MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8

11 561 2
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây do nhiều tác động khách quan, phương pháp và chất lượng dạy học đã có sự phân hoá, có không ít giáo viên dạy giỏi, có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn,.... đã khêu gợi được sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tự lực của học sinh. Trong nhiều giờ dạy Vật lý, giáo viên tạo điều kiện để học sinh trực tiếp làm thí nghiệm và đặt ra ngững câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy với toàn lớp. Trong các giờ học này, thực sự chỉ có một số ít học sinh được làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc và rút ra nhận xét, kết luận. Bản thân học sinh chưa thực sự chủ động tham gia vào quá trình tìm tòi , suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong giờ học. Dựa trên cơ sở phân tích tư duy, thấy rõ. Muốn phát triển năng lực sáng tạo, phải đặt cho học sinh những tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy của học sinh. Đó là cơ sở của quan điểm dạy học hiện đại và là lý do để học sinh nắm chắc bài tại lớp. Đây cũng là một trong các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả trên lớp, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh, đồng thời xây dựng được phương pháp học tập với bộ môn. Trong công tác dạy học nói chung và đối với bộ môn Vật lí nói riêng thì vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học là việc làm cấp bách và hết sức cần thiết, nó đòi hỏi xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa, bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, năng lực thực hành và khả năng chủ động trong học tập cho HS, rèn luyện cho HS khả năng phán đoán, năng lực xử lí thông tin, khả năng làm cho kiến thức sách vở được sống dậy trong cuộc sống hằng ngày, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “Một số phương pháp giảng dạy gây hứng thú cho học sinh khi học môn Vật Lí 8 ” nhằm thực hiện mục tiêu trên.

SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây do nhiều tác động khách quan, phương pháp và chất lượng dạy học đã có sự phân hoá, có không ít giáo viên dạy giỏi, có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, đã khêu gợi được sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tự lực của học sinh. Trong nhiều giờ dạy Vật lý, giáo viên tạo điều kiện để học sinh trực tiếp làm thí nghiệm và đặt ra ngững câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy với toàn lớp. Trong các giờ học này, thực sự chỉ có một số ít học sinh được làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc và rút ra nhận xét, kết luận. Bản thân học sinh chưa thực sự chủ động tham gia vào quá trình tìm tòi , suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong giờ học. Dựa trên cơ sở phân tích tư duy, thấy rõ. Muốn phát triển năng lực sáng tạo, phải đặt cho học sinh những tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy của học sinh. Đó là cơ sở của quan điểm dạy học hiện đại và là lý do để học sinh nắm chắc bài tại lớp. Đây cũng là một trong các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả trên lớp, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh, đồng thời xây dựng được phương pháp học tập với bộ môn. Trong công tác dạy học nói chung và đối với bộ môn Vật lí nói riêng thì vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học là việc làm cấp bách và hết sức cần thiết, nó đòi hỏi xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa, bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, năng lực thực hành và khả năng chủ động trong học tập cho HS, rèn luyện cho HS khả năng phán đoán, năng lực xử lí thông tin, khả năng làm cho kiến thức sách vở được sống dậy trong cuộc sống hằng ngày, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “Một số phương pháp giảng dạy gây hứng thú cho học sinh khi học môn Vật Lí 8 ” nhằm thực hiện mục tiêu trên. II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1.Thuận lợi - Được sự quan tâm của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, hội, của đồng nghiệp, được dự giờ thăm lớp thường xuyên .Bên cạnh đó thư viện trường cũng thường xuyên cho GV và HS mượn tài liệu tham khảo . - Phòng giáo dục thường xuyên mở các chuyên đề để giáo viên có nhiều cơ hội học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. - Nhà trường tạo những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất. - Ban chấp hành hội phụ huynh học sinh và UBND xã nhà luôn tạo điều kiện cho việc dạy và học. - Đa số học sinh có ý thức học tập , luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau ngày càng tiến bộ -Tài liệu về bộ môn ngày càng phong phú trên internet do đó ít nhiều cũng giúp cho học sinh thuận lợi hơn khi học tập bộ môn Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 1 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 2.Khó khăn - Đa số HS là con em gia đình nông dân, địa bàn xa trường không có đủ điều kiện để tiếp cận với các thông tin đại chúng, một số phụ huynh lại không quan tâm sát sao, nên việc tạo điều kiện giúp HS phát triển bộ môn còn hạn chế - Bên cạnh đó còn có một số em HS lười học, - Do trình độ học sinh chênh lệch nhau quá nhiều nên việc hoạt động nhóm chưa đạt hiệu quả cao, một số học sinh yếu, lười học còn ỷ lại chưa phát huy được tính chủ động trong học tập. - Đồ dùng dạy học một số chưa chuẩn xác nên kết quả thí nghiệm còn sai số nhiều, tính thuyết phục chưa cao. 3. Số liệu thống kê Chất lượng về học lực của học sinh môn Vật Lý ở khối 8 đầu năm học 2010-2011 như sau: Khối 8 Sĩ số Giỏi khá Trung bình Yếu kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 334 50 15,0% 10 1 30,2% 127 38,0% 46 13,8% 10 3,0% III/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI . 1.Cơ sở lí luận Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống, vừa hấp dẫn về mặt tình cảm đối với cá nhân đó. Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa hoạt động chủ động trái với không hoạt động, thụ động. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung và phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, đành rằng để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực thật nhiều so với dạy học thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy, rõ ràng cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại thói quen hoạt động của trò có ảnh hưởng tới cách dạy của thày. Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, cũng có những giáo viên hăng hái áp dụng phương pháp tích cực nhưng thất bại vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen thói học thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy học để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động. Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 2 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 Tích cực học là quá trình học có mục đích có sự tiếp thu kiến thức. Tiếp thu kiến thức, học tập tương tác, và học tập hợp tác là các phần của việc học tích cực. 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1 Nội dung Qua các năm kinh nghiệm giảng dạy Vật Lí 8 tôi đã tìm ra một số phương pháp sau để vận dụng vào dạy học môn Vật Lí hiệu quả: - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình hợp tác - Phương pháp luyện tập và thực hành - Phương pháp sử dụng thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học theo hướng tích cực - Kĩ thuật dạy học Các mảnh ghép - Phương pháp sử dụng trò chơi - Phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy 2.2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.2.1 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Tiết học nghiên cứu tài liệu mới là tiết học trong đó học sinh thu được cái mà các em chưa biết hoặc chưa biết rõ ràng, chính xác. Vậy người giáo viên phải làm thế nào cho các em hứng thú ngay từ đầu bài bằng các câu hỏi nêu vấn đề để học sinh cảm thấy các em tự khám phá ra kiến thức mà trước đó các em biết mơ hồ hoặc chưa được biết. Ví dụ 1: Bài 7 “ ÁP SUẤT” Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập GV treo hình 7.1 SGK lên bảng và vào bài mới Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này? Hoạt động 2: Hình thành khái niệm áp lực GV cho HS quan sát hình 7.2 SGK và hỏi HS Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 3 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 GV:Người và tủ có tác dụng lực lên mặt sàn không? HS: Có GV : Lực mà người và tủ tác dụng lên mặt sàn là lực gì? HS: Lực ép GV: Lực ép mà người tác dụng lên mặt sàn có phương như thế nào so với mặt sàn? HS: Có phương vuông góc với mặt sàn GV giới thiệu áp lực Cho HS nhắc lại áp lực là gì và lấy thêm một số về áp lực Gv treo hình 7.3 SGK lên bảng và hỏi HS Trong số các lực được ghi ở hình 7.3 a,b thì lực nào là áp lực? HS: Hình a: Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường Hình b: - Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh - Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ Hoạt động 3: Tìm hiểu áp suất phụ thuộc những yếu tố nào? GV : Muốn biết sự phụ thuộc của p vào F phải làm thí nghiệm như thế nào? Muốn biết sự phụ thuộc của p vào S ta phải làm như thế nào? HS: Thảo luận theo nhóm về phương pháp làm thí nghiệm . Tìm sự phụ thuộc của p vào F, của p vào S và điền kết quả vào bảng 7.1 Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 4 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 Bảng 7.1 Áp lực (F) Diện tích bị ép (S) Độ lún (h) F 2 ? F 1 S 2 ? S 1 h 2 ? h 1 F 3 ? F 1 S 3 ? S 1 h 3 ? h 1 Từ bảng kết quả HS tự rút ra kết luận của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố: Áp lực và diện tích bị ép Hoạt động 4: Giới thiệu công thức tính p GV giới thiệu về công thức tính áp suất , đơn vị của áp suất GV cho HS làm một bài tập đơn giản bằng số về tính p Một người có khối lượng 45kg, diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân là 150cm 2 . Tính áp suất của người đó tác dụng lên mặt sàn? GV gọi HS lên bảng tóm tắt đề bài và đổi đơn vị Gọi HS khác lên bảng giải GV : Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng , giảm áp suất? HS: Tăng áp suất: Tăng F, Giảm S Giảm áp suất : Giảm F, Tăng S Từ đó cho HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài Cho HS nêu những ví dụ về việc làm tăng , giảm áp suất trong thực tế? GV: Tại sao khi xây nhà người ta thường làm móng nhà rộng hơn tường nhà? Tại sao những xe chở nặng thì thường lắp nhiều bánh xe? Tại sao mũi xẻng lại nhọn và mỏng? bài 9 “ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN” Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV lấy một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước rồi lộn ngược cho học sinh quan sát, rồi hỏi học sinh nước có chảy ra ngoài không ? GV cho cho học sinh dự đoán Gv làm thí nghiệm cho học sinh quan sát và hỏi nước có chảy ra ngoài không? Học sinh : Nước không chảy ra ngoài Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 5 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 Giáo viên :Tại sao nước lại không chảy ra ngoài => Giáo viên vào bài mới Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển . Giáo viên giới thiệu về lớp khí quyển của Trái Đất và hỏi Lớp khí quyển này có trọng lượng hay không? HS: Lớp khí quyển này có trọng lượng GV: vậy trọng lượng của lớp khí quyển này có gây ra áp suất đối với con người và các vật trên Trái Đất hay không? HS: có GV cho các nhóm HS làm thí nghiệm 1,2 và thảo luận các câu C1, C2, C3 và trả lời vào bảng phụ Các nhóm treo kết quả lên bảng GV treo đáp án và cho các nhóm nhận xét câu trả lời của các nhóm khác Gv chấm điểm cho các nhóm và tuyên dương những nhóm có kết quả đúng, đồng thời phê bình những nhóm hoạt động nhóm chưa tích cực. GV cho HS giải thích thí nghiệm 3 trong SGK Từ đó GV yêu cầu HS trả lời tình huống nêu ra ở đầu bài 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin theo mô hình hợp tác: Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy và trò – giữa trò và trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp thảo luận nhóm là một trong các phuong pháp đang được giáo viên đánh giá được kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm việc của học sinh . Cách thục hiện: -Trước tiên giáo viên chon vấn đề thích hợp cho HS thảo luận - Các học sinh trong lớp được chia làm tổ nhóm. -Các nhóm được giao nhiệm vụ nghiên cứu về một vấn đề của bài học sinh. Trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi, không tham gia y kiến cho vấn đề thảo luận của nhóm chính xác hơn. - Mỗi nhóm trình bày kết quả mà nhóm mình nghiên cứu. So sánh và thảo luận về các kết quả nghiên cứu của các nhóm, từ đó khám phá ra kiến thức mới. Ví dụ: Khi dạy bài “Lực đẩy Ác- si-mét”, phần 2 thí nghiệm kiểm tra giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm ở hình 10.3 trong sách giáo khoa rồi mô tả lại thí nghiệm Khi học sinh mô tả xong thí nghiệm giáo viên cho các nhóm thảo luận câu C3: Hãy chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 1.3 chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác- si- mét nêu trên là đúng. Các nhóm tiến hành chứng minh GV cho cả lớp nhận xét GV chốt lại vấn đề 2.2.3. Phương pháp kĩ thuật dạy học Các mảnh ghép Một số kỹ thuật dạy học tích cực mang tính hợp tác : Kĩ thuật “ Khăn trải bàn”; Kỹ thuật “ các mảnh ghép”; sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy. Ví dụ kỹ thuật “các mảnh ghép” là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: *Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 6 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 *Kích thích tham gia tích cực của học sinh. Ví dụ: Ở SGK vật lý 8, bài “Định luật về công”. Để rút ra được kết luận về mối liên hệ về lực tác dụng và quãng đường vật chuyển dời bằng thực nghiệm, theo phương pháp trước đây thì giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm và mỗi nhóm phải thí nghiệm đo lực tác dụng và quãng đường vật chuyển dời bằng cách kéo trực tiếp và bằng ròng rọc động. Nhưng theo kỹ thuật dạy học tích cực mới, giáo viên tổ chức cho nhóm 1 thực hiện thí nghiệm kéo vật trực tiếp, nhóm 2 thực hiện thí nghiệm kéo vật bằng ròng rọc động. Rồi sau đó ghép các kết quả của các nhóm để có một kết luận khái quát cho bài học. 2.2.4. Phương pháp luyện tập và thực hành Nói chung cần có sự luyện tập ngay ở mỗi tiết học để khắc sâu, củng cố kiến thức mà học sinh mới tiếp thụ, mỗi tiết học nên dành thời gian từ 5 – 10 phút luyện tập. Đối với các bài có nội dung có kiến thức ít hơn có thể dành thời gian cho việc luyện tập dài hơn một chút. Đối với các bài có nội dung kiến thức dài hơn thì thời gian dành cho việc luyện tập được rút ngắn hơn. Nhưng vấn đề ở đây là luyện tập cái gì ? Theo tôi, việc luyện tập ở đây nên chia thành 2 dạng: bài tập định tính và bài tập định lượng. Có bài tập chỉ có giải thích không phải tính toán và có bài tập phải vận dụng kiến thức để tính toán. Thí dụ bài: “Chuyển động đều - chuyển động không đều”, “ Công thức tính nhiệt lượng”… chỉ có bài tập được tính cần phải vận dụng kiến thức cũng như phần ghi nhớ, “ Có thể em chưa biết” của bài để giải thích thì bài tập mới rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ được. Thí dụ bài tập khi đưa trứng lên đỉnh núi luộc, người ta thấy rằng trứng không chín. Hãy giải thích? với câu hỏi như vậy học sinh phải vận dụng kiến thức về nhiệt độ sôi của chất lỏng, về áp suất để giải thích. Trong luyện tập cần khai thác sâu sắc các kiến thức SGK. Thí dụ bài: “Lực đẩy ACSIMET”, sau khi học công thức VdF A .= giáo viên cần cho học sinh có thói quen tìm hiểu công thức đó như các đại lượng và đơn vị có trong công thức. Khi xem xét một công thức, cần xem xét hai vấn đề: - Giá trị tính toán của công thức ( tính toán một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại ) - Mối quan hệ giữa các đại lượng có trong công thức. Trong luyện tập cần chú ý rèn luyện kỹ năng diễn đạt đối với các bài tập định tính và rèn luyện kỹ năng trình bày với các bài tập định lượng. Cần uốn nắn cách diễn đạt ngắn gọn và chính xác, ở các bài tập định lượng cần lưu ý xem đơn vị các đại lượng có phù hợp chưa, cần đổi không và đổi như thế nào. Bài tập áp dụng cần cho học sinh ghi chép cẩn thận vào vở và coi đó là bài tập mẫu để học sinh vận dụng cào các bài tập khác. 2.2.5. Sử dụng thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học theo hướng tích cực. Đối với môn khoa học thực nghiệm như Vật Lý, có thể nói “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền chặt được. Trong giờ học giáo viên tạo điều kiện cho đa số học sinh tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc và rút ra kết luận nhận xét; tạo điều kiện để học Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 7 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 sinh tìm hiểu cấu tạo cách sử dụng dụng cụ đơn giản. Dựa vào số liệu, kết quả của thí nghiệm, phân biệt được dấu hiệu giồng nhau, khác nhau của dấu hiệu bản chất, từ đó so sánh, phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận. Khai thác hình vẽ với vai trò là nguồn thông tin chứ không phải là hình vẽ minh hoạ, lời trình bày của sách giáo khoa. Như vậy học sinh mới chủ động trong học tập, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động hcọ tập tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của giáo viên. Học sinh hứng thú, hào hứng trong quá trình học tập, học sinh chủ động trao đổi với nhau với giáo viên nhiều hơn, luôn lật đi, lật lại vấn đề. Nhiều học sinh thổ lộ: các em rất thích môn Vật Lý vì trong mỗi giờ học như được tham gia một trò chơi lý thú mà chưa từng biết. Trong tình hình hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy khá đầy đủ, vì vậy cần tận dụng tất cả các trang thiết bị này phục vụ cho việc giảng dạy có hiệu quả. 2.2.6 .Phương pháp sử dụng trò chơi Thông qua các trò chơi nhằm của cố kiến thức đồng thời tạo ra không khí sôi nổi trong một tiết học Vật Lý: ví dụ như trò chơi ô chữ….trong một tiết học ôn tập hay phần củng cố kiến thức học sinh trong bài . Giáo viên có thể chia nhóm hoặc cho cả lớp cùng tham gia trò chơi. Ví dụ khi dạy xong bài “Công Cơ Học” thay vì củng cố Gv có thể cho HS chơi trò chơi ô chữ Học sinh có thể chon hàng ngang bất kì, mổi từ hàng ngang sẽ có một từ chìa khóa được tô màu 1.Đơn vị của công là gì? 2.Lực nào đã thực hiện công khi người thợ mỏ đẩy xe gòong than chuyển động 3.Khi có lực tác dụng vào vật thì vật sẽ như thế nào để có công cơ học ? 4. Mối quan hệ giữa phương của lực và phương chuyển dời của vật khi công bằng không ? 5. Lực nào đã thực hiện công khi một vật rơi từ trên cao xuống theo phương thẳng đứng ? Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 8 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 6.Công cơ học phụ thuộc vào quãng đường vật dịch chuyển và yếu tố này ? 7. Không có công cơ học nếu chỉ có lực tác dụng mà không có yếu tố này ? (Cho HS đoán từ chìa khóa hôm nay) 2.2.7 Sử dụng Bản đồ tư duy Sau khi học xong một bài hay một chương Giáo viên yêu câu học sinh về nhà hãy vẽ lại bản bồ tư duy bài mình vửa học hay tóm tắt chương Bản đồ tư duy giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức được lâu hơn IV. KẾT QUẢ Trước khi thực hiện đề tài Khối 8 Sĩ số Giỏi khá Trung bình Yếu kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 334 50 15,0% 10 1 30,2% 127 38,0% 46 13,8% 10 3,0% Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 9 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 Sau một năm thực hiện “ Một số phương pháp giảng dạy gây hứng thú học tập môn Vật lý 8” Kết quả cuối năm học 2011 2011 như sau: Khối 8 Sĩ số Giỏi khá Trung bình Yếu kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 334 60 18% 111 37.4% 125 41,2% 34 10,2% 4 1.2% Nhìn vào bảng ta thấy số lượng HS giỏi và khá tăng, HS yếu và kém giảm rõ rệt V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM -Việc giảng dạy kiến thức mới cho HS đối với bộ môn Vật lí cần phải áp dụng kết hợp nhiều phương pháp nêu nhằm mục đích gây hứng thú , kích thích óc sáng tạo , lòng đam mê khoa học ở HS đặc biệt là trong các tiết học có thực hành thí nghiệm. Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 10 [...]...SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 - Giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi vận dụng gần gũi trong cuộc sống giúp các em làm sống lại kiến thức sách vở vào cuộc sống riêng tư của mình - Thiết bị đồ dùng học tập môn Vật lí 8 rất đầy đủ, vì vậy giáo viên cần cố gắng tạo điều kiện cho HS sử dụng tất cả các dụng cụ trên để rèn luyện cho HS có khả năng... cách tổ chức dạy học kết hợp một số phương pháp trong tiết dạy học môn vật lí nhằm phát huy tính tích cực hoạt động cho HS theo tôi nhận thấy việc ta chuẩn bị cho một tiết dạy như trên cho tốt thì : Đòi hỏi sự công phu chuẩn bị cho tiết dạy của GV, đồng thời nó sẽ làm cho GV chúng ta cũng tốn kém thời gian không ít Song bên cạnh đó sẽ giúp cho các GV của chúng ta sẽ thành công hơn khi bài dạy của chúng... lí thông tin một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, giúp các em thích học và thêm yêu thích bộ môn Việc dạy học môn vật lý trong trường phổ thông là rất quan trọng, giúp các em biết cách tư duy logic, biết phân tích tổng hợp các hiện tượng trong cuộc sống Vì vậy giáo viên giảng dạy môn vật lý cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh. .. nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên trong đề tài này có khiếm khuyết gì mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để đề tài có thể đạt được kết quả cao hơn Tôi xin chân thành cảm ơn VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo viên Vật Lí 8, SGK Vật Lí 8 2 .Một số vấn đề về lí luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông –LÊ THÚC TUẤN( ĐHSP HUẾ) 3.Áp dụng dạy và học tích cực trong môn VẬT LÝ – biên soạn... HUẾ) 3.Áp dụng dạy và học tích cực trong môn VẬT LÝ – biên soạn GS.Trần bá Hoành, TS Ngô Quang Sơn, Nguyễn Văn Đoàn – Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội 4 Tài liệu bồi dưỡng thay sách Vật Lí 8 Bộ GD - ĐT 5 Tài liệu tập huấn giáo viên môn : Vật Lý cấp THCS - Bộ GD - ĐT Vĩnh tân ngày 26-11-2011 Người viết Trần Thị Thanh Trần Thị Thanh 11 Trường THCSVĩnh Tân . SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những. 38, 0% 46 13 ,8% 10 3,0% Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 9 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 Sau một năm thực hiện “ Một số phương pháp giảng dạy. xuống theo phương thẳng đứng ? Trần Thị Thanh Trường THCSVĩnh Tân 8 SKKN: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH MÔN VẬT LÍ 8 6.Công cơ học phụ thuộc vào quãng đường vật dịch

Ngày đăng: 11/06/2015, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan