LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn

90 474 2
LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn. LÝ THUYẾT VỀ LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn . THỰC TRẠNG VỀ LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn . GIẢI PHÁP VỀ LUẬN văn THẠC sỹ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ THANH TOÁN QUỐC tế tại NHTM cổ PHẦN sài gòn

1   Thương mại quốc tế là một xu thế tất yếu đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới để phát triển nền kinh tế đất nước. Hoạt động mua bán giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ ngày càng trở nên sôi động và thật sự mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các bên tham gia. Các dịch vụ NHTM hiện đại theo đó cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, trong đó có dịch vụ thanh toán quốc tế. Là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hoạt động kinh doanh của NHTM, dịch vụ TTQT ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Đây không chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Yêu cầu đặt ra là dịch vụ TTQT phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả KH và NHTM, hay chính là chất lượng TTQT. Chất lượng dịch vụ TTQT trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan, tới khả năng thanh toán của KH, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước. Dịch vụ TTQT ngày nay đã trở thành một nghiệp vụ phổ biến tại nhiều NHTM, mang lại nguồn thu dịch vụ lớn, nâng cao vị thế của các NH trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên Ngân Hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mới chỉ chính thức được NHNN cấp phép triển khai dịch vụ TTQT trực tiếp từ năm 2006. Chính sự sinh sau đẻ muộn này khiến NH gặp không ít khó khăn. Qua một thời gian làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, tôi nhận thấy quy mô và thị phần dịch vụ TTQT tại SCB còn nhỏ, KH sử dụng dịch vụ còn ít, chưa thường xuyên. Việc nghiên cứu thực trạng hiện tại, tìm ra những giải pháp 2 nhằm phát triển dịch vụ TTQT cho SCB là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình phát triển của SCB nói chung và của dịch vụ TTQT nói riêng. Từ nhận thức đó tôi chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. 3 Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong giai đoạn 2009 – 2013. 4u Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thông tin số liệu theo chỉ tiêu: phương pháp so sánh, tổng hợp, trên cơ sở các số liệu thống kê của Ngân hàng TMCP Sài Gòn và một số NHTM khác. Dựa trên nền tảng lý luận, thực tiễn của những đề tài nghiên cứu trước đó có liên quan, luận văn đã kế thừa, phân tích và đánh giá thực trạng từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình. * c và thc tin c tài Đề tài đã tổng hợp được các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. 3 Dựa trên cơ sở lý luận, và thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn để phân tích và đánh giá tiến trình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. 5. Kt cu ca lu Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại CHƯƠNG 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn CHƯƠNG 3: Các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 6. Tng quan tài liu nghiên cu Dịch vụ thanh toán quốc tế hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khối ngân hàng ngoại đang phát triển rất mạnh hoạt động này. Đối với một ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thanh toán quốc tế trở thành chiến lược lâu dài và là mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và xuất bản nhiều giáo trình mang tính chất cơ sở lý luận. Đề tài dịch vụ thanh toán quốc tế đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó định hướng về mặt giải pháp và phát triển, mở rộng được nhiều tác giả lựa chọn và đề cập đến ở một số các nghiên cứu trước đây như: Luận văn “ Phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Á Châu” của tác giả Trương Thị Quỳnh Hân, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010. 4 Luận văn “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Khánh Hòa” của tác giả Phạm Thị Ngọc Loan, trường Đại học Đà Nẵng, năm 2012. Luận văn “Chiến lược marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Sacombank” của tác giả Trương Minh Trung, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009. Luận văn “ Phát triển doanh số và thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Á Châu” của tác giả Trương Thị Quỳnh Hân đã đưa ra những lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán quốc tế và phát triển thị phần thanh toán quốc tế, đồng thời đúc kết những kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn trên thế giới trong việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế; ngoài ra luận văn đã xác định các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động thông qua đó phân tích chi tiết tình hình hoạt động, doanh số và thị phần thanh toán quốc tế; tác giả cũng đã nêu ra được những cơ hội, thách thức, điểm yếu và điểm mạnh của ACB, cho thấy khả năng cạnh tranh trong hoạt động thanh toán quốc tế của ACB so với các ngân hàng khác; từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần tăng trưởng nhanh doanh số, mở rộng được thị phần thanh toán quốc tế của ACB. Với đề tài “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Khánh Hòa” tác giả Phạm Thị Ngọc Loan đã tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế cũng như phương thức tín dụng chứng từ. Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại một chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô trung bình. Tác giả Phạm Thị Ngọc Loan cũng đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP 5 An Bình – CN Khánh Hòa. Luận văn “Chiến lược marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Sacombank” của tác giả Trương Minh Trung đã khái quát những lý luận cơ bản về dịch vụ và marketing dịch vụ, cũng như đúc kết những kinh nghiệm của một số ngân hàng lớn trên thế giới trong việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Tác giả phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế của Sacombank , đồng thời phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế của Sacombank, rồi từ đó xây dựng được chiến lược Marketing cụ thể để phát triển, mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Sacombank. Ở những luận văn này, các tác giả đã tổng hợp được những lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán quốc tế, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp dựa trên những hạn chế tồn tại trong thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế. Nhưng những luận văn này vẫn chưa đưa ra được cái nhìn tổng quan và chỉ ra một tiến trình để phát triển nó dưới góc độ của một nhà quản trị. Ngoài ra, các đề tài này chưa nêu bật được nội dung về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, các chỉ tiêu đánh giá chưa cụ thể và phần phân tích thực trạng chưa đầy đủ, bám sát với nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, nên các giải pháp đưa ra còn mang tính chung chung. Bên cạnh đó những khó khăn khi gia nhập thị trường muộn trong môi trường cạnh tranh gay gắt như trường hợp của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn cũng chưa được nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể. Dựa trên cơ sở nền tảng của những nghiên cứu trước đó, luận văn “ Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn” đã kế thừa và đánh giá hoạt động này dựa trên góc độ của nhà quản trị về tiến trình phát triển. 6    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT, trong đó NH là cầu nối trung gian giữa các bên. Như vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Từ khái niệm trên cho thấy, TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy, trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực là: Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch). Thanh toán ngoại thương (mậu dịch) là quan hệ thanh toán phát sinh 7 trên cơ sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế. Thông thường, trong nghiệp vụ thanh toán mậu dịch phải có chứng từ hàng hóa kèm theo. Các bên mua – bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng thương mại hoặc bằng một hình thức cam kết khác. Mỗi hợp đồng chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung hợp đồng phải quy định rõ cách thức thanh toán dịch vụ thương mại phát sinh. Thanh toán phi ngoại thương (phi mậu dịch) là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hóa, không mang tính thương mại. Đó là những chi phí của cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của cá tổ chức, cá nhân, chi phí học tập, chữa bệnh ở nước ngoài… Đứng ở góc độ NHTM, dịch vụ TTQT là một loại hình hoạt động dịch vụ mà NHTM cung ứng cho tổ chức, cá nhân nhằm mục đích thu phí, làm tăng thu nhập cho NH. 1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu tại các ngân hàng thương mại a. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (Người chuyển tiền) yêu cầu NH phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (Người thụ hưởng) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định. Các hình thức chuyển tiền gồm có chuyển tiền bằng thư và chuyển tiền bằng điện, trong đó: Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán, hay còn gọi Hối phiếu ngân hàng (Bankdraft) của ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư qua đường bưu điện cho ngân hàng trả tiền. 8 Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho ngân hàng trả tiền bằng điện tín TELEX hay mạng SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Về quy trình nghiệp vụ chuyển tiền Các bên tham gia gồm có: Người chuyển tiền: là người ra lệnh cho NH chuyển tiền ra nước ngoài. Người thụ hưởng: là người được trả tiền, nhận tiền từ người chuyển. Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Quy trình thực hiện: Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền Chú thích: (1) (Chỉ xuất hiện trong trường hợp chuyển tiền mậu dịch) Nhà XK thực hiện giao hàng, hoặc cung cấp dịch vụ theo hợp đồng cho nhà NK. (2) Người chuyển tiền sau khi nhận hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu quyết định trả tiền thì gửi lệnh chuyển tiền gửi đến NH phục vụ mình. Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank) Người thụ hưởng (Beneficiary) (5) Người chuyển tiền (Remitter) (1) (3) (2) (4) 9 (3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, NH thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi báo nợ cho người chuyển tiền. (4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hoặc T/T) gửi đến ngân hàng đại lý của mình để ghi có cho ngân hàng trả tiền. (5) Ngân hàng trả tiền tiếp tục thực hiện ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng đồng thời gửi báo có cho người thụ hưởng. Ưu điểm của phương thức chuyển tiền đối với khách hàng là thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi, chi phí thấp, thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền. Ở phương thức này, NH chỉ tham gia với vai trò là trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí dịch vụ, không bị ràng buộc bởi bất kỳ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Bên cạnh đó, phương thức chuyển tiền cũng có nhược điểm, gây rủi ro đối với các bên tham gia. Trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng, nhà NK có thể chịu rủi ro nếu nhà XK không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo cam kết trong hợp đồng ngoại thương, làm ảnh hưởng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Và trong trường hợp trả tiền sau, việc nhận được tiền thanh toán của nhà XK hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà NK. b. Phương thức nhờ thu (Collection) Nhờ thu là một phương thức thanh toán theo đó, người bán (nhà XK) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình BCT thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Trong phương thức này, NH ở cả hai bên nước nhà NK và nhà XK chỉ 10 tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, NH không cam kết hay bảo lãnh thanh toán đối với người bán và người mua. Về quy trình nghiệp vụ nhờ thu Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu gồm có: Người ủy thác (principal): là người yêu cầu NH phục vụ mình thu hộ tiền. Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank): là NH chuyển Nhờ thu theo yêu cầu của Người ủy thác đến Ngân hàng đại lý hay Ngân hàng thu hộ để thu tiền. Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): là NH thực hiện thu tiền từ Người trả tiền khi nhận được chỉ thị Nhờ thu từ Ngân hàng nhờ thu. Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): là NH trao chứng từ cho Người trả tiền để thu tiền. Người trả tiền (Drawee): là người mà Nhờ thu được xuất trình đến yêu cầu thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành các loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu chứng từ, cụ thể như sau: Nhờ thu phiếu trơn (Clean collections): Là phương thức thanh toán trong đó, chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm…) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng. [...]... dịch vụ TTQT, thu nhập từ dịch vụ TTQT càng nhiều thì chứng tỏ dịch vụ TTQT càng phát triển 1.2.2 Các cách th c phát triển dịch v thanh toán quốc t a Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế Chiến lược phát triển dịch vụ TTQT của NH là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc đạt được những mục tiêu cụ thể bao gồm các bước: phân tích thị trường, thì phần TTQT; xác định vị thế... chấm dứt giao dịch với NH mà họ thấy không hài lòng Vì vậy, việc không ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch 24 vụ TTQT hiện là nội dung không thể thiếu để phát triển dịch vụ TTQT Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của NH là việc thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả tất cả các giao dịch thanh toán quốc tế tại NH Bên cạnh đó, kiểm soát rủi ro trong dịch vụ thanh toán quốc tế là nội dung... giao dịch với mình Sự gia tăng về quy mô dịch vụ TTQT không chỉ đơn thuần là việc gia tăng mạng lưới chi nhánh mà còn là sự gia tăng doanh số trong từng phương thức TTQT của NH, từ đó phát triển dịch vụ TTQT của NH Hai là gia tăng thị phần dịch vụ TTQT, thị phần dịch vụ TTQT của một NH cho biết được NH đó hiện đang chiếm lĩnh bao nhiêu phần trăm thị phần 23 dịch vụ TTQT trong tổng thị phần dịch vụ TTQT... vụ của các bên tham gia 22 Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đã được ngân hàng bảo lãnh, hoặc không thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi các khoản tiền đã vay, đã chiết khấu, đã tài trợ,… tại ngân hàng 1.2 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG HƯƠNG ẠI 1.2.1 Quan điểm và nội dung phát triển dịch vụ thanh toán. .. trường, nhu cầu và điều kiện kinh doanh của NHTM, nhằm mục đích để phát triển quy mô, phát triển thu nhập và mở rộng thị phần nhưng vẫn kiểm soát được rủi ro và bảo đảm chất lượng dịch vụ TTQT b Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Một là gia tăng quy mô dịch vụ TTQT, gia tăng quy mô nhằm gia tăng khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ TTQT, song song với việc duy trì KH... soát các giao dịch phải đảm bảo khách quan, trung thực 3 Cá á á k t quả phát triển c a dịch v thanh toán quốc t a Về gia tăng quy mô dịch vụ TTQT Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế là tiêu chí đầu tiên đánh giá về gia tăng quy mô dịch vụ TTQT Doanh số TTQT chính là trị giá của các giao dịch TTQT mà NH xử lý Tỷ lệ tăng trưởng doanh số dương thể hiện sự phát triển về quy mô dịch vụ TTQT của... sản phẩm, dịch vụ TTQT phù hợp Hai là mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế Mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ TTQT thể hiện qua số lượng và chủng loại các sản phẩm dịch vụ TTQT, bao gồm cả dịch vụ truyền thống và dịch vụ mới Sản phẩm dịch vụ TTQT của NH có đa dạng thì mới có thể hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của KH d Về nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT Sự... nghiệp vụ thanh toán, hiểu rõ các thông lệ quốc tế để có thể tránh được rủi ro, sai sót không đáng có trong quá trình thanh toán Công nghệ thông tin ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng mà NH cần phải tính đến khi muốn phát triển dịch vụ TTQT Công nghệ NH ở đây là sự phát triển của hệ thông thanh toán, thể hiện qua hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phần mềm thanh toán, hệ thống thanh toán. .. mô dịch vụ TTQT.Khi đánh giá sự tăng trưởng về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT tại NH qua các năm sẽ cho 28 biết được uy tín của NH trong lĩnh vực TTQT, hiệu quả hoạt động và cơ sở gia tăng quy mô dịch vụ TTQT b Về gia tăng thị phần dịch vụ TTQT Tốc độ phát triển thị phần TTQT là tiêu chí đánh giá sự gia tăng thị phần dịch vụ TTQT, cụ thể được tính như sau: Chỉ tiêu này sẽ đánh giá sự phát triển. .. hướng tới dịch vụ thanh toán quốc tế Trong nền kinh tế thị trường, KH là yếu tố quyết định đến sự sống còn của NHTM nói chung và dịch vụ TTQT nói riêng Số lượng và chất lượng khách hàng là một điều kiện quan trọng, quyết định sự phát triển của dịch vụ TTQT trong NH Nếu NH có thể thu hút một lượng lớn KH thường xuyên có hoạt động kinh doanh XNK thì sẽ tạo điều kiện rất tốt để phát triển dịch vụ TTQT Để . trình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế. Đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. 5. Kt cu ca lu Ngoài phần. lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. 3 Dựa trên cơ sở lý luận, và thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Đề xuất một số giải pháp phát triển

Ngày đăng: 07/06/2015, 20:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan