Các phương thức tạo cơ hội cho học sinh phát triểm tư duy phê phán

28 568 0
Các phương thức tạo cơ hội cho học sinh phát triểm tư duy phê phán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA HÓA HỌC  TIỂU LUẬN MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC HÓA HỌC ĐỀ TÀI : CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO CƠ HỘI CHO HỌC SINH PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC “CHƯƠNG HALOGEN” HÓA 10 – THPT Giảng viên HD: Họ và Tên: Nguyễn Thị Lan Hương PHAN THẾ BÌNH Lớp: Hóa 2B Mã SV: 13S2011046 Huế, tháng 5 năm 2015 LỜI CÁM ƠN Em xin chân thành cám ơn nhà trường, khoa Hóa trường Đại Học Sư Phạm và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho sinh viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phan Thế Bình đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi để em được làm bài tiểu luận này. Tuy có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn bài tiểu luận của em còn có rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận của mình được hoàn chỉnh và đạt kết quả mong muốn. Em xin chân thành cám ơn! 2 MỤC LỤC 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Điểm yếu của học sinh Việt Nam hiện nay là thái độ thụ động trong học tập, không chịu đào sâu suy nghĩ, lật ngược vấn đề mang tính phủ định hay khẳng định. Do đó giáo viên phải luôn tìm cách giúp học sinh biết tự đặt những câu hỏi thuộc nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau mà mình muốn tìm cách giải quyết. Để tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất. Giúp học sinh thấu hiểu vấn đề một cách khoa học, toàn diện và sâu sắc nhất. - Hóa học là một môn học thực nghiệm nghiên cứu nhiều hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. Là một môn học phục vụ đắc lực cho đời sống con người. Nhằm giúp học sinh có một kiến thức vững vàng, biết phân tích và nhận định các sự vật, hiện tượng, tự tin khi học hoá học. Nhưng không phải cái gì đưa ra ta cũng đồng ý ngay lập tức. - Trong quá trình giảng dạy hóa học toàn phần nói chung, và phần nguyên tố nhóm Halogen nói riêng, chúng tôi thấy rằng học sinh luôn đồng ý với mọi nhận định hay khái niệm đưa ra mà không có những câu hỏi lật ngược vấn đề, hay thắc mắc về vấn đề đó. - Vì vậy, để giúp cho giáo viên có thể giúp học sinh có thể tự đặt câu hỏi và giải quyết chúng một cách chính xác nhất. Nên thông qua việc dạy học môn hóa tôi muốn giúp các em rèn luyện khả năng tư duy phê phán của mình. Trong hóa học nói riêng và trong các môn học khác nói chung. Do đó tôi lựa chọn đề tài: “CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO CƠ HỘI CHO HỌC SINH PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC “CHƯƠNG HALOGEN” HÓA 10 – THPT”. 4 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài của chúng tôi nhằm các mục đích sau: Đưa ra các phương thức nhằm giúp học sinh có thể chủ động trong việc tư duy phê phán ở chương halogen. Giúp học sinh tự mình tìm ra vấn đề khúc mắc để có hướng giải quyết một cách hợp lý nhất. Cuối cùng là có thể giúp học sinh rèn luyện tính tư duy phê phán ở chương Halogen. 5 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Tư duy. 1. Tư duy là gì? Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết (theo Tâm lý học Đại cương – Nguyễn Quang Cẩn). 2. Đặc điểm của tư duy. • Tính có vấn đề của tư duy: - Tư duy nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề. Hoàn cảnh có vấn đề là những tình huống mà ở đó nảy sinh những mục đích mới, những cách giải quyết mới, những khó khăn mà những phương tiện, phương pháp, cách giải quyết cũ, trước đây không còn phù hợp, không đủ để có thể giải quyết tình huống đó một cách chính xác nhất. • Tính gián tiếp của tư duy: - Tư duy phản ánh sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ, hay nói cách khác tư duy biểu hiện bằng ngôn ngữ. - Các quy luật, quy tắc, các sự kiện, các mối liên hệ và sự phụ thuộc được khái quát và diễn đạt trong các từ. - Những phát minh, những kết quả của người khác cũng như kinh nghiệm cá nhân của con người đều là những công cụ để con người tạo ra và giúp chúng ta hiểu biết được những hiện tượng có trong hiện thực mà không thể tri giác chúng một cách trực tiếp được. • Tính trừu tượng và khái quát của tư duy: - Tư duy có khả năng tách ra khỏi sự vật, hiện tượng những cái trừu tượng, những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính thuộc bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng; rồi trên cơ sở đó khái quát các sự vật và hiện tượng riêng lẻ khác nhau. - Nhưng đưa những thuộc tính bản chất vào một nhóm, một loại phạm trù, nói cách khác tư duy mang tính chất trừu tượng hóa và khái quát hóa. - Nhờ đặc điểm này mà con người có thể nhìn vào tương lai. 6 • Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: - Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm phương tiện để biểu đạt sự mở đầu, các quá trình và kết quả của tư duy. - Tư duy của con người không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ và ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy. - Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất với nhau và không thể tách rời nhau được • Tính chất lý tính của tư duy: - Chỉ có tư duy mới giúp con người phản ánh được bản chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ và quan hệ có tính chất quy luật của chúng. - Nhưng nói như vậy không phải tư duy phản ánh hoàn toàn đúng đắn bản chất của sự vật, hiện tượng. - Tư duy có phản ánh đúng hay không còn phụ thuộc vào cách sử dung tư duy và phương pháp tư duy nữa. • Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: - Mối quan hệ này là quan hệ hai chiều: Tư duy được tiến hành trên cơ sở những tài liệu nhận thức cảm tính mang lại, kết quả tư duy được kiểm tra bằng thực tiễn dưới hình thức trực quan, ngược lại quá trình tư duy và kết quả của nó có ảnh hưởng đến quá trình nhận thức cảm tính. 3. Các thao tác của tư duy. 4. Các giai đoạn cơ bản của một quá trình tư duy. - Bước 1: Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề. - Bước 2: Huy động các tri thức kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề xác định. - Bước 3: Sàng lọc các liên tưởng và hình thành các giả thuyết. - Bước 4: Kiểm tra giả thuyết. - Bước 5: Giải quyết nhiệm vụ. 5. Các thao tác tư duy. - Phân tích – tổng hợp: có sự thống nhất với nhau. Sự phân tích được tiến hành theo phương hướng của sự tổng hợp. Còn tổng hợp được thực hiện trên cơ sở kết quả của sự phân tích. - So sánh: là sự xác định những đặc điểm giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất, bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện tượng. 7 - Trừu tượng hóa – khái quát hóa: có quan hệ qua lại với nhau. Khái quát hóa chính là sự tổng hợp trên cơ sở sự trừu tượng hóa sự vật, hiện tượng mà ta đặt ra; trừu tượng hóa chính là một mặt của tính khái quát hóa. 6. Các loại hình của tư duy. Trong quá trình dạy và học hóa học giáo viên có thể giúp học sinh trang bị, phát triển và rèn luyện các loại tư duy: 6.1. Tư duy độc lập: Trong quá trình học tập và rèn luyện, tư duy độc lập đối với học sinh là rất cần thiết, học sinh có thể rèn tư duy độc lập khi được thực hiện các nhiệm vụ, các vấn đề vừa sức với mình. 6.2. Tư duy logic: là một trong những kĩ năng không thể thiếu trong việc lĩnh hội kiến thức các môn khoa học tự nhiên. Việc rèn tư duy logic cho học sinh còn là nhiệm vụ quan trọng. 6.3. Tư duy trừu tượng: Với sự giúp sức của công nghệ thông tin, quá trình tạo tư duy trừu tượng cho học sinh được dễ dàng hơn … có thể nói, phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh là một việc quan trọng, làm thế nào để học sinh tư duy đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, của các quá trình là điều quan trọng… 6.4. Tư duy biện chứng: Tất cả các hiện tượng, các quá trình đều xảy ra trong một quy luật biện chứng. Vậy rèn tư duy biện chứng cho học sinh cũng là nhiệm vụ quan trọng của các môn học. 6.5. Tư duy phê phán (TDPP): được hình thành và phát triển qua quá trình rèn luyện trí tuệ về các khả năng; phân tích thực tiễn, tổng quan và tổ chức hệ thống các ý tưởng, đối chiếu so sánh điểm tương đồng và dị biệt, nhận thức và cân nhắc thận trọng một sự kiện, một hiện tượng, lập luận kết hợp với chứng minh đầy đủ để có sức thuyết phục cao, để đánh giá suy nghĩ, đánh giá lập luận, đưa ra các phán đoán, rút ra một kết luận, quyết định hoặc chấp nhận, hoặc bác bỏ hoặc tạm ngừng. 6.6. Tư duy sáng tạo:là một hình thức tư duy cao nhất trong quá trình tư duy, việc tư duy sáng tạo giúp cho người học không gò bó trong không gian tri thức của người giáo viên đặt ra. II.Tư duy phê phán (TDPP) 8 1. Khái niệm của tư duy phê phán. Có nhiều cách định nghĩa: - Tư duy phê phán (critical thinking) là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân. - Tư duy phê phán (critical thinking) là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, xu hướng, ý tưởng, giả thuyết từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, vốn kiến thức và lý lẽ nhằm mục đích xác định đúng – sai, tốt - xấu, hay – dở, hợp lý – không hợp lý, nên – không nên, và rút ra quyết định, cách ứng xử cho mình.  Tư duy phê phán đề cập tới sự sẵn lòng (quan điểm) và khả năng (kỹ năng) để sử dụng các phương pháp hệ thống và khách quan để giải quyết các vấn đề. Nói cách khác, suy nghĩa một cách phê phán là giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. 2. Nguyên tắc cơ bản của tư duy phê phán. Nguyên tắc quan trọng nhất để trong quá trình TDPP không bị rơi vào trạng thái: hoài nghi giáo điều, ngụy biện, thiên vị… - Thu thập đủ thông tin cần thiết. - Hiểu và xác định rõ tất cả các khái niệm liên quan. - Đưa ra những câu hỏi về nguồn gốc của các cơ sở lập luận. - Đặt câu hỏi về các kết luận. - Chú ý các giả thiết. - Đưa ra các câu hỏi về nguồn gốc của các cơ sở lập luận. - Đừng mong đợi mình sẽ có tất cả các câu trả lời. - Xem xét những nguyên nhân và hệ quả khác nhau của vấn đề. - Chú ý loại bỏ các tác nhân gây cản trở suy nghĩ. - Hiểu được những giá trị riêng của bản thân mình. 3. Làm thế nào để phát triển kĩ năng TDPP. 3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về việc rèn luyện tư duy phê phán. - Người thiếu kỹ năng tư duy phê phán thì khó hy vọng có được những sáng tạo trong cuộc sống. Do đó, hệ thống giáo dục của chúng ta cần rèn luyện cho học sinh thói quen không bao giờ mặc nhiên công nhận điều gì mà chưa có cơ sở chắc chắn và luôn ý thức rằng: 9 không có gì là tuyệt đối; ai cũng có thể sai, sách cũng có thể sai; chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về đa số. - Tính hoài nghi tích cực là một yếu tố rất quan trọng của người có TDPP. Đó không phải là thứ hoài nghi để tìm các xoi mói chỉ trích, để luôn tìm cách phủ định.  Một số lưu ý đối với SV: Phê phán ý kiến bản thân quan trọng hơn phê phán ý kiến người khác. Tôn trọng sự khác biệt. Mọi quan điểm đều phải dựa trên những luận chứng và luận cứ tin cậy và có thể kiểm chứng. Phê phán là một quá trình liên tục, không có điểm kết thúc. Người có tư duy phê phán không phải lúc nào cũng phê phán, mà là phê phán đúng lúc.  Các câu hỏi then chốt trong kĩ năng tư duy phê phán bao gồm: - Thông tin này có nghĩa là gì? - Mình giải thích nó ra sao? - Tại sao nó lại quan trọng? - Làm thế nào để áp dụng vào các tình huống hay các vấn đề cụ thể trong kỳ thi để lấy điểm cao nhất?  “Hãy suy nghĩ! Nghĩ thật kỹ, nghì thật sâu, nghĩ thật khôn khéo, nghĩ thật quảng đại, ”. Suy nghĩ kèm theo hành động đúng đắn chia ra kẻ thắng - người bại, cả ở trường học lẫn ngoài đời. Thực ra, cách thức mỗi chung ta và xã hội xử lý các thách thức quan trọng khi đối diẹn với tương lai sẽ phải đặt nền móng trên cách chúng ta đặt câu hỏi, giải quyết các vấn đề và, nó cách khác, tu duy rõ ràng và chính xác. 3.2. Rèn luyện kĩ năng xem xét và phân tích yêu cầu để tìm ra cách giải quyết bài toán. - Phân tích là một thao tác tư duy cơ bản góp phần rèn luyện TDPP. Khi đứng trước một bài toán, một vấn đề nào đó đòi hỏi học sinh phải biết cách phân tích các dữ kiện đã cho, dữ kiện cần tìm; phải phân tích tìm mối liên hệ giữa bài toán hoặc vấn đề đã cho với những dạng quen thuộc đã gặp. - Phải phân tích được các thành phần, đặc điểm, bản chất, giả thuyết, kết luận của vấn đề đặt ra để từ đó hình thành hướng đánh giá, giải quyết vấn đề đó một cách hợp lý nhất. - Và dùng cách chia nhỏ các dữ kiện lớn thành các dữ kiện nhỏ hơn để có thể phân tích một cách chính xác, từ đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề và đáp án đúng nhất. 3.3. Rèn luyện các thao tác tư duy và kĩ năng đặt câu hỏi. 10 [...]... “CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO CƠ HỘI CHO HỌC SINH PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG “HALOGEN” HÓA 10 – THPT” đã làm sang rõ nhiều mặt về tư duy cho học sinh trong việc học hóa học nói chung cũng như chương Halogen nói riêng Rèn cho học sinh có sự nhìn nhận về tư duy nói chung và tư duy phê phán nói riêng Giúp học sinh có cách lập luận, cũng như cách học hóa học chương “Halogen” hiệu quả... đó rèn cho học sinh phát triển trí tư duy hơn nữa 13 PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ TÀI I Rèn tư duy phê phán cho hoc sinh thông qua cách đặt vấn đề trong từng bài Khi vào một bài mới giáo viên thường mở đầu bài học bằng cách đưa 1 tình huống có vấn đề cho học sinh mà trong tình huống đó có chi tiết học sinh đã biết từ trước, để từ đó học sinh có thể tìm cách giải quyết vấn đề đó khi đã học xong bài học mới... hướng rèn luyện tư duy phê phán thông qua dạy học môn hóa học 4.1 Hiện trạng TDPP của học sinh trong môn hóa học hiện nay - Học sinh hiện có đang học theo cách tư duy phê phán hay không? Trong quá trình học hóa học ở trường THPP, đa số các em học theo kiểu có gì thì học - theo nấy, không tự chủ động đặt câu hỏi trong quá trình học tập Một số ít cũng có đặt câu hỏi cho giáo viên, nhưng các em không thể... hóa ở các trường THPT thấp so với các môn học trước Một số em đầu tư vào khối A, B thì tạm đỡ hơn, còn đa số học sinh THPT hiện nay chú ý đến khối D (Toán-Văn-Anh) nhiều hơn Do đó cần có sự định hướng phát triển tư duy phê phán đối với môn hóa học, ngay từ khi các em vào học lớp 10 4.2 Phương hướng rèn luyện tư duy phê phán thông qua dạy học môn hóa học Hóa học là một môn học có tính trường tư ng... dụng kiến thức vừa học sau tiết học Sau mỗi bài học mới, giáo viên thường cho học sinh làm các bài tập để cũng cố kiến thức đã được học, xem học sinh đã nắm vững những kiến thức trọng tâm của bài học chưa? Đa số ở phần cũng cố bài học giáo viên thường cho học sinh làm các bài tập trắc nghiệm lý thuyết liên quan đến bài học, hay các bài tập tính toán đơn giản; để có thể kết thúc bài học một cách trọn... lại lý thuyết và cho bài tập và hướng dẫn học sinh nhận ra các  kiến thức quen thuộc có trong đề theo từng dạng Bước 2: học sinh tự nhận ra kiến thức cũng như tìm cách giải bài thông qua các cách đã học trước đó, và tiến hành làm bài  Bước 3: giáo viên sửa bài: - Cho một số học sinh trình bày cách làm của mình và giải thích cách làm cho cả lớp nghe - và tập hợp các cách làm lại Cho cả lớp tiến hành... và tạo ra cơ hội tốt cho học sinh nâng cao - tầm hiểu biết Tư duy phê phán là một tiến trình chủ động, trong khi, đối với hầu hết học sinh thì việc - nghe giảng chứ không chủ động tìm ra vấn đề được xem như là một hành vi thụ động Các kĩ năng trí tuệ của tư duy phê phán như phân tích, tổng hợp, phải được hình thành - bằng cách thực hiện chúng trên thực tế Kết hợp các chiến lược học tập chủ động vào các. .. phải làm Bước 3: cho học sinh nắm rõ dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành làm thí nghiệm Bước 4: Học sinh quan sát hiện tư ng: miếng giấy màu dần bị mất màu dần – do tính tẩy màu của nước Gia-ven Nhận xét: nước Gia-ven dùng để tẩy màu nên được ứng dụng nhiều Sau đó học sinh  làm bài tư ng trình Bước 5: giáo viên nhận xét và đánh giá bài làm học sinh III Rèn luyện tư duy phê phán cho học sinh thông qua... học đa số đều có các bài thực hành, mà ở đây các em chính là người sẽ thực hiện các thí nghiệm về các vấn đề mà các em đã được học ở trong chương thông qua nội dung của bài thí nghiệm Giáo viên chỉ là người hướng dẫn cách làm cho học sinh Để từ đó, học sinh có thể rèn luyện tư duy của mình, để đối chiếu với các hiện tư ng mà các em đã quan sát thầy, cô giáo làm hay là theo lý thuyết Ở các thí nghiệm... mỗi chương học, thường có bài luyện tập để học sinh có thể cũng cố hơn nữa kiến thức của mình thông qua các bài tập khó hơn, phức tạp hơn bài tập sau mỗi bài mà giáo viên cho làm Ở dây, học sinh là người phát hiện ra những cái mới, cái phức tạp hơn thông qua bài tập mẫu giáo viên cho, để từ đó học sinh có thể biết được năng lực của 22 mình ngang mức nào, cũng từ đó rèn cho học sinh sự tư duy qua việc . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA HÓA HỌC  TIỂU LUẬN MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC HÓA HỌC ĐỀ TÀI : CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO CƠ HỘI CHO HỌC SINH PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHÊ PHÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC “CHƯƠNG HALOGEN”. quyết. 4. Phương hướng rèn luyện tư duy phê phán thông qua dạy học môn hóa học. 4.1. Hiện trạng TDPP của học sinh trong môn hóa học hiện nay. Học sinh hiện có đang học theo cách tư duy phê phán hay. giúp cho người học không gò bó trong không gian tri thức của người giáo viên đặt ra. II .Tư duy phê phán (TDPP) 8 1. Khái niệm của tư duy phê phán. Có nhiều cách định nghĩa: - Tư duy phê phán

Ngày đăng: 09/06/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

    • I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    • II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.

    • PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • I. Tư duy.

        • 1. Tư duy là gì?

        • 2. Đặc điểm của tư duy.

        • 3. Các thao tác của tư duy.

        • 6. Các loại hình của tư duy.

        • II. Tư duy phê phán (TDPP)

          • 1. Khái niệm của tư duy phê phán. Có nhiều cách định nghĩa:

          • 2. Nguyên tắc cơ bản của tư duy phê phán.

          • 3. Làm thế nào để phát triển kĩ năng TDPP.

          • 4. Phương hướng rèn luyện tư duy phê phán thông qua dạy học môn hóa học.

          • PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

            • I. Rèn tư duy phê phán cho hoc sinh thông qua cách đặt vấn đề trong từng bài.

              • 1. Tiến trình thực hiện:

              • 2. Ví dụ.

              • II. Rèn luyện tư duy phê phán cho học sinh thông qua phần thực hành, vận dụng.

                • 1. Qua phần thí nghiệm biểu diễn của giáo viên tại lớp hay qua video thí nghiệm.

                • 1.1. Tiến trình thực hiện. (nếu giáo viên làm tại lớp)

                • 1.2. Ví dụ.

                • 2. Qua phần vận dụng kiến thức vừa học sau tiết học.

                • 2.1. Tiến trình thực hiện: (Sau khi đã giảng xong bài mới)

                • 2.2. Ví dụ.

                • 3. Qua phần thực hành của học sinh.

                • 3.1. Tiến trình thực hiện.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan