá các khoản đầu tư: 11 a Đối tượng, điều kiện và phương pháp tính dự phòng cần lập: 11 b... khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính Giá chứng x khoán hạch toán trên sổ kế toán Giá chứng - khoán thực tế trên thị trường Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư để làm căn cứ so sánh với số dự phòng đã được lập cuối năm trước để xác định số phải lập thêm hoặc hoàn nhập giảm chi phí tài chính . HỒN THIỆN DỰ PHỊNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN: 1. Thực trạng hạch tốn dự phòng giảm giá tài sản tại các doanh nghiệp: a. Hạch tốn dự phòng giảm giá tài. không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.  Công thức tính dự phòng cần lập: Mức dự phòng giảm giá vật

Ngày đăng: 10/04/2013, 11:22

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan