báo cáo môn học quản lý môi trường QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH

32 751 2
báo cáo môn học quản lý môi trường QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÀI BÁO CÁO HỌC PHẦN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SVTH: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ LỚP 53TP2 GVHD: HOÀNG NGỌC ANH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH NHA TRANG, THÁNG 6, 2015 1 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BIA I.1. VAI TRÒ I.1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Không chỉ có ăn, mặc, ở và đi lại, uống cũng là một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại nước uống tự nhiên như nước suối, nước mưa…để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Đời sống xã hội ngày càng cao thì nhu cầu về uống cũng tăng lên. Từ nước uống chỉ mang tính chất giải khát đơn thuần, chuyển sang nước uống vừa có tính chất giải khát vừa mang tính chất bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe hay để thỏa mãn các nhu cầu khác. Các sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Từ nước khoáng, nước tinh khiết, nước giải khát có gaz đến các loại nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng, các sản phẩm bia hơi, bia lon, bia chai hay rượu trắng, rượu vang…đã góp phần đáp ứng được những nhu cầu tất yếu của người dân, giảm một lượng nhập khẩu đáng kể. I.1.2. Đóng góp về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và kim ngạch xuất khẩu Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành không ngừng tăng lên, từ giá trị 10.037 tỷ đồng năm 2000 lên 26.745 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994) vào năm 2007. Trong ba phân ngành, ngành bia có giá trị sản xuất lớn nhất. Đóng góp về giá trị sản xuất của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát vào ngành sản xuất thực phẩm đồ uống cũng tương đối cao, hàng năm chiếm tỷ trọng khoảng 22%. Về giá trị tăng thêm, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có giá trị tăng thêm tăng liên tục cả về con số tuyệt đối, cả về tỷ trọng đóng góp vào giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năm 2000, giá trị tăng thêm của ngành đạt 5.246,46 tỷ đồng, chiếm 6,88% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và 1,92% GDP. 3 Sau 7 năm, giá trị tăng thêm của ngành đã đạt hơn 13000 tỷ đồng, chiếm 8,79% giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và 2,85% GDP cả nước. I.1.3. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước Ngoài các khoản thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…ngành Bia – Rượu – Nước giải khát còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng lớn thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt. I.1.4. Giải quyết vấn đề lao động Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển, số lượng cơ sở sản xuất tăng nhanh hàng năm thu hút và giải quyết việc làm ổn định cho trên 37 ngàn lao động. Trong đó, số lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát nhiều nhất, chiếm trên 50% số lao động toàn ngành. Hơn nữa, lao động trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có thu nhập cao so với mức trung bình của xã hội (thu nhập bình quân năm 2006 là 2,616 triệu đồng/người/tháng, năm 2007 là 2,89 triệu đồng/người/tháng). I.1.5. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Để sản xuất ra các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cần phải sử dụng những nguyên liệu đầu vào là sản phẩm của ngành nông nghiệp như đại mạch (để chế biến thành malt), gạo, hoa quả…Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển làm tăng nhu cầu về các nguyên liệu này và kéo theo ngành nông nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, cùng với sự mở rộng về quy mô, nhu cầu về máy móc thiết bị cũng tăng lên, tạo điều kiện cho ngành cơ khí, chế tạo máy phát triển. Sản phẩm bia, rượu, nước giải khát thường được đóng lon, đóng chai và không ngừng thay đổi về mẫu mã, điều này đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất bao bì, nhãn mác phát triển theo. Hơn nữa, hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm được đặc biệt chú trọng trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, hoạt động này kéo theo các ngành dịch vụ như giao thông vận tải, kinh doanh buôn bán sản phẩm…phát triển. 4 I.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY BIA Ngành công nghiệp sản xuất bia có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước, tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường mà ngành công nghiệp này mang lại cũng đang rất được quan tâm. I.2.1. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Đông Nam Á Nhiều năm qua, hơn 550 hộ gia đình với 2.115 nhân khẩu ở cụm 10, phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) phải chung sống với tiếng ồn, bụi bặm, khí thải do nhà máy bia Ðông - Nam Á gây ra. Gần mười năm nay, người dân nhiều lần nhận thông tin nhà máy sẽ được di dời, chậm nhất là năm 2013, nhưng điều đó vẫn chưa thành hiện thực. Ðã thế, Nhà máy lại tiếp tục mở rộng sản xuất, xây thêm lò nấu bia, cho nên tình trạng ô nhiễm càng trầm trọng hơn. Khói, bụi, khí thải độc hại đã khiến không ít người mắc bệnh hô hấp, viêm họng, đau đầu, chóng mặt; đồ ăn, nước uống, đồ dùng sinh hoạt trong các gia đình cũng bị nhiễm bẩn. 5 Hình I.1. Lò đốt hơi cấp hơi cho Nhà máy đặt trong lòng khu dân cư chật chội thuộc cụm 10, liền vách với nhà dân I.2.2. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Sài Gòn sông Lam Theo phản ánh của người dân và lãnh đạo xã Hưng Đạo, Hưng Nguyên (Nghệ An) trong thời gian qua, Nhà máy bia Sài Gòn Sông Lam xả một khối lượng lớn nước thải chưa qua xử lý ra ngoài theo mương nước qua khu dân cư Khối 1, 2 chảy ra sông đào cầu Mượu. Cống xả thải nằm phía bên sườn trái của Nhà máy này xả trực tiếp xuống sông đào cầu Mượu. Đây là con sông cung cấp nước sạch cho Trạm bơm cấp 1 cầu Mượu có công suất 65.000 m3/ ngày đêm và cũng là trạm cấp nước nguồn chính cho nhà máy nước Hưng Vĩnh. Nguồn nước thô được lấy từ sông Lam đoạn qua Cầu Mượu. Cũng cần phải nói thêm rằng, cống xả thải chưa qua xử lý xả ra môi trường của Nhà máy bia chỉ cách trạm bơm này vài trăm mét. Phía bên bờ phải nhà máy bia, ngay sát căn nhà bảo vệ cổng sau của đơn vị này là một con mương có màu đen kịt, nước thải màu đen có mùi hôi thối chảy lênh láng ra con mương bao quanh nhà máy này. Đây là khu vực nằm gần nhiều hộ dân Khối 2, xã Hưng Đạo. 6 Hình I.2. Khói bụi từ lò cấp hơi bủa lên khu dân cư cụm 10 I.2.3. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần bia Hà Nội-Nghệ An Đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ An đóng tại Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc phát hiện Công ty này xả lén nước thải ra môi trường chưa qua xử lý. Theo đó, khi tiến hành kiểm tra lấy mẫu đột xuất tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ An, Đoàn đã phát hiện trước cổng Công ty có 3 họng xả nước mưa có đường kính phi 400 (gồm cống CX2, CX4 và CX3 - tính từ cổng chính trở vào) có nước thải sản xuất chưa xử lý chảy ra kênh sát Quốc lộ 1A với khối lượng xả khoảng 90 m3/ngày đêm (cả ba họng). Tại thời điểm kiểm tra, mặc dù trời không mưa nhưng tại 3 cống thoát nước mưa, nước vẫn chảy kèm theo bã trấu, nổi bọt trắng xóa. Bờ kênh dài 500m dọc theo Công ty nước có một màu đen đậm đặc đặc trưng, bốc mùi hôi thối khó chịu. 7 Hình I.3. Cống xả nước thải đen ngòm ra sông Cầu Mượu I.2.4. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt Dalatbeco Nước thải từ Nhà máy Dalatbeco trên đồi cao liên tục chảy xuống hồ Dã Chiến làm nước hồ chuyển sang màu đen. Cá trong hồ bị chết trôi dạt vào bờ. Nghiêm trọng hơn, nước hồ bị ô nhiễm bốc mùi hôi thối khiến hàng chục hộ dân không thể bơm nước tưới cho hơn 30 ha rau, hoa quanh hồ. Theo phản ánh của người dân, nhà máy Dalatbeco thường xả nước thải ban đêm nên đến sáng người dân mới phát hiện. Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã lập đoàn kiểm tra đột xuất nhà máy Dalatbeco và hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải đã qua xử lý tại nhà máy, đồng thời đến hồ Dã Chiến lấy mẫu nước để kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm, nước bẩn từ hồ Dã Chiến chảy thông xuống hồ thủy lợi 26/2 (khu Tự Phước, P.11) phía dưới, nếu Dalatbeco tiếp tục xả nước thải sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của trên 200 nông hộ với 130 ha cây trồng các loại. 8 Hình I.4. Kênh phía trước Công ty đen ngòm, bốc mùi hôi thối I.2.5. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Hà Nội – Quảng Bình thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu Hà Nội Ngay trước nhà máy bia có một ao đựng bùn thải khá lớn, màu nước đen sì, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Người dân sống xung quanh cho biết, vào những ngày mưa nước thải từ aotràn lênh láng ra khu vực dân cư, khiến người dân hết sức khổ sở. Tiếp cận gần hơn với nhà máy, phát hiện có 3 ống khói liên tục nhả khói đen, mùi hắc, khi hít phải có cảm giác ngột ngạt, khó thở. Được biết, đây là ống khói từ lò hơi hoạt động để xử lý chất thải khí của nhà máy. Người dân nơi đây lúc nào cũng phải đeo khẩu trang để chống chọi. 9 Hình I.5. Cá ở hồ Dã Chiến chết hàng loạt vì nguồn nước bị ô nhiễm Hình I.6. Một lượng lớn bã bia không được xử lý I.3. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH Nhà máy bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh thuộc tổng công ty bia Sài Gòn - Bình Tây bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004. Địa chỉ: Lô A73/I đường 7 KCN Vĩnh Lộc - xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh, TPHCM. Công suất hiện tại của nhà máy là 80.000.000 l/năm với 2 dây chuyền chiết chai công suất 13500 chai/h và 1 dây chuyền chiết lon công suất 11300 lon/h. Nhà máy bia Hoàng Quỳnh không sản xuất bia hơi. 10 Hình I.7. Nhà máy bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh [...]... máy có thể áp dụng từng công cụ riêng rẽ trong quản lý môi trường, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, nàh máy bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh nên kết hợp nhiều công cụ khác nhau trong quá trình quản lý chất thải, quản lý môi trường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nghị định 25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 2 Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn 3 http://moitruongmivitech.com/phuong-phap-xu-ly-nuoc-thai-nha-may -bia/ ... hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 24 - Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường III.1.2 Nhóm thỏa thuận tình nguyện III.1.2.1 Hệ thống quản lý môi trường Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System - EMS) là một phần trong hệ thống quản lý của một... sách môi trường và quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức Hệ thống quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, phiên bản hiện hành là ISO 14001:2004 Hoạt động của hệ thống quản lý môi trường dựa theo mô hình PDCA - Hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành động, cụ thể: - PLAN (P) - Hoạch định: Xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập mục đích và chỉ tiêu môi. .. của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kĩ năng giữ gìn, bảo tồn và sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai Giáo dục môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu: - Đưa giáo dục môi trường vào trường học - Cung cấp thông tin cho người có quyền ra quyết định - Đào tạo chuyên gia về môi trường III.3.2 Truyền thông môi trường Truyền thông môi trường là một...CHƯƠNG II QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN - HOÀNG QUỲNH II.1 SƠ ĐỒ VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA TẠI NHÀ MÁY Bụi Nghiền Gạo Nhập Malt TS, sàng, cân Nhập Malt Sàng, tách sạn, KL Nước khử khí Tàng trữ Malt TS, sàng, cân Tàng trữ Gạo... loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận…có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổchức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận Lợi ích mang lại: - Về quản lý: + Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện + Chủ... nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp Điều đó có nghĩa nhãn sinh thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế - môi trường chủ yếu có thể được nhận qua việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sản phẩm Sự ra đời của nhãn sinh thái... về môi + Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường - Về tạo dựng thương hiệu: + Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng + Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 - Về tài chính: Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý. .. hiệu quả trong công atsc bảo vệ môi trường có đầu tư áp dụng các hệ thống xử lý chất thải và hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường Danh sách đen liệt kê các doanh nghiệp đang gây ô nhiễm III.1.2.3 Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) có thể được hiểu là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường. .. hoặc gió sẽ khuếch tán theo Vì vậy nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm nặng đến môi trường 23 CHƯƠNG III CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG III.1 CÔNG CỤ CHỈ HUY KIỂM SOÁT III.1.1 Nhóm nghĩa vụ pháp lý III.1.1.1 Chính sách và pháp luật Các văn bản pháp luật môi trường: - Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quyết định đánh giá khả năng tiếp nhận nước . nhiễm Hình I.6. Một lượng lớn bã bia không được xử lý I.3. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH Nhà máy bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh thuộc tổng công ty bia Sài Gòn - Bình Tây bắt đầu đi. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÀI BÁO CÁO HỌC PHẦN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SVTH: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ LỚP 53TP2 GVHD: HOÀNG NGỌC ANH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA. xuất bia hơi. 10 Hình I.7. Nhà máy bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh CHƯƠNG II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN - HOÀNG QUỲNH II.1. SƠ ĐỒ VÀ THUYẾT

Ngày đăng: 08/06/2015, 20:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BIA

    • I.1. VAI TRÒ

      • I.1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân

      • I.1.2. Đóng góp về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và kim ngạch xuất khẩu

      • I.1.3. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước

      • I.1.4. Giải quyết vấn đề lao động

      • I.1.5. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

      • I.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY BIA

        • I.2.1. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Đông Nam Á

        • I.2.2. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Sài Gòn sông Lam

        • I.2.3. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần bia Hà Nội-Nghệ An

        • I.2.4. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt Dalatbeco

        • I.2.5. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Hà Nội – Quảng Bình thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu Hà Nội

        • I.3. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH

        • CHƯƠNG II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN - HOÀNG QUỲNH

          • II.1. SƠ ĐỒ VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA TẠI NHÀ MÁY

          • II.2. CÁC NGUỒN CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY

            • II.2.1. Nước thải

            • II.2.1.1. Tính chất nước thải

            • II.2.1.2. Xử lý nước thải

            • II.2.2. Khí thải

            • II.2.2.1. Tính chất và tác hại của khí thải

            • II.2.2.1.1. Tính chất của khí thải

            • II.2.2.1.2. Tác hại của khí thải

            • II.2.2.2. Biện pháp xử lý khí thải

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan