Câu hỏi và đáp án thuế

26 295 0
Câu hỏi và đáp án thuế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1.Anh (chị) hãy cho biết bản chất và chức năng của thuế? TL: Bản chất của thuế: -Bản chất của thuế là sự cưỡng chế tài chính từ nhân dân được thực hiện bởi Nhà nước. -Thuế chính là một phần thu nhập của Nhà nước bởi vì Nhà nước nào cũng cần phải có ngân sách tối thiểu để duy trì bộ máy hoạt động của mình. -Chi tiêu vào hàng hoá công cộng, trợ cấp hưu trí, bệnh tật … tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội. -Không có sự tương thích giữa việc nộp thuế và lợi ích nhận được từ việc nộp thuế. - Mọi người đều sử dụng chung một hệ thống an sinh xã hội, một con đường … Nhưng người giàu hơn lại phải nộp thuế nhiều hơn. -Nộp thuế còn được coi như một nghĩa vụ không thể thoái thác được. Chức năng của thuế: -Chức năng phân phối và phân phối lại; + Các quĩ bằng tiền của Nhà nước được hình thành đảm bảo cho sự hoạt động và tồn tại của Nhà nước. + Thuế là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào NSNN + Số tiền này sau đó lại được Nhà nước chi tiêu vào hàng hoá công cộng, trợ cấp hưu trí, bệnh tật … tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội. + Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết kinh tế của thuế. -Chức năng điều tiết kinh tế: + Thu nhiều loại thuế khác nhau, xđ đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xd các mức thuế phải nộp, sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn, giảm thuế + NN có thể mở rộng hoặc thu hẹp 1 ngành kinh tế NN sử dụng biện pháp : đánh thuế thấp, thu hẹp phạm vi chủ thể nộp thuế, mở rộng diện miễn, giảm thuế. Để thu hẹp 1 ngành kinh tế NN sử dụng biện pháp : đánh thuế cao, mở rộng phạm vi chủ thể nộp thuế, giảm diện tích miễn, giảm thuế. Thuế điều chỉnh cơ cấu ngành nghề lĩnh vực + Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường, hạn chế lạm phát : khi giá cả 1 loại hàng hóa nào đó trên thị trường tăng lên, NN có thể điều chỉnh giá bằng cách giảm thuế đối với mặt hàng đó và ngược lại; để kiềm chế tốc độ lạm phát NN có thể giảm thuế + NN kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung phù hợp với lợi ích XH + Phần lớn thuế đánh vào mặt hàng và thu nhập. Câu 2, Trình bày mục tiêu và những bất cập của công cuộc cải cách thuế bước 1. Giai đoạn 1990-1998. TL: * Mục tiêu của cải cách thuế - Làm cho thuế trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. - Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. - Thuế đảm bảo sự bình đẳng giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng như các thành phần kinh tế khác, góp phần thực hiện công bằng xã hội. - Thuế phải có tính pháp lý cao. * Những bất cập của hệ thống thuế sau cải cách bước 1 - Chính sách thuế không đồng bộ với các chính sách kinh tế khác nên hiệu quả của chính sách thuế còn hạn chế. - Việc hướng dẫn thuế còn chồng chéo, không rõ ràng. - Nhiều khi công cụ thuế được sử dụng 1 cách tùy tiện, thiếu cân nhắc, kết hợp với các chính sách đầu tư thương mại … không đúng đắn làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh. - Thuế phục vụ quá nhiều cho chính sách xã hội nên mất đi tính trung lập của thuế. - Hệ thống chính sách thuế còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo được tính tương thích với các nền kinh tế thị trường trong khu vực. - Các sắc thuế vẫn chưa đạt được mục tiêu đơn giản và rõ ràng. Câu 3, Trình bày mục tiêu & những kết quả đã đạt đc của công cuộc cải cách thuế bước 2, giai đoạn 1999-2004 ? TL: * Mục tiêu - Tiếp tục khắc phục những khiếm khuyết của chính sách hiện hành và đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ CNH –HĐH. - Cải cách thuế không làm giảm thu ngân sách thuế hàng năm. - Góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. - Đảm bảo từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho việc mở rộng hợp tác giữa Việt Nam với các nước. - Tính đơn giản và rõ ràng tiếp tục được đề cao, nhấn mạnh đến tính khả thi của hệ thống thuế. * Những kết quả - Cải cách thuế bước 2 về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu và hệ thống thuế góp phần to lớn vào việc gia tăng tiềm lực tài chính của Nhà nước. - Việc ban hành thuế GTGT với tính chất trung lập đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đã đáp ứng yêu cầu phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến khích xuất khẩu. - Thuế thu nhập doanh nghiệp được cải cách theo hướng thống nhất áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO. Câu 4, Anh/chị hãy cho biết mục tiêu và lộ trình cải cách thuế bước 3, giai đoạn 2005-2010 ? TL: * Mục tiêu - Chính sách thuế phải là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. - Huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước. - Chính sách thuế phải thể hiện và tạo ra được những nội dung cụ thể phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo hộ có thời hạn và chọn lọc để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo lợi ích quốc gia. - Bình đẳng và công bằng. - Đơn giản, minh bạch, tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế. - Hiện đại hóa và nâng cao năng lực bộ máy quản lý thuế. * Lộ trình - Tăng dần tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu. - Xây dựng luật thuế mới chống ô nhiễm môi trường. - Sửa đổi thuế GTGT và bổ sung 1 số sắc thuế mới nhằm hỗ trợ như thuế doanh thu đối với các doanh nghiệp nhỏ, thuế kinh doanh đặc thù. - Thống nhất thuế suất thu nhập doanh nghiệp , bỏ thuế chuyển lợi nhuận và thu nhập ra nước ngoài, sửa đổi toàn diện thuế thu nhập cá nhân cho hợp lý. - Điều chỉnh khác với chế độ thu và sử dụng vốn nhà nước đã được bãi bỏ, nhằm đón trước những chuyển biến mới trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. - Ban hành sắc thuế mới đối với dầu khí và sản phẩm dầu khí. - Bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp, áp dụng đồng bộ thống nhất việc quản lý đất nông nghiệp bằng các sắc thuế tài sản. - Chuyển lệ phí xăng dầu thành thuế tiêu thụ hay sử dụng xăng dầu. - Đổi mới công tác tổ chức thu, cách thức thu theo hướng thống nhất, liên thông trên toàn quốc và bình đẳng đối với người sử dụng phương tiện giao thông. - Trong giai đoạn 2005 – 2010 Việt Nam gia nhập WTO, tiếp tục thực hiện cam kết quốc tế song phương và đan phương. Điều này đã làm giảm đáng kể nguồn thu từ thuế nhập khẩu. Câu 5, Nêu khái niệm, vai trò của thuế ? TL: *Khái niệm về thuế : - Theo từ điển tiếng việt xuất bản năm 1977 thì thuế là phần tiền hay sản vật người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước. - Ở góc độ nghiên cứu chính trị học thì có khái niệm về thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để hình thành lên các quĩ tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. - Ở góc độ nghiên cứu về pháp luật thì thuế được quan niệm là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách Nhà nước. - Ở góc độ người thu thuế thường hiểu thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo nghĩa vụ do pháp luật quy định. Thuế là khoản thu không phải hoàn trả ngang giá và trực tiếp. - Với người nộp thuế thì thuế là khoản bắt buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định. => Kết luận: “Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại”. *Vai trò của thuế : -Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước + Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước, hàng năm nguồn thu từ thuế chiếm trên 90% tổng thu Ngân sách Nhà nước. + Là nguồn thu ổn định của Ngân sách Nhà nước, thuế là khoản thu mang tính luật pháp thể hiện tính cưỡng chế cao. + Chủ thể nộp thuế rộng nên tỷ lệ động viên vào Ngân sách Nhà nước cao. -Điều tiết nền kinh tế + Thuế là công cụ tài chính điều tiết nền kinh tế. Đây là vai trò có tính chất quyết định của thuế. Sử dụng công cụ thuế, Nhà nước có thể mở rộng hoặc thu hẹp một ngành kinh tế Nhà nước sử dụng biện pháp: Đánh thuế thấp, thu hẹp phạm vi chủ thể nộp thuế, mở rộng diện miễn, giảm thuế. Để thu hẹp một ngành kinh tế Nhà nước sử dụng biện pháp: Đánh thuế cao, mở rộng phạm vi chủ thể nộp thuế, giảm diện tích miễn, giảm thuế. Thuế điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực. + Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường, hạn chế lạm phát: Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó trên thị trường tăng lên, Nhà nước có thể điều chỉnh giá bằng cách giảm thuế đối với mặt hàng đó và ngược lại; Để kiềm chế tốc độ lạm phát Nhà nước có thể giảm thuế. + Thuế là công cụ để Nhà nước thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước. - Thuế là công cụ để điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội. + Nhà nước đánh thuế cao đối với mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng. + Quy định về thuế suất luỹ tiến trong thuế thu nhập thể hiện người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, người có thu nhập thấp thì nộp thuế ít. + Nguồn thuế thu được một phần được sử dụng để phân phối lại cho các đối tượng chính sách, khó khăn trong xã hội. Câu 6, Trình bày đặc điểm và các nguyên tắc của thuế TL: *Đặc điểm của thuế: -Mang tính pháp lý cao Thể hiện: +Thuế do cơ quan quyền lực NN cao nhất ban hành (Quốc Hội) & đc thể chế bằng hiến pháp, PL. +Tính pháp lý đc quyết định bởi quyền lực chính trị của NN Lý do: Để đảm bảo người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NN -Mang tính bắt buộc Thể hiện: +Thuế đc đảm bảo bằng quyền lực chính trị đặc biệt của NN; không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người nộp thuế. Lý do : Nộp thuế không đem lại lợi ích cụ thể cho người nộp thuế. Hiện tượng “người ăn không”. -Mang tính chất không hoàn trả trực tiếp và tương xứng Thể hiện: +Nộp thuế không đi kèm với việc cung ứng hành hóa, dịch vụ trực tiếp; người nộp thuế đc hoàn trả gián tiếp thông qua các hàng hóa, DV công cộng. Lý do: + Tính tiêu dùng chung, khó loại trừ của hàng hóa công cộng + Thông qua thuế để NN thực hiện taasi phân phối tài nguyên. *Các nguyên tắc của thuế: -Nguyên tắc đánh thuế dựa trên lợi ích thụ hưởng Nếu SD hàng hóa & DV nào đó thì phải trả tiền Nguyên tắc đánh thuế dựa trên lợi ích thụ hưởng cũng có thể áp dụng khi thuế k là 1 phần trao đổi trực tiếp để có đc các DV, tiền thuế đc đóng gián tiếp bởi cùng nhóm người thụ hưởng lợi ích. -Nguyên tắc đánh thuế dựa trên khả năng đóng thuế Chính phủ cần 1 số thu nào đó & mỗi người đóng thuế đc yêu cầu đóng góp tùy theo khả năng có thể đóng thuế của mình. Mức đóng thuế k liên quan trực tiếp tới việc SD 1 dịch vụ công cộng -Hiệu quả kinh tế Một loại thuế làm tăng giá của hàng hóa Những biến dạng thị trường do viêc đánh thuế gây ra sẽ tạo ra tổn thất về hiệu quả kinh tế Một loại thuế có hiệu quả nếu phần tổn thất vô ích hay tổn thât hiệu năng nhỏ. -Tăng trưởng kinh tế Hệ thống thuế càn phải thúc đẩy sự tăng trưởng KT của 1 quốc gia thông qua việc mở rộng tiết kiệm & hướng đầu tư vào những hoạt động sinh lợi cao. Câc hệ thống thuế đc thiết kế tốt nhất phải khuyến khích tăng trưởng có tính cạnh tranh trong những khu vực khác nhau của nền KT. -Bảo đảm số thu thuế đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Tổng số thuế mà Chính phủ thu đc sẽ phụ thuộc vào quy mô của các cơ sở thuế & các thuế suất đc áp dụng trong hệ thống thuế Các loại thuế đc áp dụng cần phải phối hợp & đủ để tài trợ cho các nhu cầu của Chính phủ theo thời gian. Nói cách khác chúng cần phải tăng theo thu nhập & toàn bộ hệ thống thuế cần phải tăng theo thời gian để tăng số thuế thu đc. -Tính ổn định Nếu số thuế thu đc k ổn định & biến đổi theo thời gian nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chương trình của Chính phủ . Những thay đổi thường xuyên các thuế suất & các luật lệ thuế sẽ khiến cho khu vực tư nhân khó lập đc kế hoạch dài hạn. Khi hệ thống thuế k ổn định về mặt cơ cấu, nó trở thành nguồn rủi ro và gây thêm tình trạng kém hiệu quả cho KT đất nước. - Tính đơn giản TÍnh đơn giản của 1 hệ thống thuế giúp người dân dễ chấp hành hơn & NN quản lý thuế có hiệu quả hơn. -Chi phí quản lý thuế thấp & chi phí chấp hành thấp Số thuế thu đc chủ yếu để tài trợ cho các nhu cầu của Chính phủ, nên chi phí thu thuế cao sẽ làm giảm số thu ròng còn lại cho Chính phủ -Tính trung lập Một hệ thống thuế k nên gây ra những biến động lớn về hành vi tiêu dùng & sản xuất Một loại thuế k nên làm thay đổi các quyết định đầu tư = cách ưu đãi cho 1 số dự án đầu tư nhiều hơn so với những dự án #. Đảm bảo cho các nhà đầu tư k thay đổi mục đích đầ tư ban đầu. Câu 7, Phân tích tác động của chính sách thế đến hoạt động kinh tế ? -Tác động lên giá cả hàng hóa dịch vụ: Thuế làm tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng hoặc làm giảm thu nhập đối với người sản xuất là 1 tất yếu Thuế không làm tăng đột biến giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường được -Thuế tác động vào lương: Lương là phần thu nhập cơ bản của người lao động [...]... được hưởng cả miễn thuế và giảm thuế đối với cùng một thửa đất thì được miễn thuế; người nộp thuế thuộc hai trường hợp được giảm thuế trở lên thì được miễn thuế 2 Người nộp thuế đất ở chỉ được miễn thuế hoặc giảm thuế tại một nơi do người nộp thuế lựa chọn 3 Người nộp thuế có nhiều dự án đầu tư được miễn thuế, giảm thuế thì thực hiện miễn, giảm theo từng dự án đầu tư 4 Miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng... về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế - Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế - Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế - Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế. .. các Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế b) Đối với đất SXKD phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh: Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế nơi có đất chịu thuế hoặc tại tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền theo quy định của pháp luật Câu 17, Nêu các đối tượng đc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp? * Đối tượng được miễn thuế SDĐ NN 1 Miễn thuế sử dụng... được hưởng trợ cấp hàng tháng; 4 Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế Câu 16, Anh/chị hãy cho biết việc khai thuế nhà đất đối với tổ chức, hgđ, cá nhân đc quy định cụ thể như thế nào? 1 Đối với tổ chức: Người nộp thuế thực hiện kê khai và nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế 2 Đối với hộ gia... chịu thuế; đồng thời lựa chọn Chi cục Thuế nơi có đất chịu thuế vượt hạn mức để thực hiện lập tờ khai tổng hợp - Chậm nhất là 31/3 của năm dương lịch tiếp theo, người nộp thuế lập tờ khai tổng hợp thuế theo mẫu số 03/TKTH-SDDPNN gửi Chi cục thuế nơi người nộp thuế thực hiện kê khai tổng hợp và tự xác định phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định với số thuế phải nộp trên Tờ khai người nộp thuế. .. quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình - Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình - Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác Câu 9, Nêu nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế - Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật - Khai thuế chính xác,... các thửa đất chịu thuế vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và lập tờ khai tổng hợp thuế nộp ta Chi cục Thuế nơi người nộp thuế chọn làm thủ tục kê khai tổng hợp - Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện khác nhau và chỉ có 01 thửa... hồi và đất tại nơi ở mới -Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hóa -Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế Câu 15, Trình bày nguyên tắc miễn giảm thuế nhà đất? Nhà nước quy định những trường hợp nào được giảm thuế nhà đất? *Nguyên tắc miễn giảm thuế nhà đất: 1 Người nộp thuế. .. động Tuy nhiên, Nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường bằng cách sử dụng tiền thuế thu được để thực hiện chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế hoặc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế để thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất tạo việc làm cho người lao động -Thuế tác động vào thu nhập cá nhân Thuế tác động đến thu nhập cá nhân chính là thuế thu nhập cá nhân với thuế suất lũy tiến của từng phần Chính... không có thửa đất nào vượt hạn mức và tổng diện tích các thửa đất chịu thuế không vượt quá hạn mức đất ở nơi có quyền sử dụng đất thì người nộp thuế phải thực hiện lập tờ khai thuế cho từng thửa đất, nộp tại UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế và không phải lập tờ khai tổng hợp thuế - Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng đất đối với nhiều thửa đất ở tại các quận, huyện và không có thửa đất nào vượt hạn . tỷ trọng thuế gián thu. - Xây dựng luật thuế mới chống ô nhiễm môi trường. - Sửa đổi thuế GTGT và bổ sung 1 số sắc thuế mới nhằm hỗ trợ như thuế doanh thu đối với các doanh nghiệp nhỏ, thuế kinh. thuế đối với mặt hàng đó và ngược lại; để kiềm chế tốc độ lạm phát NN có thể giảm thuế + NN kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung phù hợp với lợi ích XH + Phần lớn thuế đánh vào. đời và phát huy tác dụng chức năng điều tiết kinh tế của thuế. -Chức năng điều tiết kinh tế: + Thu nhiều loại thuế khác nhau, xđ đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, xd các mức thuế

Ngày đăng: 13/06/2015, 15:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Mục tiêu của cải cách thuế

  • - Làm cho thuế trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô.

  • - Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

  • - Thuế đảm bảo sự bình đẳng giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng như các thành phần kinh tế khác, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

  • - Thuế phải có tính pháp lý cao.

  • * Những bất cập của hệ thống thuế sau cải cách bước 1

  • - Chính sách thuế không đồng bộ với các chính sách kinh tế khác nên hiệu quả của chính sách thuế còn hạn chế.

  • - Việc hướng dẫn thuế còn chồng chéo, không rõ ràng.

  • - Nhiều khi công cụ thuế được sử dụng 1 cách tùy tiện, thiếu cân nhắc, kết hợp với các chính sách đầu tư thương mại … không đúng đắn làm cho môi trường kinh doanh trở nên thiếu lành mạnh.

  • - Thuế phục vụ quá nhiều cho chính sách xã hội nên mất đi tính trung lập của thuế.

  • - Hệ thống chính sách thuế còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm bảo được tính tương thích với các nền kinh tế thị trường trong khu vực.

  • - Các sắc thuế vẫn chưa đạt được mục tiêu đơn giản và rõ ràng.

  • * Mục tiêu

  • - Tiếp tục khắc phục những khiếm khuyết của chính sách hiện hành và đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ CNH –HĐH.

  • - Cải cách thuế không làm giảm thu ngân sách thuế hàng năm.

  • - Góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

  • - Đảm bảo từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho việc mở rộng hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

  • - Tính đơn giản và rõ ràng tiếp tục được đề cao, nhấn mạnh đến tính khả thi của hệ thống thuế.

  • * Những kết quả

  • - Cải cách thuế bước 2 về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu và hệ thống thuế góp phần to lớn vào việc gia tăng tiềm lực tài chính của Nhà nước.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan