Chuyên đề về di chúc của Bác Hồ

5 693 11
Chuyên đề về di chúc của Bác Hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiêu biểu cho tinh hoa, trí tuệ Việt Nam. Suốt cả cuộc đời, Người phấn đấu không mệt mỏi cho nhân dân, cho đất nước. Người thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, một tư duy độc lập và sáng tạo hiếm có trong lịch sử. Kể từ khi Người tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho đến những năm cuối cùng của cuộc đời hoạt động cách mạng. Xuyên suốt quá trình đó, trí tuệ thiên tài của Người về dự báo khoa học, về tiên đoán khả năng thắng lợi của cách mạng đã được lịch sử chứng minh là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Sau hơn nửa thế kỉ hoạt động sôi nổi và phong phú, phòng khi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại mấy lời “Tuyệt đối bí mật”. Đó chính là di chúc với bao tình thương yêu của Người - tình thương yêu của Người dành cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đúc kết những truyền thống cực kì quý báu của Đảng và dân tộc ta, là cương lĩnh xây dựng đất nước sau chiến tranh. Trong Di chúc Người “chỉ nói tóm tắt vài việc”, nhưng mỗi việc Người nêu ra là cả một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước. Một là , nói về Đảng. Người coi đây là việc cần làm trước tiên. Quan điểm xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lúc chuẩn bị sáng lập Đảng đến khi viết di chúc là “Đảng có vững cách mạng mới thành công” . Đảng là cội nguồn của mọi nguyên nhân thắng lợi. Sở dĩ cách mạng Việt Nam giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác cũng nhờ có sự lãnh đạo vững vàng sáng suốt của Đảng. Đảng lãnh đạo cách mạng là một yêu cầu khách quan, song không phải cứ có Đảng là cách mạng thắng lợi. Điều cốt lõi ở đây như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra đó là “nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” . Điều quan tâm của Người trong vấn đề Đảng là xây dựng và chỉnh đốn lại Đảng, trong đó mục tiêu, lý tưởng của Đảng là yêu cầu số một. Khẳng định việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu mục đích: làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Đảng không vì Đảng, mang mục đích tự thân, mà phải vì nhân dân phục vụ. Đó là vấn đề hàng đầu có tính nguyên tắc Muốn thực hiện được mục tiêu, lý tưởng đó, Đảng phải đoàn kết thống nhất về tư tưởng và hành động, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” . Đoàn kết trước hết phải dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đường lối của Đảng ta. Vấn đề đoàn kết nêu trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tiếp tục chiến lược đại đoàn kết, Người khẳng định đoàn kết là để tạo nên sức mạnh. Vì vậy, không thể đoàn kết ngoài miệng mà phải đoàn kết bằng việc làm, đoàn kết bằng tinh thần, đoàn kết thật sự. Vấn đề có ý nghĩa then chốt để tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ trong Đảng là phải thật thà tự phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh, phê bình, tự phê bình để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đoàn kết. Đoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa. Phê bình gắn liền với dân chủ và phải dân chủ. Đây là cách làm duy nhất đúng, có hiệu quả để giữ vững đoàn kết nhất trí trong Đảng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh: vì Đảng, vì dân tộc, vì giai cấp, vì chủ nghĩa cộng sản mà phải phê bình, tự phê bình, nhưng phải dân chủ, trên phê bình dưới nhưng phải tự phê bình, dưới phê bình trên nhưng mình cũng phải tự phê bình. Trong toàn bộ những công việc cần phải làm của quá trình chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng ta là một Đảng cầm quyền, nỗi bận tâm lớn nhất của Người là việc tu dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Suốt đời Bác Hồ quan niệm vấn đề đạo đức của người cán bộ cách mạng như gốc của cây, như nguồn của sông, như sức mạnh của người gánh nặng đường xa. Người còn nói tới thiếu một đức trong bốn đức cần, kiệm, liêm, chính thì không thành người,v v Vì vậy, một trong những điều có ý nghĩa hàng đầu được nêu trong Di chúc là “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Hai là , nói về Đoàn thanh niên và thanh niên. Xuất phát từ việc đánh giá đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, vấn đề có ý nghĩa chiến lược là “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng ” vừa “chuyên” . Ba là, hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa và tàn bạo. Ở đây bao gồm cả kế hoạch xây dựng lại thành phố, làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh; kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa và việc không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết tinh và thắm đượm chủ nghĩa nhân văn của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa nhân đạo mác-xít. Cả cuộc đời Người luôn thương yêu kính trọng nhân dân, tin tưởng vào sức mạnh nhân dân và phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân. Trước lúc đi xa, Người dặn dò và nhắc nhở chúng ta khi Người qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Trong toàn bộ kế hoạch xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, Người coi “đầu tiên là công việc đối với con người” . Người yêu cầu phải chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần của con người, của nhân dân nói chung, đặc biệt là đối với những người đã dũng cảm hi sinh một phần xương máu của mình; đối với các liệt sỹ; đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và liệt sỹ; những chiến sỹ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong; đối với phụ nữ, đồng bào nông dân. Ngay đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, Người cũng lưu ý Nhà nước phải dùng cả giáo dục lẫn pháp luật để cải tạo giúp họ trở thành người lao động lương thiện. Tin vào dân, dựa vào dân đó chính là mấu chốt trong cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước “đàng hoàng hơn trước chiến tranh” . Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ sự lạc hậu cũng là một kẻ địch to. Trong Di chúc, Người coi việc chống lại những gì đã cũ kĩ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi là một cuộc chiến đấu khổng lồ. Và để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu đó “ cần phải được động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân ”. Bốn là, Di chúc của Người để lại chính là kết tinh tư tưởng và là tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Người viết về việc riêng, nhưng lại thể hiện chuẩn mực đạo đức hàng đầu của người cách mạng “ trung với nước, hiếu với dân ”. Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” . Vì vậy, Người xác định thái độ và tinh thần “phục vụ” nhân dân, là công bộc của dân. Trước lúc qua đời, Người vẫn nhấn mạnh quan điểm tiết kiệm. Ở đây không chỉ tiết kiệm tiền bạc, của cải, mà tiết kiệm cả thì giờ. Người nêu cao chuẩn mực đạo đức thương yêu con người, thương yêu nhân dân. Tình thương yêu của Người dành cho toàn dân, toàn Đảng không phải một cách chung chung, trừu tượng, mà là những suy tư, trăn trở từ những việc cụ thể đến cả chiến lược “trồng người” và nâng cao đời sống của nhân dân. Năm là, Di chúc của Người thể hiện sự lạc quan tin tưởng, là một định hướng về sự phát triển bền vững của đất nước, tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Ở tuổi 78 Người bổ sung thêm vào Di chúc và khẳng định “tinh thần vẫn sáng suốt” . Sẽ không ai đoán biết được Người sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy tháng, mấy năm nữa. Trước lúc đi xa, Người vẫn nhớ và nghĩ về một thế giới người hiền. Ở đây vừa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam, vừa mang sắc thái văn hóa của người Việt. Nhưng điều quan trọng hơn, quan trọng nhất là chính là - như nhà thơ Tố Hữu viết: “Mác - Lê-nin thế giới người hiền Ánh hào quang đỏ thêm sông núi Dắt chúng con cùng nhau tiến lên” . Di chúc của Người như một định hướng, một cương lĩnh xây dựng đất nước đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh. Ở trong đó còn thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống với hiện đại; dân tộc với quốc tế; giữa lý với tình, mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt đó chính là chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa xã hội, dân tộc và giai cấp. Điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Như đồng chí Phạm Văn Đồng đã viết: “Những lời dặn cuối cùng của Hồ Chí Minh toát lên một tầm nhìn rộng lớn. Qua Di chúc, chúng ta thấy con người Hồ Chí Minh, thấy cả dân tộc, thời đại và sự nghiệp, thấy quá khứ, hiện tại và tương lai, thấy hành trình cách mạng của toàn dân, toàn Đảng và của mỗi con người Việt Nam ta” . Đọc và nghiên cứu Di chúc của Người chúng ta thấy được một “con người sống” cho cả tương lai, một tầm nhìn vượt thời đại. Di sản tư tưởng của Người để lại cho chúng ta có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tư tưởng của Người vẫn đã và đang soi đường cho sự nghiệp phát triển của cách mạng nước ta, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc. . lượng vĩ đại của toàn dân ”. Bốn là, Di chúc của Người để lại chính là kết tinh tư tưởng và là tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Người viết về việc riêng,. tịch Hồ Chí Minh đã để lại mấy lời “Tuyệt đối bí mật”. Đó chính là di chúc với bao tình thương yêu của Người - tình thương yêu của Người dành cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Di chúc của. mình” . Đoàn kết trước hết phải dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đường lối của Đảng ta. Vấn đề đoàn kết nêu trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tiếp tục chiến lược đại đoàn

Ngày đăng: 10/06/2015, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan