Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

10 1.7K 0
Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho Đảng ta, nhân dân ta, cùng lớp lớp thế hệ người Việt Nam phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Người đã để lại cho thế hệ sau bao bài học lớn, bao tư tưởng tốt đẹp mà để có được những điều đó, Người đã phải buôn ba suốt 30 năm trời, hi sinh suốt cả cuộc đời cho cách mạng. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là một trong những tư tưởng quý báu đó. Nó có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Nhưng không phải tự nhiên mà Người có được tư tưởng này. Hồ Chí Minh đã tiếp thu được cái tinh thần ấy từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Từ đó, Người đã tự mình đúc rút và vận dụng tư tưởng ấy sáng tạo trong chính cuộc cách mạng nước nhà. Chính vì tầm quan trọng đó, trong bài tập lớn học kì này, em xin chọn đề 15: “Phân tích những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc”. NỘI DUNG Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. Để hiểu rõ hơn về những cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, ta cần phải tìm hiểu về từng nhân tố cấu thành nên nó. 1. Những giá trị truyền thống dân tộc. Những giá trị truyền thống dân tộc bao gồm chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân nghĩa và tinh thần đoàn kết; ý chí đấu tranh anh dũng bất khuất cho dân tộc, tự do, ý thức tự lực tự cường; tinh thần tương thân, tương ái, vị tha, lạc quan, yêu đời của con người và dân tộc được hình thanh, củng cố, hun đúc, trong những điều kiện chính trị, môi trường tự nhiên, nền kinh tế, cấu trúc xã hội (nhà – làng – nước) rất đặc trưng của Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử tạo nên sức mạnh to lớn để dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa. Như vậy, những giá trị truyền thống đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Những giá trị truyền thống đã trở thành một tình cảm tự nhiên, một triết lí nhân sinh, một phép ững xử, tư duy lí luận và tư duy chính trị của con người Việt Nam xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc đến ngày nay, như: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.” Hay: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.” Và còn nhiều bài học, lời khuyên khác của người xưa đã đúc kết lại và lưu truyền đến tận hôm nay cho chúng ta học hỏi. Triết lí nhân sinh quan của con người Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy khoan dung, hòa mục để ứng xử trong quan hệ bạn bè, thậm chí là kẻ thù khi thua trận và luôn trọng trí thức, dung hiền tài trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong xây dựng xã hội mới. Không chỉ dừng lại ở đó, những giá trị dân tộc cao đẹp đó còn được các anh hùng dân tộc ở các thời kì lịch sử khác nhau đúc kết và nâng lên thành những phép (phương pháp) đánh giặc, giữ nước, như Trần Hưng Đạo sử dụng phương pháp nuôi dưỡng sức dân và sử dụng sức quân để đánh giặc với phương châm “trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sỹ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức đấu làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước”, . . . Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được những giá trị truyền thống của dân tộc, cũng có nghĩa, Người đã sớm nhận thức được sức mạnh dân tộc, những quan điểm nhân sinh và phương pháp đánh giặc của cha ông ta kết hợp với những giá trị thời đại để chuyển thành hệ thống quan điểm cách mạng của mình. 2. Quá trình tổng kết thực tiễn với các phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Về mặt thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm và nắm bắt nhứng đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng Việt Nam, phong trào cách mạng thế giới – đặc biệt là phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn. Đối với Người, thực tiễn bao giờ cũng là điểm xuất phát và là nhân tố thường xuyên kiểm chứng, điều chỉnh hoạt động lý luận. Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tinh thần xâm nhập, quan sát, phân tích, tổng kết thực tiễn để từ đó suy nghĩ, xác định phương hướng, chủ trương để đưa hoạt động thực tiễn vào đúng quỹ đạo và đạt hiệu quả tốt nhất. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc chủ yếu và trước hết xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của cách mạng Việt Nam. 2.1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam. Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình. Cuối thế ký XIX, ở Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã vào buổi xế bóng của chế độ phong kiến nói chung. Sự cố chấp, vị kỷ, ươn hèn của vua quan thời Tự Đức là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất nước rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược, Tổ quốc mất quyền độc lập, nhân dân phải chịu kiếp lầm than. Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị. Chúng chia nước ta thành ba xứ với những chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ, Trung Kì là xứ lưỡng trị và Nam Kì là đất thuộc địa. Không dừng lại ở đó, thực dân Pháp còn áp dụng nguyên tắc chia để trị cả trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trải qua hai chương trình khai thác thuộc địa do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương trước và sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam truyền thống – một xã hội phương Đông cổ truyền đã chịu sự tác động mạnh mẽ và bị biến dạng sâu sắc. Một xã hội mới – xã hội thuộc địa đang hình thành một cơ cấu xã hội mới đan xen, chồng chéo với những tôn giáo, đẳng cấp, những tập tục, lề thói đa dạng . . . trên nền một xã hội truyền thống đang tan rã. Đối lập với chính sách chia để trị của thực dân Pháp là sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc . . . cùng nhau đứng lên đánh đuổi bọn xâm lược, giành lại độc lập cho nước nhà. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược ở Đà Nẵng năm 1858, chúng đã phải đối mặt với hàng loạt các phong trào đấu tranh của ta. Cuốn vào dòng xoáy của phong trào cứu nước đó không chỉ là những người lao động bị áp bức, bóc lột mà còn có những vị khoa bảng nổi tiếng như: Phạm Văn Nghị, Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Huỳnh Thúc Kháng và tầng tầng lớp lớp các nhà trí thức khác. Trong đội ngũ những người xả thân cho độc lập dân tộc còn có mặt những ông vua yêu nước như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân; có mặt cả những địa chủ lớn và các dân tộc ít người. Tuy nhiên, các phong trào yêu nước của ta vẫn thất bại. Đó là do những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng, tìm chọn đồng minh của các nhà yêu nước tiền bối. Thất bại của các phong trào yêu nước này cho thấy dù là phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến hay dân chủ tư sản cũng đều thất bại. Các mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, “mò mẫm trong đêm tối tưởng chừng không có đường ra”. Nguyễn Ái Quốc nhận thấy, chỉ yêu nước thôi chưa đủ, cần phải có một con đường cứu nước, một phương pháp cứu nước đúng đắn, phù hợp. Đấy chính là điểm xuất phát để Người muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về và giúp đồng bào chúng ta”. Như vậy, thực tiễn đất nước những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với sự hào hùng, bi tráng, với những bế tắc . . . chính là cơ sở quan trọng cho sự hình thành tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. 2.2. Thực tiễn cách mạng thế giới. Từ 1911 đến 1941 Hồ Chí Minh đã đi đầu khắp hết các châu lục. Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rộng lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực: “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”. Người cho rằng, cuộc Cách mạng Mỹ, Cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi” vì sau khi cách mạng thành công, nhân dân vẫn bị áp bức, bóc lột và nghèo nàn. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho nhân dân. Từ chỗ chỉ biết đến Cách mạng Tháng Mười theo cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới. Đặc biệt là bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công – nông – binh đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng. Thêm vào đó, những phong trào cách mạng ở các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ càng mang đến cho Hồ Chí Minh những bài học sâu sắc trong việc lãnh đạo nhân dân chiến đấu để từ đó, Người tìm ra cách thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình. 3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cơ sở lý luận quan trọng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc chính là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó có những quan điểm cốt lõi: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử giai cấp vô sản muốn lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc”; “liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng”; đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”; . . . Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Chủ nghĩa Mác – Lênin khi nói tới sứ mệnh lịch sử giải phóng loài người của giai cấp vô sản đã chỉ rõ, ở trong mỗi nước, giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng nhất, ngoài ra, còn có những tầng lớp bị giai cấp tư sản bóc lột cũng làm cách mạng như tiểu nông, tiểu tư sản thành thị. Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải đoàn kết với những người bị áp bức, hình thành “nhân dân” trong nước. Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Động lực thúc đẩy Người tin theo Lênin, tin theo Quốc tế Cộng sản trước hết là vì, đối với Người, Lênin là “Hiện thân của tình anh em bốn bể”; là vì, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã đề cập đến sự cần thiết và con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng cách mạng toàn thế giới, lực lượng cách mạng từng nước vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Một mặt, cần nhấn mạnh rằng, chính nhờ có những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lê nin mà Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác những yếu tố tích cực và hạn chế của các di sản truyền thống dân tộc, văn hóa nhân loại, của tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới. Từ đó, Người có điều kiện để xây dựng một tư tưởng đại đoàn kết hoàn chỉnh. Mặt khác, lại phải thấy một sự thật, với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lê nin dù vô cùng quan trọng, dù là “kim chỉ nam”, là “cẩm nang thần kỳ” nhưng không phải là một giáo điều. KẾT LUẬN Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng cốt do Đảng cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta, những con dân đất Việt, cần phải kế thừa và phát triển tư tưởng đầy ý nghĩa này, để dân tộc Việt Nam gắn bó đời đời tạo ra một sức mạnh dân tộc không gì sánh được. Nhờ đó, đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng mạnh mẽ hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị, năm 2005. 2. Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn, NXB Chính trị, năm 2003. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhận thức và vận dung, PGS.TS Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), NXB Tư Pháp Hà Nội, năm 2013. . Phân tích những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc . NỘI DUNG Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở. Để hiểu rõ hơn về những cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, ta cần phải tìm hiểu về từng nhân tố cấu thành nên nó. 1. Những giá trị truyền thống dân tộc. Những giá. tổng kết thực tiễn với các phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Về mặt thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tổng kết những

Ngày đăng: 09/06/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NỘI DUNG

  • 1. Những giá trị truyền thống dân tộc.

  • 2. Quá trình tổng kết thực tiễn với các phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

    • 2.1. Thực tiễn cách mạng Việt Nam.

    • 2.2. Thực tiễn cách mạng thế giới.

    • 3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan