Tổng hợp 45 đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn ngữ văn (có đáp án)

267 3.7K 2
Tổng hợp 45 đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn ngữ văn (có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu I (3 điểm) 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: THI THỔI XÔI NẤU CƠM Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hàng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đền Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng trên đầm Giang Ðình, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tuỳ ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới đạt điểm cao. Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hoà, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa. Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Ðình, trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng. a) Văn bản trên đây sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra điều ấy? (0,25 điểm) b) Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay là là trò chơi hiện đại? Câu nào trong văn bản cho ta biết điều đó? Kể tên những đồ dùng, vật liệu mà mỗi cô gái tham gia thi nấu cơm, thổi xôi mang theo. Trong những thứ ấy, có thứ nào khác thường? (0,25 điểm) c) Những khó khăn mà các cô gái dự thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều ấy đòi hỏi ở người con gái những đức tính nào? (0,5 điểm) d) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về việc phục hồi một số trò chơi dân gian trong những năm gần đây. (0,5 điểm) 2. Đọc đoạn văn sau: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. (Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 149 – 150) Trả lời các câu hỏi: a) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu ý chính của đoạn văn. (0,25 điểm) b) Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. Sự đan xen nhiều loại câu như vậy có tác dụng gì? (0,5 điểm) c) Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn. (0,25 điểm) d) Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề: sự thức tỉnh của Chí Phèo. (0,5 điểm) Câu II (3 điểm) Hiện nay, bạo lực học đường đang là tình trạng đáng báo động. Có người cho rằng cá nhân gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Lại có người đi tìm nguyên nhân từ gia đình, nhà trường, xã hội. Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên? (Trình bày trong một bài văn khoảng 600 từ). Câu III (4 điểm) Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình thổ lộ: Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về những điều “em” đã “nghĩ”, cũng là những điều đã làm nên nội dung trữ tình của bài thơ. Hết TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I 1 Đọc hiểu một đoạn văn 1,5 a Văn bản trên sử dụng phương thức thuyết minh. Dấu hiệu để nhận biết: văn bản giới thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi. 0,25 b Hội thi thổi xôi nấu cơm là một trò chơi dân gian truyền thống. Câu “Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá” cho ta biết điều đó. Những đồ dùng mà các cô gái mang theo khi thi thổi xôi nấu cơm gồm: kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Trong những thứ ấy, rơm ướt, bã mía – nhiên liệu dùng để đun bếp là thứ khác thường. 0,25 c Những khó khăn mà các cô gái gặp phải trong trò chơi này là: một mình nổi lửa đun bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy. Những điều đó đòi hỏi ở các cô gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó. 0,5 d Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, các câu liên kết chặt chẽ với nhau để cùng làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của đoạn văn có thể là: việc phục hồi những trò chơi dân gian trong thời gian gần đây đã có tác dụng tích cực trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Lưu ý: Thí sinh cũng có thể trình bày chủ đề khác, miễn là hợp lý). 0,5 2 1,5 a Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ý chính của đoạn văn: Chí Phèo thức tỉnh. 0,25 b - Những câu trần thuật trong đoạn: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. - Những câu nghi vấn: Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? - Câu cảm thán: Buồn thay cho đời! Việc đan xen nhiều loại câu như vậy làm cho lời kể trở nên nhiều giọng (đa thanh), thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Cũng nhờ vậy, hiện trạng cuộc đời của Chí Phèo được soi từ nhiều góc nhìn khác nhau. 0,5 c - Trong đoạn văn, cái dốc bên kia của đời, cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là những hình ảnh ẩn dụ. - Cả câu Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến là một cấu trúc so sánh. Như vậy, ở đây hình ảnh có tính ẩn dụ được dùng trong một câu văn sử dụng phép so sánh. 0,25 d Đoạn văn phải được viết bằng những câu đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ với nhau để làm nổi bật chủ đề theo yêu cầu. 0,5 II Nghị luận xã hội: Viết một bài văn (khoảng 600 từ) phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về nguyên nhân tình trạng bạo lực học đường hiện nay. 3,0 1 Tình trạng bạo lực học đường là tình trạng sử dụng “ngôn ngữ của quả đấm” để giải quyết các mâu thuẫn, xích mích trong không gian của trường học. Đây là tình trạng 0,5 đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều trong thời gian qua, gây nên nhiều lo lắng, bất bình trong mọi tầng lớp xã hội. 2 Rất nhiều người đã suy nghĩ về nguyên nhân của tình trạng này và ý kiến nêu lên không phải bao giờ cũng thống nhất. Có người cắt nghĩa vấn đề từ bản năng thích phô diễn bạo lực của giới trẻ. Có người truy tìm cái gốc của vấn đề ở sự phối hợp chệch choạc giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục con em. Sự đa dạng của ý kiến giúp ta có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề. 0,5 3 Loại ý kiến lý giải vấn đề bằng cách quy trách nhiệm cho các cá nhân gây bạo lực hoàn toàn có cơ sở. Tại sao trong cùng một môi trường, chỉ có một ít kẻ thích phô diễn sức mạnh cơ bắp để giải quyết vấn đề? Rõ ràng, ở họ có sự lệch lạc về nhân cách, có sự méo mó về nhận thức và tình cảm. Những người như thế, bất kể là học sinh, thầy cô giáo hay phụ huynh đều cần phải bị phê phán. Trước hết, họ phải chịu trách nhiệm về chính hành động của họ, không thể đổ lỗi cho ai. 0,75 4 Loại ý kiến quy mấu chốt của vấn đề vào môi trường giáo dục, vào sự phối hợp chưa tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cũng có căn cứ vững chắc. Khi nào, ở đâu có sự phối hợp giáo dục tốt thì khi đó, ở đó, tình trạng bạo lực học đường ít xảy ra, và nếu có xảy ra thì cũng chỉ ở mức xô xát nhẹ, có thể hòa giải được. Ngược lại, khi nào, ở đâu có sự buông lỏng kỷ cương, có sự ỷ lại về trách nhiệm, sự coi thường tác động xấu của các hình thức giải trí kích động bạo lực thì khi đó, ở đó, tình trạng đánh nhau tàn tệ (đôi khi theo kiểu xã hội đen) càng trở nên khó kiểm soát. Rõ ràng, nhà trường, gia đình và xã hội không thể chối bỏ được trách nhiệm của mình trên vấn đề này. 0,75 5 Liên hệ bản thân: Là học sinh, chúng ta không thể làm ngơ trước hiện tượng bạo lực học đường. Tình trạng này chỉ có thể được ngăn chặn nếu mỗi cá nhân sống hiền hòa, thương yêu, không vô cảm với nỗi đau và bất hạnh của kẻ khác; biết tôn trọng kỷ cương; biết học cách đối thoại với nhau;… Bạo lực học đường và nhiều loại bạo lực khác có mẫu số chung là sự mất nhân tính. Chính vì vậy, nó, cũng như những loại bạo lực đó cần phải được loại trừ để chúng ta có được một môi trường sống văn minh, nhân ái. 0,5 Chú ý: Bài viết cần đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu để tăng thêm sức thuyết phục. III Nghị luận văn học: Hãy trình bày cảm nhận của mình về những điều “em” đã “nghĩ”, cũng là những điều đã làm nên nội dung trữ tình của bài thơ Sóng. 4,0 1 Giới thiệu chung về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng (vị trí của nhà thơ trong nền thơ Việt Nam hiện đại, bài thơ Sóng trong di sản thơ Xuân Quỳnh, nội dung cảm xúc của bài thơ…). 0,5 2 “Em” trong bài thơ là nhân vật trữ tình – một người con gái đang yêu và tôn thờ tình yêu. Qua những điều “em” đã nghĩ “trước muôn trùng sóng bể”, người đọc nhận ra được nhiều điều về bản chất của tình yêu cũng như những nỗi niềm rất cụ thể của nhân vật trữ tình – sự hóa thân của chính tác giả. 0,5 3 “Em” – nhân vật trữ tình đã thật tinh tế khi mượn “sóng” làm ẩn dụ tình yêu. Nhờ ẩn dụ này, bao nhiêu điều “em” khám phá về tình yêu được nói ra một cách đầy cảm xúc. Sóng có nhiều đối cực như tình yêu cũng có nhiều đối cực. Sóng luôn “tìm ra tận bể” như tình yêu chân chính hướng về những điều cao cả. Sóng có nguồn gốc bí ẩn cũng như sự bí ẩn vô tận của tình yêu. Sóng không bao giờ ngừng lặng như tình yêu luôn trăn trở, bồi hồi. Sóng luôn hướng về bờ như tình yêu luôn hướng đến sự gắn bó chung thủy. Sóng còn mãi giữa cuộc đời như tình yêu chân chính có sức sống vượt thời gian… 1,0 4 Những điều “em” đã nghĩ cho thấy “em” vừa có khát vọng hiểu thấu tình yêu nói chung, vừa có mong muốn cháy bỏng được hiểu mình và bộc lộ mình trong tình yêu. Quả thật, “em” đã bộc lộ mình như một người con gái cả nghĩ, đầy lo toan, đầy trách nhiệm. Đặc biệt, em cũng là một con người táo bạo, muốn dâng hiến tất cả cho tình yêu dù trong lòng luôn có nỗi thao thức trước thời gian. 1,0 5 Bài thơ Sóng bộc lộ khá rõ nữ tính của nhân vật trữ tình và phần nào của chính tác giả. Những điều “em” nghĩ về cơ bản cũng là những điều “em” đã trải nghiệm. Chính vì vậy, bài thơ có tính triết lý mà không hề khô khan. Nó là triết lý của trái tim, triết lý được chưng cất từ những dữ kiện cuộc đời của một người đã sống hết mình cho tình yêu. 0,5 6 Bên cạnh những điều “em” đã “nghĩ”, cách “em” bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình cũng gây cho người đọc những ấn tượng đặc biệt. Câu thơ 5 chữ được sử dụng rất phù hợp để tạo nên giọng điệu tự sự nồng nàn. Ân dụ “sóng” vừa kín đáo vừa phơi mở tự nhiên hé lộ một nội tâm vừa già dặn, sâu sắc, vừa trẻ trung, bồng bột. Sự xuất hiện luân phiên của hai hình tượng là “sóng” và “em” cũng góp phần tạo cho bài thơ một nhịp sóng đầy sức gợi… 0,5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. - Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ. Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu hôm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về ! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn các vầng đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng”. (Trích “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam) 1. Cảnh được miêu tả trong đoạn trích có những hình ảnh tương phản, anh (chị) hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản đó (1,0 điểm) 2. Tâm trạng của hai chị em Liên được miêu tả trong đoạn trích có niềm khao khát gì? (1,0 điểm) Câu II (3 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau đây: “Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ đọc có một lần” (Giăng Pôn) Câu III (5 điểm) Bàn về nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), có người cho rằng tính cách ở hai nhân vật này vừa có những nét giống nhau lại vừa có những nét khác nhau. Suy nghĩ của em về ý kiến trên? Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai năm 2015 CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I Đọc hiểu 2,0 1 Những hình ảnh tương phản trong đoạn trích (1,0 điểm) - Tương phản giữa đoàn tàu và phố huyện. - Tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. 0,5 0,5 2 Niềm khao khát của chị em Liên (1,0 điểm) - Khao khát về một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, rực rỡ… - Muốn thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, tăm tối nơi phố huyện. 0,5 0,5 * Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đủ và rõ ý, diễn đạt tốt. II “Cuộc sống như một cuốn sách. Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ đọc có một lần” (Giăng Pôn) 3,0 Yêu cầu chung: Học sinh - Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Bài văn có bố cục và luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát, cảm xúc chân thành, có sức thuyết phục. Yêu cầu cụ thể: 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,25 2 Giải thích, luận bàn về ý kiến - Hình ảnh so sánh: “Cuộc sống như một cuốn sách”. Cuốn sách là nơi chứa đựng kiến tthức phong phú được chắt lọc từ cuộc sống, mỗi trang sách in dấu những hình ảnh của cuộc sống và những cảm xúc của người viết. Cũng như cuốn sách, cuộc sống vô cùng phong phú, đa sắc màu. Bước vào cuộc sống, con người được học hỏi, được hiểu biết, được nếm trải, bước qua những chặng đường khác nhau của cuộc đời mình. Nhưng cuộc sống là một cuốn sách đặc biệt bởi mỗi con người chỉ có thể sống một lần. + Kẻ điên rồ giở qua nhanh chóng: chỉ lối sống hời hợt, sống gấp, sống vội, không cảm nhận hết ý nghĩa của cuộc sống. + Người khôn ngoan vừa đọc vừa suy ngẫm: chỉ lối sống nghiêm túc, sâu sắc, luôn suy nghĩ để phát hiện và đón nhận các giá trị của cuộc sống, trân trọng những giây phút quý giá của cuộc sống. → Giăng Pôn đã nêu ra hai cách sống, thái độ sống trái ngược nhau của con người trong xã hội và nhắn nhủ mỗi chúng ta phải biết hướng tới lối sống tích cực, biết trân trọng và nắm bắt các giá trị quý báu của cuộc sống. 0,5 - Người sống hời hợt: + Không có ý thức học hỏi, tích lũy tri thức, mở rộng và nâng cao hiểu biết của bản thân do vậy không biết cảm nhận vẻ đẹp và sự kì diệu của cuộc sống. + Sống vô tâm, vô trách nhiệm, không quan tâm tới những người, những hoàn cảnh xung quanh mình, không thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người vì vậy tâm hồn trở nên cằn cỗi, vô cảm. + Sống không có ước mơ, hoài bão, không có ý chí và lòng quyết tâm để thực hiện những khát vọng của mình. Đó là sự tồn tại vô nghĩa. Con người dễ rơi vào trạng thái chán nản, bi quan, tuyệt vọng, dễ bị cám dỗ, lầm đường, lạc lối - Người sống sâu sắc, nghiêm túc: + Biết phát hiện, cảm nhận, tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh: thưởng thức một cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận sự ấm áp của cuộc sống bình dị với những tình cảm thân thương, ngưỡng mộ trước một tài năng, cảm phục trước một trái tim vĩ đại + Biết tự tin khẳng định những khả năng của chính mình, sống có mục đích, có lí tưởng, nắm bắt cơ hội để đạt tới thành công, biết 0.5 0,5 sống hết mình với những ước mơ, khát vọng để khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Biết cảm nhận và đứng lên sau thất bại mới thấy hết ý nghĩa của thành công. + Biết yêu thương hết lòng, cảm nhận cả niềm hạnh phúc lẫn nỗi đau khổ, bất hạnh của chính mình và những người xung quanh, biết đem lại hạnh phúc cho mọi người. Đó là một lối sống tích cực, sống có ý nghĩa của những người khôn ngoan. - Lời nhận định của Giăng Pôn không chỉ bàn về hai lối sống khác nhau của con người mà còn thể hiện thái độ phê phán lối sống hời hợt, vô trách nhiệm với chính bản thân và cộng đồng, lối sống vô nghĩa, vô ích và đề cao lối sống sâu sắc, nghiêm túc, có ý nghĩa. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. 0,5 3 Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận 0,25 III Bàn về nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), có người cho rằng tính cách ở hai nhân vật này vừa có những nét giống nhau lại vừa có những nét khác nhau. Suy nghĩ của em về ý kiến trên? Yêu cầu chung: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Biết vận dụng linh hoạt các thao tác, giải thích, phân tích, so sánh, bình luận. Khai thác ý sâu sắc, có cảm xúc và phát hiện riêng trong cảm thụ. Yêu cầu cụ thể 1 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình, về nhân vật Việt và Chiến. 0,5 2 - Nét tính cách chung của hai chị em: + Chung một hoàn cảnh: con một gia đình nông dân nghèo chịu nhiều mất mát đau thương, nhưng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng nên họ giống nhau về bản chất. + Chung tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em: thương ba má, chị Hai và em, kính trọng và nghe lời chú Năm; cùng mối thù với bọn xâm lược, hai chị em cùng một ý nghĩ : phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc nên giành nhau đi tòng quân. + Cả hai đều là những chiến sĩ dũng cảm gan góc và từng lập được nhiều chiến công. + Có những nét rất ngây thơ - có phần trẻ con: tranh giành công bắt ếch, thành tích bắn tàu chiến giặc. - Nét riêng ở Việt và Chiến * Nhân vật Việt: + Việt là một thanh niên đáng yêu, vô tư, thơ ngây. Việt có dáng vẻ vụng về, lộc ngộc của một câu bé mới lớn, thích bắt ếch, bắt cá, bắn chim… Trước ngày lên đường chiến đấu, Chiến bàn việc gia đình, Việt không mấy quan tâm mà chỉ mải chụp đom đóm, rồi ngủ lúc nào không hay. Vào bộ đội, Việt còn mang theo cây súng cao su, ra trận không sợ chết nhưng lại sợ ma; gặp lại đồng đội mừng quá, khóc òa… + Tình yêu thương gia đình sâu đậm: Việt rất yêu thương chị Chiến, chú Năm… Lúc bị thương, hình ảnh của ba, má luôn chập chờn trong ký ức của Việt. + Tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm: Từ nhỏ đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình; Việt cùng với chị đã đã chủ động tìm giặc để đánh: bắn tàu giặc trên sông, phá xe tăng địch; giành nhau với chị đi tòng quân để trả thù cho gia đình. + Khi chỉ còn một mình trên chiến trường, mình đầy thương tích nhưng Việt vẫn quyết sống mái với quân thù. * Nhân vật Chiến: + Chiến mang vóc dáng của má: "hai bắp tay tròn vo rám nắng…thân người to và chắc nịch…” + Chiến đặc biệt giống má khi thu xếp việc nhà trước khi cùng em 1,0 (2,0) 1,0 trai lên đường tòng quân: biết lo liệu, thu xếp việc nhà đâu ra đấy … + Chiến biết nhường nhịn em nhưng cũng rất kiên quyết khi ghi tên tòng quân… + Chiến là người con gái dũng cảm, quyết tâm diệt giặc để trả thù cho ba má… * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Nhà văn đã xây dựng nhân vật vừa có cá tính, vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính… - Nguyễn Thi đã sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ vừa thể hiện nét riêng của nhân vật vừa tạo nên màu sắc địa phương độc đáo cho tác phẩm. - Trong người anh hùng luôn có sự kết hợp giữa cái đời thường và cái phi thường - đó là hình mẫu về người anh hùng chúng ta thường gặp trong tác phẩm của Nguyễn Thi. 1,0 1,0 3 Đánh giá khái quát - Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến. - Chiến và Việt là khúc sông sau chảy xa hơn trong dòng sông của một gia đình cách mạng. Họ là hiện thân cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ với những phẩm chất của người anh hùng trên quê hương Nam Bộ. [...]... và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường) -HẾT 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 THI THỬ LẦN 2 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:180 phút ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Gồm 5 trang) Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1 Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân”... chính tả, dùng từ, đặt câu 7 THPT chuyên Lý Tự Trọng Đề thi thử THPT Quốc gia Môn: Ngữ Văn I ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc ĐƠN XIN PHÚC KHẢO BÀI THI Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường THPT X Em là A., học sinh lớp 12C Thưa Ban Giám Hiệu, trong kì thi học kì I hồi thứ 6 tuần trước, môn Hóa học của em được có 4... những ý kiến trên? Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 THPT chuyên Lý Tự Trọng PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) a Chỉ ra lỗi sai: - Lỗi chính tả: Viết hoa tất cả các chữ trong phần tiêu ngữ: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh phúc - Lỗi từ ngữ, diễn đạt sai phong cách: Thưa Ban Giám Hiệu, trong kì thi học kì I hồi thứ 6 tuần trước, môn Hóa học của em... Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) - Hết - 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Phần I Đọc hiểu... dùng từ, đặt câu - Điểm 0.25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN ĐỀ THI THỬ LẦN 2 Thời gian làm bài: 180 phút (Gồm 2 trang) - I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3: Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên... (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên -HẾT - Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: … (1) Cái thú tự học cũng giống... nhất và toàm diện về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật nghệ sĩ Phùng SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CÙ HUY CẬN LẦN 1 NĂM 2015 (Đề thi có 02 trang) Môn thi: Ngữ Văn (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Câu I (6,0 điểm): Đọc văn bản: Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động...TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN Phần 1 Đọc – hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 Con đê dài hun hút như cuộc đời Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm Mẹ bảo: - Nhà ngoại... “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), anh/chị có suy nghĩ gì về độc lập, tự do trong thời đại ngày nay đối với dân tộc và mỗi cá nhân Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2015 THPT chuyên Hoàng Lê Kha Phần 1 Đọc – hiểu (3.0 điểm) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm/ biểu cảm - Điểm 0.25: trả lời đúng theo một trong hai cách trên - Điểm 0: trả lời sai hoặc không trả lời... vào bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản Bài viết có bố cục đầy đủ, luận điểm rõ ràng, luận cứ- luận chứng chính xác, diễn đạt tốt, đảm bảo tính liên kết- có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp * Yêu cầu cụ thể: a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0.5 điểm): - Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ 3 phần của bài văn nghị luận Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề nghị . gợi… 0,5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: (2 điểm) Đọc đoạn. Hết TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM I 1 Đọc hiểu một đoạn văn 1,5 a Văn bản trên sử dụng phương. HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 3 NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu I (3 điểm) 1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: THI THỔI XÔI NẤU

Ngày đăng: 13/06/2015, 14:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1de-thi-thu-thpt-quoc-gia-lan-3-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-dai-hoc-vinh.pdf (p.1-4)

  • 2de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-hung-vuong-gia-lai.pdf (p.5-10)

  • 3de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2015-mon-van-truong-thpt-hoang-le-kha.pdf (p.11-17)

  • 4de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-lan-2-nam-2015-truong-thpt-chuyen-long-an.pdf (p.18-24)

  • 5de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-ly-tu-trong.pdf (p.25-29)

  • De_Thi_Thu_Quoc_Gia_Lan_1_ nam-2015_Mon_Van_Cu_Huy_Can.pdf (p.30-31)

  • De-thi-minh-hoa-thpt-quoc-gia-nam2015-mon-ngu-van-cua-Bo-giao-duc-va-dao-tao.pdf (p.32-38)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-dai-hoc-vinh.pdf (p.39-42)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-nguyen-quang-dieu-dong-thap.pdf (p.43-48)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-da-phuc-ha-noi.pdf (p.49)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-doan-thuong-hai-duong.pdf (p.50-53)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-hoai-duc-b-ha-noi.pdf (p.54-57)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-hung-dao-hai-duong.pdf (p.58-65)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-lang-giang-so-1-bac-giang.pdf (p.66-68)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-nguyen-trung-thien.pdf (p.69-74)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-quynh-luu-4-nghe-an.pdf (p.75-78)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-thi-xa--quang-tri.pdf (p.79-86)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ngu-van-truong-thpt-yen-mo-a-ninh-binh.pdf (p.87-92)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-ng-van-truong-thpt-gia-vien-a-ninh-binh.pdf (p.93-97)

  • de-thi-thu-quoc-gia-lan-1-nam-2015-mon-van-truong-thpt-le-hong-phong-phu-yen.pdf (p.98-102)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan