luận văn tài chính ngân hàng CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI (ACB Assets management company limited)

19 534 1
luận văn tài chính ngân hàng CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI (ACB Assets management company limited)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Ngân hàng – Tài chính BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI (ACB Assets management company limited) Hà Nội 2012 1 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Lớp : : : : ThS. Trần Đức Thắng Hán Đức Hiển CQ511370 Tài chính doanh nghiệp C MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN ACBA 2 PHẦN 2 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN ACBA 8 PHẦN 3 : MỘT SỐ THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG 16 TRONG THỜI GIAN TỚI 16 19 19 19 PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN ACBA 1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu, viết tắt là ACB ( tên giao dịch quốc tế là Asia Commercial Bank), được đánh giá là một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền do các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước cũng như khách hàng bình chọn ACB được thành lập vào ngày ngày 24/04/1993 theo Giấy phép số 0032/NH- GP do NHNNVN cấp Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàngViệt Nam, nhất là một ngân hàng mới 2 thành lập như ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB : - Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả ”. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng). - Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. - Giai đoạn 2001 – 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. - Giai đoạn 2006 đến 2009: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006. Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng 3 lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. - Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 “ do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). - Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010. từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance. 1.2. Khái quát về Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á châu ACBA : 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu ACBA Được thành lập từ năm 2004, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu có trụ sở chính đặt tại Quận 3, TP Hồ Chí Minh. Với mô hình là công ty TNHH một thành viên do Ngân hàng Á Châu chiếm 100% vốn góp, ACBA hoạt 4 động chính trong lĩnh vực quản lý, thu hồi nợ quá hạn toàn hệ thống ACB và khai thác các tài sản được giao. Năm 2007, ACBA thành lập chi nhánh tại Hà Nội với mục đích : - Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng ( bao gồm: nợ có tài sản bảo đảm và nợ không có tài sản bảo đảm) và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất. Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu của chính phủ xem xét, trình thủ tướng chính phủ cho phép ngân hàng thương mại cổ phần á châu xoá nợ cho khách hàng. - Chủ động bán các tài sản đảm bảo nợ vay thuộc quyền định đoạn của ngân hàng thong mại cổ phần á châu, theo giá thị trường theo hình thức sao : tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho công ty mau bán nợp của nhà nước. - Cơ cấu lại tồn động bằng các biện pháp: giảm nợ, miễn giãm lãi suất, chuyển đổi nợ thành vốn góp. - Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng cách thích hợp: cải tạo, sửa chửa, nâng cấp tài sản để bán cho thuê thai khác kinh doanh góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ. - Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của Ngân hàng thưong mại cổ phần Á châu theo quy định chủa pháp luật. Mua bán lợi tồn động của tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và thai khác tài sản của ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật. - Tư vấn đầu tư môi giới bất động sản, dịch vụ bán đấu gia tài sản. Kinh doanh nhà ở cho thuê văn phòng kho bãi nhà xưởng… 1.2.2. Bộ máy tổ chức của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACBA : 5 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ACBA - Giám đốc : Là người quy định cụ thể quy trình phối hợp giữa các phòng ban và các đơn vị trực thuộc sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của chi nhánh, phù hợp với tình hình thực tế. Là người có trách nhiệm thu thập và thông tin cho các trưởng phòng biết về các thông tư, quy định, biện pháp chỉ đạo và quy định khác của ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cố phần Á Châu. Giám sát, theo dõi, đôn đốc các hoạt động của các trưởng phòng. Có vai trò phụ trách chung, điều hành mọi công việc cũng như các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chế độ thủ trưởng ký và thực hiện các hợp đồng, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật. - Kiểm soát viên : Kiểm soát viên có trách nhiệm giám sát công tác : chuyển nợ quá hạn tại Chi nhánh ACB; chuyển giao hồ sơ nợ quá hạn cho ACBA, bộ phận Xử lý nợ hoặc nhân viên Xử lý nợ (sau đây gọi chung là bộ phận Xử lý nợ); quản lý và thu hồi nợ tại ACBA/Bộ phận Xử lý nợ và báo cáo. - Phó giám đốc : Phó Giám đốc là người chịu trách nhiệm điều hành chung công tác của chi nhánh công ty dưới sự chỉ đạo kiểm soát của giám đốc. Thực hiện giải quyết các công việc đột xuất khác do giám đốc giao.Và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong công việc được giao trước pháp luật và Giám đốc chi nhánh. Cũng là người thường trực phụ trách công tác kế toán ngân quỹ và điều hành cơ quan thay giám đốc khi giám đốc không có mặt. 6 - Phòng kế toán – hành chính : • Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty; Thanh quyết toán các chi phí hoạt động. • Chức năng tham mưu giúp việc cho Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc Công ty (gọi tắt là lãnh đạo Công ty) trong việc điều hành mọi hoạt động của Công ty; thực hiện công tác tổ chức, quản lý lao động và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, quản lý công tác hành chính, quản trị, văn thư lưu trữ của Công ty. - Phòng nghiệp vụ : • Xử lý nợ quá hạn : kiểm soát được các hồ sơ nợ xấu trong hệ thống chi nhánh ACB; áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ khác nhau, trong đó là việc chủ động xử lý tài sản bảo đảm thông qua bán đấu giá để thu hồi nợ. Kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất các hồ sơ nhằm đảm bảo thẩm định chính xác thông tin, tình trạng của khách hàng, kiểm soát hồ sơ, không bỏ sót hồ sơ hoặc các yếu tố có lợi cho ACB/ACBA. • Quản lý và khai thác tài sản : xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng cách thích hợp: cải tạo, sửa chửa, nâng cấp tài sản để bán cho thuê thai khác kinh doanh góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ. Kinh doanh nhà ở cho thuê văn phòng kho bãi nhà xưởng… • Khác : thực hiện các nghiệp vụ khác theo uỷ quyền của Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu theo quy định chủa pháp luật. Mua bán lợi tồn động của tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và thai khác tài sản của ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật hay tư vấn đầu tư môi giới bất động sản dịch vụ bán đấu gia tài sản… - Mối quan hệ của các phòng ban : • Ban giám đốc thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng khối trong phòng giao dịch. 7 • Quan hệ giữa các khối nghiệp vụ là quan hệ phối hợp chủ trì phối hợp để thực hiện công việc. Nếu phát sinh các công việc có liên quan, giữa các khối nghiệp vụ cần phối hợp để hoàn thành, nguồn gốc công việc có liên quan phát sinh ở khối nào trưởng bộ phận nghiệp vụ đó chịu trách nhiệm gặp các trưởng bộ phận có liên quan để trao đổi bàn bạc cùng thực hiện. • Mặc dù mỗi khối có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành một tập thể thống nhất trong hoạt động, góp phần phát triển chi nhánh công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu. PHẦN 2 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN ACBA 2.1. Mô tả hoạt động kinh doanh : 2.1.1. Nghiệp vụ xử lý nợ quá hạn : 2.1.1.1. Một số khái niệm và quy định : - “Nợ trong hạn” là các khoản vay, khoản bảo lãnh, bao thanh toán, khoản cấp tín dụng dưới hình thức khác, kể cả trường hợp cấp thẻ tín dụng (sau đây gọi là khoản nợ) đang còn trong thời hạn vay mà khách hàng không vi phạm nghĩa vụ trả nợ. - “Nợ quá hạn” là các khoản nợ có một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã bị chuyển nợ quá hạn theo qui định NHNN, của ACB. - “Nợ theo nhóm” là các khoản nợ được phân loại theo các nhóm từ 1 đến 5 được quy định tại Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 (sau đây gọi là QĐ 493) và qui định của ACB, gồm có: • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn • Nhóm 2: Nợ cần chú ý 8 • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo qui định của QĐ 493. - “Đốc nợ” là việc áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa phải áp dụng biện pháp khởi kiện. - “Khởi kiện” là biện pháp thu nợ bằng việc tham gia tố tụng, bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện đến khi hoàn tất việc thi hành án - “Nhân viên đốc nợ” là nhân viên phụ trách việc đốc nợ. - “Nhân viên khởi kiện” là nhân viên phụ trách việc tham gia tố tụng. - “Nhân viên Xử lý nợ” là nhân viên trực tiếp phụ trách, theo dõi, giải quyết hồ sơ nợ quá hạn từ khi tiếp nhận hồ sơ của đơn vị cho vay cho đến khi khách hàng trả hết nợ. Đối với các đơn vị chỉ có nhân viên Xử lý nợ thì nhân viên này chịu trách nhiệm thực hiện cả công việc thẩm định, đốc nợ và khởi kiện. - Nguyên tắc thu nợ quá hạn: Nợ quá hạn phải được thu hồi đầy đủ gốc, lãi trong hạn, phạt, lãi quá hạn, phí và các khoản phải trả khác (nếu có), trừ trường hợp miễn giảm lãi theo qui định của ACB, ACBA. - Thứ tự thu nợ: Phí, lãi quá hạn, lãi phạt, lãi trong hạn, nợ gốc. Trường hợp xử lý tài sản thì thu nợ theo thứ tự sau: nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt, lãi quá hạn, phí. - Các trường hợp chuyển khoản nợ quá hạn cho ACBA/bộ phận Xử lý nợ quản lý và thu hồi : • Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. • Khách hàng không có khả năng trả nợ. • Khách hàng không có thiện chí trả nợ. • Khách hàng là cá nhân chết mà không có người thừa kế được ACB chấp thuận. • Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản. • Giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút, có nguy cơ không xử lý thu hồi được. • Các nguy cơ khác ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ. 9 • Khoản nợ đã bị chuyển nợ quá hạn theo quy định của ACB, nếu sau 30 ngày kể từ ngày chuyển nợ quá hạn, khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. 2.1.1.2. Quy trình xử lý nợ quá hạn : (1) (2) (3) (4) (5a) (5b) (5c) 10 Nhận và bàn giao hồ sơ Nhập thông tin Thanh lý khoản vay Thẩm định khách hàng Tham gia quá trình tố tụng Lãnh đạo quyết định áp dụng biện pháp Thu nợ Thu nợ Thu nợ Ban pháp chế và lãnh đạo chi nhánh Khởi kiện Xử lý tài sản Đốc nợ Báo cáo phân tích nguyên nhân nợ quá hạn [...]... tài chính Á Châu Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội 6 TN 183 Xuân Thủy 7 Công ty Chứng Khoán ACB Hà Nội Công ty TNHH dịch vụ hàng hóa An Nhơn Công ty TNHH TMDV HH A.N.C IRIFUNE DYNAMIC SHIPPING – HN ACB Hà Nội TN 329 Bạch Mai - Công ty ACBA có trách nhiệm quản lý cũng như khai thác tối đa giá trị của các tài sản cố định ( phần lớn là các tòa nhà đi thuê hay của ACB ), góp phần tạo thêm thu nhập cho công. .. thi do các tài sản đặc thù nên không thể tách rời ra để xử lý hoặc khai thác Nếu tiếp nhận về để khai thác tài sản thì công ty cũng không có năng lực và nghiệp vụ để thực hiện 3.1 Định hướng trong thời gian tới : - Phối hợp chặt chẽ hơn giữa công ty và các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý nợ quá hạn - Sử dụng phương pháp dãn nợ : là hình thức kéo dài thời hạn trả nợ (không quá 12 tháng) Việc... các chi nhánh của ngân hàng Á Châu trên toàn quốc, đây chính là cơ sở cho việc kiểm soát 100% số hồ sơ nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Á Châu Hơn nữa, sự liên kết chặt chẽ giữa công ty và các chi nhánh ngân hàng thông qua hệ thống các quy định cụ thể giúp cho việc lập, kiểm tra, cập nhật 16 cũng như các công tác thanh tra, kiểm soát các hồ sơ hết sức rõ ràng và nhanh chóng để chuyển qua công đoạn... luôn ở mức cao ( hơn 80%) trong các năm là chứng cứ cho việc ngân hàng Á Châu luôn đặt yêu cầu an toàn trong các nghiệp vụ tín dụng, góp phần làm giảm bớt khó khăn trong hoạt động xử lý nợ quá hạn của ACBA 2.2.1 Khái quát về nghiệp vụ khai thác tài sản của ACBA chi nhánh Hà Nội Bảng kê các tòa nhà thuộc quyền khai thác của ngân hàng Á Châu STT 1 Hợp đồng đi thuê Tòa nhà TN 365-367 Hoàng Quốc Việt 2... trong quá trình xử lý Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý - Phía công ty nếu không đạt được sự thoả thuận với khách hàng hoặc khách hàng không hợp tác, cố tình chây kỳ để kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện - Luật pháp và các công cụ thực thi pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng. .. thiết nhằm tiếp tục đầu tư và phát triển kinh tế, hạn chế tối đa các tổn thất tài sản cho Ngân hàng; tham gia thực hiện các công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng văn phòng trụ sở, chi nhánh, đơn vị độc lập trực thuộc Ngân hàng Á Châu trên cả nước Ngoài ra, Công ty ACBA là doanh nghiệp hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp góp phần hỗ trợ cho hoạt động của Ngân hàng Á Châu trong xu thế hội nhập... nhanh chóng phần lớn các vụ nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng Á Châu 3.1.1 Khó khăn : - Trên thực tế ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo Hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản đảm bảo nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là hết sức khó khăn Loại trừ một số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ sở... Thẩm định khách hàng : Nhân viên trực tiếp lập và gửi thông báo trả nợ trực tiếp cho khách hàng Sau đó, trong quá trình làm việc trực tiếp với khách hàng, nhân viên khai thác, thu thập thêm thông tin và có sự so sánh, đối chi u với các thông tin đã thu thập trước đó để đánh giá thực trạng khoản nợ Ngoài ra, nhân viên có thể liên hệ cơ quan quản lý tài chính, Cục thuế, chi cục thuế tại các địa phương... Trường Chinh 4 TN 32-34 Tôn Đức Thắng 5 TN 57B Phan Chu Trinh 15 Hợp đồng cho thuê Đơn vị thuê ACB Hội sở - trung tâm đào tạo ACB Hà Nội Công ty TNHH địa ốc ACB Hà Nội Phân tích tín dụng – ACB hội sở Công ty TNHH MTV cho thuê tài chính Á Châu ACB Hà Nội ACB hội sở ACB hội sở ACB Hà Nội Công ty TNHH công nghệ Nhất Minh Công ty thương mại Hoàng Khang Minh ACB chi nhánh Thăng Long Công ty cổ phần tập đoàn tài. .. Xử lý tài sản: Việc xử lý tài sản được áp dụng tùy từng trường hợp chủ yếu theo 3 phương thức : ACB/ACBA nhận tài sản, khách hàng tự bán TSBĐ có sự giám sát của ACB/ACBA, ủy quyền cho bên thứ ba bán TSBĐ - Xem xét miễn, giảm lãi cho khách hàng : Khi khách hàng có khó khăn và đề nghị ACB/ACBA miễn giảm lãi, nhân viên phụ trách hồ sơ xem xét, đánh giá và trình lãnh đạo phê duyệt miễn giảm lãi cho khách . dân Viện Ngân hàng – Tài chính BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI (ACB Assets management company limited) Hà Nội. Ngân hàng Á châu ACBA : 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu ACBA Được thành lập từ năm 2004, Công ty quản lý nợ và khai thác. 19 PHẦN 1 : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN ACBA 1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu ACB : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu, viết tắt

Ngày đăng: 11/06/2015, 06:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan