Tính toán phân tích lựa chọn cảm biến cho bến xuất xăng dầu tự động

43 2.1K 11
Tính toán phân tích lựa chọn cảm biến cho bến xuất xăng dầu tự động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tích hợp các phân hệ tự động hóa cục bộ thành một hệ thống thống nhất tại phòng điều khiển trung tâm, giúp theo dõi và điều hành theo thời gian thực hoạt động của toàn kho tuyến… Đồng thời tích hợp thông tin toàn hệ thống với các phần mềm quản lý. Giải pháp xây dựng trên nền tảng công nghệ của hãng Rockwell Automation, có thể phù hợp với các mô hình quản lý kho hiện tại và tương lai trong các khâu Nhập – Xuất – Tồn chứa, vận chuyển tuyến ống…

LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế quốc dân, năng lượng là một nhân tố tối quan trọng, có khả năng duy trì, là động lực để phát triển sản xuất. Trong đó, xăng dầu là nguồn năng lượng không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải, góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tự động hoá là một lĩnh vực đã được hình thành và phát triển rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới, nó đem lại một phần không nhỏ cho việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng và độ phức tạp cao phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Ở nước ta, lĩnh vực tự động hoá đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và đấu tư rất lớn, cùng với các lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch nền kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Không ngoài mục đích đó, việc ứng dụng tự động hóa vào việc khai thác, quản lý xuất nhập xăng dầu là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, chúng em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu, phân tích, tính toán hệ thống đo lường cảm biến trong bến xuất xăng dầu ô tô ”. Sau một thời gian được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hà Văn Phương và các thầy cô trong bộ môn Tự động hoá, báo cáo của chúng em đã hoàn thiện. Do thời gian đề tài ngắn và khả năng còn hạn chế, chắc chắn báo cáo của chúng em còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để báo cáo của chúng em đuợc hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Mục lục Chương 1: Tổng quan về hệ thống xuất xăng dầu tự động. 1. Chế độ xuất xăng dầu tự động. Là chế độ vận hành chính tại kho chứa xăng dầu, các số liệu đo tính được cập nhật tự động, hệ thống tự động xuất và tự động dừng quá trình xuất hàng khi lượng hàng xuất ra bằng với lượng đã đặt trước • Có thể chuyển từ chế độ tự động sang chế độ bán tự động hoặc điều khiển bằng tay khi hệ thống có vấn đề • Chuyển loại hàng và họng xuất: hệ thống tự động hóa đảm bảo xuất hàng theo ngày và theo mã lệnh. Loại hàng được quy định cứng với từng họng 2 xuất. Khi thay đổi công nghệ, bể chứa, làm thay đổi mặt hàng tại mỗi bể xuất thì phải đặt lại mặt hàng tương ứng cho họng xuất đó. 2. Quy trình xuất hàng tại bến. Tại phòng Phát hành hóa đơn tại công ty xăng dầu: Khách hàng và tài xế đến đăng ký lấy hàng tại Phòng phát hành hóa đơn công ty. Nhân viên Phòng phát hành hóa đơn đưa số liệu vào máy tính, sau đó phát hành lệnh xuất hàng cho các lái xe. Toàn bộ thông tin (mã hợp đồng, mã khách, lượng, loại hàng, số mã xe/mã số người lái xe, v.v.) được lưu tại máy chủ của Công ty. Tại phòng cổng vào/ra: 3 Người lái xe cho xe Xi-téc xếp hàng vào cổng xuất trình lệnh xuất hàng và dung tích hợp pháp của phương tiện, lệnh vận chuyển hoặc sổ theo dõi xuất hàng để nhân viên bảo vệ kiểm tra. Nhân viên xếp thứ tự vào lấy hàng căn cứ vào tính hợp pháp của các giấy tờ trên, hướng dẫn lái xe đăng ký hoá đơn và phương tiện đến nhận hàng theo thứ tự cho từng mặt hàng (tuân thủ quy định có lệnh xuất hàng trước lấy trước trừ những trường hợp sự cố khác). Căn cứ vào lệnh xuất hàng và phương tiện đã đăng ký, nhân viên bảo vệ tiếp tục kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC, chiều cao nhiên liệu chứa trong bể và hướng dẫn lái xe đưa phương tiện vào vị trí nhận hàng đảm bảo liên tục, cân đối giữa các họng xuất cùng một mặt hàng . Tại Các đường xuất hàng cho xe Xi-téc: Khi xe Xi-téc đã vào đường xuất, nhân viên vận hành tại dàn xuất sẽ kiểm tra số lượng hàng xuất và thứ tự ghi trên Lệnh xuất hàng với dung tích xe, kiểm tra độ kín, độ sạch của phương tiện, thao tác và kiểm tra an toàn (đặt họng xuất vào miệng xe, lắp tiếp đất). Nhập mã số lệnh suất vào bộ OP77A, reset đồng hồ về số 0 có sự chứng kiến của lái xe, bấm nút Start đồng thời nhân viên vận hành mở van tay và quá trình xuất được bắt đầu. Trong cả quá trình này, người nhân viên vận hành phải theo dõi chỉ số trên màn hình hiển thị và đến khi đạt lượng hàng hệ thống tự động ngắt. Người nhân viên vận hành khóa van tay đóng van tay, cùng lái xe xác nhận chỉ số qua tấm mức và giấy kiểm định. Khi kết thúc quá trình xuất hàng cho xe xi-téc, người tài xế với Lệnh xuất hàng nhận hóa đơn tại phòng quản lý xuất hàng, với đầy đủ thông tin yêu cầu. Nhân viên tại cổng kiểm tra thực tế tiến hành đo lại mức xăng dầu trong từng ngăn xe so với tấm mức lưỡi gà và ghi thêm vào hóa đơn (ở phía sau hoá đơn). Kẹp chì niêm phong xe đồng thời ghi số hiệu chì vào mặt sau của hoá đơn. Cho phép xe xi téc ra khỏi kho. 3. Hệ thống công nghệ. 4 Hình 1.1: Hệ thống kho, bể, đường ống xuất nhập xăng dầu • Hệ thống điện động lực, điện điều khiển, điện chiếu sang • Hệ thống tự động hóa điều khiển, thiết bị van, máy bơm, thu nhập số liệu trong quá trình xuất nhập xăng dầu 4. Khu vực làm việc. • Vị trí để xe chở lấy hàng • Nhà bán hàng và kiểm tra xe trước và sau khi lấy hàng • Khu vực nhà xuất hàng • Khu vực nhà bơm dầu • Khu bể trụ chứa xăng dầu và hệ thống công nghệ xuất nhập xăng dầu • Khu hệ thống công nghệ xuất nhập • Hệ thống cấp thoát nước vệ sinh công nghiệp , hệ thống PCCC • Sơ đồ công nghệ xuất, sơ đồ phân phối điện, phương án phòng cháy chữa cháy, sơ đồ PCCC có đầy đủ dụng cụ Chương 2: Phân tích và lựa chọn giải pháp thiết kế. 1. Các yêu cầu về hệ thống. Các mục tiêu kinh tế - kỹ thuật mà hệ thống Tự động hoá xuất xăng, dầu cho xe ôtô phải đạt được là: • Hệ thống có độ an toàn, tin cậy cao để phục vụ liên tục và ổn định cho quá trình sản xuất. • Hệ thống có độ chính xác cao trong đo đạc, cấp hàng giảm tỷ lệ hao hụt tới mức thấp nhất . 5 • Hệ thống Tự động hoá phải đảm bảo việc xuất hàng được nhanh chóng và thuận tiện, giảm tác động chủ quan của con người, nâng cao năng xuất lao động. Tăng cường khả năng giám sát quá trình xuất hàng và kiểm tra sự cố. • Hệ thống phải lưu trữ được số liệu trong quá trình xuất hàng (lượng thực xuất, nhiệt độ trung bình ) và kết nối được với hệ thống thông tin quản lý giúp cho công tác quản lý chặt chẽ, chính xác, nhanh chóng và thuận tiện. • Hệ thống tự động hoá điều khiển động cơ bơm, điều khiển van, đóng hàng tự động một cách chính xác theo lượng hàng đặt trước (Vpreset) • Hệ thống đảm bảo cho việc phát triển hệ thống về sau này được dễ dàng, tiết kiệm. Hệ thống không phá vỡ quy hoạch chung của Kho trong quá trình hiện đại hoá. 2. Các chỉ tiêu an toàn phòng chống cháy nổ. Kèm theo nhưng yêu cầu về kỹ thuật thì các chỉ tiêu an toàn và phòng chống cháy nổ là 1 điều kiện tiên quyết trong các hệ thống dùng trong nền công nghiệp xăng dầu. Do xăng dầu là chất lỏng dễ bay hơi, dễ bắt lửa ở nhiệt độ thấp, không hòa tan trong nước, có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 5,5 lần, cháy ở thể hơi Xăng dầu có khả năng sinh tĩnh điện khi bơm rót và khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lớn, tốc độ lan truyền nhanh và tạo ra sản phẩm cháy độc hại. Vì vậy các thiết bị đuợc chọn trong hệ thống ngoài đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật thì phải có khả năng phòng chống cháy nổ cao, khả năng xảy ra sự cố là thấp nhất. Ngoài ra khi thi công lắp đặt thiết bị cho hệ thống cần làm tốt những yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ sau: • Việc thi công lắp đặt đường ống và thiết bị không được hàn cắt tại khu vực giàn xuất và trạm bơm. Gia công ống thép bảo vệ và các tủ điện thực hiện bên ngoài khu vực nguy hiểm cháy nổ, nếu có hàn cắt phải thực hiện bên ngoài khu vực kho sau đó làm nguội mới đưa vào lắp đặt. • Khi cắt phá bê tông thường xuyên phải tưới nước xuống nền bê tông để tránh phát sinh tia lửa, ngăn cách khu vực thi công bằng hàng rào di động • Khi tháo lắp vặn chuyển thiết bị phải nhẹ nhàng tránh va đập mạnh gây phát sinh tia lửa. • Các trang thiết bị đưa vào lắp đặt và toàn bộ hệ thống cáp phải đặt trong ống thép bảo đảm bảo tiêu chuẩn phòng nổ theo quy định. • Trước khi đưa vào chạy thử phải tiến hành đo kiểm tra cách điện toàn bộ cáp và các thiết bị có sử dụng điện • Trong thời gian thi công, các vật tư dụng cụ phải để gọn gàng không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất tại kho và công tác PCCC 6 • Đo kiểm tra nồng độ xăng dầu khu vực thi công. Nếu nồng độ xăng dầu vượt quá quy định cho phép thì không được đục cắt bê tong • Bố trí đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. 3. Các hướng giải quyết. Để xây dựng một hệ thống bến xuất xăng dầu sẽ có nhiều phương án để thực hiện. Dưới đây ta phân tích một số phương án khả thi: 1. Phương pháp điều khiển BatchControler sử dụng thiết bị Accuload a) Giới thiệu hệ thống. Hình 2.1 Mô hình hệ thống cho 1 họng xuất Hệ Thống vận hành hệ thống theo 3 chế độ: Tự động hoàn toàn, bán tự động khi máy tính chủ dữ liệu hệ thống tự động hóa lỗi, mạng LAN lỗi… khi đó số liệu tự động hóa sẽ được cập nhật lại vào cơ sở dữ liệu khi hệ thống vận hành trở lại. Chế độ tại chỗ là việc vận hành bơm tại chỗ, hoàn toàn không có kết nối PLC với Controllogix, các Batch controller vẫn hoạt động, các van điều khiển vẫn đóng theo lượng đặt trước. Đây là công nghệ điều khiển tiên tiến nhất hiện nay cho việc xuất xăng dầu, công nghệ điều khiển mẻ (Batch controller). 7 Hệ thống bao gồm: • Mỗi bộ Accuload điều khiển 1 cần xuất, nhận thông tin từ đầu đo nhiệt độ, tín hiệu phát xung từ lưu lượng kế và điều khiển bơm và van tại từng họng xuất. • Mỗi họng xuất sẽ có 1 sensor đo nhiệt độ được lắp trên đường ống xuất, sai số đo nhiệt độ nhỏ hơn ±0,25 0 C. Khoảng cách đi dây giữa Accuload và sensor đo nhiệt độ nhỏ hơn 100m • Bộ phát xung của lưu lượng kế phát xung vuông 40/60, trên phát xung phải có sẵn bộ lọc nhiễu điện tử. Tín hiệu phát xung tiêu chuẩn: nhỏ hơn 1V là giá trị 0, lớn hơn 5V là giá trị 1. Điện áp cung cấp cho phát xung là 12 hoặc 24VDC. • Bộ Batch Controller được điều khiển bởi PLC, việc sử dụng PLC sẽ đảm bảo việc kết nối với phân hệ trạm bơm và đơn giản cũng như việc mở rộng hệ thống sau này. Bộ PLC được thiết kế dự phòng nóng (redundant 2 CPU và 2 đường truyền thông Modbus và 2 cổng truyền thông trên Accuload) khi có sự cố ở 1 bộ PLC thì PLC còn lại sẽ chiếm quyền điều khiển Accuload qua đường truyền thông còn lại và cổng truyền thông còn lại. Truyền thông giữa 2 bộ PLC bến xuất bộ và trạm bơm cũng được thiết kế dự phòng nóng 2 đường Controlnet, khi bị sự cố 1 đường sẽ truyền trên đường còn lại • Tích hợp thông tin và hiển thị trên máy SCADA. b) Đặc điểm tính năng của hệ thống đạt được Hệ thống có thể xuất hàng ở 3 chế độ: Tự động, bán tự động, và chế độ tại chỗ. - Lưu số liệu xuất hàng ở 2 chế độ Tự động và Bán tự động, bao gồm những thông tin sau: mã lệnh, mã ngăn, mã công tơ (nếu có), lượng đăng ký, lượng thực xuất, nhiệt độ trung bình. - Dự phòng cổng truyền thông của Batch controller, dự phòng truyền thông Modbus và dự phòng SCADA nhằm mục đích tăng tính ổn định, giảm thiểu gián đoạn cho quá trình xuất hàng do có cơ chế dự phòng nhiều cấp. - Thông tin khách hàng và lượng xuất được quản lý trên máy tính hóa đơn, quá trình xuất hàng được thực hiện qua lệnh xuất hàng, trên lệnh xuất có thông tin về khách hàng, số xe quá trình được thực lấy, mã khách, mã hàng hóa, số thứ tự lệnh xuất, mã ngăn. Trong quá trình xuất người công nhân không thể thay đổi lượng xuất, xuất lại lệnh đã xuất, quá trình xuất kết thúc, việc hoàn chỉnh hóa đơn qua cơ sở dữ liệu có đầy đủ lượng hàng thực sự xuất được cũng như nhiệt độ trung bình của ca lô hàng đó. Các thao tác và hiện tự động tối đa từ khâu trước khi xuất đến khi hoàn chỉnh hóa đơn cho khách hàng nhằm tránh các tiêu cực, phiền hà cho khách hàng, giảm thiểu thời gian xuất. - Các thông tin nhập trên Batch hiển thị bằng tiếng việt không dấu, thao tác xuất hàng đơn giản, các thông tin báo lỗi sự cố hỏng nhiệt độ, xuất quá 8 lượng đặt, lưu tốc quá cao, quá thấp,… đều được thể hiện rõ ràng trên Batch controller 2. Mô hình sử dụng công nghệ điều điều khiển bằng PLC kết hợp với máy tính Mô hình sử dụng PLC S7-300 của hãng Siemen Đây là hệ điều khiển khá phổ biến và đã được dùng rất rộng rãi trong công nghiệp vì những ưu điểm của nó như tính mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng được những yêu cầu về thay đổi và mở rộng quy mô sản xuất với chi phí hợp lý. a) Tổng quan hệ thống: Hình 2.2. Mô hình giải pháp hệ thống sử dụng PLC S7-300 Bộ PLC S7-300 thu nhận thông tin từ đầu đo nhiệt độ, tín hiệu phát xung từ lưu lượng kế và điều khiển bơm, tại từng họng xuất,điều khiển đóng mở van điện. Tại Phòng Điều khiển, với phần mềm điều khiển SCADA, toàn bộ thông tin về nhiệt độ thực tế, lưu lượng, bơm được chuyền về và hiển thị trên màn hình máy tính trong thời gian thực. Máy in để in ra hóa đơn với các thông tin đầy đủ được lưu trữ trong Hệ thống Điều khiển trung tâm bao gồm: số hóa đơn, mã khách hàng, mã số xe, loại hàng, lượng thực xuất, nhiệt độ trung bình, lượng lit 15 O C, hệ số VCF, WCF, tỷ trọng, v.v.Phát hành hoá đơn tự động cho khách hàng. Công nhân vận hành sẽ nhập mã số lệnh xuất hàng vào bộ OP77A của họng xuất. Hệ thống TĐH kiểm tra, xác nhận mã lệnh. Nếu mã lệnh hợp lệ 9 (đã đăng ký lấy hàng, đúng loại hàng hóa và chưa xuất hàng), hệ thống sẽ chuyển toàn bộ thông tin về giá trị Lít đặt trước xuống PLC S7-300 và hiển thị lên bộ OP77A để phục vụ xuất hàng cho họng xuất này. Nếu mã lệnh không hợp lệ, hệ thống không cho phép xuất hàng. Công nhân vận hành, mở van tay, bấm nút Start trên bộ OP77A, trên dàn xuất cho phép bắt đầu quá trình xuất hàng. b) Ưu điểm hệ thống dùng PLC kết hợp với máy tính Giải quyết những thiếu sót của quy trình xuất hàng cũ, có sự kết hợp chặt chẽ giữa Hệ thống thông tin quản lý và Hệ thống Tự động hoá, quản lý chặt chẽ hao hụt, tránh thất thoát và giảm được ảnh hưởng do yếu tố chủ quan của con người. Hệ thống TĐH xuất hàng có tính an toàn cao (tiếp đất, các sự cố, các trạng thái làm việc của các trang thiết bị được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình xuất hàng bởi Hệ thống TĐH, giao nhận chính xác, giảm hao hụt tới mức thấp nhất; van điện, máy bơm được điều khiển dừng tự động khi lượng hàng đã bằng lượng hàng cần xuất - Vpreset). Hệ thống có độ tin cậy cao để phục vụ an toàn, liên tục và ổn định cho quá trình sản xuất. Đạt các hiệu quả cao về mặt kinh doanh, điều hành quản lý, năng suất lao động, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và những hiệu quả vô hình trong sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 4. Lựa chọn phương án Sau khi tìm hiểu và phân tích được các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án, chúng em nhận thấy để thiết kế hệ thống tự động hóa cho kho xăng dầu, có thể dùng 2 phướng án là phương pháp điều khiển Bath Controller hoặc dùng bộ điều khiển khả trình PLC kết hợp với máy tính. Với quy mô của bến xuất xăng dầu khá lớn, có 6 họng xuất hàng, với 3 bể chứa 3 loại xăng dầu khác nhau là A92, A95 và dầu DO hệ thống tự động hóa thiết kế cho bến xuất xăng dầu này sử dụng phương án dùng phương pháp điều khiển Bach Controller là rất hợp lý. Đảm bảo độ tin cậy và chính xác cao, tự động hóa hoàn toàn, phù hợp với quy mô của dự án. 5. Tính chọn các thiết bị. 1.1. Hệ thống bể chứa: a) Giới thiệu Hệ thống có 3 bồn chứa : 1 bồn A92, 1 bồn A95 và 1 bồn dầu DO 10 [...]... đã hiểu được tổng quan về hệ thống xuất hàng tự động của bến xuất xăng dầu Đã mô tả được nguyên lý vận hành hệ thống Đã hiểu về quy trình xuất hàng của các bến xuất xăng dầu Đưa ra được các phương án để xây dựng hệ thống bến xuất xăng dầu và đã lựa chọn một phương án hợp lí nhất Nắm bắt dược ưu nhược điểm của các phương án đó Chúng em đã tiến hành tìm hiểu và lựa chọn các thiết bị nằm trong hệ thống... ta chọn thiết bị Oval có kích cỡ 55: + Đường kính ống 40mm + Sai số thiết bị là 0,2% + Dải đo từ 0,26 đến 14m3/h + Áp suất cực đại: 2,94 MPa 1.4 Một số loại cảm biến có thể dùng trong hệ thống • Cảm biến đo mức: Có thể lựa chọn một số loại cảm biến sử dung các phương pháp đo mức khác nhau như: Phương pháp thủy tĩnh, cảm biến độ dẫn, cảm biến tụ điện hay dùng sóng âm Để phù hợp với yêu cầu ta chọn cảm. .. xuyên Chi phí cho hệ thống bến xăng dầu hiện đại, tối ưu là rất lớn Khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị cho phù hợp với kinh tế nước ta Việc đo lường của các cảm biến vẫn còn hạn chế, và do đường dẫn xa thì có thể dẫn đến sai số, sai sót Các tính toán lựa chọn chỉ là trên lý thuyết, chưa có kinh nghiệm thực tế Biện pháp khắc phục: Bảo trì định kì, quan sát hoạt động của hệthống Hệ thống hoạt động phải... khiển xuất hàng (batch control) 1.8 Cần xuất (loading arms) 1.9 Thiết bị phối trộn xăng dầu trên đường ống (inline blender) 1.10 Hệ thống đo bồn tự động (tank gauging systerm) 1.11 Hệ thống cân tự động (automatic weighting systerm) 1.12 Mái phao (floating roofs) 6 Thiết kế hệ thống  Mô hình tổng quan: Tự động hóa đo mức: Cung cấp thông tin theo thời gian thực về tình trạng các bể chứa xăng dầu: Chiều... động phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn và phòng chống cháy nổ Việc phân tích lựa chọn các thiết bị cho hệ thống phải giao cho các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm Các hệ thống bể chứa phải được xây dựng theo tiêu chuẩn Cần lựa chọn các thiết bị đo, cảm biến phù hợp để đảm bảo độ chính xác của hệ thống Chương 4: Bài dịch tài liệu cảm biến 1 Bản tài liệu lý thuyết:  Thiết bị đo lưu lượng Oval Bộ đo... Chiều cao nhiên liệu, nhiệt độ hàng hóa để phục vụ cho công tác quản lý ra các quyết định nhập, xuất hàng hóa… Hình 2.11 Tự động hóa đo mức Tích hợp hệ thống TĐH kho: Tích hợp các phân hệ tự động hóa cục bộ thành một hệ thống thống nhất tại phòng điều khiển trung tâm, giúp theo dõi và điều hành theo thời gian thực hoạt động của toàn kho, tuyến… Đồng thời tích hợp thông tin toàn hệ thống với các phần mềm... xung lệnh • Cảm biến nhiệt độ Trong hệ thống, mỗi họng xuất sẽ có 1 cảm biến nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ của dòng xăng xuất ra, khi nhiệt độ tăng quá cao ( 60 độ ) sẽ cảnh báo sự cố cho nguời giám sát và công nhân vận hành bến xuất, ngoài ra còn tính nhiệt độ trung bình nhằm quy đổi chính xác về thể tích chuẩn tại 15 độ Có thể lựa chọn một số phương án: Cặp nhiệt điện (Thermocouple - Can nhiệt), Nhiệt... gian sẽ tính được tốc độ quay của trục công tơ: Hình 4.2 Hình 4.2 Cơ cấu truyền động của 2 bánh răng oval Chú thích : • Driven Magnet: Trục nam châm • Rotor: bánh răng oval • Hollow shaft: Trục truyền động rỗng • Output Gear: Bánh răng truyền động ăn khớp ra • Idler gear: Bánh răng dẫn động • Transmission Gear: Bánh răng dẫn động  Cảm biến đo mức dung sóng âm Cảm biến là thiết bị dùng để đo, đếm, cảm. .. Hệ thống bể chứa + Bơm động lực + Thiết bị đo lưu lượng + Cảm biến nhiệt độ + Van điện + Với bản thân : +Nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm +Tích lũy được kiến thức bổ ích Các hạn chế khi thực hiện: 32 - Khó khăn trong việc đưa ra phương án và lựa chọn phương án tối ưu nhất - Hệ thống vẫn còn một số khuyết điểm, vẫn có thể bị dò rỉ xăng dầu (nhưng - ít) Hệ thống do được tự động hóa bằng máy móc nên... detector –RTD), Điện trở oxit kim loại (PTC Thermistor và NTC Thermistor), Cảm biến nhiệt bán dẫn, Nhiệt kế bức xạ (Hay hỏa kế) Do dải nhiệt độ đo tương đương với nhiệt độ môi trường nên ta dùng cảm biến PT100 (thuộc loại cảm biến nhiệt điện trở) là hợp lý PT100 chính xác, dễ sử dụng và giá thành khá rẻ so với các loại cảm biến khác Cảm biến nhiệt độ PT100: a) Giới thiệu Nhiệt kể điện trở Plantium cung cấp . theo mã lệnh. Loại hàng được quy định cứng với từng họng 2 xuất. Khi thay đổi công nghệ, bể chứa, làm thay đổi mặt hàng tại mỗi bể xuất thì phải đặt lại mặt hàng tương ứng cho họng xuất đó. 2. Quy. điều khiển, thiết bị van, máy bơm, thu nhập số liệu trong quá trình xuất nhập xăng dầu 4. Khu vực làm việc. • Vị trí để xe chở lấy hàng • Nhà bán hàng và kiểm tra xe trước và sau khi lấy hàng •. cao, khả năng xảy ra sự cố là thấp nhất. Ngoài ra khi thi công lắp đặt thiết bị cho hệ thống cần làm tốt những yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ sau: • Việc thi công lắp đặt đường ống và thiết

Ngày đăng: 10/06/2015, 15:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 2.7 Van điện điều khiển

  • Chương 1: Tổng quan về hệ thống xuất xăng dầu tự động.

    • 1. Chế độ xuất xăng dầu tự động.

    • 2. Quy trình xuất hàng tại bến.

    • 3. Hệ thống công nghệ.

    • 4. Khu vực làm việc.

    • Chương 2: Phân tích và lựa chọn giải pháp thiết kế.

      • 1. Các yêu cầu về hệ thống.

      • 2. Các chỉ tiêu an toàn phòng chống cháy nổ.

      • 3. Các hướng giải quyết.

        • 1. Phương pháp điều khiển BatchControler sử dụng thiết bị Accuload

        • 2. Mô hình sử dụng công nghệ điều điều khiển bằng PLC kết hợp với máy tính

        • 4. Lựa chọn phương án

        • 5. Tính chọn các thiết bị.

          • 1.1. Hệ thống bể chứa:

          • 1.2. Bơm động lực:

          • 1.3. Thiết bị đo lưu lượng:

          • Có thể sử dụng một số loại thiết bị đo lưu lượng như: Công tơ thể tích

          • (Oval), công tơ tốc độ (dùng tuabin hướng trục) , lưu kế điện tử (dựa trên định luật cảm ứng điện từ)

          • Ta chọn thiết bị đo lưu lượng Oval, vì có độ chính xác cao nhất, cấu tạo đơn giản, hoạt động bền bỉ trong môi trường dầu nhớt.

          • 1.4. Một số loại cảm biến có thể dùng trong hệ thống.

            • Đầu đo nhiệt độ (Sensor đo nhiệt độ)

            • 1.5. Van điện

            • 1.6. Thiết bị đo áp suất :

            • 1.7. Bộ điều khiển xuất hàng (batch control).

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan