VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

60 527 12
VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài về: VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÖÔØNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỀ TÀI VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC VIỆT NAM Thực hiện: Nguyễn Tấn Hùng USSH Hồ Chí Minh – Ngày 25, tháng 9, 2010 MỤC LỤC TÓM TẮT CÔNG TRÌNH…………………………………………………… .…1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: . 3 2. Lịch sử vấn đề: . .3 3. Mục tiêu của đề tài: . .4 4. Phương pháp nghiên cứu: 4 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC 1.1 Khái niệm văn học 8XTrung Quốc 6 1.1.1 Khái niệm thuật ngữ 8x:………………………………………….……… ….6 1.1.2 Văn học 8X Trung Quốc:……………………………………….……… ……6 1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc 7 1.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện: 7 1.2.1.1 Bối cảnh văn học:………………………………………………….…….………….7 1.2.1.2 Bối cảnh xã hội:…………………………………………………….…………….…9 1.2.2 Sự vận động của dòng văn học 8X Trung Quốc: .10 1.2.2.1 Giai đoạn manh nha:………………………………………………………………10 1.2.2.2 Giai đoạn văn chương 8X nở rộ trên văn đàn Trung Quốc:………………….10 1.2.2.3 Giai đoạn định hình:……………………………………………………………….11 CHƯƠNG 2: CÁC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC GIỚI THIỆU VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản Việt Nam .13 2.1.1 Các nhà văn 8X Trung Quốc và tác phẩm tiêu biểu: 13 2.1.1.1 Nhà văn 8X Quách Kính Minh:………………………………………………… .14 2.1.1.2 Nhà văn Trương Duyệt Nhiên:……………………………………………… … 18 2.1.1.3 Nhà văn 8X Xuân Thụ và tác phẩm Búp bê Bắc Kinh:………………….…… 22 2.1.1.4 Nhà văn mạng Tào Đình – Bảo Thê:……………………………………….…….23 2.1.2 Đánh giá chung về giá trị văn học của các tác phẩm văn học 8X Trung Quốc: 25 2.1.2.1 Giá trị nội dung:………………………………………………………….……… .25 2.1.2.2 Giá trị nghệ thuật:……………………………………………………….…………25 2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc .26 2.2.1 Cảm hứng chính là tư tưởng “lánh loại” (linglei) - khác người: 26 2.2.1.1 Tìm hiểu khái niệm mới “Lánh loại” (Linglei- 另另 ):…………………….… 26 2.2.1.2 Văn học "linglei":………………………………………………………………… 27 2.2.1.3 Biểu hiện của tư tưởng này trong tác phẩm của các nhà văn 8X:…….…… 28 2.2.2 Sự phá cách trong phong cách và nghệ thuật sáng tác so với dòng văn học truyền thống Trung Quốc: 36 2.2.2.1 Về phong cách sáng tác:…………………………… .………………………… .36 2.2.2.2 Về nghệ thuật sáng tác:……………………………………………………………38 2.2.3 Chủ đề chính trong sáng tác của các nhà văn 8X Trung Quốc : .40 2.2.4 Phương tiện xuất bản: 41 CHƯƠNG 3: VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC VỚI VĂN HỌC 8X VIỆT NAM 3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam .43 3.1.1 Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc Việt Nam: 43 3.1.1.1 Giai đoạn làm quen với các tác phẩm 8X:………………………………………43 3.1.1.2 Giai đoạn văn học 8X Trung Quốc được tiếp nhận:……………………….… 44 3.1.1.3 Vai trò quan trọng của các dịch giả trẻ trong việc giới thiệu dòng văn học 8X Trung Quốc Việt Nam:……………………………………………………………….… .45 3.1.2 Đánh giá của độc giả Việt Nam về văn học 8X Trung Quốc: 46 3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam 49 3.2.1 Những điểm tương đồng: .49 3.2.1.1 Chủ đề sáng tác:…………………………………………………………………….49 3.2.1.2 Phong cách:………………………………………………………………………….50 3.2.1.3 Ngôn ngữ:……………………………………………………………………………51 3.2.1.4 Phương tiện quảng bá:…………………………………………………………… 51 3.2.2 Những điểm dị biệt: .52 KẾT LUẬN: 54 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….… 1 BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT………………………………………………………………4 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Công trình được chia làm 3 chương. Lần lượt đi giải quyết các vấn đề cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc đang được bàn luận nhiều Trung Quốc trong thời gian gần đây. Dựa vào nguồn tư liệu gồm các tác phẩm của các nhà văn 8X được dịch và xuất bản Việt Nam, tài liệu nghiên cứu trên báo, mạng, sách và các nguồn tư liệu khác.Nội dung được triển khai như sau: Chương 1: Khái quát về văn học 8X Trung Quốc: Chương đầu tiên đi vào tìm hiểu khái niệm cơ bản của dòng văn học 8X Trung Quốc và quá trình hình thành dòng văn học này. 1.1 Khái niệm văn học 8XTrung Quốc Phần này chúng tôi trình bày và lý giải những khái niệm cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc. Đó là những khái niệm được hiểu về dòng văn học này Trung QuốcViệt Nam. Phần này giúp có được hiểu biết cơ bản về dòng văn học mới này. 1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc Quá trình hình thành dòng văn học mới này cũng được công trình đi khảo sát cụ thể thông qua hoàn cảnh xuất hiện và sự vận động theo thời gian của dòng văn học này. Qua chương này công trình giúp có được cái nhìn ban đầu tổng quan về dòng văn học đang được quan tâm này của Trung Quốc. Chương 2: Các tác giả và tác phẩm văn học 8X Trung Quốc đã được giới thiệu Việt Nam: Đây là chương quan trọng của công trình, chúng tôi đi sâu vào khảo sát đối tượng mà công trình nghiên cứu. Chương này được phần làm 2 mục lớn cụ thể là: 2.1Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản Việt Nam mục này công trình tiến hành khảo sát và đánh giá về các tác giả của dòng văn học 8X Trung Quốc có sách dịch và xuất bản Việt Nam cùng tác phẩm của họ. Công trình cũng đề cập đến các tác giả 8X khác thuộc dòng văn học này cũng đang được chú ý Trung Quốc. 2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc Mục này công trình khái quát những đặc điểm chính của dòng văn học 8X Trung Quốc biểu hiện qua các tác phẩm của họ, đi sâu vào tìm hiểu từng đặc điểm này để có cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu những đặc điểm của dòng văn học 8X Trung Quốc nhằm thông qua đó có cơ sở bước đầu nhận định về giá trị của các tác phẩm thuộc dòng văn học này. Chương 3: Văn học 8X Trung Quốc với văn học 8X Việt Nam: chương này công trình đi tìm hiểu về sự tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc Việt Nam. 3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam Sự tiếp nhận được đánh giá khách quan trong mối tương quan giữa hai nền văn học và thông qua việc khảo sát một bộ phận độc giả Việt Nam. Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc Việt Nam được khảo sát theo diễn biến thời gian, qua đó cho thấy sự quan tâm của độc giả Việt Nam và sức thu hút của dòng văn học này. 3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam Trong chương này chúng tôi cũng đi so sánh một cách khách quan giữa văn học 8X Trung Quốcvăn học 8X Việt Nam hiện nay. Công trình nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dòng văn học của các tác giả cùng thế hệ của hai nền văn học. Từ đó, có thể giúp rút ra cho văn học trẻ nước nhà những bài học bổ ích. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Có thể nói nền văn học đương đại Trung Quốc hiện nay không chỉ nhận được sự quan tâm khu vực mà còn được cả thế giới đọc và biết đến. Đặc biệt là Phương Tây đã quan tâm tìm hiểu nền văn học Trung Quốc cả cổ đại lẫn hiện đại. Sau "Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc" (1976) thì giới văn nghệ Trung Quốc xúc tiến xây dựng nền văn học nghệ thuật nước nhà theo hướng đổi mới, hay còn gọi là văn học thời kỳ mới. Văn học thời kỳ mới phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của khá nhiều trường phái và trào lưu. Đặc biệt vào thập niên 90 đã xuất hiện trào lưu văn học của thế hệ sinh sau chiến tranh. Trong đó có cả những người sinh vào thập kỷ 80 – sau này dòng văn học này được gọi chung là dòng văn học 8X. Sự phát triển của dòng văn học này khá mạnh thậm chí còn lấn át cả độc giả của các dòng văn học khác Trung Quốc. Các tác phẩm được dịch và xuất bản trên thế giới gây tiếng vang lớn cho văn học Trung Quốc. Một số tác phẩm của các nhà văn thế hệ 8X này cũng được dịch và xuất bản Việt Nam và có sự ảnh hưởng nhất định đến độc giả Việt Nam. Chúng tôi chọn đối tượng là dòng văn học 8X Trung Quốc đang thịnh hành vì những nguyên do đó. 2. Lịch sử vấn đề: Văn học 8X Trung quốc là một dòng văn học mới xuất hiện tại Trung quốc và mới chỉ được biết đến Việt Nam qua một số bản dịch trong những năm gần đây. Chính vì vậy nó chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng Việt Nam. Vào thời điểm dòng văn học này mới du nhập vào Việt Nam với việc xuất bản hàng loạt tác phẩm của các tác giả 8X Trung Quốc cũng là thời điểm dòng văn học này đang giai đoạn đỉnh điểm nhất với hàng ngàn tác giả cũng như hàng ngàn đầu sách được xuất bản Trung Quốc. Nó đã bắt đầu được chú ý khu vực và trên thế giới với nhiều bản dịch các tác phẩm ra các ngôn ngữ khác nhau. Các nhà xuất bản Việt Nam như Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Phụ nữ, Công ty sách Phương Nam, Công ty sách Bách Việt…cũng bắt đầu giới thiệu các tác phẩm đó đến với đông đảo độc giả Việt Nam. Và đồng thời cũng có một số chuyên gia văn học thể hiện sự quan tâm của mình đối với dòng văn học này. Ban đầu có nhiều nguồn ý kiến đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau về những tư tưởng mới được truyền đạt thông qua những tác phẩm thuộc dòng văn học này. Nhìn chung có hai luồng ý kiến, luồng ý kiến thứ nhất ra sức phê phán sự nổi loạn trong tư tưởng của các tác giả 8X Trung Quốc, luồng ý kiến thứ hai nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn cho rằng đó là sự phản ánh những thay đổi về tư tưởng của thế hệ trẻ Trung Quốc trên sự tác động của xã hội Trung Quốc hiện đại. Thế hệ trẻ Trung Quốc muốn thể hiện bản lĩnh và sự năng động của mình trong xã hội hiện đại có nhiều biến động. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đánh giá văn học 8X Trung Quốc theo hướng này tiêu biểu trong đó có nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, nhà nghiên cứu Trần Minh Sơn…Trong những lời giới thiệu các tác phẩm của các tác giả thuộc dòng văn học này nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã thể hiện quan điểm đánh giá tích cực của mình dựa trên những lí luận khoa học của một nhà chuyên môn có kiến thức sâu rộng. Ngoài ra còn có nhiều bài báo trên các báo, tạp chí, website, diễn đàn văn học…có đề cập với mức độ chuyên sâu khác nhau về vấn đề văn học này. Tuy nhiên phần đông các nhà nghiên cứu chỉ đi tìm hiểu một khía cạnh nào đó của dòng văn học này bằng cách đánh giá phân tích riêng rẽ từng vấn đề mà chưa có sự hệ thống toàn bộ các bản dịch tác phẩm tại Việt Nam để rút ra những kết luận chung nhất. Đồng thời cũng chưa có sự so sánh đối chiếu một cách khách quan với văn học 8X Việt Nam trên phương diện tương tác lẫn nhau giữa hai dòng văn học này. nước ngoài, đặc biệt là trong giới nghiên cứu văn họchọc giả Trung Quốc đều đánh giá cao những giá trị tư tưởng mà các tác phẩm của các tác giả trẻ đề xuất. Tuy nhiên ngay chính giới văn học Trung Quốc cũng không phải đồng nhất ý kiến về vấn đề này. Đáng chú ý trong đó là những bài viết của nhà nghiên cứu Ngô Tuấn đã đuợc dịch ra tiếng Việt cùng nhiều nhận định được phát biểu lẻ tẻ của các nhà văn lớp trước của Trung Quốc được ghi nhận. Trên đà văn học 8X Trung Quốc đang có nhiều thay đổi nghiên về phía nâng cao giá trị nghệ thuật cao hơn khiến giới học giả Việt Nam, Trung Quốc cũng như trên thế giới ngày càng quan tâm nghiên cứu về dòng văn học này nhiều hơn. 3. Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu về dòng văn học mới của nước ngoài, cụ thể là một dòng văn học hiện đại mới xuất hiện Trung Quốc trong những năm gần đây - dòng văn học 8X Trung Quốc cùng với những tư tưởng sáng tác mới của dòng văn học này thông qua những bản dịch tác phẩm và tư liệu nghiên cứu về dòng văn học này Việt Nam. Vì nhiều lý do khách quan nên công trình chỉ đi vào tìm hiểu văn xuôi 8X Trung Quốc chứ không khảo sát phần thơ. Mục đích của việc tìm hiểu về dòng văn học này nhằm giúp độc giả Việt Nam có được sự tiếp cận gần hơn với một khía cạnh của văn học Trung Quốc đương đại. Từ đó đánh giá khách quan và khoa học hơn về dòng văn học 8X Trung Quốc đang gây nhều tranh cãi trong giới phê bình, học thuật Việt Nam cũng như trong khu vực. Đồng thời đánh giá được sự ảnh hưởng của dòng văn học này Việt Nam. Đề tài đi vào tìm hiểu cụ thể sáng tác của một số nhà văn 8X tiêu biểu của Trung Quốc có sách dịch Việt Nam để thấy được những đặc điểm lớn của dòng văn học này. Từ đó đem so sánh một cách khách quan giữa văn học 8X Việt Namvăn học 8X Trung Quốc. Qua sự so sánh một cách khách quan này có thể giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá lại nền văn học trẻ, đặc biệt là văn học 8X- Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu cho văn học trẻ nước nhà. 4. Phương pháp nghiên cứu: Do đây là một vấn đề văn học còn mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của các chuyên gia học giả Việt Nam nên để thực hiện đề tài này chúng tôi đã phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong nghiên cứu văn học nói riêng. Cụ thể bao gồm những phương pháp nghiên cứu chính sau đây: a. Các phương pháp chung: Phương pháp lịch sử - xã hội: phương pháp này được chúng tôi vận dụng để khảo sát bối cảnh lịch sử xã hội và bối cảnh văn học của sự xuất hiện và hình thành dòng văn học 8X, diễn tiến sự vận động và phát triển của dòng văn học này một cách đầy đủ nhất. Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng nhằm giúp có cái nhìn tổng quan và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi áp dụng phương pháp này nhằm khảo sát và tổng hợp các nguồn tư liệu, tài liệu liên quan đến đối tượng được nghiên cứu trong công trình. b. Các phương pháp chuyên ngành: Phương pháp phân tích - phân tích thi học: Đây là phương pháp chuyên ngành hỗ trợ nhiều nhất trong quá trình thực hiện công trình. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích và rút ra những đặc điểm quan trọng nhất về nội dung và nghệ thuật của dòng văn học 8X Trung Quốc. Đồng thời cũng đánh giá được khách quan những đặc điểm hạn chế của dòng văn học này. Phương pháp đối chiếu, so sánh văn học: Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong chương 3 của công trình nhằm đối chiếu và so sánh mối tương quan giữa văn học 8X Trung Quốcvăn học 8X Việt Nam CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC 1.1Khái niệm văn học 8XTrung Quốc: 1.1.1 Khái niệm thuật ngữ 8x: Thuật ngữ 8X là một thuật ngữ quen thuộc được biết đến khá phổ biến trong những năm gần đây Việt Nam và các nước châu Á. Nó là một thuật ngữ dung để chỉ những người trẻ sinh ra trong thập niêm 80 của thế kỉ 20 (từ năm 1980 đến 1989). Thuật ngữ này được dùng phổ biến đến mức đã đi vào đời sống thường ngày và được dùng như một từ ngữ thông dụng. Ban đầu nó là sản phẩm của báo chí, rồi dần dần được chấp nhận trong xã hội như một khái niệm phổ biến. Ngoài khái niệm 8X ra còn có khái niệm 7X gần đây là 9X, người ta cũng theo thói quen sử dụng đó mà gọi những người sinh ra trong những thập niên trước đó là 6X, 5X…tuy nhiên không phổ biến bằng. phương Tây hầu như người ta không dùng đến khái niệm này. Mà chỉ riêng các nước châu Á và Việt Nam mới sử dụng nó phổ biến như vậy. Trong văn học người ta cũng quen dùng các khái niệm nhà văn 7X, 8X để chỉ lứa tuổi sáng tác của các nhà văn đó. Điều này lý giải bởi xã hội phương Tây không có thói quen đánh giá xếp loại dựa trên độ tuổi như châu Á. Các nhà văn phương Tây cũng hầu như không được đánh giá và xếp loại dựa vào độ tuổi sáng tác của họ mà chủ yếu nhìn nhận dựa vào giá trị tác phẩm của họ. Còn ngược lại châu Á mà cụ thể như Trung Quốc hay Việt Nam thì có thói quen đánh giá dựa theo độ tuổi như vậy nên mới sản sinh ra các khái niệm như 7X, 8X. Điều này có thể được chứng minh bởi việc đánh giá các tác phẩm văn học của các nhà văn còn rất trẻ cũng sinh ra trong những năm 70, 80 phương Tây. Ví dụ điển hình cho sự thành công của nhà văn trẻ phương Tây là Christopher Paolini. Nhà văn trẻ sinh năm 1983 Mỹ này nổi tiếng từ năm 19 tuổi với tiểu thuyết giả tưởng Eragon, đây là một cuốn sách được bán chạy trên thế giới suốt nhiều tuần liền. Ngoài ra còn rất nhiều các nhà văn phương Tây khác cũng thành danh khi còn rất trẻ. Tuy nhiên vẫn chưa có khái niệm về văn học 8X hay 7X… phương Tây. Điều đó cho thấy khái niệm 8X là một khái niệm riêng chỉ có châu Á mới dùng phổ biến, điều này là khác biệt so với phương Tây. 1.1.2 Văn học 8X Trung Quốc: Trong những năm gần đây, độc giả Việt Nam được nghe nhắc nhiều đến cụm từ "văn học 8X Trung Quốc". Đây là một khái niệm để chỉ dòng văn học mới được hình thành và phát triển mạnh trong những năm gần đây Trung Quốc. Dòng văn học này được giới trẻ Trung Quốc ủng hộ và đón nhận nồng nhiệt. Nó cũng nhận được sự quan tâm lớn của giới phê bình văn học Trung Quốc. Đây là dòng văn học hình thành bởi sáng tác của các tác giả thuộc thế hệ sinh ra trong thập niên 80 (8X). Khái niệm 8X được sử dụng đây như một thuật ngữ trong văn học. Những tác phẩm của họ xoay quanh cuộc sống giới trẻ, đề tài gây sốc, văn phong cách tân, một số sáng tác khác mang tính giả tưởng cao, nội dung tác phẩm không hàm chứa nhiều giá trị nghệ thuật nhưng thường dễ đọc, dễ hiểu và mang tính chất gây ấn tượng mạnh đánh vào thị hiếu người đọc đồng thời phù hợp với đời sống hiện đại của giới trẻ. Qua tác phẩm của mình họ muốn thể hiện những nét cá tính mạnh mẽ mà chỉ có thế hệ họ mới có. Đây là thế mạnh của văn học 8X nói riêng cũng như văn học trẻ Trung Quốc nói chung. Chính vì sáng tác của những nhà văn thuộc thế hệ 8X gần gũi và phản ánh trực tiếp đời sống, tư tưởng của giới trẻ Trung Quốc nên dòng văn học này nhanh chóng lan rộng trong giới độc giả. Nhất là độc giả trẻ, họ tìm được sự đồng cảm và hình ảnh của chính bản thân mình trong những tác phẩm này. Một điều nữa khiến dòng văn học này phát triển mạnh trong những năm gần đây là thế hệ 8X Trung Quốc khá đông đảo và ngày càng trưởng thành. Hoàn cảnh xã hội Trung Quốc đương đại kích thích các nhà văn trẻ sáng tác. Và tác phẩm của họ nhanh chóng được đón nhận không chỉ trong nước mà còn được phổ biến các nước trong khu vực, đặc biệt được là dịch và xuất bản khá nhiều phương Tây. Các nhà văn trẻ thuộc dòng văn học này trở nên nổi tiếng, thậm chí có người còn được xếp vào hàng minh tinh, ngôi sao Trung Quốc. Điều đó khiến họ nỗ lực sáng tác và thúc đẩy dòng văn học này phát triển mạnh hơn. Có thể kể ra rất nhiều cái tên tiêu biểu cho dòng văn học này mà vị trí của họ đã được khẳng định trong văn đàn Trung Quốc hiện nay như: Quách Kính Minh, Lý Sỏa Sỏa, Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ, Hàn Hàn, Trịnh Tiểu Quỳnh, Tôn Duệ, Tưởng Phong, Tưởng Phương Chu, Hồ Kiên, Châu Gia Ninh, Bộ Phi Yên, Quỷ Quỷ, Tiểu Phạn, Lý Hải Dương, Hồ Kiên, Tôn Giai Vĩ . Việt Nam, qua sự giới thiệu của các nhà xuất bản và các dịch giả, độc giả Việt Nam đã khá quen thuộc với các nhà văn trẻ thuộc dòng văn học này như Quách Kính Minh (với các tác phẩm Vương Quốc Ảo, Vô Cực .), Trương Duyệt Nhiên ( Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi, Mèo đen không ngủ, Anh đào xa tít tắp .), Xuân Thụ (Búp bê Bắc Kinh .). Đặc biệt là sự xuất hiện có thể nói đã gây ra làn sóng chấn động nho nhỏ trong giới văn học Việt Nam trong một thời gian của nhà văn mạng Tào Đình (bút hiệu khác là Bảo Thê) với tác phẩm "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" do nhà văn, dịch giả Trang Hạ dịch. Sau đó là hàng loạt tác phẩm của nữ nhà văn này được dịch và xuất bản tại Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm của khá nhiều độc giả. Như vậy, Trung Quốc hay Việt Nam thì dòng văn học 8X Trung Quốc cũng nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng độc giả mà nhiều nhất phải nói đến là độc giả trẻ. Đây có thể xem là một dòng văn học dành cho giới trẻ Trung Quốc thể hiện bản lĩnh của mình. 1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc: 1.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện: 1.2.1.1 Bối cảnh văn học: Sau khi "Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc" kết thúc (1976), để khôi phục nền văn nghệ nước nhà bị tàn phá và xuống dốc nghiêm trọng do những hệ lụy mà nó gây ra, các nhà làm công tác văn nghệ đã họp đại hội lần thứ 4 vào năm 1979. Đại hội ngoài việc nhìn nhận đánh giá lại nền văn nghệ Trung Quốc từ khi giành được độc lập đến thời điểm hiện tại thì đại hội còn đưa ra những nhiệm vụ mới nhằm phát triển nền văn nghệ trong thời kỳ mới. Văn học cũng được chú trọng thúc đẩy với sự khuyến khích về nhiều mặt. Các nhà văn được tự do sáng tác với bất kì đề tài hay chủ đề nào mà họ muốn. Sự nới lỏng về tư [...]... tiếp nhận văn học trẻ Trung Quốc Việt Nam, văn học 8X Trung Quốc cũng được độc giả Việt Nam đón nhận như một hiện tượng mới lạ của văn học Trung Quốc Theo phong trào dịch thuật các tác phẩm văn học của các nhà văn thuộc dòng văn học "linglei" Trung Quốc thì các tác phẩm văn học của các nhà văn 8X cũng được chọn dịch từ năm 2005 đến nay Tuy nhiên để nắm được bối cảnh chung của văn học 8X Trung Quốc cũng... TÁC PHẨM VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC GIỚI THIỆU VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản Việt Nam 2.1.1 Các nhà văn 8X Trung Quốc và tác phẩm tiêu biểu: Do nhiều nguyên nhân khách quan nên dòng văn học 8X Trung Quốc với rất nhiều các tác giả nổi bật nhưng hiện nay Việt Nam chỉ mới dịch và giới thiệu một số tác giả trong số mấy chục nhà văn trẻ ấy Theo... nhà văn mạng Tào Đình Báo giới Việt Nam cũng có sự đánh giá tích cực về các tác giả này Trung Quốc các nhà văn 8X này là những nhà văn trẻ sớm có được thành công trong sự nghiệp và trụ lại từ làn sóng bùng nổ của dòng văn chương 8X trước đó Có thể liệt kê nhiều cái tên tiêu biểu thuộc dòng văn học 8X hiện nay đã trụ vững và đang có sức ảnh hưởng với độc giả Trung Quốc và được giới văn học Trung Quốc. ..tưởng sáng tác khiến "Văn học thời kỳ mới của Trung Quốc, đề tài và chủ đề, hình thức và phong cách nghệ thuật muôn màu muôn vẻ."1 Điều này khiến văn học Trung Quốc ngày càng phát triển, trải qua mấy thập niên sau khi nền văn học của đất nước được vực dậy, văn học Trung Quốc đã xuất hiện khá nhiều trường phái và trào lưu văn học mới Đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa và... (2006), Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 1 Sự ra đời và phát triển mạnh của trào lưu văn học thế hệ mới này Trung Quốc tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của các dòng văn học khác xuất phát từ những nhà văn của thế hệ mới sinh này Văn học 8X Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh văn học đó 1.2.1.2 Bối cảnh xã hội: Khi những nhà văn trẻ sinh vào thập... đàn văn học Trung Quốc đương đại Các tác giả trẻ này đã khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giả Trung Quốc Như vậy sau thời kì đỉnh điểm Văn học 8X dần được định hình và trở thành một dòng văn học mới mang tính độc lập với một lớp nhà văn trẻ cùng tư tưởng sáng tác mới của riêng mình Dòng văn học 8X đã góp đóng vai trò quan trọng và góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học Trung Quốc đương... tại Kỳ Nam (tỉnh Sơn Đông – Trung Quốc) Nhà văn trẻ này từng học đại học tại Singapore và cũng viết văn đây Trương Duyệt Nhiên viết văn từ khá sớm, 14 tuổi đã có tác phẩm đăng trên các báo và tạp chí văn học Cũng như Quách Kính Minh, Trương Duyệt Nhiên từng đạt được nhiều giải thưởng về văn học khi còn khá trẻ: Giải nhất “Cuộc thi Văn mới toàn quốc ; Giải nhì “Giải thưởng văn học cao đẳng đại học ... thiệu Việt Nam là "Vương Quốc ảo" và "Vô cực" Tiểu thuyết "Vương quốc ảo": Vương quốc ảo là tiểu thuyết đầu tiên của Quách Kính Minh được dịch Việt Nam năm 2005 do dịch giả Nguyễn Viết Chi chuyển ngữ và Sơn Lê hiệu đính, tác phẩm được in nhà xuất bản Phụ nữ Khi mới ra mắt Việt Nam cuốn tiểu thuyết vốn rất ăn khách Trung Quốc này cũng được độc giả Việt Nam chú ý Báo chí viết nhiều về Vương quốc. .. học phát triển mạnh và tiêu biểu cho văn học Trung Quốc là tiểu thuyết Sự phát triển của thể loại này phản ánh sự phát triển của nền văn học Trung Quốc Theo Lê Huy Tiêu, có thể kể ra một số trường phái chính của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại như: • • • • • • • Tiểu thuyết văn học vết thương Tiểu thuyết văn học phản tư Tiểu thuyết văn học cải cách Tiểu thuyết văn học tầm căn Tiểu thuyết tiên phong... nổi tiếng của “Forbes Trung Quốc Năm 2007, nhà văn Quách Kính Minh đã dẫn đầu danh sách “Những nhà văn triệu phú của Trung Quốc với khoản thu nhập 11 triệu nhân dân tệ/năm (hơn 23 tỷ đồng Việt Nam) Là nhà văn thành công nhất về mặt thương mại Trung Quốc Quách Kính Minh còn được kết nạp vào hội nhà văn Trung Quốc và nhận được giải thưởng dành cho các tác giả 8X là giải thưởng "Thành tích xuất sắc . với văn học 8X Việt Nam: Ở chương này công trình đi tìm hiểu về sự tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam. 3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt. tương quan giữa văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt Nam CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC 1.1Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc: 1.1.1

Ngày đăng: 10/04/2013, 09:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan