NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

31 986 2
NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI  TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM  VÀ GIẢI PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 4 I. Lịch sử ra đời của thuế và phân biệt thuế 4 II. Đặc điểm 6 III. Các văn bản pháp quy điều chỉnh 6 IV. Những tồn tại đã được khắc phục từ 1997 đến 2008 8 CHƯƠNG II: NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 11 I. Luật thuế chưa theo kịp thực tế 11 1.1. Bất cập về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế 11 1.2. Về phương pháp tính thuế 12 1.3. Về thuế suất 12 1.4. Về thủ tục khấu trừ thuế 13 1.5. Về thủ tục hoàn thuế 13 II. Tính hai mặt của việc giao quyền in hóa đơn cho doanh nghiệp 14 2.1. Thuận lợi 14 2.2. Khó khăn 15 III. Những tồn tại trong công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp 17 3.1. Về chế độ chứng từ hóa đơn 18 3.2. Về tài khoản TK133 phản ánh thuế GTGT được khấu trừ 19 3.3. Về tài khoản TK3331 19 3.4. Về phương pháp tính thuế 20 3.5. Những tồn tại trong việc thu thuế GTGT tại các hộ kinh doanh cá thể. 21 IV. Ý thức của người tiêu dùng 21 4.1. Không có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng 22 4.2. Không phản ứng với thông tin ghi trên hóa đơn 24 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LUẬT THUẾ GTGT 26 I. Đối với Nhà nước 26 II. Đối với doanh nghiệp: 26 III. Đối với người tiêu dùng: 28 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Những cải cách về thuế của thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn lao động .đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia. Đối với Việt Nam khi Hiệp định về thuế quan AFTA, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và khi gia nhập WTO, những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách là một điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót của mình nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thời kì mới. Từ hơn 40 năm qua, trong hệ thống thuế của các nước trên thế giới, thuế giá trị gia tăng chiếm một vị trí rất quan trọng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế. Nó có vai trò điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội, vai trò tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước, vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Vai trò to lớn của thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng không thể phủ nhận. Ngày 1051997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX trong kỳ họp thứ 11 đã biểu quyết thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT). Luật thuế mới này ra đời thay thế luật Thuế Doanh thu được áp dụng từ năm 1990 để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên có hiệu lực thi hành từ ngày 111999. Điểm lại quá trình thực hiện Luật thuế GTGT sau nhiều năm được đưa vào áp dụng, các mặt tích cực và tiêu cực trong việc thi hành Luật đã bộc lộ rõ: Số thu ngân sách tăng lên theo từng năm, Thuế GTGT không thu trùng lắp, các mức thuế suất ít hơn nhiều so với Luật thuế doanh thu.Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT còn nhiều vấn đề nổi cộm về chính sách như hai phương pháp tính thuế tạo ra hai “sân chơi” không bình đẳng, việc lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, việc lợi dụng những kẽ hở để trốn lậu thuế. Làm thế nào để Thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy sản xuất cũng như tạo lập một nguồn thu ổn định, dồi dào cho ngân sách nhà nước đang trở thành một câu hỏi bức xúc đối với những nhà lập pháp, những nhà quản lý. Trong khuôn khổ một tiểu luận, là sinh viên Đại học Ngoại Thương có điều kiện được nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạn chế chúng em xin trình bày một nghiên cứu về Thuế GTGT với nội dung “Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và giải pháp” làm tiểu luận. Những suy nghĩ dưới đây được định hướng theo những yêu cầu và mục tiêu của Chính phủ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu sửa đổi Luật thuế GTGT mà chúng em có điều kiện tiếp xúc với cô Hà Thị Thanh Hương Phó trưởng phòng thanh tra Cục Thuế tỉnh Phú Yên. Tiểu luận này có kết cấu gồm 3 chương Chương I: Khái quát chung về Thuế GTGT Chương II: Khó khăn hiện tại trong việc hành thu Thuế GTGT Chương III: Giải pháp kiến nghị nhằm thực hiện hiều quả luật thuế GTGT Chúng em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thu Hằng, đã trực tiếp chỉ bảo tận tình và hướng dẫn chúng em hoàn thành tiểu luận này. Đồng thời chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến cô Hà Thị Thanh Hương đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong quá trình làm tiểu luận.Có thể nói đây là một đề tài mang tính thời sự trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nguồn tài liệu và thời gian nên tiểu luận này còn rất nhiều thiết sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để tiểu luận được tốt hơn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: “NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP” MỤC LỤC Hà Nội, tháng 04 năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Lớp Nhóm : Ths. Nguyễn Thu Hằng : TMA320.1 : 1. Hoàng Đức Hiển 2. Nguyễn Thanh Hoa 3. Lê Minh Hoàn 4. Nguyễn Minh Hoàng Linh 5. Nguyễn Tùng Linh 6. Nguyễn Hùng Mạnh 7. Trần Bích Ngọc 8. Nguyễn Quang Ngọc 9. Tô Quang Phúc 10. Huỳnh Thanh Hà Trang 11. Nguyễn Thị Hà Trang 12. Lê Huyền Trang 0851010061 0851010508 0851010216 0851010022 0851010071 0851010026 0851010023 0851010551 0851010143 0851010006 0851010017 0851010041 2 I MỞ ĐẦU Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Những cải cách về thuế của thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn lao động .đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia. Đối với Việt Nam khi Hiệp định về thuế quan AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và khi gia nhập WTO, những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách là một điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót của mình nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thời kì mới. Từ hơn 40 năm qua, trong hệ thống thuế của các nước trên thế giới, thuế giá trị gia tăng chiếm một vị trí rất quan trọng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế. Nó có vai trò điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội, vai trò tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước, vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Vai trò to lớn của thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng không thể phủ nhận. Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX trong kỳ họp thứ 11 đã biểu quyết thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT). Luật thuế mới này ra đời thay thế luật Thuế Doanh thu được áp dụng từ năm 1990 để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân 3 sách nhà nước. Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Điểm lại quá trình thực hiện Luật thuế GTGT sau nhiều năm được đưa vào áp dụng, các mặt tích cực và tiêu cực trong việc thi hành Luật đã bộc lộ rõ: Số thu ngân sách tăng lên theo từng năm, Thuế GTGT không thu trùng lắp, các mức thuế suất ít hơn nhiều so với Luật thuế doanh thu.Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT còn nhiều vấn đề nổi cộm về chính sách như hai phương pháp tính thuế tạo ra hai “sân chơi” không bình đẳng, việc lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, việc lợi dụng những kẽ hở để trốn lậu thuế. Làm thế nào để Thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy sản xuất cũng như tạo lập một nguồn thu ổn định, dồi dào cho ngân sách nhà nước đang trở thành một câu hỏi bức xúc đối với những nhà lập pháp, những nhà quản lý. Trong khuôn khổ một tiểu luận, là sinh viên Đại học Ngoại Thương có điều kiện được nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạn chế chúng em xin trình bày một nghiên cứu về Thuế GTGT với nội dung “Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và giải pháp” làm tiểu luận. Những suy nghĩ dưới đây được định hướng theo những yêu cầu và mục tiêu của Chính phủ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu sửa đổi Luật thuế GTGT mà chúng em có điều kiện tiếp xúc với cô Hà Thị Thanh Hương - Phó trưởng phòng thanh tra Cục Thuế tỉnh Phú Yên. Tiểu luận này có kết cấu gồm 3 chương Chương I: Khái quát chung về Thuế GTGT Chương II: Khó khăn hiện tại trong việc hành thu Thuế GTGT Chương III: Giải pháp kiến nghị nhằm thực hiện hiều quả luật thuế GTGT Chúng em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thu Hằng, đã trực tiếp chỉ bảo tận tình và hướng dẫn chúng em hoàn thành tiểu luận này. Đồng thời chúng em muốn 4 gửi lời cảm ơn đến cô Hà Thị Thanh Hương đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong quá trình làm tiểu luận.Có thể nói đây là một đề tài mang tính thời sự trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nguồn tài liệu và thời gian nên tiểu luận này còn rất nhiều thiết sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để tiểu luận được tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2011 5 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I. Lịch sử ra đời của thuế và phân biệt thuế Lịch sử nước ta mặc dù đã hình thành từ rất lâu nhưng cho đến tận Thể kỷ XI, đời vua Trần Thái Tông (1225 - 1237) thì việc đánh thuế mới được hình thành một cách có tổ chức và có hệ thống. 1. 1. Chế định thuế dưới thời phong kiến Ngay từ thời phong kiến, các cấp lãnh đạo dưới chế độ quân chủ đã biết tổ chức hệ thống thu thuế để làm nguồn thu cho công quỹ của nhà Vua. Tuy vậy từ các triều đại nhà Trần trở về sau này, sự tổ chức, cách đánh thuế và thu thuế mới được ghi chép và có hệ thống. 1.2. Chế định thuế dưới thời Pháp thuộc Chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra các thuế ngoại ngạch tức là loại thuế gián thu như thuế tiêu thụ thuốc lá, thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan); thuế trực thu thì có thuế môn bài, thuế thổ trạch. 1.3. Chế định thuế thời kỳ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 - 1975 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1954 Chính phủ ta chủ trương bãi bỏ hẳn sắc thuế mang tính chất phi nhân đạo như: thuế thân, thuế thổ trạch ở thôn quê và một số tạp thuế vô lý, miễn thuế điền thổ cho vùng bị lụt và giảm thuế điền 20% trong toàn quốc; đình chỉ thu thuế ở miền Nam. Chính sách pháp luật thuế thống nhất bao gồm 7 loại thuế là: thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế tem. Giai đoạn từ năm 1954 - 1975 Sau hiệp định Geneve, Chính phủ ban hành các Luật thuế mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các chế độ thuế đã ban hành từ năm 1951 ở vùng tự do cũ để áp dụng thống nhất, bao gồm 12 loại thuế sau: Thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa, thuế sát sinh, thuế 6 buôn chuyến, thuế thổ trạch, thuế kinh doanh nghệ thuật, thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế muối, thuế rượu. Thuế xuất nhập khẩu và chế độ thu quốc doanh. 1.4. Giai đoạn từ năm 1975 - 1990 Thời kỳ 1975 - 1980 Miền bắc vẫn tiếp tục thực hiện hệ thống pháp luật thuế đã ban hành từ trước, có sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Còn miền Nam thì có áp dụng một số loại thuế cũ của chính quyền Sài Gòn trên cơ sở xóa bỏ một số loại thuế phản tiến bộ và sửa đổi bổ sung để thích ứng với điều kiện đất nước thống nhất. Thời kỳ 1980 -1990 Cả nước áp dụng hệ thống pháp luật thuế thống nhất, nhưng hệ thống pháp luật thuế hiện hành này ngày càng tỏ ra có nhiều nhược điểm, cản trở sự phát triển các yếu tố của nền kinh tế thị trường đang nảy sinh với các đặc điểm: - Sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp quốc doanh thì thực hiện chếđộ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận cùng với các hình thức thu khác, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác lại chịu sự tác động của thuế. - Thu quốc doanh thu đã bộc lộ nhiều nhược điểm căn bản. Về thực chất, đây là một loại thuế đa thuế suất với hàng trăm thuế suất; điều này đặc biệt gây khó khăn cho việc quản lý và hành thu. 1.5. Giai đoạn từ 1990 đến nay Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hình thành một hệ thống pháp luật thuế hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, bao gồm 9 loại thuế: Thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập, thuế nhà đất, thuế vốn. Ngoài ra còn có một số phí và lệ phí có tính chất như thuế như: lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, thuế sát sinh. 7 II. Đặc điểm Thuế GTGT là thuế Thuế GTGT là thuế đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Có các đặc điểm sau : - Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn ko trùng lặp. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. - Thuế GTGT ko chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế. - Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. - Thuế GTGT ko tham gia vào các mục tiêu ưu đãi,khuyến khích đối với một số ngành nghề,lĩnh vực hay một loại hàng hoá dịch vụ nào.Thuế GTGT ko bóp méo giá cả hàng hoá. - Thuế GTGT là thuế gián thu. - Thuế GTGT có tính luỹ thoái trong việc thu nhập DN. III. Các văn bản pháp quy điều chỉnh 3.1. Luật - Văn bản luật đầu tiên về thuế giá trị gia tăng được Việt Nam ban hành là Luật số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 - Luật số 07/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế Giá trị gia tăng của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 17/06/2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. 8 - Luật thuế Giá trị gia tăng của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 thay thế cho 2 văn bản luật là Luật số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 và Luật số 07/2003/QH11 ngày 17/06/2003 3.2. Nghị định - Nghị định đầu tiên được ban hành là Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992; Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Từ năm 2000 đến năm 2008, rất nhiều các Nghị định về chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng được ban bố như Nghị định số 15/2000/NĐ-CP ngày 09/05/2000, Nghị định của Chính phủ số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000, Nghị định của Chính phủ số 76/2002/NĐ-CP ngày 13/9/2002, Nghị định của CP số 95/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002, Nghị định số 108/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002, Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định của Chính phủ số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 - Và gần đây nhất là Nghị định của Chính phủ số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 và thay thế các Nghị định: số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 và các quy định về thuế giá trị gia tăng tại Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. 3.3. Thông tư - Thông tư đầu tiên được ban hành là Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. - Từ năm 1999 đến năm 2008, hàng loạt các Thông tư được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. Và năm 2008, Thông tư của Bộ Tài chính số 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng được ban hành, áp dụng từ 01/01/2009, thay thế các Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 và Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 của Bộ Tài chính. 9 IV. Những tồn tại đã được khắc phục từ 1997 đến 2008 Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên được thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Việc ban hành Luật thuế giá trị gia tăng để thay thế cho Luật thuế doanh thu theo Chương trình cải cách thuế bước II đã được Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ thông qua. Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2003 • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng năm 2005. • Luật thuế giá trị gia tăng số 13/QH12 năm 2008 4.1. Về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng Luật thuế GTGT năm 1997 quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng . Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một số hàng hoá, dịch vụ nếu tiếp tục áp dụng không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ không còn phù hợp, gây bất lợi cho sản xuất kinh doanh. Tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung, chuyển sang đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàn của thuế giá trị gia tăng và tạo thuận lợi hơn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, Luật thuế giá trị gia tăng quy định một số dịch vụ tài chính cụ thể thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong thực tiễn thi hành đã xuất hiện ngày càng nhiều các dịch vụ tài chính mới chưa được quy định trong Luật, bao gồm các dịch vụ tài chính phái sinh và các giao dịch chuyển nhượng vốn. Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định bổ sung Chuyển nhượng vốn và các dịch vụ tài chính phái sinh vào diện không chịu thuế giá trị gia tăng để đảm bảo bao quát được các dịch vụ mới phát sinh, phù hợp với thông lệ quốc tế. 4.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng Mức thuế suất 5% là mức thuế suất ưu đãi, được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, 10 [...]... chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ Điều này có tác dụng khuyến khích đầu tư và đảm bảo phù hợp với thực tiễn 12 CHƯƠNG II: NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I Luật thuế chưa theo kịp thực tế: Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi từ luật thuế GTGT năm 2005, đã được thông qua ngày 03/06/2008 tại kỳ... hoàn thuế, là vô cùng quan trọng 1.5 Về thủ tục hoàn thuế Vẫn còn rất nhiều bất cập Cụ thể như quy định “Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết ” (Khoản 1, điều 13) và “Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế. .. cở sở kinh doanh khi cùng tham gia thị trường nhưng lại có cách tính thuế và hưởng chế độ khấu trừ khác nhau Thêm vào đó, phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế trong thực hành thuế Đây chỉ là thể hiện cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm mỗi khi có GTGT xuất hiện Phần lớn các cơ sở... được bổ sung vào đối tượng áp dụng thuế suất 0% để khuyến khích phát triển hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế 4.3 Điều kiện được khấu trừ, được hoàn thuế Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi, bổ sung quy định căn cứ khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào là hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ Thực tiễn quản lý thuế cho thấy... cho việc thực hiện luật thuế GTGT Việc thực hiện luật thuế GTGT ở nước ta nhằm mục tiêu là hình thành cơ chế thuế phù hợp với quá trình tham gia, hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới Nhất là khi chúng ta thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định AFTA thì việc thu thuế GTGT càng có ý nghĩa quan trọng cho việc đảm bảo nguồn thu và bảo hộ... tranh nổi với những doanh nghiệp trốn thuế thi bán hàng không cấp hóa đơn để giảm giá bán 3.5 Những tồn tại trong việc thu thuế GTGT tại các hộ kinh doanh cá thể Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đều thực hiện tự kê khai nộp thuế Bên cạnh những doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành tốt pháp luật về thuế còn có những tổ chức, cá nhân chưa nghiêm túc trong việc thực hiện kê khai... doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng Quy định này là chưa hợp lý và thực tế khó thực hiện do không thể xác định được số thuế khấu trừ của tài sản cố định trong trường hợp sử dụng chung Bổ sung quy định thuế đầu vào của tài sản cố định sử... chặn các hành vi mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng , chống thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh 11 Luật thuế giá trị gia tăng trước năm 2008 quy định thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế thì được khấu trừ toàn bộ, trường hợp dùng đồng.. .trong quá trình thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung, diện áp dụng mức thuế suất 5% cũng được mở rộng tuy nhiên chưa theo đúng nguyên tắc nêu trên Dẫn đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một số hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất này không những không phải nộp thuế mà còn được hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước Năm 2008, Luật điều chỉnh thuế suất từ mức 5%... khống hoặc hoàn thuế khống thông qua việc sử dụng hoá đơn ghi chép không trung thực với thực tế giao dịch và các loại hoá đơn bất hợp pháp khác để gian lận trong khấu trừ Quy định rõ điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào tại Luật Trong đó, bổ sung quy định về điều kiện có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai

Ngày đăng: 10/06/2015, 08:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

    • I. Lịch sử ra đời của thuế và phân biệt thuế

      • 1. 1. Chế định thuế dưới thời phong kiến

      • 1.2. Chế định thuế dưới thời Pháp thuộc

      • 1.3. Chế định thuế thời kỳ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 - 1975

      • 1.4. Giai đoạn từ năm 1975 - 1990

      • 1.5. Giai đoạn từ 1990 đến nay

      • II. Đặc điểm

      • III. Các văn bản pháp quy điều chỉnh

        • 3.1. Luật

        • 3.2. Nghị định

        • 3.3. Thông tư

        • IV. Những tồn tại đã được khắc phục từ 1997 đến 2008

          • 4.1. Về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

          • 4.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng

          • 4.3. Điều kiện được khấu trừ, được hoàn thuế

          • CHƯƠNG II: NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

            • I. Luật thuế chưa theo kịp thực tế:

              • 1.1. Bất cập về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế

              • 1.2. Về phương pháp tính thuế

              • 1.3. Về thuế suất

              • 1.4. Về thủ tục khấu trừ thuế

              • 1.5. Về thủ tục hoàn thuế

              • II. Tính hai mặt của việc giao quyền in hóa đơn cho doanh nghiệp

                • 2.1. Thuận lợi

                • 2.2. Khó khăn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan