Tính toán và lập quy trình giao nhận nhập khẩu thảm trải sàn của công ty TNHH Việt Nhật

23 453 0
Tính toán và lập quy trình giao nhận nhập khẩu thảm trải sàn của công ty TNHH Việt Nhật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Đất nước đang chuyển mình cùng với thời đại gia nhập nền kinh tế thế giới, trong qúa trình gia nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại quốc tế việc phát triển hoạt động giao nhận quốc tế ở mỗi nước có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích lũy ngoại tệ, làm đơn giản hóa chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác , tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh hàng hóa ở các nước trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước khác trên thế giới, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối. Thời đại toàn cầu hóa các nền kinh tế và hội nhập nền kinh tế khu vực, mối liên hệ giữa cácquốc gia về mọi phương diện kinh tế ngày càng gắn bó với nhau, đặc biệt trong đó hoạt động ngoại thương có vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động ngoại thương là một loại hình hoạt động kinh doanh phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như: ngân hàng trong việc thanh toán, công ty vận tải tong việc vận chuyển hàng hóa , công ty bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm hàng hóa …. Ngoài ra, công ty giao nhận hàng cũng có liên quan đến họa động ngoại thương với tư cách là người được chủ hàng ủy nhiệm để giao hàng lên phương tiện vận tải nếu là xuất khẩu, hoặc là nhận hàng từ phương tiện vận tải nếu là nhập khẩu. Mội lĩnh vực đều có tầm quan trọng đặc biệt. tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế ở mỗi nước đang ngày càng trở nên cần thiết gắn với sự phát triển kinh tế nước đó. Cho nên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải quốc tế đang là một yêu cầu cấp thiết đối với những người làm công tác giao nhận hàng hóa nói riêng và những người kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung cần phải nắm vững để tránh các rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình. Thấy rõ được lợi ích của việc nắm vững các phương thức và quy trình giao nhận vận tải quốc tế. Vì vậy em xin chọn đề tài: Tính toán và lập quy trình giao nhận nhập khẩu thảm trải sàn của công ty TNHH Việt Nhật . CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 1. Giao nhận. 1.1 Khái niệm giao nhận. Giao nhận vận tải (hay freight forwarding) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ gửi hàng đến nơi nhận hàng, trong đó người giao nhận (freight forwarder) ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng, đồng thời cũng ký hợp đồng đối ứng với người vận tải để thực hiện dịch vụ. Theo quan điểm chuyên ngành, Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) đưa khái niệm về lĩnh vực này như sau: “giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm hàng hóa và thu tiền hay những chứng từ liên quan đến hàng hóa.” 1.2 Đặc điểm giao nhận. Cũng như các hoạt động khác, hoạt động giao nhận cũng có những đặc điểm riêng của nó. Các đặc điểm đó được thể hiện ở chỗ: + Hoạt động giao nhận không tạo ra sản phẩm vật chất mà chỉ tác động lên đối tượng, làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó. Các bước, các thủ tục trong quá trình giao nhận không phải là quá trình đưa nguyên vật liệu, thông qua tư liệu sản xuất ra sản phẩm mà chỉ là quá trình tác động không trực tiếp tác động lên đối tượng tham gia vào quá trình thương mại quốc tế từ nước này sang nước khác, từ vùng này sang vừng khác. hoạt động giao nhận không làm thay đổi đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế. + Hoạt động giao nhận mang tính thụ động. Hoạt động này phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nước người nhận khẩu, nước người thứ ba Chính vì vậy, hoạt động này mang tính thụ động. + Hoạt động giao nhận còn là hoạt động mang tính thời vụ. Hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tinh thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng mang tính thời vụ. + Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận. Hoạt động này chủ yếu bằng việc người giao nhận phải đi tới các hãng tàu, tới cảng, tới hải quan để làm thủ tục. Chính vì vậy, tuyến đường mà người giao nhận đi nếu bằng phẳng và ít ách tắc thì việc giao nhận sẽ nhanh hơn nhiều. Mặt khác, nếu người giao nhận biết sắp xếp công việc và thành thạo nghiệp vụ thì sẽ tránh được việc đi lại nhiều lần trên một con đường và hiệu quả của hoạt động giao nhận sẽ cao hơn. + Hoạt động giao nhận còn bị chi phối bởi tốc độ chuyên môn hóa của công ty. Trong một công ty, nếu các phần hành, các thủ tục được chuyên môn hóa cho từng người thì sẽ tiết kiệm được thời gian và hiệu quả sẽ cao hơn. 1.3 Vai trò của giao nhận trong Thương mại quốc tế Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có vai trò quan trọng. Điều này được thể hiện ở : Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào tác ngiệp. Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác. Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay do người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công. 1.4 Nguyên tắc.  Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt Nam như sau:  Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.  Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.  Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.  Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.  Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.  - Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.  Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan….  Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm. 2.Người giao nhận. 2.1. Khái niệm và địa vị pháp lý của người giao nhận Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó. Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hảI quan, kiểm hoá …”  Theo điều 164 Luật Thương mại Việt Nam: Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa.  Người giao nhận có thể là:  Chủ hàng: khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình.  Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận.  Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. 2.2. Trách nhiệm của người giao nhận. + Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng. + Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự chỉ dẫn của khách hàng. Trách nhiệm của người vận tải với tư cách là người đại lý. Là đại lý người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi của bản thân mình hoặc người làm công cho mình. * Trách nhiệm đối với khách hàng. + Người giao nhận phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng về những mất mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hoá nếu mất mát hoặc hư hỏng là do lỗi của anh ta hoặc người làm người làm công của anh ta. Mặc dù theo những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người dao nhận không phải chịu chách nhiệm về những tổn thất hoặc hậu quả gián tiếp nhưng ngươì giao nhận nên bảo hiểm cả những rui ro đó vì khách hàng vẫn có thể khiếu nại. + Người giao nhận phải chịu chách nhiệm đối với khách hàng về những lỗi lầm về nghiệp vụ: người dao nhận hoặc người làm công của anh ta có thể có lỗi lầm hoặc sơ suất không phải do cố ý nhưng gây thiệt hại về tài chính cho khách hàng của mình. Ví dụ : + Giao hàng trái với chỉ dẫn: giao hàng không đúng như chỉ dẫn của khách hàng. + Quên mua bảo hiểm bảo hiểm mà khách hàng đã có chỉ thị mua. + Sai sót khi làm thủ tục hảI quan gây nên chậm trễ về khai hải quan hặc gây tổn thất cho khách hàng. + Gửi hàng sai địa chỉ: chuyển hàng đến sai địa điểm. + Tái xuất hàng mà không tuân theo những thủ tụch cần thiết để xin hoàn thuế gây thiệt hại cho khách hàng, không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho người nhận hàng về thời gian giao hàng, giao hàng mà không thu tiền của chủ hàng. + Giao hàng thiếu mà không có giám định của hải quan hoặc của vinacontrol. Đối với việc giao hàng chậm mặc dù người giao nhận thường không ràng buộc mình phải giao hàng vào một ngày nhất định tại nơi đến và không nhận trách nhiệm về việc giao hàng chậm song xu hướng hiện nay là chấp nhận một mức độ trách nhiệm vừa phải về sự chậm trễ quá đáng ; giới hạn bằng số tiền cước phải trả cho hàng chậm giao . 3. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. 3.1 Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng. Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. Bước 1: Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ: • Bản lược khai hàng hóa (2 bản) • Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan - 2 bản) • Chi tiết hầm hàng ( 2 bản) • Chi tiết về hàng quá khổ, quá tải (nếu có) Bước 2: Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu. Bước 3: Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như: • Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm bảo lưu trách nhiệm của tàu về những tổn thất xảy ra sau này. • Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt. • Thư dự kháng (LR - Letter of Reservation) đối với tổn thất không rõ rệt. • Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC). • Biên bản giám định. • Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập). Bước 4: Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hóa. Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì phải có hải quan áp tải về kho. Bước 5: Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập. Bước 6: Vận chuyển hàng về kho hoặc phân phối ngay hàng hóa. 3.2. Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng. Bước 1: Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 2 bản lệnh giao hàng cho người nhận hàng. Bước 2: Chủ hàng nộp phí chứng từ, phí lưu kho, đặt cọc mượn vỏ hoặc tiền đặt cọc vệ sinh (nếu có), phí xếp dỡ và lấy biên lai. Bước 3: Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hóa đơn và phiếu đóng gói đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận vào lệnh giao hàng và tìm vị trí hàng, tại đây lưu một bản D/O. Bước 4: Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đế bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một bản D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng. Bước 5: Làm thủ tục hải quan. 1. Xuất trình và nộp các giấy tờ • Tờ khai hàng nhập khẩu • Giấy phép nhập khẩu. • Bản kê chi tiết. • Lệnh giao hàng của người vận tải. • Hợp đồng mua bán ngoại thương. • Một bản chính và một bản sao vận đơn. • Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch (nếu có). • Hóa đơn thương mại. 2. Hải quan sẽ kiểm tra chứng từ và hàng hóa, tính và thông báo thuế. 3. Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan. - Sau khi hải quan xác nhận "hoàn thành thủ tục hải quan" chủ hàng có thể mang hàng ra khỏi cảng và chở về kho riêng. 3.3. Hàng container * Đối với hàng lẻ (LCL: Less Container Load). Bước 1: Khi nhận được thông báo hàng đến thì chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để đổi lấy D/O. Bước 2: Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục hải quan và đăng ký kiểm hóa. Bước 3: Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O. Bước 4: Lấy hàng tại kho CFS (Container Freight Station) quy định. Khi lấy hàng lẻ phải đăng ký với kho hàng lẻ. * Nhiệm vụ của người nhận hàng. - Làm thủ tục thông quan hàng hóa (nếu có). - Trả tiền cước (nếu là cước trả sau) lấy lệnh giao hàng từ người gom hàng. - Nhận hàng từ kho CFS được giao từ người gom hàng. - Đưa hàng về kho riêng của mình bằng chi phí riêng của mình. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT NHẬT 1. Giới thiệu về công ty TNHH VIỆT NHẬT • Tên công ty: Công ty TNHH vận tải Việt Nhật • Tên tiếng Anh: KONOIKE VINATRANS Logistics Co.,ltd. • Trụ sở chính: 18A Lưu Trọng Lư, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh • Chi nhánh Hải Phòng: Phòng 5, tầng 3, tòa nhà Thành Đạt, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. • Giám đốc: Khương Đức Bình • Điện thoại : (84.8) 3872 5783/ 3772 0396 • Fax : (84.8) 3872 2847/ 3872 3885 • Email : headoffice@konoikevina.com • Mã số thuế : 0300823766 Mã số xuất nhập khẩu : 0300823766 1.1 Chức năng và phạm vi hoạt động của công ty. a. Chức năng hoạt động của Công ty. Công ty thực hiện một số công việc liên quan đến quá trình vận tải và giao nhận hàng hoá như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục Hải quan, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận tại nơi quy định, hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu. Ngoài chức năng chính là giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không. Công ty còn đảm nhận thêm những hoạt động khác như: thu gom và chia lẻ hàng, khai thuế Hải quan, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa, môi giới hàng hải, cung ứng tàu biển, sửa chữa tàu biển, đại lý tàu biển (không tái chế phế thải, gia công cơ khí, xi mạ điện tại trụ sở), cho thuê kho bãi, kinh doanh vận tải ða phýõng thức, vận tải hàng hóa bằng ô tô. b. Phạm vi hoạt động của công ty. a, Dịch vụ vận tải: - Vận tải nội địa. - Đại lý vận tải quốc tế bằng đường biển và đường hàng không. b, Lĩnh vực thương mại: - Nhập khẩu hàng hoá. - Xuất khẩu hàng hoá. - Ký kết hợp đồng thương mại. c, Dịch vụ giao nhận: - Giao nhận hàng hoá nội địa. - Đại lý giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển, hàng không, đường bộ. - Dịch vụ gom hàng. - Dịch vụ thủ tục hàng hoá XNK, hàng chuyển cửa khẩu … - Dịch vụ uỷ thác XNK. 1.2 Mô hình bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN GIAO NHẬN BỘ PHẬN SALEBỘ PHẬN CHỨNG TỪ BỘ PHẬN MARKETING [...]... Người nhập khẩu: CÔNG TY TNHH QUỲNH TRANG Người được ủy thác giao nhận: Công ty TNHH VIỆT NHẬT Tên hàng: Thảm trải sàn Tên tàu vận chuyển: METHI BHUM/N251 Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng Số lượng: 4 kiện hàng đựng trong container 40’ Trị giá: 29.973.976 VND theo giá CIF Phương thức thanh toán: LC 2 Quy trình giao nhận và các khoản chi phí Công ty TNHH QUỲNH TRANG ủy thác cho Công ty TNHH VIỆT NHẬT giao nhận. .. và vận chuyển lô hàng này về kho của Công ty TNHH QUỲNH TRANG.Trong quá trình tác nghiệp, công ty TNHH VIỆT NHẬT sẽ làm theo sự chỉ dẫn của chủ hàng đích thực đó là công ty TNHH QUỲNH TRANG Công ty TNHH VIỆT NHẬT có trách nhiệm đảm bảo thời gian làm thủ tục tiếp nhận hàng Trong quá trình giao nhận vận tải, nếu xảy ra hư hao mất mát do công ty Cổ phần tiếp vận siêu tốc gây ra thì công ty TNHH VIỆT NHẬT... VIỆT NHẬT nhận được cho cả lô hàng gồm 4 kiện hàng Như vậy lô hàng này có tính khả thi với công ty Trên cơ sở này, công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng ủy thác với công ty TNHH QUỲNH TRANG Trên cơ sở tóm tắt và ký kết hợp đồng với công ty TNHH QUỲNH TRANG và công ty TNHH VIỆT NHẬT sẽ thực hiện tiếp theo những công việc sau Bước 2: Nhận các chứng từ cần thiết từ người nhập khẩu (người ủy thác) là công ty TNHH. .. phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên trong phòng kế toán của công ty Phòng tài chính kế toán của công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc - do đó mọi hoạt động liên quan đến việc thanh toán chi trả đều phải có ý kiến hội đủ các chữ ký của kế toán trưởng, kế toán thanh toán và thủ quỹ mới thực hiện, lúc đó chứng từ mới có giá trị pháp lý 2 Hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu của công ty TNHH. .. giao nhận phải theo dõi quá trình vận chuyển cũng như thông tin và giao hàng cho người nhận) Tùy vào hợp đồng ủy thác mà người giao nhận sẽ đưa hàng nhanh chóng và an toàn tới người nhập khẩu Sau khi hàng hóa được giao cho người nhập khẩu một cách an toàn và đúng hạn thì người giao nhận làm thủ tục thanh lý hợp đồng ủy thác Theo hợp đồng ủy thác giữa công ty IMPERRIAL CERAMICS EMPORIUM và Công ty TNHH. .. của công ty Lô hàng đó có thể đem lại lợi nhuận cho công ty không phụ thuộc rất lớn vào quá trình tính toán chi phí thực hiện lô hàng Mặt khác, tùy vào từng đối tượng khách hàng: đó là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới của công ty đều cần phải được công ty đánh giá để mở rộng quan hệ khách hàng Bước 1: Tính toán các chi phí thực hiện hợp đồng Công ty TNHH QUỲNH TRANG sẽ khoán cho công ty TNHH. .. TRANG và kiểm tra tính hợp lý và chính xác của bộ chứng từ Để thực hiện các dịch vụ của mình thì trước hết người giao nhận là công ty TNHH VIỆT NHẬT phải có thông tin và bộ chứng từ do người nhập khẩu cung cấp Sau khi có bộ chứng từ thì người giao nhận phải kiểm tra xem những chứng từ đó đã đầy đủ và hợp lý, chính xác hay chưa Các giấy tờ cần thiết gồm: • Giấy phép xuất nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu. .. tin từ đại lý hãng tàu người giao nhận có thể báo cho người nhập khẩu biết để người nhập khẩu yên tâm và chủ động chuẩn bị kho bãi để nhận hàng Người giao nhận đến hãng tàu để nhận D/O, thủ tục gồm: giấy giới thiệu của người nhập khẩu hoặc ủy quy n nhận hàng của người nhập khẩu và giấy giới thiệu của đơn vị được ủy thác Đồng thời nộp phí lấy D/O cho đại lý hãng tàu Nếu giao hàng bằng vận đơn gốc, đại... giá cả đầu vào tăng cao, lương tăng,… Công ty đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh đã làm cho chi phí tăng Trong thời gian sắp tới, công ty vẫn đang tiếp tục cố gắng, phấn đấu để tăng doanh thu, giảm chi phí từ đó có thể tối đa hoá lợi nhuận CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN CÁC CHI PHÍ VÀ LẬP QUY TRÌNH GIAO NHẬN NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT NHẬT 1 Thông tin chung về lô hàng Người xuất khẩu: IMPERRIAL... hiện hành của các cơ quan hữu quan đó Công ty TNHH QUỲNH TRANG sẽ trả cho công ty TNHH VIỆT NHẬT dưới hình thức chuyển khoản Nếu hàng được vận chuyển đến nơi khác thì hai bên cùng nhau thỏa thuận giá lô hàng Trên cơ sở đó, công ty TNHH VIỆT NHẬT sẽ tiến hành tính toán chi phí, dự toán kế hoạch để xem xét việc ký hợp đồng ủy thác với công ty TNHH QUỲNH TRANG Việc tính toán chi phí cho một lô hàng có ý nghĩa . III: TÍNH TOÁN CÁC CHI PHÍ VÀ LẬP QUY TRÌNH GIAO NHẬN NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT NHẬT 1 .Thông tin chung về lô hàng Người xuất khẩu: IMPERRIAL CERAMICS EMPORIUM. Người nhập khẩu: CÔNG TY TNHH. giao nhận nhập khẩu thảm trải sàn của công ty TNHH Việt Nhật . CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 1. Giao nhận. 1.1 Khái niệm giao nhận. Giao nhận vận. thức thanh toán: LC 2 . Quy trình giao nhận và các khoản chi phí Công ty TNHH QUỲNH TRANG ủy thác cho Công ty TNHH VIỆT NHẬT giao nhận và vận chuyển lô hàng này về kho của Công ty TNHH QUỲNH

Ngày đăng: 11/06/2015, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan