đề tài CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH

55 4.2K 42
đề tài CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tên đề tài: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH Họ tên sinh viên: Lê Phan Cẩm Duyên Mã số sinh viên: 1356070089 Lớp: Khoa Học Chính Trị II Giáo viên hướng dẫn: Ts. Đào Tuấn Hậu Thành phố Hồ Chí Minh 2015 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tên đề tài: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH Họ tên sinh viên: Lê Phan Cẩm Duyên Mã số sinh viên: 1356070089 Lớp: Khoa Học Chính Trị II Giáo viên hướng dẫn: Ts. Đào Tuấn Hậu Thành phố Hồ Chí Minh 2015 MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH 8 1.1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh 8 1.2. Quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh 18 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH 2.1. Yêu nước theo con đường cách mạng vô sản, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội 32 2.2. Yêu nước là thương dân, phấn đấu vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân và luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân 37 2.3. Yêu nước gắn với đoàn kết quốc tế vô sản 45 2.4. Vị trí, vai trò và giá trị của chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh 49 4 PHẦN KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Chủ nghĩa yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó ăn sâu bám rễ trong lòng dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Lòng yêu nước của mỗi con người Việt Nam tạo thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, do phải thường xuyên đương đầu với thiên nhiên, giặc giã, như một lẽ tự nhiên, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng luôn là một giá trị thiêng liêng, một tình cảm sâu nặng của dân tộc Việt Nam được truyền giữ và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính sức mạnh đó đã hun đúc quyết tâm cứu nước, cứu đồng bào, thôi thúc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bài viết "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin", Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba". Cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong việc sáng lập và rèn luyện Đảng ta, trong công cuộc lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tập hợp lực lượng đoàn kết toàn dân tộc, với quyết tâm sắt đá “thà hy sinh 5 tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do”.Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên yêu nước, nhưng công lao chính của Người là đã nâng Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới khi những vấn đề mới của thời đại tác động vào dân tộc Việt Nam và những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi.Chủ nghĩa yêu nước là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hành trang của Người khi đi tìm đường cứu nước. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là một nhân tố quan trọng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là nét đặc sắc và biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Trên thực tế, nó đã gắn bó chặt chẽ với tiến trình đấu tranh giải phóng đất nước và là một nhân tố tạo nên những chiến thắng trong công cuộc giành độc lập trước kia cũng như trong công cuộc chấn hưng đất nước, trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là di sản tư tưởng, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Ngày nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều đổi thay. Vấn đề đặt ra là chủ nghĩa yêu nước có vị trí thế nào trong tình hình mới? Và làm thế nào để phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mà đỉnh cao là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để hội nhập và phát triển đất nước thành công trong xu thế toàn cầu hoá? Khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần được xây dựng trên sự đồng thuận toàn xã hội với mục tiêu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là bước phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trên tầm cao mới. Phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là cơ sở vững chắc, là bệ đỡ để Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. 6 Vì vậy, việc nghiên cứu để nắm rõ chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh là việc quan trọng, rất cần thiết cho xã hội ngày nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ chí Minh, đặc biệt có các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước của Người. Đây là một thành quả đáng tự hào về sự lao động nghiêm túc, không mệt mỏi của các nhà nghiên cứu trong và ngòa nước. Trong đó có các công trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến đề tài như: - Bùi Đình Phong (2008), Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số B08 – 02, Hà Nội. Công trình khoa học gồm hai chương, chương I: “Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh”, chương II: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế”. Tác giả đã làm rõ một số khái niệm như tình cảm yêu nước, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh v.v ; hệ thống hoá nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam; phân tích nội dung cơ bản và vai trò của chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh; phân tích cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế; làm rõ nội dung trong việc phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong thời kỳ mở của hội nhập quốc tế. - Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩayêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách được trình bày trên cơ sở luận án tiến sĩ của tác giả. Kết cấu của sách gồm 3 chương, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh. - Nguyễn Hùng Hậu (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - TS. Nguyễn Quốc Phẩm, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 7 - Ths. Nguyễn Xuân Tùng, Nhớ về Ngày sinh của Bác: Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn với khát vọng công lý và lòng nhân ái giữa con người (Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp) - Trần Xuân Trường (2001), Chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Với sáu chương sách, tác giả đi từ nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Nội dung chủ nghĩa yêu nước được tác giả lý giải, phân tích các nội dung về lao động, bảo vệ Tổ quốc, chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa quốc tế. -PGS. TS Lê Văn Tích, Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong hội nhập và phát triển bền vững (Báo Ðiện tử Ðảng Cộng sản Việt Nam). - Phạm Văn Đồng (1993),Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên đường dân giàu nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nghiên cứu tư tưởng và con người với công cuộc đổi mới. Tác phẩm đã khẳng định: Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, đồng thời là một chiến sỹ cộng sản, từ đó để nói tới thông điệp của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Những kết quả nghiên cứu của tác giả trên là nguồn tư liệu quý giá để tôi tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. 3.1. Mục đích Có được cái nhìn khách quan và cụ thể hơn về tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh, từ đó hiểu rõ hơn về con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và lòng yêu nước của Người nói riêng. Đồng thời, khơi dậy lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ Làm rõ được quá trình hình thành, phát triển và nội dung của tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh cũng như đánh giá được vị trí và vai trò của nó đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 8 Tiếp cận cơ sở lí luận: quan điểm thế giới quan và phương pháp luận. Phương pháp nghiên cứu: phép biện chứng duy vật kết hợp so sánh, đối chiếu. 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh Về mặt lí luận: Áp dụng tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh vào các hoạt động thực tiễn, góp phần định hướng vai trò của bản thân, nâng cao năng lực tư duy lí luận, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện chính trị, làm tài liệu cho các nghiên cứu sau này. Về mặt thực tiễn: phản ánh được thực trang của việc thưc hiện tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được kết cấu 2 chương và 5 tiết. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh. 1.1.1. Cơ sở khách quan. 1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực 9 dân phong kiến. Người được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động lớn. Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Cho đến cuối thế kỉ XX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “ Cần vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử. Các cuộc khai thác của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hoá, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện. Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn. Có thể kể ra các mâu thuẫn chính sau: 1,2 - Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp. - Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến. - Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản. Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôi phục độc lập của Phan Bội Châu; chủ trương "ỷ Pháp cầu tiến bộ" bằng cách chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh, trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện giải phóng của Phan Châu Trinh; khởi nghĩa nặng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám; khởi nghĩa theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản của Nguyễn Thái Học). Sự thất bại của phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa chứng tỏ sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến, sự yếu ớt và bất lực 1 Tư tưởng Triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Vũ Minh Tâm, Tạp chí Triết học. 2 Bài 2: Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo trình 6 bài lý luận chính trị, Đại học Tôn Đức Thắng 10 của hệ tư tưởng tư sản, vừa từng bước chuẩn bị tiền đề cho một phương hướng mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc. 3,4 Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm.Cha là Nguyễn Sinh Sắc- một nhà nho giàu lòng yêu nước, thương dân, lao động cần cù, giàu ý chí vượt qua khó khăn. Những phẩm chất cao quý đó của người cha, đặc biệt là chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn trong mọi cải cách chính trị xã hội đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đối với việc hình thành tư tưởng và nhân cách của Hồ Chí Minh sau này. Thân mẫu của Người là Hoàng Thị Loan-một phụ nữ nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người, chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn, vì chồng, vì con. Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan chính là những người đặt nền móng đầu tiên, tạo nên nền tảng vững chắc cho việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh. Trong khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới, việc cứu nước như trong đêm tối “ không có đường ra” thì lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có những chuyển biến to lớn. Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị chúng trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Các nước đế quốc sâu xé, tranh giành nhau các thuộc địa, chúng hợp sức để nô lệ, bóc lột các dân tộc thuộc địa. Có một thực tế lịch sử là, trong quá trình xâm lược và thống trị của các nước thực dân tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ 3Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.Chính trị Quốc gia, năm 1994, tr.12 4 Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam (1921 – 1930), PGS, TS.Phạm Xanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [...]... là chính 30 - Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân - Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền… Những biến động to lớn trong và ngoài nước trong suốt chặng đường dài kháng chiến giữ nước, chống giặc ngoại xâm đã góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH. .. cá nhân của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào Khi nói về năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, có thể nói: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một... điều kiện để Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả cho dân 16 tộc và nhân loại Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt của Hồ Chí Minh Đạo đức, tài năng của Hồ Chí Minh là đạo đức, tài năng của một bậc đại trí, đại dũng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn Ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một nhà tư tưởng lớn, Hồ Chí Minh đã sáng... lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi, vốn đã được Hồ Chí Minh phác thảo lần đầu trong cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay trở thành hiện thực, đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc ta Diễn biến của quá trình này đã phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng về chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. .. với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối với Chủ nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản ở Việt Nam 12 Sđd, tập 9, tr 314 34 Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí. .. tưởng Hồ Chí Minh, là nền tảng, bộ phận hữu cơ, cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin Nhờ thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hoá những nhân tố tích cực tiến bộ của truyền thống dân tộc và trí tuệ thời đại để tạo nên hệ thống tư tưởng riêng của mình, tìm ra con đường giải phóng dân tộc: “Chính... nước thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc 1.1.1.2 Các tiền đề tư tưởng, lí luận Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng, lí luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa yêu 12 nước Hồ Chí. .. tượng của niềm tin và hy vọng của các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới Đây là giai đoạn chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện về hàng loạt các vấn đề cơ bản, giúp cho Đảng và nhân dân ta có nhiều nhận thức mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ vững lãnh thổ ở nước ta 1.2.5 Giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa. .. phát triển của dân tộc Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán học, Hồ Chí Minh biết... và phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là cơ sở hình thành thể giới quan và phương pháp luận khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, . NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH 8 1.1. Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh 8 1.2. Quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh 18 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHỦ NGHĨA YÊU. khái niệm như tình cảm yêu nước, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh v.v ; hệ thống hoá nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt. chương, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh. - Nguyễn Hùng Hậu (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc

Ngày đăng: 11/06/2015, 11:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Chủ tịch Hồ Chí Minh: Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị; Tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn

  • - Nguyễn Ái Quốc: Đường Cách mệnh, các tổ chức tiền thân của Đảng, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan